Giáo án Chương trình địa phương Lớp 7 - Chủ đề 1 đến 3 - Năm học 2022-2023

Giáo án Chương trình địa phương Lớp 7 - Chủ đề 1 đến 3 - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Học xong bài này HS sẽ

Biết được thành nhà Hồ là di tích lịch sử cấp quốc gia và là di sản văn hóa thế giới.

Hiểu và tự hào về di tích

 Bỏa tồn và phát huy giá trị di sản.

 2. Năng lực

 a. Năng lực đặc thù

 - Năng lực nhận thức và tư duy: Khai thác và sử dụng được thông tin một số tư liệu lịch sử của di sản trong bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

 - Năng lực tìm hiểu lịch sử di sản: Tìm kiếm và sưu tầm đuợc tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

 - Năng lực sử dụng khai thác tranh ảnh và tưu liệu lịch sử.

 b. Năng lực chung

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập; vận dụng năng lực hợp tác để cùng trả lời các vấn đề đặt ra.

 - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Sử dụng được các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các vấn đề được đặt ra.

 - Năng lực tự chủ và tự học: Tự chủ trong tìm hiểu kiến thức và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

 

docx 29 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chương trình địa phương Lớp 7 - Chủ đề 1 đến 3 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/9/2022
 Tiết 1,2, 3, 4: 
 CHỦ ĐỀ 1
 BẢO TỒN PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN THÀNH NHÀ HỒ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức : Học xong bài này HS sẽ 
Biết được thành nhà Hồ là di tích lịch sử cấp quốc gia và là di sản văn hóa thế giới.
Hiểu và tự hào về di tích
 Bỏa tồn và phát huy giá trị di sản.
	2. Năng lực 
 	a. Năng lực đặc thù
	- Năng lực nhận thức và tư duy: Khai thác và sử dụng được thông tin một số tư liệu lịch sử của di sản trong bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
	- Năng lực tìm hiểu lịch sử di sản: Tìm kiếm và sưu tầm đuợc tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
	- Năng lực sử dụng khai thác tranh ảnh và tưu liệu lịch sử.
	b. Năng lực chung
	- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập; vận dụng năng lực hợp tác để cùng trả lời các vấn đề đặt ra.
	- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Sử dụng được các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các vấn đề được đặt ra.
	- Năng lực tự chủ và tự học: Tự chủ trong tìm hiểu kiến thức và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
	3. Phẩm chất 
	-Chăm chỉ: Giáo dục ý thức và tìm hiểu lịch sử để biết được trên đất nước ta có những di sản nào nào cần được giữ gìn và phát huy
	- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong học tập và có ý thức trong tìm hiểu di sản..
	II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
Học liệu: tài liệu, tranh ảnh, các phiếu bài tập, các hình ảnh
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a.Mục tiêu: Tạo tình huống tâm thế cho học sinh hào hứng khám phá nội dung bài học. Học sinh nâng cao năng lực quan sát đánh giá tranh ảnh di sản.
b. Nội dung: Cho học sinh quan sát tranh ảnh và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm: 
Các ảnh chụp những hình ảnh về khai quật và tìm những tư liệu lịch sử di sản thành nhà Hồ. Những hoạt động đó góp phần giúp cho con người hiểu rõ về lịch sử và di sản dân tộc.
d. Tổ chức thực hiện
* Giao nhiệm vụ học tập 
	Quan sát các hình ảnh và cho biết đây là những hình ảnh liên quan di sản nào?
 Cổng thà(Cổng thành nhà Hồ)
Đàn tế Nam Giao (thành nhà Hồ, Thanh Hóa)
* Thực hiện nhiệm vụ 
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra
 	* Báo cáo thảo luận
- Học sinh trả lời câu hỏi và thực hiện nhiệm vụ; học sinh khác nhận xét, bổ sung, điều chỉnh.
- GV quan sát, gợi ý.
* Kết luận, nhận định 
 Giáo viên kết luận và chuẩn kiến thức: đây là các hình ảnh đực chụp tại khu di tích thành nhà Hồ ở Vĩnh Lộc Thanh Hóa
Để tìm hiểu rộng hơn về di sản này chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Vị trí thành nhà Hồ
a, Mục tiêu: 
Học sinh biết được vi trí của thành
b. Nội dung: Cho học sinh khai thác kiến thức trong sách giáo khoa và những kiến thức liên quan để hiểu được tư liệu hiện vật là những di tích đồ vật.... của thành nhà Hồ.
c. Sản phẩm học tập 
 Những di tích như cổng thành, tường thành và hiểu được Hồ Qúy Ly đã chọn vị trí để đóng đô
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Hãy cho biết vị trí mà Hồ Qúy Ly chọn xây thành?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
	- Học sinh suy nghĩ theo hệ thống câu hỏi giáo viên đề ra
	 * Báo cáo kết quả 
 	- Học sinh phát biểu ý kiến
- Học sinh tiến hành nhận xét, giáo viên gợi ý, hướng dẫn 
* Kết luận, nhận định
	GV nhận xét đánh giá chuẩn kiến thức
1. VỊ TRÍ ĐIẠ LÍ
Di sản Thành Nhà Hồ thuộc địa bàn xã Vĩnh Tiến và xã Vĩnh Long (huyện Vĩnh Lộc). Kinh thành được dựng ở giữa vùng đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã và sông Bưởi, có núi án ngữ phía trước các cửa thành: phía bắc có núi Thổ Tượng (núi Voi); phía tây có núi Ngoạ Ngưu (núi Trâu Nằm); phía đông có dãy núi Hắc Khuyển (núi Chó Đen); phía nam có dãy núi Đốn Sơn (núi Đún). Đây là nơi hội tụ của sông Mã và sông Bưởi, tạo thành vị thế đặc biệt cho kinh đô.
Hoạt động 2. Nghệ thuật kiến trúc
	a, Mục tiêu: Học sinh hiểu được kiến trúc thành nhà Hồ.
	b. Nội dung: Cho học sinh khai thác kiến thức trong sách giáo khoa, tranh ảnh để tìm hiểu kiến thức
c. Sản phẩm học tập 
 - Qua bài học thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc của cổng thành và các công trình.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Giao nhiệm vụ học tập 
- Học sinh hoạt động cá nhân:
? Hãy cho biết tòa thành có kiến trúc kết hợp giữa nhân tạo và tự nhiên như thế nào?
 - Nét độc đáo của tòa thành để trở thành di sản là gì?
* THẢO LUẬN NHÓM: Phiếu học tập số 1
* Thực hiện nhiệm vụ 
HS thực hiện theo nhóm, giáo viên quan sát hỗ trợ
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm thuyết trình
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
* Kết luận, nhận định
	GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Kết luận lại nội dung
2. NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC.
a. Kiến trúc
Khu di tích Thành Nhà Hồ là sự kết hợp sáng tạo giữa kiến trúc nhân tạo 
với hình thế tự nhiên. Kế thừa kiến trúc xây dựng kinh thành trước,Thành 
Nhà Hồ vẫn còn bảo tồn được tính nguyên vẹn đại diện cho đặc điểm kinh đô, gồm: Thành Ngoại, Thành Nội, Đàn tế Nam Giao và các công trình phụ trợ xung quanh. Sau hơn 6 thế kỉ, cảnh quan và quy mô kiến trúc được bảo tồn và phục dựng.
- Đây là toà thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn của Việt Nam, mang phong cách Á Đông, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và hiếm có trên thế giới.Thành Nhà Hồ đại diện cho sự phát triển của phong cách kiến trúc mới nhờ công nghệ và các nguyên tắc quy hoạch khởi nguồn từ sự giao lưu giữa các yếu tố Đông Á và Đông Nam Á, gắn với điều kiện môi trường tự nhiên và kết hợp với yếu tố bản địa. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Giao nhiệm vụ học tập 
- Học sinh hoạt động cá nhân
 ? Một số công trình kiến trúc độc đáo
 * Thực hiện nhiệm vụ 
HS thực hiện theo nhóm, giáo viên quan sát hỗ trợ
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm thuyết trình
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
* Kết luận, nhận định
	GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Kết luận lại nội dung
b. Một số công trình kiến trúc độc đáo
 * Hoàng Thành (Thành Nội) là nơi thiết triều và sinh hoạt của triều đình. Các kiến trúc cung đình chính được bố trí cân đối ở hai bên chính điện. Di tích 
khảo cổ hiện còn ở chính giữa Hoàng Thành là đôi rồng đá. Phía trước chính điện có Đông Thái Miếu (nơi thờ tổ họ Hồ) và Tây Thái Miếu (thờ họ ngoại) 
 ( Rồng đá chính điện)
- Phía sau chính điện là cung Nhân Thọ – nơi ở của Hoàng đế (bên phải); điện Hoàng Nguyên – nơi Hoàng đế làm việc (bên trái); Đông Cung nơi ở của Thái tử; cung Phù Cực – nơi ở của Hoàng hậu. Ngoài ra, trong Thành Nội còn có một số hồ nước tạo phong cảnh như: hồ Dục Thuý, hồ Bơi Chải, hồ Dục Tương, hồ Bán Nguyệt.
Kinh thành có 4 cổng, mở ở chính giữa 4 bức tường thành, gồm: cổng Nam, cổng Bắc, cổng Đông và cổng Tây.
* La Thành (Thành Ngoại) 
La Thành nằm ở phía hữu ngạn sông Bưởi và tả ngạn sông Mã, có chu vi hơn 4 km, được đắp bằng đất, kết hợp trồng tre gai, đào hào rộng,... Vòng kiến 
trúc ngoài cùng đóng vai trò là tuyến phòng ngự bảo vệ kinh thành. Di tích La Thành được công nhận là Di tích cấp quốc gia năm 2011.
* Đàn tế Nam giao nơi vua làm lễ cúng cầu quốc thái dân an.
 Hoạt động 3. Gía trị lịch sử văn hóa
	a, Mục tiêu: Học sinh hiểu được về giá trị lịch sử văn hóa của di sản
	b. Nội dung: Cho học sinh khai thác kiến thức trong sách giáo khoa, tranh ảnh để tìm hiểu kiến thức. Học sinh xác định được những tư liệu có giá trị ịch sử văn hóa.
c. Sản phẩm học tập
 Tư liệu học sinh thấy được giá trị lịch sử văn hóa của di sản để từ đó có hướng phát huy bảo tồn giá trị
d. Tổ chức thực hiện 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Giao nhiệm vụ học tập 
Thảo luận nhóm: 3’
 Phiếu học tập số 2 
 Học sinh quan sát hình và trả lời câu hỏi.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Quan sát các hình ảnh và cho biết em liên tưởng đến những công trình kiến trúc nào trên thế giới ? công trình kiến trúc này gắn liền với nhân vật lịch sử nào? ..
..
? Qua đó hãy cho biết công trình được công nhân di tích cấp quốc gia năm nào và là di sản thế giới vào năm nào?
.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 * Thực hiện nhiệm vụ 
HS thực hiện theo nhóm, giáo viên quan sát hỗ trợ
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm thuyết trình
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
* Kết luận, nhận định
	GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Kết luận lại nội dung
- Thành Nhà Hồ còn có tên gọi là Thành Tây Đô, Thành AnTôn,Thành Tây Kinh, Thành Tây Giai, Thạch Thành. Thành là kinh đô của nước Đại Ngu, gắn liền với sự nghiệp của Hồ Quý Ly và vương triều Hồ (1400– 1407)
- 
Khu di sản Thành Nhà Hồ thể hiện sự giao thoa các giá trị nhân văn giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Á, ĐônNam Á vào cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV. Khu di sản nổi bật về kiểukiến trúc Hoàng thành, biểu tượng cho quyền lực của nhà nước phong kiến và là pháođài quân sự bề thế, chắc chắn, uy nghiêm.Thành Nhà Hồ được công nhận là Di tích quốc gia từ năm 1962; Di sản Văn hoá thế giới năm 2011 và được Chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt. 
Hoạt động 4. Bảo tồn phát huy giá trị di sản
	a, Mục tiêu: Học sinh hiểu được thế nào là Bảo tồn và phát huy giá trị	
b. Nội dung: Cho học sinh khai thác kiến thức trong sách giáo khoa, tranh ảnh để tìm hiểu kiến thức. 
c. Sản phẩm học tập
Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về việc bảo tồn và phát huy giá trị hiện có của di sản.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Giao nhiệm vụ học tập 
Thảo luận nhóm: 3’
 Phiếu học tập số 3 
Quan sát các hình ảnh và cho biết em biết thực trạng thành nhà Hồ? ..
..
? Qua đó hãy cho biết chúng ta phải làm gì để bảo tồn di sản và phát huy giá trị?
.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 * Thực hiện nhiệm vụ 
HS thực hiện theo nhóm, giáo viên quan sát hỗ trợ
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm thuyết trình
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
* Kết luận, nhận định
	GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Kết luận lại nội dung
- Hiện trạng Thành Nhà Hồ
Thành Nhà Hồ được coi là toà thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít thành đá còn lại trên thế giới. Ngoài bốn bức tường thành, bốn cổng, Đàn tế Nam Giao còn khá nguyên vẹn, hầu hết các công trình kiến trúc trên mặt đất thuộc khu vực Hoàng Thành không còn nguyên vẹn. Kiến trúc tường Hoàng Thành, nhất là tường thành đá phía bắc hiện  ...  thắng Hàm Rồng vang dội trong lịch sử.
- Không chỉ mang vị trí chiến lược trong chiến đấu, dãy núi Hàm Rồng còn có cảnh quan hùng vĩ bởi xung quanh được bao bọc bằng những đồi thông ngút ngàn và thung lũng thơ mộng. Đặc biệt, trên núi có động Long Quang và động Tiên Sơn với vẻ đẹp độc đáo, kỳ thú, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Động Long Quang còn có tên gọi là động Mắt Rồng do phía trên động có hai cửa hai bên, nhìn như hai mắt của con rồng. Không gian bên ngoài động rất thoáng đãng. Đứng từ cửa động, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Thanh Hóa ẩn hiện giữa núi non trùng điệp và dòng sông Mã uốn lượn như đang ôm ấp núi Rồng. Với phong cảnh nên thơ, trữ tình, từ xưa, động Long Quang đã lôi cuốn nhiều thi nhân, mặc khách đến vãn cảnh như: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Cao Bá Quát, Phạm Sư Mạnh Trên những bức tường đá bên trong động hiện còn lưu giữ nhiều bài thơ chữ Hán từ thời Hậu Lê ca ngợi thắng cảnh núi Rồng, sông Mã.
3. Động Tiên Sơn:
- Vòng theo chân núi Hàm Rồng, ngược lên theo các bậc đá dốc chừng 30m, du khách sẽ tới động Tiên Sơn. Động bao gồm 3 động chính là động 1, động 2 và động 3, thông với nhau bằng những lối lên xuống nhỏ. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hệ thống nhũ đá nguyên sơ với muôn hình, vạn trạng như hình ngọc hoàng thượng đế, tiên ông, tiên cô, thần sấm, thần sét, rồng bay, phượng múa... Ngoài ra, trong động còn có các khu vực với tạo hình độc đáo như vườn đào, thủy cung, địa ngục, cổng trời, giếng tiên khiến du khách có cảm giác như lạc vào không gian cổ tích nhuốm màu huyền thoại.
- Đối diện với núi Hàm Rồng, bên bờ bắc sông Mã là núi Ngọc hay còn gọi là núi Châu Phong. Nhìn từ xa, thế núi Hàm Rồng và núi Ngọc giống như con rồng đang vờn hạt ngọc. Bên cạnh đó là núi Cánh Tiên, nơi trước đây đặt trận địa pháo binh để bảo vệ cầu Hàm Rồng. Ngày nay, trên sườn núi khắc nổi hai chữ Quyết Thắng như một lời khẳng định về truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường của quân dân xứ Thanh.
	Hình ảnh Núi Hàm Rồng
Đối diện với núi Hàm Rồng, bên bờ bắc sông Mã là núi Ngọc hay còn gọi là núi Châu Phong. Nhìn từ xa, thế núi Hàm Rồng và núi Ngọc giống như con rồng đang vờn hạt ngọc. Bên cạnh đó là núi Cánh Tiên, nơi trước đây đặt trận địa pháo binh để bảo vệ cầu Hàm Rồng. Ngày nay, trên sườn núi khắc nổi hai chữ Quyết Thắng như một lời khẳng định về truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường của quân dân xứ Thanh.
Nằm trên núi Cánh Tiên, đền thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các anh hùng liệt sĩ tỉnh Thanh Hóa là điểm đến tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến với khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng. Ngôi đền không chỉ nổi bật bởi quy mô đồ sộ và sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống và hiện đại mà còn là công trình mang ý nghĩa tri ân sâu sắc của người dân Thanh Hóa đối với những người mẹ, những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho sự bình yên của quê hương hôm nay. Với tổng diện tích quy hoạch 15ha, đền bao gồm các hạng mục kiến trúc tiêu biểu như: tam quan, cổng tứ trụ, hồ bán nguyệt, đền thờ chính, tháp chuông, bia tưởng niệm Xung quanh đền được bao bọc bởi hệ thống tường rào bằng đá, các trụ hình búp sen cùng hệ thống các bậc cầu lên xuống. Bên trong đền, nơi đặt điện tưởng niệm được trang trí hoa văn tinh xảo, sơn son thếp vàng. Phía sau đền nổi bật với tháp chuông 9 tầng mang vẻ đẹp linh thiêng, huyền ảo.
4. Thiền viện Trúc Lâm:
Với tổng diện tích 40.000m2, Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng tọa lạc trên đồi C4 cũng là một trong những công trình văn hóa tâm linh đặc sắc thuộc khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng. Đây là nơi để Phật tử đến tu học, cũng là địa điểm diễn ra các buổi trò chuyện, giảng đạo cho mọi tầng lớp nhân dân. Công trình bao gồm các hạng mục kiến trúc chính như: Tam quan, Tam bảo, nhà thờ tổ, lầu chuông, lầu trống, nhà tăng, trai đường, nhà khách tăng, nhà giảng kinh, thiền đường, bến thuyền và các công trình phụ trợ khác. 
	Hình ảnh Thiền Viện Trúc Lâm
Làng cổ Đông Sơn:
Làng cổ Đông Sơn nằm bên bờ nam sông Mã, tựa lưng vào dãy núi Hàm Rồng. Làng Đông Sơn có cấu trúc theo kiểu làng thuần nông, phía trước là cánh đồng rộng lớn, màu mỡ cùng bến sông tấp nập thuyền bè; ba phía của làng được bao bọc bởi những đồi đất, núi đá xen kẽ. Với lịch sử hình thành từ hàng nghìn năm, làng cổ Đông Sơn hiện vẫn còn lưu giữ được kiến trúc cổng làng, đình làng truyền thống cùng hàng chục ngôi nhà cổ với những bức tường rêu phong nằm ven những con đường lát gạch, đá ngoằn ngoèo theo sườn núi. Bên cạnh đó là hệ thống các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc, trong đó có nhiều di tích liên quan đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo như đền Đức Thánh Cả, Phủ Mẫu, Miếu Nhị, Âm Vân tự, Bồ Đề tự, Văn chỉ, Võ chỉ, đình Trung, đền thờ nhà Lê, miếu nhà Bà, văn bia “Tượng Sơn bi ký”... Đặc biệt, những chứng cứ văn hóa vật chất được phát hiện từ lòng đất của làng cổ Đông Sơn như những bộ nông cụ, các loại vũ khí, đồ gốm, đồ trang sức đến những chiếc trống đồng có hoa văn tinh xảo... đã cho thấy từ thời kỳ dựng nước Văn Lang, Đông Sơn đã là một làng nông nghiệp có vị thế trong khu vực. Đầu thế kỷ 20, Đông Sơn đã trở thành tên gọi cho một nền văn hóa khảo cổ học nổi tiếng thế giới, đó là Văn hóa Đông Sơn và trống đồng Đông Sơn trở thành biểu tượng cho tài năng, trí sáng tạo của người Việt cổ trong buổi đầu tạo dựng văn minh của nhân loại.
	GV chốt : 
Với những trang sử oai hùng và cảnh quan của một vùng núi sông kỳ vĩ, khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng sẽ là thắng tích trường tồn mãi cùng chiều dài lịch sử dân tộc
Hoạt động 2. Bảo tồn phát huy giá trị khu di tích, lịch sử văn hóa Hàm Rồng
	a, Mục tiêu: Học sinh hiểu được thế nào là Bảo tồn và phát huy giá trị	
b. Nội dung: Cho học sinh khai thác kiến thức trong sách giáo khoa, tranh ảnh để tìm hiểu kiến thức. 
c. Sản phẩm học tập
Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về việc bảo tồn và phát huy giá trị hiện có của di sản.
d. Tổ chức thực hiện
 II. Bảo tồn phát huy giá trị khu di tích, lịch sử văn hóa Hàm Rồng
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Giao nhiệm vụ học tập 
Thảo luận nhóm: 3’
 Phiếu học tập số 3 
Quan sát các hình ảnh về khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng .
? Qua các hình ảnh trên hãy cho biết chúng ta phải làm gì để bảo tồn di sản và phát huy giá trị?
.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 * Thực hiện nhiệm vụ 
HS thực hiện theo nhóm, giáo viên quan sát hỗ trợ
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm thuyết trình
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
* Kết luận, nhận định
	GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Kết luận lại nội dung
II. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI TÍCH VĂN HÓA HÀM RỒNG
Ngày 29/5, tỉnh Thanh Hoá đã công bố Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu Di tích lịch sử, văn hóa Hàm Rồng. Đây là khu di tích lịch sử văn hóa thứ hai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sau di tích Lam Kinh. Địa điểm quy hoạch nằm trên địa bàn phường Hàm Rồng và một phần xã Đông Cương, xã Thiệu Dương (TP Thanh Hóa) với diện tích hơn 560 ha.
Khu Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng sẽ có trung tâm hành lễ và trung tâm dịch vụ du lịch. Đối với các di chỉ khảo cổ học, dự kiến sẽ xây dựng khu công viên khảo cổ nằm dọc bờ sông Mã với các hạng mục: Bảo tàng Đông Sơn, các hố khai quật khảo cổ tại chỗ.
Ngoài 2 khu chức năng chủ yếu trên, một số khu hỗ trợ phát huy giá trị di tích như Thiền viện Trúc Lâm, Công viên sinh thái Cánh Tiên, Công viên chiến thắng Hàm Rồng, Khu du lịch động Tiên Sơn, Khu văn hóa dân tộc xứ Thanh... cũng được đẩy nhanh tiến độ thi công hoặc xây mới.
Với mục tiêu, nhằm nâng cao giá trị của nền văn hóa Đông Sơn cùng những di tích lịch sử văn hóa, các công trình tôn giáo tín ngưỡng dân gian và lịch sử trong không gian danh thắng Hàm Rồng. Tỉnh Thanh Hóa xây dựng khu du lịch văn hoá Hàm Rồng trở thành khu du lịch sinh thái cảnh quan, du lịch văn hoá lịch sử, du lịch nhân văn, du lịch cắm trại - vui chơi giải trí - thể dục thể thao.
Qua đó, làm sống lại các giá trị của di tích, góp phần giáo dục, truyền bá trong và ngoài nước về một trong những cái nôi của người Việt cổ, truyền thống văn hóa dân tộc, lịch sử cách mạng hòa hùng của dân tộc và xứ Thanh.
Diện tích quy hoạch phân khu 1/2000 khu di tích lích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng là 561,85 ha, trong đó diện tích khoanh vùng bảo vệ khuyến nghị rộng 211,83 ha bao gồm: Khu vực bảo vệ I rộng 21,96 ha. Khu vực bảo vệ 2 rộng 190,44ha.
 Đình làng cổ Đông Sơn nằm trong khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng vẫn còn lưu giữ được nét hồn quê với “cây đa, bến nước, sân đình”.
Diện tích quy hoạch chi tiết di tích tỷ lệ 1/500 nằm trong khu quy hoạch phân khu rộng 211, 83ha. Gồm diện tích các điểm di tích, khu di chỉ khảo cổ, khu vực di tích và danh thắng núi Hàm Rồng, núi Ngọc, núi Cánh Tiên.
Khu di tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng với nhều di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh đẹp, trong đó có Làng cổ Đông Sơn, khu khảo cổ học văn hóa Đông Sơn được coi là một trong những cái nôi của người Việt cổ, có di tích lịch sử cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã, núi Ngọc, động Tiên Sơn, hồ Kim Quy
HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP
	a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. 
b. Sản phẩm học tập: Sản phẩm là phiếu học tập của học sinh
 c. Tổ chức hoạt động
 *Giao nhiệm vụ học tập: 	
	* Thực hiện nhiệm vụ 
HS thực hiện theo 4 nhóm, giáo viên quan sát hỗ trợ
Nhóm 1, 2 
 Theo em khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng bao gồm những địa danh nào?
.
 Nhóm 3, 4
Nêu những biện pháp để bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng?
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm thuyết trình
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
* Kết luận, nhận định
	GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Đánh giá qua sản phẩm là phiếu học tập của các nhóm của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn.
b. Sản phẩm: 
 c. Tổ chức hoạt động
*Giao nhiệm vụ học tập: 
1. Sưu tầm ca dao, tục ngữ hoặc thơ ca nói về cầu Hàm Rồng
 2. Vẽ tranh hoặc làm poster để quảng bá về di tích lịch sử Hàm Rồng?
* Thực hiện nhiệm vụ 
HS thực hiện nhiệm vụ theo câu hỏi trả lời cá nhân 
* Báo cáo, thảo luận
HS trả lời, nhận xét, bổ sung nêu ý kiến cá nhân
* Kết luận, nhận định
	GV nhận xét, đánh giá, nhận định đúng sai trong từng câu trả lời định hướng cho học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chuong_trinh_dia_phuong_lop_7_chu_de_1_den_3_nam_hoc.docx