Giáo án cả năm Sinh học 9

Giáo án cả năm Sinh học 9

Chương I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN

 Bài 1: MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức.

- Nêu được,nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học.

- Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng c ho di truyền học

- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen (phương pháp phân tích các thế hệ lai)

2. Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.

- Phát triển tư duy phân tích so sánh.

 Kĩ năng sống:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin

- Kĩ năng lắng nghe tích cực

- Kĩ năng tự tin khi trình bày trước nhóm, tổ

 

doc 222 trang Người đăng vultt Lượt xem 1191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án cả năm Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết: 1
- Ngày soạn: 8/8/2012
- Ngày dạy: 14/8/2012
p
 -jgvfcdhhsgbgz	 	 DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
 Chương I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
 Bài 1: MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I/ Mục tiêu: 
Kiến thức.
Nêu được,nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học.
Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng c ho di truyền học
Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen (phương pháp phân tích các thế hệ lai)
Kĩ năng.
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.
Phát triển tư duy phân tích so sánh.
Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
- Kĩ năng lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tự tin khi trình bày trước nhóm, tổ
Thái độ.
 Xây dựng ý thức tự giác và thói quen học tập.
 II/ Phương pháp:
	- Động não
	-Trực quan
	- Vấn đáp tìm tòi
	- Dạy học nhóm
 III/ Chuẩn bị:
GV: Tranh phóng to hình 1.2 SGK
HS: Xem trước nội dung bài.
 IV/ Tiến trình lên lớp:
 1/Ổn định.(1’)
 2/Kiểm tra bài cũ.
 3/Các hoạt động dạy học.
	a/Khám phá:
	Gv: Nhắc lại sơ lược chương trình 6,7,8 và nội dung cần nghiên cứu ở chương trình SH lớp 9
	b/ Kết nối:
 	Di truyền tuy mới hình thành từ đầu TK XX nhưng nó chiếm vị trí rất quan trọng trong môn sinh học. Menđen là nười đặt nền móng cho di truyền học.( 3’ ) 
T gian
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
10’
10’
15’
- Gv: Nêu vấn đề.
 (?) Vì sao con cái sinh ra lại có những đặc điểm giống hay khác với bố mẹ ?
Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm di truyền và biến dị.
- Gv: Cho hs đọc thông tin và thảo luận nhóm.
 (?) Hãy liên hệ với bản thân và xác định xem mình giống và khác với bố mẹ ở điểm nào.
 (?) Vậy đặc điểm giống bố mẹ gọi là hiện tượng gì.
 (?) Đặc điểm khác với bố mẹ.
Gv: y/c hs tự rút ra kết luận 2 hiện tượng:DT và BD.
- Gv: cần nhấn mạnh.
 + Di truyền và biến dị là 2 hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản.
 (?) Hãy trình bày mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học.
- Đóng góp cho sự phát triển kinh tế- xã hội.
- Nhiệm vụ nghiên cứu cơ sở vc, cơ chế, qui luật của hiện tượng di truyền.
- Có ý nghĩa to lớn đối với y học.Đặc biệt là trong công nghệ SH.
- Gv: Có thể nêu một vài TD về giá trị thực tiễn của di truyền và biến trong y học và chọn giống. 
Hoạt động 2:Tìm hiểu pp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
- Gv: Cho hs đọc thông tin quan sát hình 1.2 và giới thiệu sơ lược các cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen. 
- Gv: y/c hs thảo luận:
 (?) Nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai. 
 (?) Tại sao Menđen thí nghiệm thành công nhất là ở cây đậu Hà Lan.
