ÔN TẬP CHƯƠNG II (tiết 1)
I- Mục tiêu
• Ôn tập, hệ thống các kiến thức đã học trong chương.
• Vận dụng vào các bài toán về vẽ hình, đo đạc, tính toán, chứng minh, ứng dụng trong thực tế.
II- Chuẩn bị
• GV: Thước thẳng, êke vuông, compa, phấn màu.
• HS: Thước thẳng, êke vuông, compa.
Ngày sọan : 02/02/2009 Tuần : 24 Ngày dạy: /02/2009 PPCT Tiết : 44 ÔN TẬP CHƯƠNG II (tiết 1) Mục tiêu Ôn tập, hệ thống các kiến thức đã học trong chương. Vận dụng vào các bài toán về vẽ hình, đo đạc, tính toán, chứng minh, ứng dụng trong thực tế. Chuẩn bị GV: Thước thẳng, êke vuông, compa, phấn màu. HS: Thước thẳng, êke vuông, compa. Giảng bài Ổn định lớp. Kiểm tra sĩ số: 3- Giảng bài mới: Hoạt động của thầy Nội dung Viết bảng Hoạt động 2: Ôn tập Lí thuyết GV cho HS trả lời các câu hỏi. 1- Phát biểu định lí về tổng ba góc của một tam giác, tính chất góc ngoài của tam giác. 2- Phát biểu ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác. 3- Phát biểu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông? 4- Phát biểu định nghĩa tam giác cân, tính chất về góc của tam giác cân. Nêu các cách chứng minh một tam giác là tam giác cân. 5. Phát biểu định nghĩa tam giác đều. 6. Phát biểu định lí Py-ta-go (thuận và đảo). GV: treo bảng tam giác và 1 số dạng tam giác dặc biệt. sau đó cho HS dựa vào hình vẽ điền vào các phần còn lại. HS: trả lời các câu hỏi. Hoạt động 2: LUYỆN TẬP Bài 67 SGK/140: - GV cho HS đọc đề. - GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi và giải thích. - GV: y/c HS nhận xét. - GV: nhận xét lại và chính xác hóa bài làm của HS. Bài 68 SGK/141: - GV cho HS đọc đề. - GV: hướng dẫn. - Y/c HS trình bày bài làm. - GV: y/c HS nhận xét. - GV: nhận xét lại và chính xác hóa bài làm của HS. - HS đọc đề. - HS trả lời câu hỏi và giải thích. - HS nhận xét. - HS đọc đề. - HS nghe giảng. - HS lên bảng trình bày. - HS nhận xét. 1. Đúng. 2. Đúng. 3. Sai. Ví dụ: tam giác có 3 góc nhọn thì góc lớn nhất cũng là góc nhọn. 4. Sai. Trong 1 tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau. 5. Đúng. 6. Sai. Chẳng hạn:có tam giác cân mà có góc ở đỉnh là 100o. Bài 68 SGK/141: Được suy ra trực tiếp từ định lí “tổng ba góc của một tam giác bằng 180o. Được suy ra trực tiếp từ định lí “tổng ba góc của một tam giác bằng 180o. Được suy ra trực tiếp từ định lí “Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau”.. Được suy ra trực tiếp từ định lí “Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân”. Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà. Ôn tập các câu hỏi, xem lại các bài tập đã làm và chuẩn bị các bài tập còn lại trang 141 sgk. Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm: Ngày tháng năm 2009 DUYỆT
Tài liệu đính kèm: