Giáo án Công nghệ 7 cả năm - Trường THCS Hoàng Động

Giáo án Công nghệ 7 cả năm - Trường THCS Hoàng Động

Tiết 1 - Bài 1

 VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT

I .Mục tiêu

Qua bài học h/s nắm được

1. Kiến thức

 -Hiểu được vai trò của trồng trọt trong nền kinh tế nước ta hiện nay.

- Nêu các nhiệm vụ mà trồng trọt phải thực hiện trong giai đoạn hiên nay và những năm tới .

- Chỉ ra được các biện pháp thực hiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng trọt

2. Kỹ năng:

 - Qua các hoạt động học tập mà rèn luyện được năng lực khái quát hoá.

3. Thái độ .

 - Qua nội dung về biện pháp thực hiện nhiệm vụ trồng trọt , thấy được trách nhiệm của mình trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nđể tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt

 

doc 158 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1167Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 cả năm - Trường THCS Hoàng Động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn ............................ 
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Tiến độ
Ghi chú
 7A
7B
7C
Phần I : Trồng trọt
Chương I : Đại cương về kỹ thuật trồng trọt
Tiết 1 - Bài 1 
 VAI TRò Và NHIệM Vụ CủA TRồNG TRọT
I .Mục tiêu 
Qua bài học h/s nắm được
1. Kiến thức 
 -Hiểu được vai trò của trồng trọt trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
- Nêu các nhiệm vụ mà trồng trọt phải thực hiện trong giai đoạn hiên nay và những năm tới .
- Chỉ ra được các biện pháp thực hiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng trọt 
2. Kỹ năng: 
 - Qua các hoạt động học tập mà rèn luyện được năng lực khái quát hoá.
3. Thái độ .
 - Qua nội dung về biện pháp thực hiện nhiệm vụ trồng trọt , thấy được trách nhiệm của mình trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nđể tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt 
II .Chuẩn bị 
1. GV: 
- Nghiên cứu SGK
- Đọc thêm về các tư liệu nhiệm vụ của nông nghiệp trong giai đoạn mới
- Tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học
- giáo án điện tử ( có thể )
2. HS .
- SGK, vở ghi.
III. Tổ chức dạy và học 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động I : Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
Hoạt động II : Bài mới 
Giới thiệu bài học 
Nước ta là nước nông nghiệp với 76% dân số sống ở nông thôn , 70% lao động làm việc trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Vì vậy trồng trọt có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò của trồng trọt trong nền kinh tế là gì? bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
HĐ2.1 Tìm hiểu vai trò của trồng trọt trong trọt trong nền kinh tế. 
*Cách tiến hành: 
GV: Chiếu h1.1( sgk) cho hs quan sát.
HS: quan sát
GV: Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế?
HS: thảo luận và trả lời
( Cung cấp lương thực , thực phẩm , thức ăn cho vật nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp, nông sản cho xuất khẩu. ) 
? Thế nào là cây LT, TP, CN ? 
HS khác nhận xét
GV: chốt lại kiến thức.
GV: Kể tên một số loại cây lương thực ở địa phương?
Cây LT: lúa, ngô, khoai, sắn.
Cây TP: các loại rau quả....
Cây CN: mía , bông đay, cà phê, chè...
HĐ2.2Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt hiện nay 
* Cách tiến hành:
GV: Sản xuất nhiều lúa ngô khoai sắn là nhiệm vụ của lĩnh vực sản xuất nào ? 
h/s thảo luận .
GV: Trồng cây rau đậu ,vừng lạc là nhiệm vụ của lĩnh vực sản xuất nào ? 
h/s thảo luận và trả lời 
( sx nhiều lúa , ngô khoai sắn đủ để ăn và dự trữ .
Trồng rau đậu mè ........làm thức ăn 
Trồng mía .....cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường 
Trồng cây đặc sản : chè 
GV cho h/s nghiên cứu nội dung trong sgk tìm hiểu nhiệm vụ của nghành trồng trọt của nước ta hiên nay? 
( Gồm các nhiệm vụ 1,2,4,6. ) 
GV: kết luận .
HĐ 2.3 Tìm hiểu các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
* Cách tiến hành
GV: chiếu bảng phụ trong sgk, phát phiếu học tập cho từng học sinh
HS: điền thông tin vào phiếu
GV: soi kết quả của 2 hs để đối chiếu cho hs dưới lớp nhận xét
HS: nhận xét kq
GV: đưa ra đáp án đúng và nhận xét đánh giá hcọc sinh .
I.Vai trò của trồng trọt
* Cung cấp
- lương thực , thực phẩm ,
 - thức ăn cho vật nuôi,
 - nguyên liệu cho công nghiệp,
 - nông sản cho xuất khẩu. 
II. Nhiệm vụ của trồng trọt
 - gồm các nhiệm vụ : 1,2,4,6
III. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt cần sử dụng những biện pháp gì?
khai hoang lấn biển
tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng
áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật trồng trọt.
Hoạt động III : Củng cố ( 4 – 6’)
-Gv: Cho hs đọc ghi nhớ trong sgk
trong sgk
- Hs: trả lời các câu hỏi cuối bài .
IV. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau :
-Học bài, làm bài tập trong vở bài tập
-Tìm hiểu trước bài 3” Mốt số tính chất chính của đất trồng”
********************************************************************
Ngày soạn: 21/8/2011
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Tiến độ
Ghi chú
22/8/2011
2
7A
Đúng PPCT
3
7C
5
7B
Bài 2 
KháI niệm về đất trồng 
( tiết 2 )
I .Mục tiêu 
1. Kiến thức 
 - Biết được khái niệm, thành phần và một số tính chất của đất trồng.
- Hiểu được ý‏ ‎nghĩa, tác dụng của các biện pháp sử dụng, cải tạo, bảo vệ đất trồng.
 2. Kỹ năng: 
Xác định được thành phần cơ giới và độ PH của đất bằng phương pháp đơn giản.
 3.Thái độ .
- Có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
II .Chuẩn bị 
1.GV
- 1 khay đất trong đó có một nửa là đất , một nửa là đá.
- Hình vẽ về tỉ lệ các TP của đất.
- Phương pháp : quan sát , vấn đáp .
2. HS . Đọc trước bài 2 trả lời các câu hỏi trong bài .
III.Tổ chức dạy và học
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung cần đạt 
Hoạt đông I :Kiểm tra bài cũ.
1 Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt ở nước ta hiện nay ? 
2. Để thực hiện được vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt ta cần có biện pháp gì ? 
Hoạt đông II : Bài mới 
Giới thiệu bài học
Muốn phát triển trồng trọt , điều quan trọng là phải có đất .Vậy thế nào gọi là đất ? Vì sao đất lại tạo điều kiện để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt ? đó là nội dung của bài hôm nay
 Hoạt đông II .1:Tìm hiểu khái niệm về đất trồng 
GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu phần 1 trong sgk
? đất trồng là gì
Hs: trả lời.
( Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất trên đó thực vật có khả năng sinh sống vá sản xuất ra sản phẩm. ) 
GV: lớp than đá tơi xốp có phả là lớp đất trồng không? Tại sao?
HS: Không vì tv không sinh sống trên đó được.
Gv: Giới thiệu sự hình thành của đất trồng
GV: kết luận .
Hoạt đông II.2 Tìm hiểu vai trò của đất trồng.
GV: chiếu h2/ sgk lên màn hình cho hs quan sát.
? Sự giống và khác nhau khi trồng cây trên môi trường nước và trồng cây trên môi trường đất
HS: trả lời
GV: Đất có tầm quan trọng ntn đối với cay trồng?
Hs: Trả lời
Hoạt đông II.3 nghiên cứu thành phần của đất trồng
Gv: chiếu sơ đồ 1 trong sgk 
Hs: quan sát sơ đồ
Gv: cho biết thành phần của đất trồng?
 Vai trò của từng thành phần? 
Nghiên cứu sgk làm bài tập sau: 
Điền tiếp vào chỗ chấm của các câu sau. 
1. Phần khí trong đất gồm các chất ...................................................................................
...................................................................................
2. Phần hữu cơ trong đất gồm ................................
...................................................................................
3.Phần vô cơ trong đất gồm.....................................
...................................................................................
4. Nước trong đất có tác dụng..................................
..................................................................................
1. ni tơ,ôxy, cacsbon níc, mê tan.
2. sinh vật sống, xác SV, chất khoáng phân huỷ từ chất hữu cơ , các chất h/cơ đơn giản, muối .
3. chứa nhiều chất khoáng là chất dinh dưỡng cho cây như: ni tơ, phốt pho, kali, can xi, kẽm.
4. hoà tan chất dinh dưỡng , cung cấp nước cho cây.
1. Khái niệm về đất trồng
Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất trên đó thực vật có khả năng sinh sống vá sản xuất ra sản phẩm. 
2.Vai trò của đất trồng
- Cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đuứng vững
3. Thành phần của đất trồng
*Thành phần của đất trồng gồm 
- phần khí
- Phần rắn: 
+ Chất hữu cơ. 
+ Chất vô cơ.
- Phần lỏng
Hoạt đông III: Củng cố .
Gv: Cho hs đọc ghi nhớ trong sgk
 - Hs: trả lời câu hỏi cuối bài
IV . Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài tiếp theo 
 -Học bài, làm bài tập trong vở bài tập
 -Tìm hiểu trước bài 3” Mốt số tính chất chính của đất trồng”
********************************************************************
Ngày soạn : 25.08.2011
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Tiến độ
Ghi chú
29/8/2011 
7C
Đúng PPCT
7B
7A
Tiết 3: Bài 3:
MộT Số TíNH CHấT CủA ĐấT TRồNG
I . MụC tiêu 
Qua tiết học này h/s nắm được .
1. Kiến thức : 
- Biết được thành phần và một số tính chất của đất trồng.
- Hiểu được thành phần cơ giới của đất là gì.Thế nào là đất chua, đất kiềm,trung tính.Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng.Thế nào là độ phì nhiêu của đất.
2. Kỹ năng: 
- Phân biệt được các loại đất 
3. Thái độ 
 - Có ý thức bảo vệ,duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
II. Chuẩn bị 
 1. GV:
- Một số loại đất được nghiền nhỏ 
- Cốc nhựa , cốc thủy tinh ......
2. Hs : SGK, vở ghi
III. Tổ chức dạy học .
Hoạt động của GV & HS 
Nội dung cần đạt 
Hoạt động I - Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống cây trồng?
 Câu 2: Đất trồng gồm những thành phần nào? Vai trò của từng thành phần đó đối với cây 
Hoạt động II : Bài mới 
 Giới thiệu bài học
Đa số cây trồng nông nghiệp sống và phát triển trên đất . Thành phần và tính chất của đất ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản.Muốn sử dụng đất hợp lý cần phải biết được các đặc điểm và tính chất của đất . 
Hoạt động II .1 Tìm hiểu thành phần cơ giơí của đất
Gv: Yêu cầu học sinh nghiên cứu phần I/sgk
Hs: Nghiên cứu
Gv: Thành phần cơ giới của đất là gì?
Hs: Trả lời
Gv: ý nghĩa thực tế của việc xác định thành phần cơ giới của đất để làm gì?
? Căn cứ vào đâu phân ra các loại đất ? 
( căn cứ vào tỷ lệ các loại hạt có trong đất ) 
+Đất sét : 25% cát 30% limon 45% sét.
+ Đất cát: 80% cát 10% li mon 55 sét .
+ Đất thịt: 45% cát 40% li mon 15% sét. 
Hoạt động II .2 Phân biệt được thế nào là độ chua, độ kiềm của đất
Gv: Yêu cầu học sinh đọc nội dung sgk
Hs: Đọc
GV:người ta thường dụng tri số độ pH để đo độ chua độ kiềm của đất người ta lấy dung dịch đất để đo độ pH từ đó xác định độ chua của đất.
GVlàm thí nghiệm cho h/s quan sát ( thử bằng giấy quỳ tím ) 
 ? Độ pH của đất dùng để đo cái gì
 ? Trị số pH dao đông như thế nào ?
 ? Với các giá trị nào của đất gọi là đất chua, đất kiềm, đất trung tính ? 
Hs: Trả lời - Đất chua: pH< 6,
 - Đất kiềm: pH> 7,5
 - Đất trung tính: pH= 6,5- 7,5
Gv: Việc xác định đất chua, đất kiềm, đất trung tính nhằm mục đích gì?
Hs: Sử dụng và cải tạo đất
Hoạt động II .3 Tìm hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng.
Gv: Vì sao đất lại giữ được nước và chất dinh dưỡng
Hs: Đất có nhiều hạt kích thước nhỏ và mùn thì khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt.
Gv: Chiếu bài tập vận dụng trong sgk
Hs :Trình bày và nhận xét.
Gv: Hạt có kích thước càng nhỏ thì khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.
I.Thành phần cơ giới của đất là gì?
- Tỷ lệ phần trăm của các hạt cát, limon, sét trong đất gọi là thành phần cơ giới của đất.
- Tùy tỷ lệ từng loại hạt trong đất mà ta chia đất thành đất sét, đất cát, đất thịt. 
+Đất sét : 25% cát 30% limon 45% sét.
+ Đất cát: 80% cát 10% li mon 55 sét .
+ Đất thịt: 45% cát 40% li mon 15% sét. 
II. Thế nào là độ chua, độ kiềm của đất.
- Độ chua, kiềm của đất được đo bằng độ pH 
 - Đất chua: pH < 6,5
 - Đất kiềm: pH > 7,5
 - Đất trung tính: p ... ường nước bị ô nhiễm và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thủy sản .
-Dùng nước thải để nuôi thủy sản mang lại lợi ích gì ?
Hạn chế cung cấp thức ăn .
-Dùng nước thải chưa xử lí sạch để nuôi tôm cá có tác hại gì ?
-Nguồn nước thải nào đổ ra sông ,ao,hồ ?
-Môi trường nước bị ô nhiễm gây hậu hậu quả gì ? 
-Bảo vệ môi trường thủy sản nhằm mục đích gì ? 
HS: - Làm ô nhiễm môi trường nước làm chết tôm cá,sản phẩm tôm cá có chất độc nguy hiểm 
-Nước thải sinh hoạt,nước thải các nhà máy,
-Sinh vật có thể chết ,người bị nhiễm bệnh . -Hạn chế thấp nhất ảnh hưởng xấu của các chất độc hại đối với thủy sản và con người . Gv kết luận về ý nghĩa việc bảo vệ môi trường. 
Hoạt động 2 :Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản
-Biện pháp lọc nước nhằm mục đích gì ?
-Biện pháp này có hạn chế gì ? 
- Có biện pháp nào hỗ trợ giải quyết hạn chế này? 
HS:-Giảm bớt tạp chất,rác bẩn
 -Không diệt được vi khuẩn và chất độc hòa tan trong nước
 -Dùng hóa chất diệt khuẩn ,dùng hóa chất để trung hòa làm giảm bớt chất độc
Hoạt động 3 :Tìm hiểu hiện trạng nguồn lợi thủy sản trong nước
 HS đọc mục III .Nghiên cứu kĩ mục 1 trang 153 sgk .
 Làm bài tập điền chữ :
-Các loài thủy sản nước ngọt quý hiếm có nguy cơ tuỵệt chủng như cá lăng ,cá chiên ,cá hồ ,cá tra dầu.
-Năng suất khai thác của nhiều loài cá bị giảm sút nghiêm trọng .
-Các bãi đẻ và số lượng cá bột giảm sút đáng kể trên hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và năng suất khai thác một số loài cá kinh tế những năm gần đây giảm so với năm trước .
Hoạt động 4 :Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản .
-Thế nào là khai thác mang tính hủy diệt với cường độ cao ? 
-Hậu quả của biện pháp này ?
-Tại sao phá rừng đầu nguồn lại gây tổn thất nguồn lợi thủy sản ?
-Những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước ?
Hoạt động 5 :Tìm hiểu biện pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
HS đọc mục 3 trang 154 sgk .
-Dùng điện ,chất nổ hủy diệt mọi sinh vật, khai thác từ cá con đến cá mẹ .
 -Các loài sinh vật bị tiêu diệt hết sạch không còn khả năng tái tạo .
 -Mưa lũ ,ao hồ vỡ ,cuốn trôi hết tôm cá, mùa khô hạn ,hết sạch nước ,tôm cá không còn môi trường để sống .
 -Nước thải sinh hoạt ,nước thải công nghiệp ,nước thải nông nghiệp .
-Phân tích mối quan hệ các yếu tố VAC ? 
-Làm thế nào để nâng cao năng suất chăn nuôi thủy sản ? 
-Làm thế nào để duy trì nguồn lợi thủy sản lâu dài ,bền vững ? 
HS: -Giống tốt + nuôi dưỡng ,chăm sóc tốt vệ sinh phòng bệnh tốt .
 -Bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản,đánh bắt thủy sản đúng kĩ thuật ,không đánh bắt hủy diệt với cường độ cao .
I. ý nghĩa
SGK/152
II. Một số biện pháp bảo vệ môi trường
1. Các phương pháp xử lý nguồn nước.
a) lắng
b) Dùng hoá chất
c) 
-Ngừng cho ăn
-Tháo bớt nước cũ và cho thêm nước sạch
- Xử lý nguồn nước
2. Quản lý
SGK/153
III. Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
1. Hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản trong nước.
SGK/153
2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sản
- Khai thác với cường độ cao nag tính huỷ diệt
- Phá hoại rừng đầu nguồn.
- Ô nhiễm môi trường nước.
- Đắp đập ngăn sông xây dựng hồ chứa.
3. Khai thác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hợp lý
SGK/154
4. Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Củng cố
 -HS đọc phần ghi nhớ
IV . Hướng dẫn về nhà
 -ôn tập nội dung đã học .
- Tiết sau ôn tập
 TIếT 51: ôN TậP NộI DUNG KIếN THứC PHầN 4
THủY SảN
Lớp
7A
7B
7C
7D
Ngày
I.MụC TIêU bài học :
*Củng cố và hệ thống hóa được các nội dung :
-Vai trò nhiệm vụ của nuôi thủy sản.
-Kĩ thuật sản xuất ,sử dụng thức ăn ,chăm sóc quản lí ,thu hoạch bảo quản và chế biến thủy sản.
*Có ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản .
* Củng cố các kĩ năng vận dụng vào thực tiễn.
II. Phương tiện:
Chuẩn bị các biểu bảng trong điều kiện có thể, bảng phụ
III. TIếNTRìNH BàI GIảNG:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 1 Giới thiệu bài học : Nội dung nghiên cứu 8 bài, gồm 3 phần kiến thức cơ bản chúng ta sẽ lần lượt ôn kiến thức từng phần.
Hoạt động 1: ôn tập vai trò nhiệm vụ của nuôi thủy sản .
-Nuôi thủy sản có những vai trò gì ?
-Nuôi thủy sản có những nhiệm vụ nào ?
HS trả lời , GV kết luận theo sơ đồ 68 và sơ đồ 69
Hoạt động 2 : ôn tập đại cương về kĩ thuật nuôi thủy sản .
-Các tính chất môi trường nuôi thủy sản? -Dùng sơ đồ 70 để minh họa 
-Biện pháp nâng cao chất lượng vực nước
 -Cải tạo nước ao và cải tạo đáy ao
 nuôi thủy sản ?
 -Sự khác nhau giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo của tôm cá ? 
 -Dùng sơ đồ 72 để phân biệt 
-Biện pháp chăm sóc quản lí ao nuôi cá? 
-Tại sao phải coi trọng biện pháp phòng bệnh cho động vật thủy sản ? 
 Hoạt động 3 : ôn tập quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thủy sản 
-Tại sao phải bảo quản và chế biến thủy sản? 
-Bảo quản hạn chế hao hụt số lượng và chất lượng ,chế biến tăng giá trị sử dụng và chất lượng.
-Một số phương pháp bảo quản và chế biến thủy sản . 
-Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản ? 
-Do con người đưa rác thải ,nước thải công nghiệp,nông nghiệp , các loại chất thải độc hạilàm cho môi trường ô nhiễm,sinh vật thủy sản không đảm bảo điều kiện để tồn tại ,sinh trưởng ,phát triển thuận lợi. 
-Biện pháp bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản 
1. Vai trò của nhiệm vụ nuôi thuỷ sản
- Vai trò
- Nhiệm vụ
2. Đại cương về kỹ thuật nuôi thuỷ sản
- Môi trường nuôi thuỷ sản.
- Thức ăn của động vật thuỷ sản.
- Chăm sóc, quản lý, và phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản.
3. Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thuỷ sản.
- Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản.
- Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
 4. Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Củng cố
- GV: Cho HS hệ thống lại kiến thức bằng cây sơ đồ
- GV: Cho HS làm bài tập trắc nghiệm trên bảng phụ
- GV: Cho HS trả lời các câu hỏi SGK/156
VI. Hướng dẫn về nhà:
 - Cho hs về nhà ôn tập theo nội dung đề cương học kì 2
 -Chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì .
 Tiết 52: Kiểm tra học kì II
Lớp
7A
7B
7C
7D
Ngày
i. mụC TIÊU BàI HọC
- Kiểm tra việc nắm vững kiến thức của học sinh.
- Rèn tính tự giác, trung thực, cách trả lời trong làm bài.
II. Ma trận
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
- Vai trò của chuồng nuôi
Câu 2.6 0,25
- Vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi.
Câu 1.4 0,25
Câu 2.4 0,25
-Chăn nuôi vật nuôi non
Câu 2.7 0,25
- Chăn nuôi vật nuôi đực giống
Câu 2.8 0,25
-Khái niệm về bệnh
Câu 2.5 0,25
Câu 3 1,0
- Nguyên nhân sinh ra bệnh
Câu 3 2,0
- Vắc xin là gì ? tác dụng và chú ý khi sử dụng vắc xin 
Câu 1.2 0,25
Câu 4 2,0
- Vai trò của nuôi thuỷ sản
Câu 1.1 0,25
- Đặc điểm và tính chất của nước nuôi TS
Câu 1.3 0,25
Câu 2.1; 2.2; 2.3 0,75
- Những loại thức ăn của tôm, cá
Câu 5 1,0
Tổng số câu
1
1
3
Tổng % điểm
20%
20%
60%
I- Trắc nghiệm(2 điểm) 
Câu 1(1 điểm) : Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
1- Một trong các vai trò của nuôi thuỷ sản là :
A- Khai thác tối đa tiền năng về mặt nước và giống nuôi.
B- Cung cấp thực phẩm tươi sạch
C- Cung cấp thực phẩm có giá trị kinh tế cao.
D-ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thuỷ sản.
2- Văcxin có tác dụng phòng bệnh là do:
A- Vắc xin tiêu diệt mầm bệnh. B- Vắc xin trung hoà yếu tố gây bệnh
C- Vắc xin kích thích cơ thể sinh kháng thể chống lại mầm bệnh
D- Vắc xin làm cho mầm bệnh không lọt được vào cơ thể.
3- Độ trong tốt nhất cho tôm, cá là:
A. 20- 30cm B. 10-20cm C. 25- 30cm D. 30 - 35cm.
 4 – Mục đích của việc vệ sinh trong chăn nuôi là :
A- Ngăn chặn dịch bệnh, nâng cao năng suất chăn nuôi.
