GA Vật Lý 7 – Trường THCS Lâm Xuyên - Tiết 11, 12

GA Vật Lý 7 – Trường THCS Lâm Xuyên - Tiết 11, 12

Tiết 11.

NGUỒN ÂM

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm.

- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống.

2. Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm kểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động.

3. Thái độ: yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Sợi dây cao su.

- Cốc thuỷ tinh và thìa.

- Âm thoa.

- Một lọ nhỏ và bộ ống nghiệm.

2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "GA Vật Lý 7 – Trường THCS Lâm Xuyên - Tiết 11, 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Duyệt đề kiểm tra, ngày  tháng  năm .
Ngày giảng: ..//200
Chương II : âm học
Tiết 11.
Nguồn âm
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm.
Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống.
2. Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm kểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động.
3. Thái độ: yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Sợi dây cao su.
Cốc thuỷ tinh và thìa.
Âm thoa.
Một lọ nhỏ và bộ ống nghiệm.
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp (1ph): Tổng số: .. Vắng: ..
2. Kiểm tra bài cũ (5ph): Trả và nhận xét bài kiểm tra.
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1 (2 phút): Nêu vấn đề.
GV đặt vấn đề như phần mở bài trong SGK.
HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động 2 (10’ph): Nhận biết nguồn âm.
GV đặt câu hỏi như C1, C2. Yêu cầu h/s thảo luận, suy nghĩ và trả lời.
HS thảo luận theo bàn, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra.
Hoạt động 3 (13ph): Nghiên cứu đặc điểm của nguồn âm.
GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 1 H10.1.
HS làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng và trả lời C3.
GV làm thí nghiệm 2 (H 10. 2) yêu cầu hs quan sát và trả lời C4.
HS quan sát, trả lời C4.
GV: Thông báo khái niêm dao động thông qua 2 thí nghiệm trên. và lấy vd.
HS: Chú ý, ghi nhớ, lấy vd về dao động
GV: Yêu cầu HS làm việc nhóm thí nghiệm 3 và hoàn thành C5.
HS: Làm việc nhóm thực hiện tn và hoàn thành C5.
GV: Từ các tn 1, 2, 3 em hãy rút ra kết luận: một vật phát ra âm thanh khi nào?
HS: Cá nhân hoàn thành kết luận
Hoạt động 4 (10ph): Vận dụng.
GV Nêu câu hỏi như C6 và yêu cầu HS trả lời
HS: Cá nhân C6.
GV: Nêu câu hỏi như C7.
HS: cá nhân suy nghĩ, trả lời.
GV: Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời C8
HS: C8.
GV: Biểu diễn TN.
HS: Quan sát, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
GV: Nhận xét.
I. Nhận biết nguồn âm.
C1. Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
C2.
II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì ?
* Thí nghiệm 1:
 C3: Dây cao su dao động (Rung động) và phát ra âm.
* Thí nghiệm 2:
C4: Cốc thuỷ tinh phát ra âm, thành cốc thuỷ tinh đã rung động.
Dao động là sự chuyển động qua lại vị trí cân bằng.
* Thí nghiệm 3 :
C5: Âm thoa có dao động. Kiểm tra dao động của âm thoa bằng cách. Dùng hai tay giữ chặt 2 nhánh của âm thoa thì không nghe thấy âm phát ra nữa.
* Kết luận: 
 Khi phát ra âm các vật đều dao động hoặc rung động.
III. Vận dụng :
C6: 
C7:
C8: Dán vài tua giấy vào miệng lọ thì ta thấy tua giấy rung rung.,
C9: a) ống nghiệm và nước trong ống nghiệm dao động.
b) ống có nhiều nước phát ra âm trầm nhất, ống có ít nước phát ra âm bổng nhất.
c) Cột không khí trong ống dao động.
d) ống có ít nước nhất phát ra âm trầm nhất. ống có nhiều nước nhất phát ra âm bổng nhất.
4. Củng cố (2 ph).
GV hệ thống bài.
Khắc sâu nội dung chính bằng cách cho hs đọc phần ghi nhớ.
Đọc có thể em chưa biết.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1ph).
Học bài , Làm bài tập từ 10.1đến 10.5 SBT.
Đọc trước bài 12.
Ngày giảng: //200
Tiết 12. 
Độ cao của âm
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu được mối quan hệ giữa độ cao và tần số của âm.
Sử dụng được thuật ngữ âm cao (Âm bổng), âm thấp (Âm trầm) và tìm tần số khi so sánh hai âm.
2. Kĩ năng: 
Làm thí nghiệm để hiều tần số là gì?
Làm thí nghiệm để thấy được mối quan hệ giữa tần số và độ cao của âm/
3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập. Có ý thức vận dụng vào thực tế.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Con lắc đơn.
Đĩa quay có đục lỗ.
Nguồn điện 6V.
Thước lá.
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp (1phút):
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
Câu hỏi: Các vật phát ra âm khi nào? Lấy ví dụ.
Trả lời: Các vật phát ra âm khi nó dao đông. VD tuỳ hs.
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1 (2ph): Nêu vấn đề.
GV nêu vấn đề theo phần mở bài sgk.
HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động 2 (10ph): Tìm hiểu dao động nhanh, chậm – tần số.
GV làm thì nghiệm 1 với con lắc, yêu cầu học sinh quan sát. 
HS quan sát, và hoàn thành theo yêu cầu của C1.
GV: Dựa vào bảng kết quả thông báo khái niệm, đơn vị tần số.
HS: Ghi nhớ.
GV: yêu cầu cá nhân dựa vào bảng trên và hoàn thiện phần NX của C2.
HS: Hoàn thiện theo yêu cầu của gv
Hoạt động 3 (13ph): Tìm hiểu về âm cao, âm thấp .
GV yêu cầu các nhóm học sinh làm thí nghiệm 2 theo hướng dẫn trong sgk, quan sát, lắng nghe rồi trả lời C3.
HS: Làm việc nhóm làm TN2 và trả lời C3.
GV: Cho các nhóm nhận xét chéo nhau sau đó nhận xét chung.
GV: Biểu diễn TN 3 theo hướng dẫn SGK rồi yêu cầu hs quan sát lắng nghe và trả lời C4.
HS: Quan sát, lắng nghe và trả lời C4
GV: Từ TN 1, 2,3 yêu cầu hs viết đầy đủ phần kết luận.
HS: Kết luận.
GV: Nhận xét và chuẩn hoá kến thức.
Hoạt động 4 (10ph): Vận dụng.
GV: Yêu cầu hs làm việc nhóm hoàn thành C5 đến C7
HS: Thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu của gv
GV: Yêu cầu 3 hs trình bày trên bảng, các hs khác hoàn thiện vào vở. Sau đó nhận xét bài của các nhóm.
HS: Hoàn thiện và nhận xét chéo nhau.
GV: Nhận xét chung rồi chuẩn hoá kiến thức.
I. Dao động nhanh, chậm - Tần số: 
C1. 
* Số dao động trong 1s gọi là tần số. Đơn vị là Héc (H).
C2: Nhận xét: 
Dao động càng nhanh hoặc càng chậm, tần số dao động càng lớn hoặc càng nhỏ.
II . Âm cao (âm bổng), Âm thấp (âm trầm):
* Thí nghiệm 2:
C3 - Phần tự do của thước dài dao động chậm, âm phát ra thấp.
- Phần tự do của thước ngắn dao động nhanh, âm phát ra cao.
* Thí nghiệm 3:
 C4 - Khi đĩa quay chậm, góc miến bìa dao động chậm, âm phát ra thấp.
- Khi quay nhanh góc miếng bìa dao động nhanh, âm phát ra cao.
* Kết luận: 
 Dao động càng nhanh hoặc càng chậm, tần số dao động càng lớn hoặc càng nhỏ, âm phát ra càng cao hoặc càng thấp.
III. Vận dụng :
C5: - Vật có tần số 70 Hz dao động nhanh hơn. 
- Vật có tần số 50 Hzphát ra âm thấp hơn.
C6: - Dây trùng phát ra âm thấp, tần số nhỏ. Dây căng phát ra âm cao, tần số lớn.
C7: âm phát ra âm cao hơn khi ta cham góc miếng bìa vào hàng lỗ ở gần vành đĩa. Vì số lỗ ở đó nhiều hơn số lỗ trên hàng gần tâm đĩa. Do đó miếng bìa dao đông nhanh hơn khi cham vào hàng lỗ ở gần vành đĩa và phát ra âm cao hơn.
4. Củng cố (1phút).
GV hệ thống bài và khắc sâu nội dung chính cho h/s.
Đọc có thể em chưa biết.
5. Hướng dẫn học ở nhà (3 phút).
Học bài theo vở và SGK.
Làm bài tập từ 11.đến 11.5 SBT
Chuẩn bị bài sau.
Kiểm tra, ngày  tháng  năm ..

Tài liệu đính kèm:

  • docT11 - T2.doc