 (?) Tại sao công trình của Menđen được công bố từ 1865 mãi đến 1900 các nhà KH mới thừa nhận ?(sau ông qua đời).
- Gv: y/c hs tự rút kết luận.
- Gv cần nhấn mạnh nội dung cơ bản của pp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
Hoạt động 3:Tìm hiểu các thuật ngữ và kí hiệu của di truyền học.
- Gv: Hướng dẫn một số thuật ngữ và y/c hs lấy TD minh họa cho từng thuật ngữ.
- Gv: Làm cho hs hiểu và ghi nhớ như thế nào là tính trạng,cặp tính trạng tương phản... 
- Gv:Giới thiệu một số kí hiệu cơ bản của di truyền học.
- Gv: Lấy thí dụ minh họa
P: Cặp bố mẹ xuất phát
X: Kí hiệu phép lai
G: Giao tử
 + ♂ : Giao tử đực
 + ♀ : Giao tử cái
 - F: Thế hệ con
 P : Hoa đỏ x Hoa trắng
 AA aa
 G: A A a a
 F1 : Aa
- HS: Do di truyền và biến dị
 I/ Di truyền học
- HS: Tự thu nhận thông tin
- HS: Có thể lập bảng và tự rút ra nhận xét.
 - HS: Hiện tượng di truyền
 - HS: Hiện tượng biến dị.
 - Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ con cháu.
 - Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ.
 - Di truyền và biến dị là 2 hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản
 - Di truyền học nghiên cứu csvc, cơ chế, tính qui luật của hiện tượng dt và bd.
 II/Menđen- người đặc nền móng cho di truyền học.
 - HS: Tự thu nhận thông tin
 - HS: Từng cặp TT Trong thí nghiệm là tương phản với nhau.
 - HS: Tự suy nghĩ trả lời
 - HS: Vì lĩnh vực tế bào học trong thời điểm đó còn rất hạn chế cho nên người ta chưa nhận thức được giá trị công trình của ông, không phải là lãng quên.
 - Bằng pp phân tích các thế hệ lai.Menđen đã phát minh ra các qui luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho di truyền
 III/Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học
1/ Một số thuật ngữ.
- HS: Tự lấy TD cụ thể.
- Tính trạng
- Cặp tính trạng tương phản
- Nhân tố di truyền
- Giống (dòng) thuần chủng
 2/ Một số kí hiệu (xem thêm SGK)
 4. Củng cố và tóm tắt bài (5’)
 - Nêu khái niệm di truyền và biến dị ?
 - Trình bày mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học ?
 - Nêu nội dung cơ bản phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen ?
 - Cho biết một số thuật ngữ kí hiệu cơ bản của di truyền học 
 5. Hướng dẫn học ở nhà( 1’)
 - Học thuộc bài, xem trước nội dung bài 2
 - Kẽ bảng 2 và sơ đồ 2.3 vào vở bài tập.
Tiết: 2
Ngày soạn: 10/8/2012
Ngày dạy: 20/8/2012
 Bài 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG 
	I/Mục tiêu 
	 1/Kiến thức
Trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen và rút ra nhận xét
Phát biểu được nội dung qui luật phân li và nêu được ý nghĩa
	 2/ Kĩ năng	
Phát triển kĩ năng phân tích kênh hình
Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu
Kĩ năng sống
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sách SGK
	 3/ Thái độ
- Củng cố niềm tin vào khoa học nghiên cứu tính qui luật của hiện tượng sinh học.
 II/ Phương pháp
 - Động não
 -Trực quan
 - Vấn đáp tìm tòi
 - Dạy học nhóm
 III/ Chuẩn bị
GV: Tranh phóng to hình 2.3 SGK
HS: Xem trước nội dung bài, kẽ bảng 2 vào vở bài tập
 IV/ Tiến trình lên lớp
1/ Ổn định (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
Nêu khái niệm di truyền và biến dị? Trình bày mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học ?
Cho biết một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học ?
3/ Các hoạt động dạy học 
a/ Khám phá
 Chúng ta đã biết MenĐen là người đặt nền móng cho di truyền học. Trong công trình nghiên cứu của ông, thành công và hoàn chỉnh nhất là nghiên cứu trên cây đậu Hà Lan.
 b/ Kết nối
 Vậy phương pháp n/c của ông trên đối tượng này như thế nào ? Thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm ra sao ? Chúng ta cùng n/c lai một cặp tính trạng của MenĐen.
Thời gian
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 20’
 12’
Hoạt động 1:Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen
- Gv: cho hs đọc nội dung thí nghiệm
- Gv: Hướng dẫn hs quan sát hình 2.1 và giới thiệu thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà lan.
- Gv: y/c hs kẽ bảng 2 để phân tích kiểu hình ở F1 và tỉ lệ KH ở F2
- Gv: Cho hs thảo luận để hoàn thành bảng.
 (?) Hãy nhận xét tỉ lệ kiểu hình ở F1.
 (?) Hãy xác định tỉ lệ KH ở F2 trong từng trường hợp ở bảng 2.
- Gv: Gợi ý cách xác định tỉ lệ:
 - Hoa đỏ = 705 = 3,14 ≈ 3 (đỏ)
 Hoa trắng 224 1 1 (trắng)
 - Thân cao = 787 = 2,9 ≈ 3 (thân cao)
 Thân lùn 277 1 1 (thân lùn)
 - Quả lục = 428 = 2,9 ≈ 3 (quả lục)
 Quả vàng 152 1 1 ( quả vàng)
Gv: cần nhấn mạnh:
 + Các tính trạng của cơ thể như hoa đỏ hoa trắng, thân cao thân lùn, quả lục, quả vàng... được gọi là kiểu hình.
 + Vậy KH là tổ hợp toàn bộ các TT của cơ thể.
 + Menđen gọi TT biểu hiện ngay ở F1 là TT trội còn TT lặn ở F2 mới được biểu hiện.
- Gv: y/c hs hoàn thành bt như SGK và cho hs tự rút ra kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu kết quả thí nghiệm của Menđen
- Gv: y/c hs nghiên cứu thông tin, quan sát sơ đồ 2.3, giải thích kết quả thí nghiệm lai 1 cặp TT của Menđen và cho hs thảo luận:
 (?) Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2.
 (?) Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 đỏ 1 trắng. 
Gv: Cần nhấn mạnh
 + Giải thích rõ kết quả thí nghiệm của Menđen.
 + Từ kết quả thí nghiệm Menđen đã phát hiện ra qui luật phân li.
- Gv: y/c hs tự rút ra kết luận
Thí nghiệm của Menđen
- HS: tự thu nhận thông tin
- HS: Tự kẽ bảng vào vở bài tập
- HS: Có tỉ lệ ngang nhau((KH ở F1 mang TT trội của bố hoặc mẹ)
- HS: Tự xác định tỉ lệ F2 theo sự hướng dẫn của gv.
- Bằng pp phân tích các thế hệ lai Menđen thấy rằng: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp TT thuần chủng tương phản thì F2 phân li TT theo tỉ lệ trung bình 3 trội, 1 lặn.
- Thí dụ SGK
- Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các TT của cơ thể
Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
- HS: tự thu nhận thông tin
- HS: Tỉ lệ giao tử F1: 1A, 1a
Hợp tử ở F2 : 1AA, 2Aa, 1aa
- HS: vì Aa(thể dị hợp) biểu hiện KH trội giống như AA 
HS: Kết luận phần ghi nhớ
4/ Củng cố và tóm tắt bài (5’)
 - Nêu khái niệm kiểu hình và cho thí dụ minh họa?
	 - Theo Menđen tính trạng trội và tính trạng lặn được biểu hiện như thế nào?
	 - Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 sẽ như thế nào về tính trạng bố hoặc mẹ? tỉ lệ F2 trung bình là bao nhiêu?
 	 	 - Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà lan như thế nào?
 	 - phát biểu nội dung qui luật phân li ?
5/ Hướng dẫn học ở nhà ( 1’)
 	 - Học thuộc bài, xem trước nội dung bài 3, làm bài tập 4
 	 - Chép nội dung bài tập phần điền khuyết mục III vào vở bài 
Tuần: 2
Tiết: 3
Ngày soạn:11/8/2012 
Ngày dạy: 28/8/2012
 Bài 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (tt)
Mục tiêu 
Kiến thức
Hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích
Nêu được ý nghĩa của qui luật phân li với lĩnh vực sản xuất
Trình bài được khái niệm kiểu gen, thể dị hợp, thể đồng hợp
Phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn(di truyền trung gian) với di truyền trội hoàn toàn.
Kĩ năng
Phát triển tư duy lí luận như phân tích so sánh
Hoạt động nhóm
3.Thái độ
 Ý thức tự giác học tập 
 II. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
 - Động não
 -Trực quan
 - Vấn đáp tìm tòi
 - Dạy học nhóm