B- Phòng bệnh, bảo vệ sức khoẻ vật nuôi và nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
C- Dập tắt dịch bệnh. D- Khống chế dịch bệnh, nâng cao sức khoẻ vật nuôi.
Câu 2( 1điểm) : Hãy nối cột A với cột B cho phù hợp
Cột A
Cột B
1- Tính chất lý học của nước nuôi thuỷ sản là :
a, có khả năng hoà tan các chất vô cơ và hữu cơ.
2- Độ pH thích hợp cho nhiều loài tôm, cá là :
b, nhiệt độ, độ trong, màu nước, sự chuyển động của nước
3- Một trong các đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản là:
c, cho vật nuôi tắm chải, vận động hợp lý, vệ sinh chân móng.
4- Vệ sinh thân thể cho vật nuôi
d, từ 6 đến 9
5- Bệnh nào sau đây là bệnh truyền nhiễm
e, giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết đồng thời tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi.
6- Một trong những vai trò của chuồng nuôi là
f. Dịch tả ở lợn
7- Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non là:
g. đạt được khả năng phối giống cao và cho đời sau có chất lượng tốt.
8- Mục đích của chăn nuôi vật nuôi đực giống là:
h. sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh
i. từ 6,5 đến 9
k. Bệnh giun sán
1- ; 2- ; 3- ; 4- ; 5- ; 6- ; 7- ; 8-
II- Tự luận (8 điểm)
Câu 3: (3điểm)
Nêu khái niệm về bệnh? Các nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi ? lấy ví dụ về các nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi ?
Câu 4 (3 điểm)
- Vắc xin là gì ? Có mấy loại vắc xin ? Khi sử dụng vắc xin cần chú ý điều gì ?
Câu 5 (1 điểm) Trình bày sự khác nhau giữa thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên của tôm và cá ?
Đáp án + biểu điểm
 I- Trắc nghiệm(2 điểm) 
Câu 1(1 điểm) Mỗi ý đúng được 0, 25 điểm
C
C
A
B
Câu 2(1 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
1 – b; 2-d ; 3- a ; 4 – c ; 5 – f ; 6 - e ; 7 -h ; 8 –g
II- Tự luận (6điểm)
Câu 3: (3điểm)
- Khái niệm về bệnh (1đ)
Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng sinh lý trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh, làm hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh, làm giảm sút khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.
- Nguyên nhân sinh ra bệnh+ ví dụ (2đ)
+Yếu tố bên trong: Bệnh bạch tạng ở trau, bò.
+ Yếu tố bên ngoài:
- Cơ học : gà gãy cánh...
-Lý học: Trâu, bò say nắng...
- Hoá học : Lợn ăn phải thức ăn có thuốc trừ sâu...
- Sinh học: + Kí sinh trùng: rận ở chó...
 + Vi sinh vật: bệnh đóng dấu ở lợn.
Câu 4(2đ)
- Vắc xin là các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm (0,5đ)
- Có hai loại vắc xin : (0,5đ)
+Vắc xin chết
+ Vắc xin nhược độc
- Khi sử dụng vắc xin cần chú ý (1,đ)
+ Vắc xin dùng phòng bệnh cho vật nuôi khoẻ, không tiêm vắc xin cho vật nuoi ủ bệnh và vừa khỏi bệnh.
+ Khi sử dụng phải tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc.
+ Vắc xin đã pha rồi phải dùng ngay. Nếu còn thừa phải xử lý theo quy định.
+ Nếu thấy vật nuôi có dị ứng thuốc phải dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cho cán bộ thú y để giải quyết kịp thời.
Câu 5 (1 điểm)
- Thức ăn tự nhiên có sẵn trong nước gồm có : vi khuẩn, thực vật thuỷ sinh, động vật phù du , động vật đáy và mùn bã hữu cơ.
- Thức ăn nhân tạo : do con người cung cấp trực tiếp . Có 3 nhóm thức ăn tinh, thức ăn thô và thức ăn hỗn hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • doccong nghe 7moi.doc