GA Hình học 7 - THCS Võ Trường Toản - Tiết 66: Ôn tập chương III

GA Hình học 7 - THCS Võ Trường Toản - Tiết 66: Ôn tập chương III

ÔN TẬP CHƯƠNG III

I- Mục tiêu

• Ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức của chủ đề: các loại đường đồng quy trong một tam giác (đường trung tuyến, đường phân giác, đường trung trực, đường cao).

• Vận dụng các kiến thức đã học để giải toán và giải quyết một số tình huống thực tế.

II- Chuẩn bị

• GV: Thước thẳng, êke, compa, thước đo góc, phấn màu.

• HS: Thước thẳng, compa, thước đo góc, êke. Ôn tập định nghĩa và tính chất các đường đồng quy trong tam giác, tính chất tam giác cân.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "GA Hình học 7 - THCS Võ Trường Toản - Tiết 66: Ôn tập chương III", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan : 10/04/2009 	Tuần : 34 
Ngày dạy: /04/2009 	PPCT Tiết : 66
ÔN TẬP CHƯƠNG III
Mục tiêu
Ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức của chủ đề: các loại đường đồng quy trong một tam giác (đường trung tuyến, đường phân giác, đường trung trực, đường cao).
Vận dụng các kiến thức đã học để giải toán và giải quyết một số tình huống thực tế.
Chuẩn bị
GV: Thước thẳng, êke, compa, thước đo góc, phấn màu.
HS: Thước thẳng, compa, thước đo góc, êke. Ôn tập định nghĩa và tính chất các đường đồng quy trong tam giác, tính chất tam giác cân.
 Giảng bài 
Ổn định lớp.
Kiểm tra sĩ số: 
Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết
GV treo bảng phụ câu hỏi 4 và câu hỏi 5 sau đó yêu cầu HS ghép đôi 2 ý ở hai cột để được khẳng định đúng.
GV: cho HS trả lời câu hỏi 6,7,8.
Điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Trọng tâm của tam giác là giao điểm của ba đường 
b) Trực tâm của tam giác là giao điểm của ba đường 
c) Điểm cách đều ba đỉnh của tam giác là giao điểm của ba đường 
d) Điểm nằm trong tam giác cách đều ba cạnh của tam giác là giao điểm của ba đường 
e) Tam giác có trọng tâm, trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh cùng nằm trên một đường thẳng là tam giác 
- Tam giác có bốn điểm trên trùng nhau là tam giác 
HS thực hiện ghép đôi các ý ở hai cột.
a) trung tuyến.
b) cao.
c) trung trực.
d) phân giác.
e) cân.
Đều.
4) a- d’
 b- a’
 c- b’
 d- c’
5) a- b’; b- a’
 c- d’; d- c’
6) Ba đường trung tuyến cùng đi qua 1 điểm. điểm đó cách mỗi đỉnh bằng 2/3 độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.
7) Tam giác cân,tam giác đều.
8) Tam giác đều.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 67 SGK/87:
- Gv cho hs sửa bài 67 
GV gọi hs lên vẽ hình. 
GV:yêu cầu HS nhắc lại công thức tính diện tích tam giác?
GV hướng dẫn sau đó yêu cầu 3HS lên bảng làm bài tập. 
Bài 68 Tr.88 SGK
HS đọc đề.
Hs vẽ hình.
a) Muốn cách đều hai cạnh của góc xOy thì điểm M phải nằm ở đâu?
- Muốn cách đều hai điểm A và B thì điểm M phải nằm ở đâu?
- Vậy để vừa cách đều hai cạnh của góc xOy vừa cách đều hai điểm A và B thì điểm M phải nằm ở đâu?
Bài 69 trang 88 sgk
- GV yêu cầu HS đọc đề.
- GV: yêu cầu 1hS lên bảng xét và vẽ hình.
Bài 67 SGK/87:
-HS lên vẽ hình.
HS nhắc lại công thức.
HS nghe giảng.
HS đọc đề.
HS vẽ hình.
Hs trả lời các câu hỏi gợi ý để vẽ hình và làm bài tập.
Muốn cách đều hai cạnh của góc xOy thì điểm M phải nằm trên tia phân giác của góc xOy.
- Muốn cách đều hai điểm A và B thì điểm M phải nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB.
- Điểm M phải là giao của tia phân giác góc xOy với đường trung trực của đoạn thẳng AB.
HS đọc đề.
1HS lên bảng vẽ.
HS cả lớp vẽ hình vào vở.
Bài 67 SGK/87:
a) Tam giác MPQ và RPQ có chung đỉnh P, hai cạnh MQ và QR cùng nằm trên một đường thẳng nên có chung đường cao hạ từ P tới đường thẳng MR (đường cao PH).
Có MQ = 2QR (tính chất trọng tâm tam giác ).
Þ = 2
b) Tương tự: = 2
Vì hai tam giác có chung đường cao NK và MQ = 2QR
c) SRPQ = SRNQ vì hai tam giác trên có chung đường cao QI và cạnh NR = RP (gt).
HS: SQMN = SQNP = SQPM
0
A
z
y
B
x
 (= 2 SRPQ = 2 SRNP)
Bài 68 Tr.88 SGK
a)Muốn cách đều hai cạnh của góc xOy thì điểm M phải nằm trên tia phân giác của góc xOy.
- Muốn cách đều hai điểm A và B thì điểm M phải nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB.
- Điểm M phải là giao của tia phân giác góc xOy với đường trung trực của đoạn thẳng AB.
b) Nếu OA = OB thì tia phân giác Oz của góc xOy trùng với đường trung trực của đoạn thẳng AB, do đó mọi điểm trên tia Oz đều thỏa mãn các điều kiện ở câu a.
S
P
a
E
b
R
d
c
Q
H
M
Bài 69 Tr.88 SGK
Hai đường thẳng phân biệt a và b không song song thì chúng phải cắt nhau, gọi giao điểm của a và b là E.
D ESQ có SR ^ EQ (gt)
 QP ^ ES (gt)
Þ SR và QP là hai đường cao của tam giác.
SR Ç QP = {M} Þ M là trực tâm tam giác.
Vì ba đường cao của tam giác cùng đi qua trực tâm nên đường thẳng qua M vuông góc với SQ là đường cao thứ ba của tam giác Þ MH đi qua giao điểm E của a và b._
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà:
Xem lại các bài tập đã giải.
Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết
Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 66 -ON TAP CHUONG TAM GIAC.doc