§3- ĐƠN THỨC
I/ Mục tiêu
- Nhận biết được biểu thức nào là đơn thức.Nhận biết được một đơn thức là đơn thức thu gọn, phần hệ số, phần biến của đơn thức.
- Biết nhân hai đơn thức.
- Biết cách viết một đơn thức thành đơn thức thu gọn.
II/ Giảng bài
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
- Giảng bài mới:
Ngày sọan : 12/02/2009 Tuần : Ngày dạy : / /2009 PPCT Tiết : 53 §3- ĐƠN THỨC I/ Mục tiêu Nhận biết được biểu thức nào là đơn thức.Nhận biết được một đơn thức là đơn thức thu gọn, phần hệ số, phần biến của đơn thức. Biết nhân hai đơn thức. Biết cách viết một đơn thức thành đơn thức thu gọn.. II/ Giảng bài Ổn định lớp. Kiểm tra sĩ số. Giảng bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. GV nêu câu hỏi: a) Để tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho, ta làm thế nào? Chữa bài tập 9 tr.29 SGK. HS trả lời câu hỏi và làm bài tập. Bài 9: Thay x = 1, y = vào biểu thức ta có: x2y3+xy=12. Hoạt động 2: Đơn thức GV: cho 2HS làm ? 1. GV:yêu cầu các HS khác nhận xét. Từ ? 1 GV giới thiệu các ví dụ về đơn thức. GV gợi ý cho HS rút ra khái niệm đơn thức. GV: cho HS làm ? 2. GV nhận xét. 2HS làm ? 1. HS nhận xét. HS nghe giảng. HS rút ra khái niệm. HS làm ? 2. 1. Đơn thức Đơn thức là một biểu thức đại số gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến. Ví dụ:4xy2; 2x2y; -2y; Chú ý: Số 0 được gọi là đơn thức không. Hoạt động 3: Đơn thức thu gọn Cho hai đơn thức: 5 x2yx, 9x6y3.Nhận xét số lần xuất hiện các biến trong các đơn thức trên. Đơn thức 9x6y3 có các biến có mặt một lần và được viết dưới dạng lũy thừa với số mũ nguyên dương. 9x6y3 gọi là 1đơn thức thu gọn. Như vậy thế nào là đơn thức thu gọn ? GV: yêu cầu HS lấy ví dụ về đơn thức thu gọn? GV nhấn mạnh: muốn xác định hệ số, phần biến của 1 đơn thức thì ta chỉ xét khi đơn thức đã thu gọn. Đơn thức 5 x2yx có biến x xuất hiện 2 lần, biến y xuất hiện 1 lần. Đơn thức 9x6y3 các biến có mặt một lần. Một học sinh khác trả lời. HS lấy ví dụ. HS nghe giảng. 3: Đơn thức thu gọn * Xét đơn thức 9x6y3 Các biến x,y có mặt một lần dưới dạng luỹ thừa Đơn thức 9x6y3 là đơn thức thu gọn. 9: là hệ số; x6y3: phần biến. Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến, mà mỗi biến đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương. Ví dụ 1: 5y2z4, 7x5y2 là các đơn thức thu gọn. Ví dụ 2: 5 x2yx; 3xy5y2 không phải là các đơn thức thu gọn. * Chú ý ( xem sgk) Hoạt động 4: Bậc của một đơn thức GV: yêu cầu HS xác định hệ số và phần biến trong đơn thức trên. GV: yêu cầu HS cho biết số mũ tương ứng của các biến. GV: tính tổng các số mũ sau đó giới thiệu bậc của đơn thức. HS xác định. HS trả lời. HS tính tổng các số mũ. HS nghe giảng. 3- Bậc của một đơn thức * VD: Trong đơn thức 2xy3z4 Biến x có số mũ là 1, biến y có số mũ là 3, biến z có số mũ là 4. Tổng các số mũ: 1 + 3 + 4 = 8 Ta nói 8 là bậc của đơn thức 2xy3z4 * Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó. Số thực khác 0 là đơn thức bậc 0. Số 0 được coi là đơn thức không có bậc. Hoạt động 5: Nhân hai đơn thức GV: để nhân hai đơn thức ta nhân hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau. GV: yêu cầu HS lên bảng thực hiện nhân 2 đơn thức. GV: cho HS làm ? 3. HS nghe giảng. HS thực hiện nhân hai đơn thức. HS làm ? 3. 4- Nhận hai đơn thức Ví dụ: nhân hai đơn thức 2x2y và 5 x3y2 (2x2y).(5x3y2) =(2.5).(x2.x3).(y.y2)=10 x5y3 Đơn thức 10 x5y3 là tích của hai đơn thức 2x2y và 5 x3y2 Chú ý : SGK / 32 Hoạt động 6: CỦNG CỐ Nêu các khái niệm: đơn thức, đơn thức thu gọn, bậc của đơn thức và các nhân hai đơn thức. Bài tập 10; 11/ 32 sgk HS nhắc lại và làm bài tập. Hoạt động 7: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Bài tập 12; 13; 14 trang 32 sgk. Học bài và xem trước bài ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG trang 33 sgk. III- RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: