Giáo án Công nghệ Khối 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Khối 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022

Bài 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trình bày được thành phần cơ giới của đất trồng.

- Nêu được các trị số PH của đất chua, đất kiềm và đất trung tính.

- Trình bày được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất trồng . So sánh khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất cát, đất thịt, đất sét.

- Trình bày được khái niệm độ phì nhiêu của đất, nêu được vai trò độ phì nhiêu của đất đối với năng suất cây trồng.

2. Kỹ năng:

- Có khả năng phân biệt được các loại đất.

- Có các biện pháp canh tác thích hợp.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích và hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

 4. Năng lực:

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

 - Đất sét được nghiền nhỏ, đất thịt, đất cát, cốc nhựa, cốc thủy tinh, nước cất, giấy quỳ tím, thang màu pH chuẩn.

 - Phiếu học tập dủ phát cho học sinh.

2. Chuẩn bị của học sinh:

 Sgk, vở ghi, xem trước bài 3 SGK, sưu tầm các loại đất ở địa phương.

 

doc 148 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 190Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Khối 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết: 1 
PHẦN 1: TRỒNG TRỌT.
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT
Bài 1, 2: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT.
 KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt đối với đời sống con người, với việc phát triển ngành chăn nuôi, ngành công nghiệp chế biến, ngành thương mại. Lấy được VD minh họa.
 - Trình bày được các nhiệm vụ cơ bản của ngành trồng trọt trong giai đoạn hiện nay.
 - Nêu và giải thích được những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
 - Nêu được khái niệm đất trồng , vai trò và các thành phần của đất đối với cây trồng 
2. Kỹ năng: 
 - Vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn.
 - Rèn luyện được khả năng quan sát, phân tích đất qua từng thao tác. 
3. Thái độ:
 - Coi trọng việc sản xuất trồng trọt.
 - Có trách nhiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt. Có ý thức giữ gìn bảo vệ tài nguyên môi trường đất .
4. Năng lực:
 - Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: phiếu học tập, tư liệu về nhiệm vụ của nông nghiệp trong giai đoạn tới, hình 1, 2 sgk
2. Chuẩn bị của học sinh:
 Sgk, vở ghi, xem trước bài 1, 2 sgk. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Hoạt động khởi động: 5’
1. Mục tiêu: Huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs, kích thích học sinh tìm hiểu các vấn đề trong bài học.
2. Phương thức thực hiện: Hđ nhóm
3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Hs đánh giá
5. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu: Hãy vận dụng những kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân về trồng trọt để trả lời câu hỏi sau: 
1. Trong nông nghiệp có những loại cây trồng nào? Kể tên những sản phẩm cây trồng nông nghiệp chủ yếu ở địa phương em và nước ta.
2. Trồng trọt có vai trò như thế nào?
3. Làm thế nào để trồng trọt đạt kết quả?
4. Đất trồng là gì ? Kể tên các loại đất trồng mà em biết ?
5. Đất trồng có vai trò như thế nào đối với cây trồng ?
- HS tiếp nhận
*Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ thảo luận trả lời
- GV quan sát giúp đỡ hs gặp khó khăn
- Dự kiến sản phẩm: 
Hs trình bày theo ý hiểu của mình.
* Báo cáo kết quả
- Đại diện nhóm trình bày
* Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nền nông nghiệp ở nước ta. Vậy trồng trọt có vai trò và nhiệm vụ như thế nào? Các thành phần và tính chất của đất trồng ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 1 và bài 2 để hiểu rõ vấn đề này .
-> Giáo viên nêu mục tiêu bài học. 
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu vai trò của ngành trồng trọt trong nền kinh tế. 7’
1. Mục tiêu: Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt đối với đời sống con người, với việc phát triển ngành Chăn nuôi, ngành Công nghiệp chế biến, ngành Thương mại. Lấy được VD minh họa.
2. Phương thức thực hiện: Hđ nhóm
3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Hs đánh giá lẫn nhau
- Gv đánh giá
5. Tiến trình hoạt động: 
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Giới thiệu hình 1 SGK cho học sinh.
GV yêu cầu: Quan sát Hình 1- SGK trang 5 em và các bạn trong nhóm hãy thảo luận: Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? Cho ví dụ về cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp? Liên hệ với nông nghiệp địa phương?
- Hs tiếp nhận
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ thảo luận trả lời câu hỏi
- GV quan sát giúp đỡ hs gặp khó khăn
- Dự kiến trả lời: 
- Vai trò: ->
- VD: 
 Cây lương thực: Lúa, ngô, khoai, sắn...
 Cây thực phẩm: Bắp cải, su hào, cà rốt...
 Cây công nghiệp: Bạch đàn, keo, cà phê, cao su....
*Báo cáo kết quả:
- Hs trình bày nhanh
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: chốt kiến thức, ghi bảng.
Tích hợp: Trồng trọt có vai trò rất lớn trong điều hòa không khí và cải tạo môi trường.
HĐ2. Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt: 8’
1. Mục tiêu: Trình bày được các nhiệm vụ cơ bản của ngành Trồng trọt trong giai đoạn hiện nay.
2. Phương thức thực hiện: Hđ cặp đôi
3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Hs đánh giá
- Gv đánh giá
5. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc bài tập trang 6 sgk, thảo luận và hoàn thành bài tập 
- HS tiếp nhận
*Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận làm bài tập
- GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm 
- Dự kiến sản phẩm: 1,2,4,6
* Báo cáo kết quả
- Đại diện cặp đôi trình bày kết quả thảo luận.
* Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
? Tại sao nhiệm vụ 3, 5 ko phải là nhiệm vụ của trồng trọt ( đó là nhiệm vụ phát triển của nghành chăn nuôi và nghành lâm nghiệp)
G: tổng hợp kết quả thảo luận của các nhóm tóm tắt thành nhiệm vụ của trồng trọt và ghi bảng.
HĐ3: Tìm hiểu khái niệm về đất trồng: 13’
1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm đất trồng, vai trò của đất đối với cây trồng 
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cặp đôi
3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập cặp đôi
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Gv đánh giá
5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Đọc thông tin phần I/ trang 7/ sgk thảo luận trả lời câu hỏi:
1. Đất trồng là gì?
2. Đất có tầm quan trọng như thế nào đối với cây trồng?
- Hs tiếp nhận
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi
- Giáo viên quan sát các nhóm tl
- Dự kiến sản phẩm: ->
*Báo cáo kết quả:
Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: chốt kiến thức, ghi bảng.
Mở rộng:
1. Lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng không? Tại sao? ( ko phải vì thực vật không thể sinh sống trên lớp than đá được).
GV: Giảng giải cho hs hiểu đc đá đc chuyển thành đất như thế nào?( Đất là sản phẩm biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố: khí hậu, sinh vật và con người. Dưới tác động của các yếu tố khí hậu ( nhiệt độ, lượng mưa...) đá bị vỡ vụn thành những mảnh có kích thước khác nhau. Dưới tác động của nước, các mảnh đá vỡ vụn nêu trên bị phân hủy và giải phóng ra chất khoáng. Đây chính là nguồn thức ăn đầu tiên cho các SV bậc thấp như VK, địa y, rêu, các SV này sống trên bề mặt các mảnh đá sau khi chết đi chúng để lại trên bề mặt các mảnh đá 1 lớp chất hữu cơ. Các chất hữu cơ này là nguồn nguyên liệu tổng hợp lên chất mùn – chất hữu cơ đặc trưng của đất, làm cho đất khác hẳn với đá)
2. Ngoài đất ra cây trồng có thể sống ở môi trường nào? ( môi trường nước có giá đỡ)
HĐ4. Thành phần của đất trồng: 5’
1. Mục tiêu: Nêu được các thành phần của đất trồng 
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm
3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập nhóm
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Gv đánh giá
5. Tiến trình hoạt động.
*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc mục II SGK/7 hoạt động nhóm trong thời gian 4 phút để hoàn thành phiếu học tập.
Các thành phần của đất trồng
Vai trò đối với cây trồng
 - Hs tiếp nhận
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi
- Giáo viên quan sát các nhóm tl
- Dự kiến sản phẩm: ->
*Báo cáo kết quả:
Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: chốt kiến thức, ghi bảng.
- GV khái quát bài học.
I. Vai trò của trồng trot
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Cung cấp nguyên liệu cho CN.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
- Cung cấp nông sản cho xuất khẩu.
II. Nhiệm vụ của trồng trọt
- Nhiệm vụ 1,2,4,6
-> KL: + Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để đảm bảo đời sống nhân dân, phát triển chăn nuôi và xuất khẩu.
+ Phát triển cây công nghiệp, xuất khẩu.
IV. Khái niệm về đất trồng
1. Đất trồng là gì?
- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm
2. Vai trò của đất trồng
 - Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ôxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.
V. Thành phần của đất trồng.
Gồm 3 phần: phần rắn, phần khí, phần lỏng.
 - Phần khí (Nitơ, oxi, cacbonic): cung cấp oxi cho cây.
 - Phần rắn( gồm thành phần vô cơ, và hữu cơ): cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
 - Phần lỏng (nước): cung cấp nước cho cây.
C. Hoạt động luyện tập: 3’
1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học.
2. Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân.
3. Sản phẩm hoạt động : Câu trả lời của học sinh.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Hs đánh giá lẫn nhau.
- Gv đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động.
*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu Hs trả lời câu hỏi
Câu 1: Hãy cho biết trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế ở địa phương em?
Câu 2: Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống cây trồng?
Câu 3: Đất trồng gồm những thành phần nào? Vai trò của từng thành phần đó đối với cây trồng?
- Hs tiếp nhận.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
- GV theo dõi
- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của hs
*Báo cáo kết quả:
Hs trả lời nhanh.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
GV: chiếu kết quả.
D. Hoạt động vận dụng: 3’
1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
2. Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân, trao đổi với người thân.
3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Hs đánh giá lẫn nhau
- Gv đánh giá
5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu : 
- Hãy chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của em về vai trò của đất trồng, thành phần của đất trồng.
- Tìm hiểu xem ở địa phương em trồng trọt có vai trò, nhiệm vụ quan trọng như thế nào ?
- Hs tiếp nhận.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc yêu cầu, về nhà thực hiện
*Báo cáo kết quả:
Hs báo cáo kết quả vào tiết học sau
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: chiếu kết quả
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng: 1’
1. Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức.
2. Phương thức thực hiện: Hđ nhóm.
3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS vào vở. ...  GV chỉ định. Các HS khác lắng nghe và chỉnh sữa nội dung bài làm không đúng với nhóm mình
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
 GV mời 2-3 HS dựa vào phiếu học tập số 1, 2; HS khác góp ý, nhận xét. GV tổ chức cho HS thảo luận thêm.
GV tổ chức thảo luận và kết luận- 
+ Thế nào là chọn lọc hàng loạt?
+ Em có thể cho một số ví dụ về chọn lọc hàng loạt?
+ Thế nào phương pháp kiểm tra năng suất?
+ Hiện nay người ta áp dụng phương pháp kiểm tra năng suất đối với những vật nuôi nào?
+ Trong phương pháp kiểm tra năng suất lợn giống dựa vào những tiêu chuẩn nào?
+ Trình bày lên ưu và nhược điểm của 2 phương pháp trên.
_ Giáo viên giảng thêm 
 Có nhiều phương pháp chọn giống khác nhau nhưng sử dụng phổ biến là phương pháp chọn lọc hàng loạt và phương pháp kiểm tra năng suất. 
_ Giáo viên chốt lại kiến thức cho học sinh.
GV kết luận, nhận định:
II.Một số phương pháp chọn giống vật nuôi:
1.Phương pháp chọn lọc giống hàng loạt:
 Là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước và sức sản xuất của từng vật nuôi trong đàn để chọn ra những cá thể tốt nhất làm giống.
2.Phương pháp kiểm tra năng suất :
 Các vật nuôi được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện “chuẩn”trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước lựa những con tốt nhất giữ lại làm giống .
3. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập (khoảng 5')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
 - GV yêu cầu HS hoàn thiện phiếu học tập sau:
Câu 1: Chọn gà giống: Em hãy ghép nội dung 1, 2, 3, 4 với nội dung a, b, c, d cho phù hợp:
1) Mắt
2) Mỏ
3) Chân
4) Lông
a) Mượt, màu đặc trưng của giống
b) To, thẳng, cân đối
c) Khép kín
d) Sáng, không có khuyết tật
Sản phẩm: 1-d; 2-c; 3-b; 4-a
Câu 2: Chọn giống lợn: Em hãy ghép nội dung 1, 2, 3, 4, 5 với nội dung a, b, c, d, e cho phù hợp:
1) Số lượng vú
2) Lưng
3) Chân
4) Lông
5) Vai
a) Nở nang
b) Dài, rộng
c) Đặc trưng của giống, thưa, bóng, mượt
d) Có 12 vú trở lên, không vó vú kẹ
e) Thẳng, chắc, cổ chân ngắn, khỏe
Sản phẩm: 1-d; 2-b; 3e; 4-c, 5-a.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
 Câu 1: Hoàn thành bài tập điền từ với từ cho sẵn sau: con đực, một giống, con cái, cùng giống.
Nhân giống chọn ghép đôi giao phối (1).với (2)..của cùng (3)..để được đời con .(4). với bố mẹ.
)..của cùng (3)..để được đờ Nhân giống chọn ghép đôi giao phối (1).với (2)..của cùng (3)..để được đời con .(4). với bố mẹ.
Nhân giống chọn ghép đôi giao phối (1).với (2)..của cùng (3)..để được đời con .(4). với bố mẹ.
 Nhân giống chọn ghép đôi giao phối (1).với (2)..của cùng (3)..để được đời con .(4). với bố mẹ.
Nhân giống chọn ghép đôi giao phối (1).với (2)..của cùng (3)..để được đời con .(4). với bố mẹ.
i con .(4). với bố mẹ.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 2. Ghép cột A sao cho phù hợp với cột B sao đó ghi vào cột C.
 Cột A
Cột B
Cột C
A. Không ngừng chọn lọc.
B. Xác định rõ mục đích.
C. Giữa vững và hoàn thiện đặt tính tốt của giống đã có.
D. Chọn phối tốt.
E. Tăng nhanh sản lượng cá thể.
F. Nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi.
1. Mục đích.
2. Phương pháp.
1
2..
BÀI 34. NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
Môn: Công nghệ; Lớp 7
(Thời lượng thực hiện: 1. tiết)
I. Mục tiêu
Yêu cầu cần đạt:
- Biết được khái niệm nhân giống thuần chủng.
-Hiểu mục đích của nhân giống thuần chủng.
-Nhận biết được nhân giống thuần chủng qua các ví dụ thực tế.
-Giới thiệu được cho HS cách nhân giống thuần chủng đạt hiệu quả.
1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: 
- Khái niệm nhân giống thuần chủng. Mục đích nhân giống thuần chủng.
2. Về năng lực
- Năng lực chung nêu được khái niệm nhân giống thuần chủng và biết được mục đích của nhân giống thuần chủng.
- Năng lực riêng học sinh tự chủ và tự học.
3. Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ: chăm học, có tinh thần tự học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- HS sử dụng tài khoản phần mềm học trực tuyến qua Google Meet, qua app zalo, SGK Công nghệ 7.
- Phiếu học tập số 1: Nghiên cứu thông tin SGK trang 91.
- Phiếu học tập số 2: Nghiên cứu thông tin SGK trang 92.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a) Mục tiêu: 
 Bước đầu cho học sinh thông qua phiếu bài tập tìm hiểu khái niệm nhân giống và mục đích, phương pháp của nhân giống thuần chủng.
b) Nội dung: 
- Xem video bài giảng và nghiên cứu thông tin SGK trang 91, 92 
 - Hoàn thành phiếu học tập và ghi kết quả vào vở:
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
 Câu 1: Hoàn thành bài tập điền từ với từ cho sẵn sau: con đực, một giống, con cái, cùng giống.
Nhân giống chọn ghép đôi giao phối (1).với (2)..của cùng (3)..để được đời con .(4). với bố mẹ.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 2. Ghép cột A sao cho phù hợp với cột B sao đó ghi vào cột C.
Cột A
Cột B
Cột C
A. Không ngừng chọn lọc.
B. Xác định rõ mục đích.
C. Giữa vững và hoàn thiện đặt tính tốt của giống đã có.
D. Chọn phối tốt.
E. Tăng nhanh sản lượng cá thể.
F. Nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi.
1. Mục đích.
2. Phương pháp.
1
2..
c) Sản phẩm
Nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực .với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống. với bố mẹ.
 Phiếu học tập số 1
 Phiếu học tập số 2
Cột A
Cột B
Cột C
A. Không ngừng chọn lọc.
B. Xác định rõ mục đích.
C. Giữa vững và hoàn thiện đặt tính tốt của giống đã có.
D. Chọn phối tốt.
E. Tăng nhanh sản lượng cá thể.
F. Nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi.
1. Mục đích.
2. Phương pháp.
1. E,C,
2. B,D,A,F
d) Tổ chức thực hiện
#1: GV giao nhiệm vụ thông qua hệ thống quản lí học tập cho HS như mục Nội dung. GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau đây và nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học thông qua hệ thống quản lí học tập (nộp qua zalo của lớp)
#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.
#3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập (zalo). GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật.
#4: GV kết luận, nhận định: GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 
2. Hoạt động 2: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI (khoảng 20 phút)
a) Mục tiêu: nêu được khái niệm nhân giống thuần chủng và biết mục đích để nhân giống thuần chủng.
b) Nội dung.
 HS Báo cáo kết quả bài làm của mình trước lớp. 
- HS Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm đáp án phù hợp. 
c) Sản phẩm: 
 HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả đúng ở phiếu học tập số 1, 2.
d) Tổ chức thực hiện
#1: GV giao cho HS nhiệm vụ :
 - GV yêu cầu HS dựa vào phiếu học tập số 1 hãy : nêu được nhân giống là gì?
 - GV yêu cầu HS dựa vào phiếu học tập số 2 yêu cầu học sinh: Mục đích của nhân giống thuần chủng là gì?
 #2: HS thực hiện nhiệm vụ: Một số HS thực hiện nhiệm vụ trình bày kết quả bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác lắng nghe và chỉnh sữa nội dung bài làm không đúng với nhóm mình
#3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
 GV mời 2-3 HS dựa vào phiếu học tập số 1, 2; HS khác góp ý, nhận xét. GV tổ chức cho HS thảo luận thêm.
#4: GV kết luận, nhận định:
– GV nhận xét sơ lược câu trả lời của học sinh và chốt kiến thức đúng ghi bài dựa vào phiếu học tập 1, phiếu học tập số 2 chốt lại kiến thức đúng.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 5 phút)
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về nhân giống vật nuôi.
b) Nội dung: 
- Học sinh hoàn thành phiếu học tập số 3 thông qua lớp học trực tuyến. 
- HS trình bày kết quả và 1-2 học sinh gips ý, nhận xét. CG cho HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập theo nội dung giáo viên yêu cầu.
d) Tổ chức thực hiện :
#1: GV giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ sau cho HS thực hiện phiếu học tập số 3 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 03
Phương pháp chọn phối
Phương pháp nhân giống
Con đực
Con cái
Thuần chủng
Lai tạo
Gà Lơgo
Lợn Móng Cái
Lợn Móng Cái
Lợn Lan đơ rat
Lợn Lan đơ rat
Gà Lơgo
Lợn Móng Cái
Lợn Ba Xuyên
Lợn Lan đơ rat
Lợn Móng Cái
c) Sản phẩm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 03
Phương pháp chọn phối
Phương pháp nhân giống
Con đực
Con cái
Thuần chủng
Lai tạo
Gà Lơgo
Gà Lơgo
x
Lợn Móng Cái
Lợn Móng Cái
x
Lợn Móng Cái
Lợn Ba Xuyên
x
Lợn Lan đơ rat
Lợn Lan đơ rat
x
Lợn Lan đơ rat
Lợn Móng Cái
x
GV mời 2-3 HS báo cáo phiếu học tập số 3; HS khác góp ý, nhận xét. GV tổ chức cho HS thảo luận thêm.
#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS thực hiện nhiệm vụ . GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật.
#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến): 
- GV mời 2-3 HS báo cáo phiếu học tập số 3; HS khác góp ý, nhận xét. 
- GV có thể giới thiệu và cho các em tìm thêm 1 số giống vật nuôi được lai tạo từ phương pháp nhân giống thuần chủng và lai tạo. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)
Vận dụng một cách linh hoạt kiến thức về nhân giống vật nuôi
b) Nội dung: Nhiệm vụ về nhà, HS hoàn thành các yêu cầu sau:
- Nhóm 1,2,: Tìm hình ảnh về Gà ri, Gà Gà Lơ Go. Hoàn thành phiếu học tập số 01
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01
Giống gà
Đặc điểm
Gà Ri
Gà Lơ Go
- Nhóm 3,4: Tìm hình ảnh về gà Hồ, gà Ri, gà Đông Cảo. Hoàn thành phiếu học tập số 02
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 02
Giống gà
Đặc điểm, nổi bật
Mào
Chân
Gà Ri
Gà Hồ 
Gà Đông Cảo
- Nhóm 5,6: Tìm hình ảnh về lợn Đại Bạch, lợn Lan đơ rát, lợn Ỉ, lợn Móng Cái. Hoàn thành phiếu học tập số 03
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 03
Giống Lợn
Đăc điểm
Đáp án
Lợn Đại Bạch
Lông đen và trắng
Lợn Lan đơ rat
Lông da trắng tuyền
Lợn Ỉ
Lông cứng, da trắng
Lợn Móng Cái
Toàn thân đen
c) Sản phẩm: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01
Giống gà
Đặc điểm
Gà Ri
Da vàng hoặc vàng trắng; lông pha tạp từ nâu, vàng nâu, hoa mơ, đỏ tía..
Gà Lơ go
Lông trắng toàn thân..
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 02
Giống gà
Đặc điểm, nổi bật
Mào
Chân
Gà Ri
Mào đơn
Gà Hồ 
Mào hình hạt đậu
To, có 3 hàng vẩy
Gà Đông Cảo
To, xù xì có nhiều hoa dâu.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 03
Giống Lợn
Đăc điểm
Đáp án
1. Lợn Đại Bạch
A.Lông đen và trắng
1-C
2. Lợn Lan đơ rat
B.Lông, da trắng tuyền
2-B
3.Lợn Ỉ
C.Lông cứng, da trắng
3-D
4.Lợn Móng Cái
D.Toàn thân đen
4-A
d) Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện.
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV yêu cầu HS bằng cách chụp ảnh bài báo cáo trong vở và ảnh chụp nộp bài qua hệ thống học tập; GV nhận xét vào bài làm (có thể cho điểm quá trình đối với một số HS).
- GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào thời điểm thích hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_khoi_7_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2021_20.doc