§9- TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC
I/ Mục tiêu
Biết khái niệm đường cao của tam giác và thấy mỗi tam giác có ba đường cao.
Nhận biết ba đường cao của tam giác luôn đi qua một điểm và khái niệm trực tâm.
Biết tổng kết các kiến thức về các loại đường đồng quy của một tam giác cân
II- Chuẩn bị
- GV: thước thẳng, ê ke, compa, SGK, SGV.
- HS: thước thẳng, compa, ê ke.
Ngày sọan : 15/03/2009 Tuần : 33 Ngày dạy : /03/2009 PPCT Tiết : 63 §9- TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC I/ Mục tiêu Biết khái niệm đường cao của tam giác và thấy mỗi tam giác có ba đường cao. Nhận biết ba đường cao của tam giác luôn đi qua một điểm và khái niệm trực tâm. Biết tổng kết các kiến thức về các loại đường đồng quy của một tam giác cân II- Chuẩn bị GV: thước thẳng, ê ke, compa, SGK, SGV. HS: thước thẳng, compa, ê ke. II/ Giảng bài Ổn định lớp. Kiểm tra sĩ số lớp Giảng bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Đường cao của tam giác. GV giới thiệu đường cao của tam giác như SGK. HS chú ý nghe giảng. I) Đường cao của tam giác: ĐN: Trong một tam giác, đoạn vuông góc kẻ từ đỉnh đến cạnh đối diện gọi là đường cao của tam giác. Mỗi tam giác có 3 đường cao. Hoạt động 2: Tính chất ba đường cao của tam giác. GV cho HS làm ? 1 và đưa ra nhận xét. Từ nhận xét ở ? 1, GV yêu cầu HS rút ra định lí. II) Tính chất ba đường cao của tam giác: Định lí: Ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm. H: trực tâm của ABC Hoạt động 3: Đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân. GV giới thiệu các tính chất SGK sau đó cho HS gạch dưới và học SGK. HS làm theo hướng dẫn của GV. III- Đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân. Tính chất của tam giác cân: (học SGK) Nhận xét: (học sgk) Hoạt động 4: Củng cố. GV: cho HS nhắc lại các tính chất. Bài tập củng cố: Các câu sau đúng hay sai? a) Giao điểm của ba đường trung trực gọi là trực tâm của tam giác. b) Trong tam giác cân, trực tâm, trọng tam, giao điểm của ba phân giác trong, giao điểm của ba trung trực cùng nằm trên một đường thẳng. c) Trong tam đều, trực tâm của tam giác cách đều ba đỉnh, cách đều ba cạnh của tam giác. d) Trong tam giác cân, đường trung tuyến nào cũng là đường cao, đường phân giác. HS nhắc lại các tính chất. a) Sai. Giao điểm của ba đường cao là trực tâm tam giác. b)Đúng. Trong tam giác cân, trực tâm, trọng tâm, giao điểm của ba phân giác trong, giao điểm của ba trung trực cùng nằm trên đường trung trực của cạnh đáy. c) Đúng d) Sai Trong tam giác cân, chỉ có trung tuyến thuộc cạnh đáy mới đồng thời là đường cao, đường phân giác. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà Học bài và làm các bài tập 58; 59; 60; 61; 62 trang 83 sgk. III- RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: