Giáo án Công nghệ 7 cả năm - Trường THCS Nguyễn Khắc Viện

Giáo án Công nghệ 7 cả năm - Trường THCS Nguyễn Khắc Viện

Phần I: TRỒNG TRỌT

Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT

 Bài 1,2 : Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt

khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng

 I. Mục tiêu:

 - Kiến thức: Sau khi học song học sinh hiểu được vai trò của trồng trọt, biết được nhiệm vụ của trồng trọt hiện nay.

 - Kỹ năng: Biết được một số biện pháp thực hiện nhiệm vụ trồng trọt

II. Chuẩn bị:

 GV chuẩn bị bài 1, 2 SGK và các tài liệu liên quan

 Hình 1; 2 SGK phóng to và sưu tầm thêm các tranh ảnh liên quan

 

doc 114 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2099Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 cả năm - Trường THCS Nguyễn Khắc Viện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết PPCT: 1 Thứ 3 ngày 24 tháng 8 năm 2010.
Phần I: trồng trọt
Chương I: Đại cương về kĩ thuật trồng trọt
	 Bài 1,2 :	 Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt
khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng
 I. Mục tiêu:
 - Kiến thức: Sau khi học song học sinh hiểu được vai trò của trồng trọt, biết được nhiệm vụ của trồng trọt hiện nay.
 - Kỹ năng: Biết được một số biện pháp thực hiện nhiệm vụ trồng trọt
II. Chuẩn bị:
 GV chuẩn bị bài 1, 2 SGK và các tài liệu liên quan
 Hình 1; 2 SGK phóng to và sưu tầm thêm các tranh ảnh liên quan
II. Tiến trình lên lớp:
 1.ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra bài cũ:
 GV hệ thống sơ lược về chương trình môn học công nghệ 7 nói chung và phần I trồng trọt nói riêng để các em biết sơ lược về mục tiêu của môn học
 3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Vai trò của trồng trọt
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-Yêu cầu học sinh quan sát, nghiên cứu thông tin sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi:
+Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế?
+Em hãy lấy ví dụ về một số loại cây trồng kinh tế
-GV kết luận các vai trò của trồng trọt
-HS quan sát hình vẽ, thảo luận và trả lời các câu hỏi
-Ghi nhận thông tin
Hoạt động 2: Nhiệm vụ của trồng trọt
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV hướng dẫn HS áp dụng các kiến thức ở mục 1, liên hệ với thực tiễn từ đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+Sản xuất lúa, ngô, khoai, sắn là nhiệm vụ của lĩnh vực sản xuất nào?
+Trồng cây đậu, vừng, lạc là nhiệm vụ của lĩnh vực sản xuất nào?
-Kết luận các nhiệm vụ 1, 2, 4, 6 mục 2 SGK
-Liên hệ thực tiễn, thảo luận và trả lời các câu hỏi
-Ghi nhận thông tin
Hoạt động 3: Các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của ngành trồng trọt
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+Mục đích của việc khai hoang lấn biển là gì?
+Tại sao phải tăng số vụ trên cùng đơn vị diện tích?
+Sử dụng giống mới năng suất cao, bón phân đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh kịp thời nhằm mục đích gì?
-Nhận xét, bổ sung và kết luận nội dung đúng theo SGK
-Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi
-Ghi nhận thông tin
Hoạt động 4: Khái niệm về đất trồng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Khái niệm:
-Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+Đất trồng là gì?
+Lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng không? Tại sao?
+Đất trồng khác với đất như thế nào?
-Kết luận: Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của võ trái đất mà trên đó cây trồng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm
2.Vai trò của đất trồng
-Hướng dẫn HS quan sát hình 2 và yêu cầu các em trả lời câu hỏi:
+Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với cây trồng?
+Ngoài đất, cây còn có thể sống được trong môi trường nào?
-Kết luận đất có vai trò là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vữn
-Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi
-Ghi nhận thông tin
-Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi
-Ghi nhận thông tin
Hoạt động 5: Thành phần của đất trồng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV treo sơ đồ 1 phóng to lên bảng
yêu cầu HS điền vào vở vai trò từng thành phần của đất trồng
-Kết luận nội dung đúng theo SGK
-Một vài HS lên bảng làm, các HS khác cho nhận xét
-Ghi nhận thông tin
Hoạt động 6: Tổng kết bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV tổng kết lại nội dung chinh của bài học
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ, trả lời các câu hỏi cuối bài
-Lắng nghe
-Đọc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi
 4.Hướng dẫn về nhà:
 -Căn dặn HS về nhà học bài củ và đọc trước nội dung bài 2 SGK
Tiết PPCT	: 2 Thứ 7 ngày 4 tháng 9 năm 2010.
Bài 3 : Một số tính chất của đất trồng
I.Mục tiêu:
 * Kiến thức: Sau khi học song học sinh hiểu được thành phần cơ giới của đất là gì, thế nào là đất chua đất kiềm, đất trung tính, vì sao đất dữ được nước và chất dinh dưỡng, thế nào là độ phì nhiêu của đất.
 *Kỹ năng: Học sinh có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
II.Chuẩn bị:
 GV chuẩn bị bài 3 SGK và các tài liệu liên quan như: Giáo trình trồng trọt tập 1 
 - Bảng mẫu ở SGK phóng to và sưu tầm thêm các tranh ảnh liên quan
III.Tiến trình lên lớp:
 1.ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: GV nêu câu hỏi yêu cầu HS lên bảng trả lời
 HS 1: Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế ở địa phương ?
 HS 2: Cho biết đất trồng là gì? Đất trồng gồm những thành phần nào?
 3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Thành phần cơ giới của đất là gì?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin 
+Phần rắn của đất bao gồm những thành phần nào?
-Giảng giải cho HS biết thành phần khoáng bao gồm hạt cát, limon, sét. Tỉ lệ các hạt này gọi là thành phần cơ giới của đất
+ý nghĩa thực tế của việc xác định thành phần cơ giới của đất là gì?
-Kết luận: Dựa vào tỉ lệ các loại hạt trong đất người ta chia đất làm 3 loại chính: đất cát, đất thịt và đất sét 
-HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi
-Ghi nhận thông tin
Hoạt động 2: Thế nào là độ chua, độ kiềm của đất
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+Độ pH dùng để đo cái gì? trị số pH dao động trong phạm vi nào? với các trị số nào của pH đất được gọi là đất chua, kiềm, trung tính?
-Kết luận nội dung theo SGK
-HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi
-Ghi nhận thông tin
Hoạt động 3 : Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng
-Nhận xét, bổ sung và kết luận
-HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi
-Ghi nhận thông tin
Hoạt động 4 : Độ phì nhiêu của đất là gì?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi gợi mở:
+ở đất, việc thiếu nước và chất dinh dưỡng thì cây trồng phát triển như thế nào?
+Độ phì nhiêu của đất quyết định cái gì trong sản xuất?
-Nhận xét, bổ sung và kết luận
-HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi
-Ghi nhận thông tin
Hoạt động 5: Tổng kết bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV tổng kết lại nội dung chinh của bài học
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ, trả lời các câu hỏi cuối bài
-Lắng nghe
-Đọc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi
 4.Hướng dẫn về nhà:
 -Căn dặn HS về nhà học bài củ và đọc trước nội dung bài 6 SGK
Tiết PPCT:3	 Thứ 7 ngày 11 tháng 9 năm 2010.
Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất.
I. Mục tiêu:
 *Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng đất hợp lí
 - Biết các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất
 *Thái độ: - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ tài nguyên môi trường đất
II. Chuẩn bị:
 GV chuẩn bị nội dung bài 6 SGK và các tài liệu liên quan 
III.Tiến trình lên lớp:
 1.ổn định tổ chức
 2.Kiểm tra bài cũ: GV nêu câu hỏi yêu cầu HS lên bảng trả lời
 HS 1: Thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính?
 HS 2: Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?
 3: Bài mới: 
Hoạt động 1: Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?
-Để làm rỏ mục đích của các biện pháp sử dụng đất nêu trong SGK, đưa ra các câu hỏi gợi mở:
+Thâm canh tăng vụ trên cùng đơn vị diện tích có tác dụng gì? tác dụng như thế nào đến lượng sản phẩm thu được?
+Trồng các loại cây phù hợp với đất có tác dụng như thế nào đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây?
-GV giảng cho HS biện pháp vừa sử dụng vừa cải tạo đất thường áp dụng với vùng đất mới khai hoang hoặc lấn biển
-HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi
Hoạt động 2: Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-Yêu cầu học sinh quan sát, nghiên cứu thông tin sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi:
+Mục đích của các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất là gì?
+Các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất này áp dụng cho loại đất nào?
-Tập hợp các ý kiến của HS, sửa chữa bổ sung và rút ra kết luận về biện pháp cải tạo, mục đích và áp dụng cho các loại đất tương ứng 
-HS quan sát, nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi
-Ghi nhận thông tin
Hoạt động 3: Tổng kết bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV tổng kết lại nội dung chinh của bài học
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ, trả lời các câu hỏi cuối bài
-Lắng nghe
-Đọc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi
 4.Hoạt động về nhà:
 -Căn dặn HS về nhà học bài củ và đọc trước nội dung bài 7 SGK
Tiết PPCT:4 Thứ 3 ngày 21 tháng 9 năm 2010.
Bài4.5:Thực hành- Xác định thành phần cơ giới 
của đất bằng phương pháp đơn giản và độ PH của đất bằng
phương pháp so màu.
I. Mục tiêu:
 *Kiến thức: - Xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay.
 - Xác định được độPH bằng phương phap so màu.
 *Ki năng: 	 - Rèn luyện kỉ năng quan sát,thực hành và ý thức lao động.
 *Thái độ: - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ tài nguyên môi trường đất
II. Chuẩn bị:
 - Gv chuẫn bị ống hút nước,lọ chỉ thị màu.thang màu chuẫn.
 - Hs chuẫn bị đất và nội dung bài học
III.Tiến trình lên lớp:
 1.ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 - Em hãy nêu thành phần cơ giới của đất?
 - Thế nào là độ chua,độ kiềm của đất?
 3.Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu mục tiêu và nội dung bài thực hành
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV giới thiệu mục tiêu bài học
-Chia nhóm HS. mổi nhóm 4-5 HS
-Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm
-Nhắc nhở HS về nội quy, an toàn và hướng dẫn nội dung trình tự thực hành
-HS lắng nghe
-Nhận nhóm, bầu trưởng nhóm
-Nghe nội quy an toàn và nội dung trình tự thực hành
Hoạt động 2: Tổ chức thực hành
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung của bài thực hành 
- phân công công việc cho Hs
-Trình bày sự chuẩn bị cho GV kiểm tra
- xác định thành phần cơ giới của đất
-xác định độ PH.
Hoạt động 3: Các bước thực hiện
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a.Hướng dẫn chung: 
GV thao tác mẫu để HS quan sát
1. xác định thành phần cơ giới của đất:
-lầy một ít đất cho vào lòng bàn tay
-nhỏ vài giọt nước cho đủ ẩm.
- dùng hai bàn tay vê đất
