GA Vật Lý 7 – Trường THCS Lâm Xuyên - Tiết 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

GA Vật Lý 7 – Trường THCS Lâm Xuyên - Tiết 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

Vật Lý 7 – Trường THCS Lâm Xuyên

Tiết 3.

ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG

CỦA ÁNH SÁNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích.

- Giải thích được vì sao lại có nhật thực và nguyệt thực.

2. Kĩ năng: vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng.

3. Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm

- - Một bóng đèn pin (có giá).

- Một nguồn điện 3V

- Một bóng đèn 220v- 40w.

- Nguồn điện 220V

- Một miếng bìa.

- Một màn chắn.

1. 2. Học sinh: ôn lại định luật truyền thẳng của ánh sáng.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 858Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "GA Vật Lý 7 – Trường THCS Lâm Xuyên - Tiết 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /9/2008
Tiết 3. 
ứng dụng định luật truyền thẳng 
của ánh sáng
Mục tiêu:
Kiến thức:
Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích.
Giải thích được vì sao lại có nhật thực và nguyệt thực.
Kĩ năng: vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng.
Thái độ: Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Chuẩn bị:
Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm
Một bóng đèn pin (có giá). 
Một nguồn điện 3V
Một bóng đèn 220v- 40w.
Nguồn điện 220V
Một miếng bìa.
Một màn chắn.
Học sinh: ôn lại định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Tiến trình tổ chức dạy học:
ổn định tổ chức lớp (1 phút): Tổng số: .. Vắng: 
Kiểm tra bài cũ (3 phút): 
Câu hỏi: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?
Trả lời: Trong môi trường trong suất và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1 (2 phút): Nêu vấn đề.
GV nêu vấn đề như phần mở bài trong SGK.
HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu về bóng tối, bóng nửa tối.
GV: Hướng dẫn HS làm TN1 và TN2
HS: Quan sát và tìm hiểu cách làm TN
GV: Yêu cầu HS làm việc nhóm với các TN theo thứ tự sau đó trả lời C1 và C2 và hoàn thiện NX1 và NX2
HS: Làm việc nhóm:
TN1 và TN2
Trả lời C1và C2
Hoàn thiện NX1 và NX2
GV: Yêu cầu 2 nhóm đưa ra câu trả lời C1, C2 và NX1, NX2. cho 2 nhóm còn lại nhận xét câu trả lời của 2 nhóm trên
HS: Nhóm 1, 2 trả lời, nhóm 3,4 nhận xét.
GV: Nhận xét chung và chuẩn hoá câu trả lời.
Hoạt động 3 (13 phút): Tìm hiểu về nhật thực và nguyệt thực.
GV yêu cầu h/s đọc thông tin trong SGK tìm hiểu về nhật thực và nguyệt thực.
HS đọc thông tin nhận biết về nhật thực và nguyệt thực.
GV Yêu cầu HS trả lời C3 và C4
HS Thảo luận theo nhóm bàn trả lời C3, C4
GV: Yêu cầu nhóm 3, nhóm 4 đưa ra câu trả lời, nhóm 1, 2 nhận xét.
HS: Nhóm 1, 2 nhận xét.
GV: Nhận xét và chuẩn hoá câu trả lời.
Hoạt động 4 (10 phút): Vận dụng. 
GV: Yêu cầu HS làm lại TN theo hướng dẫn của C5 và rút ra nhận xét.
HS: Làm việc nhóm theo HD của C5 sau đó rút ra nhận xét.
GV: Nhận xét và đưa ra câu trả lời đúng
GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời C6.
HS: Cá nhân hoàn thành C6 và trả lời
GV: Yêu cầu các HS khác nhận xét câu trả lời của bạn, sau đó GV nhận xét chung và chuẩn hoá kiến thức.
I. Bóng tối- bóng nửa tối.
*Thí nghiệm1.
C1.Phần tối không nhận được ánh sáng, vì ánh sáng truyền theo đường thẳng và bị vật chắn chặn lại.
+ Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn tới gọi là bóng tối.
* Thí nghiệm 2.
C2. 
- Vùng 1 là bóng tối.
- Vùng 3 được chiếu sáng đầy đủ.
- Vùng2 nhận được một phần ánh sáng.
+ Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối.
II . Nhật thực và nguyệt thực.
*Nhật thực: Là hiện tượng mặt trăng che không cho ánh sáng mặt trời chiếu đến trái đất.
C3. Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối. Vì thế đứng ở đó ta không nhìn thấy mặt trời.
* Nguyệt thực: Là hiện tượng trái đất che không cho ánh sáng mặt chiếu đến mặt trăng.
C4. - Vị trí 1: Có nguyệt thực.
 - Vị trí 2,3: Có trăng sáng.
III. Vận dụng:
C5. Khi dịch miếng bìa lại gần màn chắn thì bóng tối, bóng nửa tối thu hẹp lại. Khi sát màn thì hầu như bóng nửa tối không còn nữa.
C6. - Khi dùng quển vở tre kín bóng đèn dây tóc đang sáng, bàn nằm trong vùng bóng tối sau quển vở, không nhận được ánh sáng từ đèn truyền tới nên không thể đọc được sách.
- Dùng quển vở che kín đc đèn ống, bàn nằm trong vùng bóng nửa tối sau quển vở, nhận đc một phần ánh sáng của đèn truyền tới nên vẫn đọc đc sách.
Củng cố (2 phút).
GV hệ thống nội dung chính của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s.
GV cho HS đọc phần ghi nhớ và đọc có thể em chưa biết.
Hướng dẫn học ở nhà (4 phút).
Học bài, Làm bài tập từ 3.1 đến 3.4 SBT.
Chuẩn bị trước bài 4.

Tài liệu đính kèm:

  • docT3 Ung dung dinh luat truyen thang as.doc