Giáo án 3 cột Sinh học 6

Giáo án 3 cột Sinh học 6

TIẾT 1 :

Bài 1 : ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG

I . MỤC TIÊU

 1 . Kiến thức

 - Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống .

 - Phân biệt vật sống và vật không sống .

 2 . Kỹ năng

 - Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật

 3 . Thái độ

 - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên , yêu thích môn học .

II . CHUẨN BỊ

 GV : Tranh vẽ thể hiện một vài nhóm sinh vật , hình vẽ 2.1 SGK.

III . PHƯƠNG PHÁP

- Vấn đáp

- Học tập theo nhóm nhỏ

 

doc 78 trang Người đăng vultt Lượt xem 1922Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án 3 cột Sinh học 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 14/8/2009 	 Ngày dạy : 18/8/2009 
 Tiết 1 :
Bài 1 : đặc điểm của cơ thể sống
I . Mục tiêu 
 1 . Kiến thức 
 - Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống .
 - Phân biệt vật sống và vật không sống .
 2 . Kỹ năng 
 - Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật 
 3 . Thái độ 
 - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên , yêu thích môn học .
II . Chuẩn bị 
 GV : Tranh vẽ thể hiện một vài nhóm sinh vật , hình vẽ 2.1 SGK.
III . Phương pháp
Vấn đáp 
Học tập theo nhóm nhỏ 
IV . Hoạt động dạy học 
 1. ổn định lớp 
 2 . Kiểm tra
 3 . Bài giảng
 Mở đầu : SGK 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Nhận dạng vật sống và vật không sống
H . Em hãy kể tên một số cây, con , đồ vật ở xung quanh ?
GV. Yêu cầu học sinh chọn đại diện để quan sát :
GV . Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo câu hỏi :
 1. Con gà , cây đậu cần điều kiện gì để sống?Cái bàn có cần điều kiện giống như con gà và cây đậu để tồn tại không ?
 2 . Sau một thời gian chăm sóc đối tượng nào sẽ tăng kích thước, khối lượng và đối tượng nào không tăng ?
GV . Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình 
GV. Gới thiệu vật sống ( con gà , cây đậu ) và vật không sống ( cái bàn )
GV. Em hãy lấy một số VD về vật sống và vật không sống ? 
HS . Kể những sinh vật xung quanh 
HS . Chọn đại diện để quan sát VD con gà ,cây đậu ,cái bàn ......
HS . Thảo luận nhóm và cử một người ghi lại những ý kiến trao đổi thống nhất của nhóm .
HS . Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình => nhóm khác bổ sung => chọn ý kiến đúng 
HS . Rút ra kết luận Về vật sống và vật không sống 
HS . Tự cho ví dụ 
Kết luận : 
- Vật sống : Lấy thức ăn ,nước uống ,lớn lên ,sinh sản .
- Vật không sống : Không lấy thức ăn ,không lớn lên 
 Hoạt động 2 : Đặc điểm của cơ thể sống 
GV . Yêu cầu HS quan sát bảng SGK trang 6 --> GV giải thích tiêu đè của hai cột 6 và 7 
GV . Yêu cầu HS hoạt động độc lập điìen vào bảng trong vở BT in . 
GV . Chữa bài bằng cách gọi HS trả lời --> GV nhận xét 
H . Qua bảng so sánh hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống?
HS . Quan sát bảng SGK chú ý cột 6 và 7
HS . hoàn thành bảng 
HS . Lên bảng ghi kết quả của mình vào bảng phụ của GV --> HS khác theo rõi và nhận xét --> HS ghi tiếp các ví dụ khác vào bảng
 HS . Nêu đặc điểm của cơ thể sống ? 
KL : Đặc diểm của cơ thể sống là : 
- Trao đổi chất với môi trường .
- Lớn lên và sinh sản 
Kết luận chung : (SGK /6)
V . Củng cố 
 1 . Đánh dấu nhân vào ô mà em cho là đúng .
Dấu hiệu chung cho mọi cơ thể sống là :
STT
Dấu hiệu
Đúng
Sai
1
Lớn lên 
2
Sinh sản 
3
Di chuyển
4
Lấy các chất cần thiết 
5
Loại bỏ các chất thải
 2 . Giữa vật sống và vật không sống có những điểm gì khác nhau 
VI . Hướng dẫn về nhà 
 + Học thuộc lí thuyết theo vở ghi và SGK
 + Đọc trước bài 2 " Nhiệm vụ của sinh học"
 + Chuẩn bị một số tranh ảnh về sinh vật trong tự nhiên
 Ngày soạn : 19/8/2009 
 Ngày dạy : 22/8/2009 
 Tiết 2 
 Bài 2 : NhIệM Vụ CủA SINH HọC
I . Mục tiêu 
 1 . Kiến thức 
 - Nêu được một số ví dụ để thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với sự lợi hại của chúng 
 - Biết được bốn nhóm sinh vật chính : Động vật ,thực vật , vi khuẩn , nấm 
 - Hiểu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học
 2 . Kỹ năng 
 - Rèn kỹ năng quan sát so sánh 
 3 . Thái độ 
 - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên , yêu thích môn học .
II . Chuẩn bị 
 GV :- Tranh phóng to về quang cảnh tự nhiên có một số động vật và thực vật khác nhau
Tranh vẽ về đại diện nhóm sinh vật chính ( Hình 2.1 / SGK )
III . Phương pháp
Vấn đáp 
Học tập theo nhóm nhỏ 
IV . Hoạt động dạy học 
 1 . ổn định lớp
 2 .Kiểm tra bài cũ
HS1 : Giữa vật sống và vật không sống có những điểm gì khác nhau ? 
 3 . Bài giảng
 Đặt vấn đề : Dùng tranh ảnh về nhiều loài sinh vật để vào bài .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Sinh vật trong tự nhiên
GV . Yêu cầu HS Làm bài tập trang 7 SGK 
H . Qua bảng thống kê em có nhận xét gì về thế giới sinh vật ?
H . Sự phong phú về môi trường sống , kích thước , khả năng di chuyển của sinh vật nói nên điều gì ? 
GV . Yêu cầu HS hãy quan sát lại bảng thống kê và trả lời câu hỏi : Có thể chia thế giới sinh vật thành mấy nhóm ? 
GV . Cho HS nghiên cứu thêm thông tin SGK trang 8 kết hợp với quan sát hình 2.1 ( SGK / 8 ) 
H . Thông tin đó cho em biết điều gì ? 
H . Khi phân chia sinh vật thành 4 nhóm người ta dựa vào những đặc điểm nào ?
HS . Hoàn thành bảng thống kê trang 7 SGK vào vở BT in 
HS . Nhận xét theo cột dọc , bổ sung có hoàn chỉnh phần nhận xét . 
HS . Thảo luận nhóm để rút ra kết luận : Sinh vật đa dạng .
HS . Phân loại các nhóm sinh vật 
HS . Nghiên cứu độc lập nội dung trong thông tin .
HS . Nêu nhận xét : Sinh vật trong tự nhiên được chia làm 4 nhóm 
a ) Sự đa dạng của thế giới sinh vật 
b ) Các nhóm sinh vật .
Kết luận : Sinh vật trong tự nhiên đa dạng chia thành 4 nhóm 
Hoạt động 2 : Nhiệm vụ của sinh học
GV.Yêu cầu học sinh đọc( SGK /8) và trả lời câu hỏi: Nhiệm vụ của sinh học là gì 
GV . Gọi 1 --> 3 HS trả lời câu hỏi 
GV . Gọi HS đọc to phần " nhiệm vụ của thực vật học "
HS . Đọc thông tin SGK lần lượt tóm tắt nội dung chính để trả lời câu hỏi 
HS . nghe ,bổ sung , nhắc lại phần trả lời của bạn 
HS Nhắc lại nội dung vừa nghe và ghi nhớ .
Kết luận : 
-Nhiệm vụ của sinh học 
-Nhiệm vụ của thực vật học 
( SGK / 8 )
V . Củng cố 
1 . Thế giới sinh vật rất đa dạng được thể hiện như thế nào ?
2 . Người ta đã phân chia sinh vật trong tự nhiên thành mấy nhóm ? hãy kể tên các nhóm 
3 . Chọn đáp án đúng .
Nhiệm vụ của sinh học là : 
 A . Nghiên cứu hình thái ,cấu tạo , đời sống và sự đa dạng của sinh vật .
 B . Tìm cách sủ dụng , phát triển , bảo vệ các sinh vật có ích và hạn chế các sinh vật
 có hại 
 C . Nghiên cứu mối quan hệ giữa các sinh vật và giữa các sinh vật với môi trường 
 D . Gồm A , B và C
VI . Hướng dẫn về nhà 
- Học thuộc lí thuyết theo vở ghi và SGK 
- Ôn lại kiến thức về quang hợp đã được học ở tiểu học .
- Sưu tầm tranh ảnh về thực vật ở nhiều môi trường 
 Ngày soạn 22/8/2009
 Ngày dạy 25/8/2009 
 Tiết 3
 Bài 3 : Đặc điểm chung của thực vật
I . Mục tiêu 
 1 . Kiến thức 
 - Học sinh nắm được đặc điểm chung của thực vật
 - Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật .
 2 . Kỹ năng 
 - Rèn kỹ năng quan sát so sánh , kỹ năng hoạ động cá nhân , hoạt động nhóm .
 3 . Thái độ 
 - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên , bảo vệ thực vật .
II . Chuẩn bị 
 GV :- Tranh , ảnh khu rừng , vườn cây , sa mạc hồ nước ......
 HS : Sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật sống trên trái đất , ôn lại kiến thức về quang hợp đã học ở tiểu học .
III . Phương pháp
Vấn đáp 
Học tập theo nhóm nhỏ 
 IV . Hoạt động dạy học 
 1 . ổn định lớp
 2 .Kiểm tra bài cũ
HS 1 . - Chọn đáp án đúng .
 Điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với các sinh vật khác là : 
 A . Thực vật có khả văng tự tổng hợp chất hữu cơ , phần lớn không có khả năng di chuyển, thường phản ứng chậm với các kích thích của môi trường .
 B . Thực vật sống khắp nơi trên trái đất .
 C . Thực vật có khả năng vận động ,lớn lên , sinh sản .
 D . Thực vật rất đa dạng phong phú .
 - Nhiệm vụ của thực vật học là gì ? 
 3 . Bài giảng 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Sự phong phú và đa dạng của thực vật
GV . Yêu cầu HS quan sát tranh 
GV . Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm thảo luận trả lời câu hỏi ( SGK /11)
GV . Chữa bằng cách gọi 1 --> 3 HS đại diện của nhóm trình bày sau đó gọi HS các nhóm khác bổ sung 
HS . Quan sát tranh 3.1 --> 3.4 ( SGK / 10 )và các tranh ảnh mang theo . 
Chú ý :- Nơi sống của thực vật 
 - Tên thực vật 
HS.Các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất của nhóm 
HS . Lắng nghe phần trình bày của bạn --> bổ sung ( nếu cần )
HS . Đọc thêm thông tin về số lượng loài thực vật trên trái đất và ở Việt Nam 
Kết luận : Thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất chúng có rất nhiều dạng khác nhau , thích nghi với môi trường sống .
Hoạt động 2 : Đặc điểm trung của thực vật
GV . Yêu cầu làm bài tập ( SGK / 11 ) 
GV . Chữa nhanh BT trên bảng phụ 
GV . Đưa ra một số hiện tượng yêu cầu HS nhận xét về sự hoạt động của sinh vật : 
- Con gà , mèo chạy , đi .
- Cây trồng vào chậu đặt ở cửa sổ 1 thời gian ngọn cong về chỗ sáng . 
--> Từ đó rút ra đặc điểm chung của thực vật .
HS . Làm BT vào vở BT in một HS lên bảng trình bày vào bảng phụ
HS . Nhận xét : Động vật có di chuyển còn thực vật không di chuyển và có tính hướng sáng 
- Từ bảng và những hiện tượng trên rút ra những đặc điểm chung của thực vật 
Kết luận : Thực vật có khả năng tạo chất dinh dưỡng , không có khả năng di chuyển 
Kết luận chung :
( SGK / 12 )
V . Củng cố 
1 . Thực vật sống ở những nơi nào trên trái đất ? 
2 . Đặc điểm chung của thực vật là gì ?
3 . Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng :
 Chứng kiến cảnh phá hoại cây cối một cách vô ý thức ( chặt phá rừng bừa bãi , bẻ gãy cây cảnh trong công viên ..........) em có suy nghĩ gì ?
 A . Tiếc vì nghĩ đến công sức lao động của nhiều người đã bỏ ra để trồng và chăm sóc cây 
 B. Nghĩ tới những tác hại về môi trường nếu không có cây xanh .
 C . Em không bao giờ làm điều đó và khuyên mọi người đừng làm như vậy . 
 D . Cả A , B và C 
VI . Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lí thuyết theo vở ghi và SGK
Chuẩn bị : - Tranh cây hoa hồng , cây hoa cải - Mẫu cây dương xỉ , cây cỏ
 Ngày soạn 25/8/2009 
 Ngày dạy 29/8/2009 
 Tiết 4
 Bài 4 : Có phải tất cả thực vật đều có hoa 
I . Mục tiêu 
 1 . Kiến thức 
 - Học sinh biết quan sát , so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản ( hoa , quả )
 -Phân biệt cây một năm và cây nâu năm .
 2 . Kỹ năng 
 - Rèn kỹ năng quan sát so sánh , kỹ năng hoạ động cá nhân , hoạt động nhóm .
 3 . Thái độ 
 - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật .
II . Chuẩn bị 
 GV :- Tranh vẽ phóng to ,hình 4.1 , 4.2 ( SGK )
 HS : Sưu tầm mẫu cây cà chua , đậu có cả hoa ,quả hạt . 
 Sưu tầm tranh cây dương xỉ , rau bợ 
III . Phương pháp
Vấn đáp 
Học tập theo nhóm nhỏ 
IV . Hoạt động dạy học 
 1 . ổn định lớp
 2 .Kiểm tra bài cũ
HS 1 . - Chọn đáp án đúng .
 Điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với động vật : 
 A . Thực vật sống khắp nơi trên trái đất.
 B . Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ , phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài , phần lớn không có khả năng di chuyển . 
 C . Thực vật rất đa dạng phong phú .
 3 . Bài giảng 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Thực vật có hoa và thực vật không có hoa
GV.Yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu các cơ quan của cây cải 
GV . Cây cải có những cơ quan nào ? Chức năng c ... , cây đậu hà lan , cây hành còn xanh lá , củ dong ta , cành xương rồng .
 - Tranh cây nắp ấm , cây bèo đất .
 - Chuẩn bị trò chơi như SGV
 HS :- Sưu tầm mẫu theo nhóm đã phân công .
 - Kẻ bảng SGK /85 vào vở BT .
III . Hoạt động dạy học 
 1 . ổn định lớp
 2 . Kiểm tra bài cũ
 HS1 : * Điền từ thích hợp vào chỗ trống :
- Phần lớn nước do rễ hút vào cây được ..........................thải ra ngoài môi trường bằng hiện tượng ........................... qua các lỗ khí ở lá .
- Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển ..........................và .....................từ rễ lên lá và giữ cho lá khỏi bị ................................dưới ánh nắng mặt trời .
- Cần phải tưới đủ nước cho cây nhất là vào thời kì khô hạn , nắng nóng .
 * Tại sao khi đánh cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và phải tỉa bớt lá hoặc cắt ngắt ngọn ?
GV . ĐVĐ
 3 . Bài giảng 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về một số loại lá biến dạng 
GV . Cho HS hoạt động nhóm : quan sát hình trả lời câu hỏi SGK/83 .
GV . Quan sát các nhóm có thể giúp đỡ động viên nhóm học yếu .
GV . Cho các nhóm trao đổi kết quả .
GV . Chữa bằng cách cho chơi trò chơi " thi điền bảng liệt kê "
GV . Nhận xét kết quả và cho điểm nhóm làm tốt 
GV . Thông báo đáp án đúng để HSđiều chỉnh .
GV> Yêu cầu HS đọc mục " Em có biết " để biết thêm một loại lá biến dạng nữa .
HS . Hoạt động nhóm 
- HS trong nhóm cùng quan sát mẫu kết hợp với các hình SGK/84
- HS trong nhóm đọc thông tin và trả lời các câu hỏi SGK/83
- Trong nhóm thống nhất ý kiến --> cá nhân hoàn thành bảng SGK/85 vào vở BT 
- Đại diện 1-->3 nhóm trình bày --> nhóm khác nhận xét .
HS . Nhắc lại các loại lá biến dạng , đặc điểm , hình thái và chức năng của nó .
Kết luận (SGK)
Hoạt động 2 : ý nghĩa Biến dạng của lá 
GV . Yêu cầu HS xem lại bảng ở mục 1 --> Nêu ý nghĩa biến dạng của lá .
GV . Nêu gợi ý : 
+ Có nhận xét gì về đặc điểm hình thái của lá biến dạng so với lá thường ?
+ Những đặc điểm biến dạng đó có tác dụng gì đối với cây ?
HS . Xem lại đặc điểm hình thái và chức năng chủ yếu của lá biến dạng ở mục 1 kết hợp với gợi ý của GV để thấy được ý nghĩa biến dạng của lá 
-Một vài HS trả lời và HS khác bổ sung .
Kết luận : Lá của một số loại cây biến đổi hình thái thích hợp với chức năng ở những điều kiện sống khác nhau .
Kết luận chung (SGK)
IV . Kiểm tra đánh giá 
 * Hãy tìm những cây khác ở địa phương em có lá biến dạng , nói rõ lá biến dạng đó có tác dụng gì đối với cây ?
 * Làm bài tập trong vở BT 
V . Hướng dẫn về nhà 
- Trả lời câu hỏi 1 , 2 , 3 ( SGK /85) 
- Làm BT trong vở BT in .
- Chuẩn bị : mẫu vật cho bài 26
VI . Rút kinh nghiệm giờ dạy
Ngày soạn 18/12/2007 Ngày dạy 21/12/2007
 Chương V Sinh sản sing dưỡng
 Tiết 30
 Bài 26 : Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
I . Mục tiêu 
 1 . Kiến thức 
 - Học sinh nắm được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên .
 - Tìm được một số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên .
 - Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó .
2 . Kỹ năng 
 - Rèn kỹ năng quan sát , so sánh , phân tích mẫu .
 3 . Thái độ 
 - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật .
II . Chuẩn bị 
 GV :- Mẫu : Rau má , sài đất , củ gừng , củ nghệ có mầm , cỏ gấu , củ khoai lang có chồi , lá bỏng , lá hoa đá có chồi .
 - Tranh phóng to hình 26.4 , kẻ sẵn bảng (SGK / 88)
 HS : Chuẩn bị mẫu vật theo nhóm , ôn lại kiến thức của bài biến dạng của thân , rễ , kẻ bảng SGK/88 vào vở BT .
III . Hoạt động dạy học 
 1 . ổn định lớp
 2 .Kiểm tra bài cũ
 3 . Bài giảng 
Hoạt động của thầy
hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khả năng tạo thành cây mới từ rễ , thân , lá ở một số cây có hoa 
GV . Yêu cầu HS hoạt động nhóm : Thực hiện yêu cầu mục SGK
 GV . Cho các nhóm trao đổi kết quả 
GV . Yêu cầu HS hoàn thành bảng trong vở BT .
GV . Chữa bằng cách gọi HS lên bảng tự điền vào từng mục ở bảng GVđã chuẩn bị sẵn 
GV . Nhận Xét và chữa .
HS . Hoạt động nhóm thống nhất ý kiến trả lời .
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung .
- Cá nhân hoàn thành bảng ở vở BT 
HS . Một số HS lên bảng điền vào từng mục --> HS khác quan sát , bổ sung nếu cần .
Nhận xét : Một số cây trong điều kiện đất ẩm có khả năng tạo được cây mới từ cơ quan sinh dưỡng .
Hoạt động 2 : Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây 
GV . Yêu cầu HS hoạt động cá nhân : Thực hiện yêu cầu mục SGK/88
GV . Chữa bài bằng cách cho HS đọc để nhận xét .
GV . Sau khi chữa bài --> GV cho HS hình thành khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên .
GV . Tìm trong thực tế những cây nào có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ? 
- Tại sao thực tế tiêu diệt cỏ dại rất khó ( nhất là cỏ gấu ) vậy cần có biện pháp gì ? dựa trên cơ sở khoa học nào để tiêu diệt cỏ dại ?
HS . Xem lại bảng ở vở BT hoàn thành yêu cầu mục SGK/88 : Điền từ vào chỗ trống trong các câu SGK 
HX . Một vài HS đọc kết quả --> HS khác theo dõi nhận xét bổ sung .
HS . Nêu khái niệm 
HS . Trả lời các câu hỏi .
Khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên : Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng --> sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
Kết luận chung SGK /88
IV . Kiểm tra đánh giá 
 1 . Hãy chọn từ thích hợp trong các từ : Sinh dưỡng , rễ củ , độ ẩm , thân bò , lá , thân rễ để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây :
 - Từ các phần khác nhau của cơ quan ......................ở một số cây có hoa như :............. , ............. , ............... , .................. , có thể phát triển thành cây mới trong điều kiện có ..................... . Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan .....................được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên .
 2 . Chọn đáp án đúng .
 Câu 1 : Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là :
A . Sự sinh sản do hạt nảy mầm tự nhiên , không có sự can thiệp của con người .
B . Sự sinh sản bằng hạt có sự can thiệp của con người .
C . Sự sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ( rễ thân lá ) 
D . Tất cả những câu trên đều đúng .
Câu 2 : Sự sinh sản sinh dưỡng tự nhiên có những hình thức sau :
A . Sinh sản bằng thân bò , sinh sản bằng thân rễ .
B . Sinh sản bằng rễ , rễ củ . 
C . Sinh sản bằng lá .
D . Gồm A , B và C .
 V . Hướng dẫn về nhà 
- Trả lời câu hỏi 1 , 2 , 3 ( SGK) 
- Làm bài tập trong vở BT trang 51 , 52 
- Các nhóm chuẩn bị : Cành dâu , ngọn mía , rau muống giâm đã ra rễ .
VI . Rút kinh nghiệm giờ dạy
Ngày soạn 24/12/2007 Ngày dạy 27/12/2007 
 Tiết 31
Bài 27 : Sinh sản sinh dưỡng do người 
I . Mục tiêu 
 1 . Kiến thức 
 - Hiểu được thế nào là giâm cành , chiết cành và ghép cây , nhân giống vô tính trong ống nghiệm .
 - Biết được những ưu việt của hình thức nhân giống vô tính trong ống nghiệm .
 2 . Kỹ năng 
 - Rèn kĩ năng quan sát , nhận biết , so sánh .
 3 . Thái độ 
 - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn , ham mê tìm hiểu thông tin khoa học .
II . Chuẩn bị 
 GV :- Mẫu thật : cành dâu , ngọn mía , rau muống giâm đã ra rễ .
 - Tư liệu về nhân giống vô tính trong ống nghiệm .
 HS :- Cành rau muống cắm trong bát đất , ngọn mía , cành sắn .
III . Hoạt động dạy học 
 1 . ổn định lớp
 2 . Kiểm tra bài cũ
 HS1 : * Điền từ thích hợp vào chỗ trống :
- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành .....................từ một phần của ................................( rễ , thân , lá )
- Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là : Sinh sản bằng ......................, thân .................., rễ ........ , ......... , ........
 * Hãy kể tên ba cây cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ . muốn diệt cỏ dại người ta phải làm thế nào ?Vì sao phải làm như vậy .
GV . ĐVĐ
 3 . Bài giảng 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu Giâm cành 
GV . Yêu cầu HS hoạt động độc lập --> trả lời câu hỏi SGK .
GV . Giới thiệu mắt của cành sắn ở dọc cành , cành giâm phải là cành bánh tẻ . 
GV . Cho HS cả lớp trao đổi kết quả với nhau và yêu cầu HS rút ra kết luận .
GV . Những loại cây nào thường áp dụng biện pháp này ?
HS . Quan sát hình 27.1kết hợp với mẫu vật suwy nghĩ trả lời ba câu hỏi mục SGK/89
- Một số HS phát biểu --> HS khác nhận xét bổ sung .
Kết luận :Giâm cành là cắt một đoạn thân hay cành của cây mẹ cắm xuống đất ẩm cho ra rễ 
-->phát triển thành cây mới .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu chiết cành 
GV . Yêu cầu HS hoạt động cá nhân : quan sát hình SGK trả lời câu hỏi .
GV . Nghe và nhận xét phần trao đổi của lớp nhưng GV phải giải thích thêm về kỹ thuật chiết cành 
GV . Cho HS nêu định nghĩa chiết cành 
- Người ta chiết cành với loại cây nào ?
HS . Quan sát hình 27.2 chú ý các bước tiến hành để chiết , kết quả , HS trả lời câu hỏi mục SGK/90 .
- Cả lớp trao đổi lẫn nhau về đáp án của mình để tìm câu trả lời đúng .
HS . Nêu định nghĩa chiết cành .
Kết luận : Chiết cành là làm cho cành ra rễ trên cây --> đem trồng thành cây mới .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu Về ghép cây
GV . Cho Hs đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi .
- Em hiểu thế nào là ghép cây ? có mấy cách ghép cây ? 
GV . Giúp HS hoàn thiện đáp án .
HS . Đọc thông tin kết hợp quan sát hình 27.3 trả lời câu hỏi SGK 
- HS trả lời HS khác bổ sung 
Kết luận : Ghép cây là dùng mắt chồi của 1 cây 
gắn vào cây khác cho tiếp tục phát triển .
Hoạt động 3 : Nhân giống vô tính trong ống nghiệm
GV . Yêu cầu HS đọc SGK trả lời câu hỏi .
- Nhân giống vô tính là gì ? 
- Em hãy cho biết thành tựu nhân giống vô tính mà em biết qua phương tiện thông tin ?
HS . Đọc thông tin SGK kết hợp quan sát hình trả lời các câu hỏi .
- Một số HS trình bày --> HS khác nhận xét , bổ sung .
Kết luận : Nhân giống vô tính là phương pháp tạo nhiều cây mới từ một mô 
Kết luận chung : (SGK)
IV . Kiểm tra đánh giá 
 * Chọn đáp án đúng 
Câu 1 : Chiết cành khác giâm cành ở chỗ :
A . Cành chiết không cắt rời khỏi cây mẹ cho đến khi có thể phát triển độc lập , cành giâm cắt rời khỏi cây mẹ ngay khi giâm xuống đất .
B . Cành chiết già hơn cành giâm .
C . Câu A và B đều đúng . 
D . Câu A và B đều sai . 
Câu 2 : Tại sao khi giâm cành hoặc chiết cành đều phải tưới nước cho đất ẩm ?
A . Để cung cấp đủ nước làm cho cành chiết hoặc cành giâm khỏi bị héo .
B . Để cành dễ ra rễ , nếu để đất khô rễ không phát triển được .
C . Câu A và B đều đúng . 
D . Câu A và B đều sai . 
 * Làm bài tập trong vở BT 
V . Hướng dẫn về nhà 
- Trả lời câu hỏi 1 , 2 , 3 , 4 ( SGK /91) 
- Làm BT trong vở BT in , làm BT thực hành .
- Chuẩn bị : mẫu vật cho bài 28 : Hoa bưởi , hoa râm bụt , hoa loa kèn .
VI . Rút kinh nghiệm giờ dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SINH 6 3 cot co trac nghiem.doc