 III. Chuẩn bị:
GV:Tranh minh họa lai phân tích
HS: Xem trước nội dung bài 3
 IV.Tiến trình lên lớp
Ổn định (1’)
Kiểm tra bài cũ (5’)
Nêu khái niệm kiểu hình và cho thí dụ minh họa?
Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà lan như thế nào? Phát biểu nội dung qui luật phân li?
Các hoạt động dạy học
a/ Khám phá:
Gv: Ở tiết trước chúng ta đã nghiên cứu được một phần thí nghiệm lai một cặp tính trạng của MenĐen. Ông ta đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình (bằng sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng tương phản thông qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. từ đó ông phát hiện ra qui luật phân li : Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền sẽ phân li về một giao tử và gi ữnguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.
 b/ Kết nối 
Thời gian
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 17’
 6’
 10’
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái  ... có rễ, thân, lá thực sự
- Có mạch dẫn
- Sinh sản bằng bào tử
4/ Hạt trần
- Là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp
- Thân gỗ có mạch dẫn
- Sinh sản bằng hạt
- Chưa có hoa
5/ hạt kín
- Là nhóm thực vật có hoa
- Cơ quan sinh dưỡng phát triễnn (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép...
- Trong thân có mạch dẫn phát triển
- có hoa, quả, hạt nằm trong quả
- Môi trường sống đa dạng
- Thực vật tiến hoá hơn cả
Bảng 64.5: Đặc điểm của lớp động vật có xương sống
Lớp
Đặc điểm
1/ Cá
- Động vật có xương sống
- Thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước
- Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang
- Tim có 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
- Thụ tinh ngoài là động vật biến nhiệt
2/ Lưỡng cư
- Da trần ẩm ướt, di chuyển bằng 4 chi
- Hô hấp bằng phổi và da
- Thích nghi vừa ở cạn vừa ở nước
- Có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn
- Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triễn qua biến thái
- Động vật biến nhiệt
3/ Bò sát
- Tim 4 ngăn (chưa hoàn toàn)
- Thích nghi hoàn toàn ở cạn
- Da khô, vảy sừng khô, cổ dài
- Phối có nhiều vách ngăn
- Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong
4/ Chim
- Thích nghi với đời sống bay lượn
- Mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh
- Phổi có túi khí tham gia vào hô hấp
- Tim có 4 ngăn
- Động vật hằng nhiệt
5/ Thú
- Động vật có xương sống, cơ thể có tổ chức cao
- Có hiện tượng thai sinh, nuôi con bằng sửa mẹ
- Bộ răng phân hoá (răng cửa, răng nanh và răng hàm)
- Tim 4 ngăn
- Bộ não phát triển ( bộ linh trưởng là thông minh nhất)
Bảng 65.2. Chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan ở cơ thể người.
Các cơ quan - Hệ cơ quan
Chức năng
1/ Vận động
2/ Tuần hoàn
3/ Hô hấp 
4/ Hệ tiêu hoá 
5/ Hệ bài tiết
6/ Da 
7/ Thần kinh 
8/ Hệ nội tiết 
 Cơ 
 → Giúp cơ thể vận động, nâng đỡ cơ thể
 Xương
 Tim → co bóp đẩy máu → hệ mạch
 Hệ mạch vận chuyển các chất cần thiết → khắp tất cả tế bào của cơ thể
 Đường dẫn khí (nêu rõ các cơ quan nằm trong đường dẫn khí ) → dẫn khí ra vào, làm ẩm, ấm không khí...
 2 lá phổi → trao đổi khí
 Các cơ quan trong ống tiêu hoá
 → Biến đổi thức ăn → dinh dưỡng 
 Tuyến tiêu hoá 
 Thận → lọc máu → nước tiểu, thải các chất không cần thiết.
 Điều hoà thân nhiệt
 Bảo vệ ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn
 Cảm giác, tiếp nhận kích thích của môi trường...
 Điều khiển, điều hoà phối hợp các cơ quan
 Sản xuất các hoocmôn
Tuần: 37 
Tiết: 73
Ngày soạn: ......................
Ngày dạy:.........................
	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II	 	 Môn: Sinh học 9