- uốn thành vòng tròn
2.xác định độ PH.
-lấy một ít đất bằng hạt ngô cho vào thìa
-nhỏ từ từ chất chỉ thị mầu
- đỗ hết nước và so màu
b.Thực hiện bài thực hành:
-GV hướng dẫn thao tác bài thực hành theo các bước như đã hướng dẫn ở SGK 
-Theo dõi, uốn nắn những sai sót của HS trong quá trình thực hành 
-yêu cầu Hs viết kềt luận vào mẩu báo cáo thực hành.
-Nghe hướng dẫn của GV
-HS quan sát
-Tiến hành thực hành
Hs thực hiện theo nhóm
1. xá ... -GV treo hình 86 lên bảng, yêu cầu HS quan sát
-GV hỏi : 
+Nếu các sản phẩm thuỷ sản không được bảo quản tốt thì sẻ như thế nào?
+Có những phương pháp nào để bảo quản sản phẩm thuỷ sản?
+trong 3 phương pháp bảo quản trên theo em phương pháp nào phổ biến? vì sao?
+Tại sao muốn bảo quản sản phẩm thuỷ sản lâu hơn thì phải tăng tỉ lệ muối?
-GV phân tích kĩ từng phương pháp để các em hiểu rỏ hơn
-Kêt luận các câu trả lời của HS và nêu lên một số nội dung chính
-Quan sát, thảo luận và trả lời các câu hỏi
-Ghi nhận thông tin
Hoạt động 3: : Tìm hiểu phương pháp chế biến
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV hỏi :
+Tại sao phải chế biến sản phẩm thuỷ sản
+Có những phương pháp chế biến thuỷ sản nào?
-GV treo hình 87 lên bảng, yêu cầu HS quan sát, yêu cầu HS ghi vào vở những sản phẩm đả được chế biến theo 2 phương pháp trên
-Kết luận các câu trả lời đúng và nội dung chính SGK
-Nghiên cứu, thảo luận và trả lời các câu hỏi
-Ghi nhận thông tin
Hoạt động 4: Cũng cố - Dặn dò
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV tổng kết lại những nội dung chính đả học 
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài
-Căn dặn HS về học bài củ và đọc trước nội dung bài 57 SGK
-Lắng nghe
-Đọc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi
Ngày tháng năm 200..
Tiết: 51
Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản
A/. Mục tiêu:
Sau bài này GV phải làm cho HS
Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và nguồn lời thuỷ sản
Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản
Có ý thức bảo vệ môi trường sống và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
B/. chuẩn bị: 
GV chuẩn bị nội dung bài 56 SGK và các tài liệu liên quan
tranh ảnh minh hoạ một số giống cá nuôi có tốc độ lớn nhanh 
C/. tiến trình lên lớp: 
I. Hỏi bài cũ: GV nêu câu hỏi gọi HS lên bảng trả lời
HS 1 : Em hãy nêu các phương pháp thu hoạch tôm, cá?
HS 2 : Tại sao phải bảo quản sản phẩm thuỷ sản? Hãy nêu vài phương pháp bảo quản mà em biết
II. Bài mới: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV đặt câu hỏi :
+Tại sao phải bảo vệ môi trường?
+Các thuỷ vực bị ô nhiểm nguồn nước thải nào
-Kết luận câu hỏi đúng và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản
-Nghiên cứu, thảo luận và trả lời các câu hỏi
-Ghi nhận thông tin
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, GV hỏi : 
+Có những phương pháp xử lí nguồn nước nào?
+Trong 3 phương pháp trên theo em nên chon phương pháp nào? vì sao?
 +Để giảm bớt độc hại cho thuỷ sinh vật và con ngưòi thì cần phải thực hiện những biện pháp quản lí nào nào?
-GV kết luận các câu hỏi đúng và nội dung chính
-Nghiên cứu, thảo luận và trả lời các câu hỏi
-Ghi nhận thông tin
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số biện pháp để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV nêu lên những số liệu về tình hình nguồn lợi thuỷ sản đang bị đe doạ, từ đó hướng dẫn HS chọn các từ thích hợp để điền vào bài tập SGK
-GV hỏi : 
+Có những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sản
+Có nên dùng điện và chất nổ để khai thác cá không?
-GV kết luận các câu hỏi đúng và nội dung chính
-Nghiên cứu, thảo luận và trả lời các câu hỏi
-Ghi nhận thông tin
Hoạt động 4: Cũng cố - Dặn dò
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV tổng kết lại nội dung chính của bài học
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài
-Căn dặn HS về nhà học bài củ và chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập 
-Lắng nghe
-Đọc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi
Ngày tháng năm 200..
Tiết: 52
Tổng kết và ôn tập 
A/. Mục tiêu:
Sau bài này GV phải làm cho HS
Cũng cố và hệ thống hoá kiến thức, kĩ năng đả học của phần chăn nuôi và phần thuỷ sản
Có ý thức vận dụng những kiến thức đả học vào thực tiễn đời sống của gia đình và xã hội
B/. chuẩn bị: 
GV chuẩn bị nội dung của phần chăn nuôi + phần thuỷ sản và các tài liệu liên quan
Sơ đồ hệ thống hoá kiến thức của phần chăn nuôi và phần thuỷ sản
Phiếu học tập về các câu hỏi và đáp án liên quan đến phần chăn nuôi và phần thuỷ sản 
C/. tiến trình lên lớp: 
I. Hỏi bài cũ: GV nêu câu hỏi gọi HS lên bảng trả lời
HS 1 : 
HS 2 : 
II. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV nêu mục tiêu, yêu cầu và nội dung chính của tiết ôn tập
-HS lắng nghe
Hoạt động 2: Phần tổng kết của GV
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV treo sơ đồ tóm tắt nội dung phần chăn nuôi và phần thuỷ sản lên bảng
-Tóm tắt lần lượt các nội dung chính của phần chăn nuôi và phần thuỷ sản
a. Phần chăn nuôi :
+Sản xuất thức ăn vật nuôi
+Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi
+Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi
+phòng và trị bệnh thông thường cho vật nuôi
b. Phần thuỷ sản :
+Vai trò và nhiệm vụcủa nuôi thuỷ sản
+Môi trường nuôi thuỷ sản
+Thức ăn của động vật thuỷ sản
+Chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản
+Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản
+Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản
-Quan sát, lắng nghe phần tổng kết của GV
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV phát câu hỏi cho các nhóm bằng các phiếu học tập
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm và lần lợt trả lời câu hỏi
-Nhận xét, bổ sung các câu hỏi
-Nhận câu hỏi
-Nghiên cứu, thảo luận và trả lời các câu hỏi, các nhóm khác bổ sung
-Ghi nhận thông tin
Hoạt động 4: Cũng cố - Dặn dò
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 -GV tổng kết lại nội dung chính, nhận xét tiết ôn tập về thái độ học tập và kết quả đạt đợc
-Giới hạn 1 số nội dung trọng tâm 
-Căn dặn HS về nhà ôn tập tốt cả phần lí thuyết và bài tập để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra 
-Lắng nghe
Ngày tháng năm 200..
Tiết: 53
Kiểm tra chất lượng học kì ii 
A/. Mục tiêu:
Sau bài này GV phải làm cho HS 
Hệ thống, củng cố được các kiến thức đả học ở phần 3 chăn nuôi và phần 4 thuỷ sản
Hình thành tác phong, thái độ nghiêm túc trong công việc thi cử
B/. chuẩn bị: 
GV chuẩn bị nội dung bài kiểm tra 1 tiết bằng vi tính và phôtô trên khổ giấy A4 
Học sinh chuẩn bị kiến thức của các bài đả được học ở học kì II 
Nội dung bài kiểm tra
A. Đề ra
I. Phần trắc nghiệm :
Câu 1. Đánh số thứ tự từ 1 đến 6 vào " " để sắp xếp theo trình tự từ nuôi dưỡng đến chăm sóc dựa theo lứa tuổi từ đẻ ra đến lớn lên của vật nuôi non
a.Tập cho vật nuôi non ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng, để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sửa mẹ
b. Giữ ấm cho cơ thể mẹ 
c. Cho vật nuôi non vận động và tiếp xúc nhiều với ánh sáng
d. Giữ vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi non
e. Cho bú sữa đầu vì sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể
f. Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa chất lượng tốt cho đàn con
Câu 2. Đánh dấu '' X '' vào cột Đ nếu câu dưới đây đúng , vào cột S nếu câu dưới đây sai :
TT
Nội dung
Phương án lựa chọn
Đ
S
1
Chuồng nuôi là '' nhà ở '' của vật nuôi
2
Nên chọn hướng đông nam để làm chuồng nuôi cho vật nuôi
3
Bán và mổ thịt vật nuôi ốm
4
Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi
5
Thức ăn tự nhiên của tôm cá gồm vi khuẩn, thực vật thuỷ sinh, động vật phù du và thức ăn viên
6
Để giảm bớt đọc hại cho thuỷ sinh vật và con người cần sử dụng hợp lí phân hửu cơ đả ủ, phân vi sinh và thuốc trừ sâu 
Câu 3. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chổ trống để hoàn thành các câu sau:
-Các loài thuỷ sản ................ quý hiếm có nguy cơ .................... như cá lăng, cá chiên, cá hô, cá tra dầu.
-Năng suất ................ của nhiều loài cá bị .................... nghiêm trọng
-Các bãi đẻ và ..................... cá bột giảm sút đáng kể trên hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và năng suất khai thác một số loài cá .................... những năm gần đây giảm so với trước.
II. Phần tự luận :
Câu 1. Vắc xin là gì ? Nêu tác dụng của vắc xin đối với vật nuôi
Câu 2. Tại sao phải bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản? Nêu một số phương pháp bảo quản mà em biết.
B. Đáp án
I. Phần trắc nghiệm : ( 4 điểm )
Câu 1. ( 1,5 điểm )
a. 4; b. 2; c. 5; d. 6; e. 3; f. 1
Câu 2. ( 1,5 điểm )
Đ : 1; 4; 6
S : 2; 3; 5
Câu 3. ( 1 điểm )
-Nước ngọt; tuyệt chủng
-Khai thác; giảm sút
-Số lượng; kinh tế
II. Phần tự luận : ( 6 điểm )
Câu 1. ( 3 điểm )
-Vắc xin là chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiểm 
-Tác dụng của vắc xin : Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi khoẻ mạnh ( bằng phương pháp tiêm, nhỏ, chủng ), cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh .
Câu 2. ( 3 điểm )
-Bảo quản sản phẩm thuỷ sản nhằm hạn chế hao hụt về chất lượng của sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu
-Chế biến sản phẩm thuỷ sản nhằm tăng giá trị sử dụng thực phẩm đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm
-Các phương pháp chế biến sản phẩm thuỷ sản gồm :
+Phương pháp thủ công tạo ra nước mắm, mắm tôm, tôm chua
+Phương pháp công nghiệp tạo ra các sản phẩm đồ hộp
C/. tiến trình lên lớp: 
Hoạt động 1: ổn định lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV kiểm tra con số HS
-Nhắc nhở HS cất các tài liệu liên quan đến bài kiểm tra
-Phát bài kiểm tra cho HS
-Lớp trưởng báo cáo 
-HS nhận bài kiểm tra
Hoạt động 2: Tổ chức kiểm tra 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV quan sát , nhắc nhở HS về ý thức làm bài trong quá trình kiểm tra
-Theo giỏi các em không để cho các em xem tài liệu và làm chung bài
-Gần hết giờ nhắc HS khảo lại bài trước khi nộp bài để tránh lộn xộn khi thu bài
-Nghiêm túc làm bài kiểm tra
-Khảo lại bài kiểm tra trớc khi nộp
Hoạt động 3: Tổng kết 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-GV thu bài kiểm tra về nhà chấm 
-Nhận xét thái độ làm bài của cả lớp và 1 số HS vi phạm trong khi kiểm tra
-Căn dặn HS về nhà đọc trớc nội dung bài 46 SGK 
-Nộp bài kiểm tra cho GV
Giáo án: công nghệ 7
Thực hiện: Võ Tiến Hưng
Tiết
1
vai trò nhiệm vụ
Ngày soạn: / / 2007
Lên lớp: / / 2007
J mục tiêu 	* HS hiểu được sơ lược vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí
* HS biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí
* HS cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc trong trang trí
: chuẩn bị 
C Giáo viên: 	- SGK, SGV
- Một số đồ vật được trang trí
- Một số bài trang trí hình cơ bản (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật ... )
- Một số hoạ tiết vẽ nét, phóng to
- Hộp màu
- Bảng pha màu, giấy vẽ khổ lớn (A3)
@ Học sinh: 	- SGK
	- Giấy vẽ hoặc vở thực hành
- Bút chì, tẩy, màu vẽ
& Nội dung
F Hoạt động 1: Quan sát nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cn 7 chuan ktkn.doc