	 (Thời gian 45 phút)Lớp 9
Đề 1
Điểm
Lời phê
I/ Trắc nghiệm (4 điểm)
Khoanh tròn câu đúng nhất trong các câu sau (mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu 1: S¬ ®å nµo sau ®©y m« t¶ ®óng vÒ mét chuçi thøc ¨n?
	A. C©y ng« g S©u ¨n l¸ ng« g Nh¸i g R¾n hæ mang g DiÒu h©u g Vi sinh vật
	B. C©y ng« g Nh¸i g R¾n hæ mang g S©u ¨n l¸ ng« g DiÒu h©u g Vi sinh vật
	C.C©y ng« g Nh¸i g S©u ¨n l¸ ng« g R¾n hæ mang g DiÒu h©u g Vi sinh vật
	D.C©y ng« g R¾n hæ mang g S©u ¨n l¸ ng« g Nh¸i g DiÒu h©u g Vi sinh vật
Câu 2: Trong tự nhiên động vật hoang dã thuộc nhóm nhân tố nào sau đây?
	A. Nhân tố con người	C. Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh
	B. Nhân tố vô sinh	D. Nhân tố hữu sinh	
Câu 3: Hành động nào sau đây được xem là tiêu cực, huỷ hoại tài nguyên?
	A. Xây dựng, bảo tồn rừng quốc gia. 	C. Du canh, du cư
	B. Trồng cây gây rừng	 	D. Định canh, định cư	
Câu 4: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên từ đó gây hậu quả xấu tới tự nhiên là:
	A. Săn bắn động vật hoang dã 	C. Chăn thả gia súc
	B. Khai thác khoáng sản 	D. Phá hủy thảm thực vật, phá rừng lấy đất trồng trọt
	Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quần xã?
	A. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau làm cho quần thể có cấu trúc tương đối ổn định
	B. Các sinh vật trong quần xã đều thích nghi với môi trường sống của chúng
	C. Một tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định
	D. Một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định
Câu 6: Các nhân tố hữu sinh gồm:
	A. Địa hình và thổ nhưỡng (độ cao, độ trũng, độ dốc...)
	B. Nước (biển, ao, hồ, nước mưa).
	C. Ánh sáng, nhiệt độ, gió, độ ẩm không khí	
	D. Động vật, thực vật và vi sinh vật
Câu 7: Mối quan hệ hai bên cùng có lợi và nhất thiết phải có nhau được gọi là:
	A. Quan hệ hỗ trợ	 	 C. Quan hệ hợp tác	
	B. Quan hệ cộng sinh	 	 D. Quan hệ hội sinh	
Câu 8: Mét chuçi thøc ¨n hoµn chØnh gåm nh÷ng yÕu tè nµo?
	A. Sinh vËt ph©n gi¶i, sinh vật tiêu thụ
	B. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải 	
	C. Simh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải	
	D. Sinh vËt s¶n xuÊt, sinh vËt tiªu thô. 	
Câu 9: Biện pháp nào sau đây hạn chế được ô nhiễm không khí?
	A. Hạn chế tiếng ồn của các phương tiện giao thông
	B. Chôn lấp rác không khoa học
	C. Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống
	D. Tạo bể lắng và lọc nước thải
Câu 10: Mối quan hệ một bên có lợi, bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ nào sau đây giữa các sinh vật?
	A. Cộng sinh	C. Dinh dưỡng
	B. Hội sinh	D. Hợp tác 	
Câu 11: Ở người, nhóm tuổi lao động là những người có độ tuổi:
	A. 13 – 55 tuổi	C. 14 – 60 tuổi	
	B. 15 – 65 tuổi	D. 15 – 60 tuổi
Câu 12: Tập hợp nào sau đây không phải là một hệ sinh thái?
	A. Đầm nước tự nhiên và quần xã sinh vật ở đó
	B. Các loài cây và động vật sống ở núi đá vôi.
	C. Đàn cá mòi di cư vào sông để sinh sản
	D. Các cây ven bờ, vi sinh vật ở một hồ nước
Câu 13: Nhóm sinh vật sản xuất ra lượng chất hữu cơ lớn nhất là:
	A. Vi khuẩn	C. Tảo
	B. Thực vật	D. Động vật nguyên sinh 	
Câu 14: Dạng tài nguyên không tái sinh là:
	A. Dầu mỏ, khí đốt	C. Nước mặn và nước ngọt
	B. Động vật, thực vật hoang dã	D. Rừng ngập mặn	
Câu 15: Đặc trưng quan trọng nhất của quần thể là:
	A. Thành phần nhóm tuổi	C. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi
	B. Thành phần nhóm tuổi, mật độ	D. Mật độ	
Câu 16: Trong một quần xã ao hồ, nhóm sinh vật nào sau đây được gọi là quần thể?
	A. Cá chép.	C. Cá trắm, cá chép
	B. Cá trê, cá rô	D. Cá mè, cá rô phi	
II/ Tự luận (6 điểm)
 	 Câu 1: Sự tác động của con người vào môi trường được chia thành những giai đoạn nào? Nêu đặc điểm của từng giai đoạn đó? (1,5 điểm).
	 Câu 2: Trình bày các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? Hãy cho biết hậu quả lớn nhất của ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của mỗi chúng ta? (2 điểm). 
 	Câu 3: Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí ở nước ta hiện nay là gì(1,5 điểm).
 	 Câu 4: Vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?(1 điểm).
Bài làm
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đáp án (đề 1)
I/ Trắc nghiệm (4 điểm)
	1. A	2. D	3. C	4. D	5. C	6. D	7. B	8. C	9. C	10. B	11. B	12. A	13. B	14. A	15. D	16. A	
II/ Tự luận (6 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Chia thành 3 giai đoạn: Thời kì xã hội nguyên thủy; Thời kì xã hội nông nghiệp; Thời kì xã hội công nghiệp.
 + Thời kì xã hội nguyên thủy: Sự tác động của con người tới môi trường chủ yếu là săn bắt, hái lượm, dùng lửa để nấu nướng, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ.
 + Thời kì xã hội nông nghiệp: Tác động của con người chủ yếu là chặt phá rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc, làm thay đổi tầng nước mặt và diện tích rừng bị thu hẹp
 + Thời kì xã hội công nghiệp: Chế tạo ra máy móc, thiết bị, quá trình đô thị hóa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống
(1)
(0,25)
(0,25)
(0,25)
2
- Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm:
 + Các chất khí thải từ hoạt động sinh hoạt và công nghiệp
 + Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
 + Các chất phóng xạ
 + Các chất thải rắn
 + Vi sinh vật gây bệnh
- Hậu quả của ô nhiễm môi trường là làm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật
- Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải hành động để chống ô nhiễm góp phần bảo vệ môi trường sống của chính mình và cho các thế hệ mai sau.
(1)
(0,25)
(0,75)
3
- Hiện nay Việt Nam đang thực hiện pháp lệnh dân số mục đích nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hòa với sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường của đất nước.
(1,5)
4
- Vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
(1)
Tuần: 37 
Tiết: 74
Ngày soạn: ......................
Ngày dạy:.........................
 SỬA BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
	I/ Trắc nghiệm: (6 điểm)
	Khoanh tròn câu đúng nhất, mỗi câu đúng 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
d
c
b
d
c
c
b
a
d
c
b
b
 II/ Tự luận (4 điểm)
Câu 1: Sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên vì:
 - Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận
 - Chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
0,25 điểm
0,75 điểm
Câu 2: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm các thành phần chủ yếu sau:
 - Các thành phần vô sinh như đất, đá, nước, thảm mục...
 - Sinh vật sản xuất là thực vật
 - Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt
 - Sinh vật phân giải như vi khuẩn nấm....
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 3: 
 - Luật Bảo vệ môi trường được ban hành nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.
 - Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
 - Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam
 - Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp
 - Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường. Mọi người đều có trách nhiệm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.
0,25 điểm
0,75 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIÁO ÁN SINH HỌC 9.doc