PHẦN II: CHĂN NUÔI
CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI
TIẾT 28: VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
I. Mục tiêu:
Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh:
- Kiến thức: Hiểu được vai trò của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân và kinh tế địa phương.
- Biết được nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi.
- Kỹ năng: Có kỹ năng quan sát, phân tích tìm ra vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi.
- Thái độ: Có thái độ, ý thức say sưa học tập kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm và vận dụng vào công việc chăn nuôi ở gia đình.
Tuần 20 Ngày soạn : Ngày dạy: Phần ii: chăn nuôi Chương I. Đại cương về kỹ thuật chăn nuôi Tiết 28: vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh: - Kiến thức: Hiểu được vai trò của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân và kinh tế địa phương. - Biết được nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi. - Kỹ năng: Có kỹ năng quan sát, phân tích tìm ra vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi. - Thái độ: Có thái độ, ý thức say sưa học tập kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm và vận dụng vào công việc chăn nuôi ở gia đình. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Nghiên cứu SGK, hình vẽ 50, phóng to sơ đồ 7 SGK. - HS: Đọc SGK, xem hình vẽ 50, sơ đồ 7 SGK. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng HĐ1. Giới thiệu bài học. GV: Chăn nuôi là một trong 2 ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. HĐ2. Tìm hiểu vai trò của chăn nuôi. GV: Đưa ra câu hỏi để khai thác nội dung kiến thức. GV: Chăn nuôi cung cấp những loại thực phẩm gì? vai trò của chúng? HS: Trả lời. GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình 50 trả lời câu hỏi. GV: Hiện nay còn cần sức kéo của vật nuôi không? vật nuôi nào cho sức kéo? Gv: Tại sao phân chuồng lại cần thiết cho cây trồng? GV: Em hãy kể tên những đồ dùng từ chăn nuôi? GV: Giữa ngành chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ NTN? Sử dụng phân chuồng có vai trò cải tạo đất NTN ? Làm TN để giữ vệ sinh môi trường khi sử dụng phân chuồng bón ruộng? HS: Trả lời HĐ3. Tìm hiểu nhiệm vụ phát triển chăn nuôi trong thời gian tới. GV: Cho học sinh quan sát sơ đồ 7 và trả lời câu hỏi. GV: Phát triển chăn nuôi toàn diện là thế nào? GV: Nước ta có những loại vật nuôi nào? em hãy kể tên những loại vật nuôi ở địa phương em. HS: Học sinh thảo luận phát triển chăn nuôi toàn diện HS: Liên hệ thực tế địa phương có những quy mô chăn nuôi nào? Gia đình nuôi những vật nuôi nào? GV: Phát triển chăn nuôi gia đình có lợi ích gì? lấy ví dụ minh hoạ. HS: Trả lời GV: Thế nào là sản phẩm chăn nuôi sạch? HS: Trả lời. I.Vai trò của chăn nuôi. - Chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. a) Cung cấp thịt, sữa, trứng phục vụ đời sống. b) Chăn nuôi cho sức kéo như trâu, bò, ngựa. c) Cung cấp phân bón cho cây trồng. d) Cung cấp nguyên liệu gia công đồ dùng. Y dược và xuất khẩu. II.Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta. - Phát triển chăn nuôi toàn diện ( Đa dạng về loài, đa dạng về quy mô ). - Đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất ( giống, thức ăn, chăm sóc thú y ). - Tăng cường cho đầu tư nghiên cứu và quản lý ( Về cơ sở vật chất, năng lực cán bộ) - Nhằm tăng nhanh về khối lượng, chất lượng sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Củng cố dặn dò. - GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. - GV: Tóm tắt nội dung và nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài. - Đọc và xem trước bài 31 SGK. - Chuẩn bị tranh vẽ hình 51, hình 52, hình 53 SGK. * Rút kinh nghiệm:. . Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 29: giống vật nuôi I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh -Kiến thức: Hiểu được khái niệm về giống vật nuôi. - Biết được vai trò của giống vật nuôi. - Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích giống vật nuôi. - Thái độ: Có ý thức say sưa học tập kỹ thuật chăn nuôi. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Nghiên cứu SGK, hình vẽ 51,52,53 SGK. - HS: Đọc SGK, xem hình vẽ. III. Tiến trình dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: GV: Em hãy nêu nhiệm vụ phát triển chăn nuôi trong thời gian tới? - Là phát triển toàn diện đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư cho nghiên cứu và quản lý, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 2.Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng HĐ1.Tìm hiểu khái niệm về giống vật nuôi. - Bằng phương pháp gợi mở, giáo viên nêu câu hỏi đàm thoại. GV: cho HS xem tranh và cho biết em có nhận xét gì GV: Muốn chăn nuôi trước hết phải có điều kiện gì? HS: Trả lời GV: Để nhận biết vật nuôi của một giống cần chú ý điều gì? HS: Lấy ví dụ về giống vật nuôi và điền vào vở bài tập những đặc điểm ngoại hình theo mẫu. GV: Em hãy nêu tiêu chí phân loại giống vật nuôi. HS: Lấy ví dụ dưới sự hướng dẫn của giáo viên. GV: Phân tích cho học sinh thấy được cần có 4 điều kiện sau: HĐ2. Tìm hiểu vai trò của giống trong chăn nuôi. GV: Cần làm cho học sinh thấy được giống vật nuôi có ảnh hưởng đến năng xuất và chất lượng chăn nuôi. - Qua ví dụ SGK, học sinh lấy ví dụ khác từ giống vật nuôi ở gia đình, địa phương. I. Khái niệm về giống vật nuôi. 1.Thế nào là giống vật nuôi. - Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra, mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng xuất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định. Tên giống vật nuôi Đặc điểm ngoại hình dễ nhận biết - Gà ri - Lợn móng cái - chân thấp, bé, lông màu đỏ thẫm, đen - Thấp, bụng xệ, má nhăn. 2.Phân loại giống vật nuôi. a) Theo địa lý b) Theo hình thái ngoại hình c) Theo mức độ hoàn thiện của giống. d) Theo hướng sản xuất. 3) Điều kiện để công nhận là một giống vật nuôi. - Có chung nguồn gốc. - Có đặc điểm ngoại hình và năng xuất giống nhau. - Có đặc điểm di truyền ổn định - Có số lượng cá thể đông và phân bố trên địa bàn rộng. II. Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi. 1) Giống vật nuôi quyết định đến năng xuất chăn nuôi. Giống vật nuôi Năng suất chăn nuôi Năng suất trứng Năng suất sữa Gà Lơ go Gà Ri Bò Hà lan Bò Sin 250 – 270 70 - 90 5500-6000 1400-2100 2). Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Củng cố và dặn dò: - GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. - Hệ thống lại kiến thức cơ bản, đánh giá giờ học. - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK. - Đọc và xem trước bài 32 SGK * Rút kinh nghiệm:.. . . Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 30: Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh: - Kiến thức: Biết được định nghĩa về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi. - Biết được các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục. - Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Thái độ: Yêu thích môn học và biết áp dụng vào thực tế. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Nghiên cứu SGK, thu thập tài liệu, sơ đồ SGK. - HS: Đọc SGK, xem hình vẽ, sơ đồ. III. Tiến trình dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi? - Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? 2.Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng HĐ1.Tìm hiểu khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - GV: Giảng giải, hướng dẫn học sinh lấy VD về sự sinh trưởng như SGK. GV: cho HS xem tranh và hỏi thế nào là sự sinh trưởng? GV: HS xem tranh và cho biết thế nào là sự phát dục? GV: Lấy ví dụ phân tích HS: Trả lời HS: Hoạt động nhóm hoàn thành về những biến đổi của cơ thể vật nuôi. HĐ2.Tìm hiểu đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi. GV: Dùng sơ đồ 8 cho học sinh thảo luận nêu VD. GV: Cho học sinh quan sát sơ đồ, chọn ví dụ minh hoạ cho từng đặc điểm nào? HS: Trả lời Hỏi: Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn diễn ra như thế nào? HS: Trả lời lấy ví dụ về sinh trưởng phát dục theo giai đoạn của gà GV: Kết luận HĐ3.Tìm hiểu sự tác động của con người đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. GV: Dùng sơ đồ giải thích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của vật nuôi? GV: Em có nhận xét gì về loại vật nuôi này? Lợn móng cái Lợn Lanđơrat Gà công nghiệp gà ta HS: Nhận biết các yếu tố ảnh hưởng, con người có thể tác động, điều khiển, sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. I.Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. 1.Sự sinh trưởng. - Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể. 2. Sự phát dục. - là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể VD : Khi coứn nhoỷ, cuứng vụựi sửù phaựt trieồn cuỷa cụ theồ, buoàng trửựng cuỷa con ủoự laứ sửù sinh trửụỷng cuỷa buoàng trửựng. Khi ủaừ lụựn, buoàng trửựng cuỷa con caựi baột ứ sửù phaựt duùc cuỷa buoàng trửựng. II.Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Gồm 3 đặc điểm. - Không đồng đều - Theo giai đoạn. - Theo chu kỳ VD a. Không đồng đều VD b. Theo giai đoạn VD c. Theo chu kỳ. VD d. Theo giai đoạn III. Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Vật nuôi - Thức ăn - Chuồng trại,chăm sóc - Khí hậu - Các yếu tố bên ngoài ( ĐK ngoại cảnh ) - Yếu tố bên trong ( Đ2 di truyền ). Củng cố và dặn dò: GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhỡ SGK GV: Hệ thống lại bài học, đánh giá giờ học - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài - Đọc và xem trước bài 33 Một số phương pháp chọn lọc * Rút kinh nghiệm:. . Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 31: Một số phương pháp chọn lọc và quản lý giống vật nuôi. I. Mục tiêu: Sau bài này giáo viên phải làm cho học sinh: -Kiến thức: Biết được khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi. + Biết được một số phương pháp chọn giống vật nuôi thông thường. + Trình bày được ý nghĩa, vai trò và các biện pháp quản lí tốt giống vật nuôi. - Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích trong việc chọn lọc và quản lý giống. - Thái độ: Có thể vận dụng chọn một số vật nuôi ở địa phương để gia đình chăn nuôi. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Nghiên cứu SGK, thu thập tài liệu, sơ đồ SGK. - HS: Đọc SGK, xem hình vẽ, sơ đồ. III. Tiến trình dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: GV: Em hãy cho biết các đặc điểm về sự phát triển, phát dục của vật nuôi? - Đ2 của sự phát dục của vật nuôi là không đồng đều, theo giai đoạn và theo chu kỳ. GV: Những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? - Các đặc điểm về di truyền và các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. 2.Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng HĐ1.Tìm hiểu khái niệm về chọn giống vật nuôi. GV: dùng phương pháp giảng giải - Quy nạp GV: Nêu vấn đề GV: Cho HS xem một số hình ảnh Hỏi: Mục đích của việc chọn giống vật nuôi là gì? HS: Trả lời GV: Kết luận HĐ2.Tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi. Hỏi: Thế nào là chọn lọc hàng lọt? HS: Trả lời GV: Phương pháp chọn lọc hàng loạt đơn giản phù hợp với trình độ KT về công tác giống còn thấp nên sử dụng kết quả theo dõi định kỳ. Hỏi: Tìm hiểu thế nào là phương pháp kiểm tra năng xuất? GV: Kiểm tra năng xuất là ... khoanh nuôi phục hồi rừng. - Đất đã mất rừng và nương dẫy bỏ hoang còn tính chất đất rừng. 3.Biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng. - Bảo vệ: Cấm chăn thả gia súc, chống chặt phá, tổ chức phòng cháy. - Phát dọn dây leo, bụi dậm, cuốc sới xung quanh gốc, dặm bổ xung. 5. Hướng dẫn về nhà 2/: - về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài - Đọc và xem trước bài 35 SGK .......................................................................................................................................... Tuần:18 Soạn ngày: 27/ 12 /2005 Giảng ngày://2006 Tiết: 35 ôn tập I. Mục tiêu: - Kiến thức: Thông qua giờ ôn tập giáo viên giúp học sinh củng cố được kiến thức và kỹ năng đã được học, bước đầu vận dụng được các kiến thức đã học vào trong thực tế sản xuất. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Nghiên cứu SGK, hệ thống câu hỏi và đáp án ôn tập. - HS: Đọc SGK, chuẩn bị nội dung ôn tập. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức 1/: - Lớp 7A: / / 2006 Tổng số:. Vắng: - Lớp 7B: / / 2006 Tổng số:. Vắng: Hoạt động của GV và HS T/g Nội dung ghi bảng 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Tìm tòi phát hiện kiến thức mới HĐ1.Tóm tắt nội dung phần lầm nghiệp. HĐ2.Nhắc lại kiến thức cơ bản đã học- hệ thống kiến thức. Câu1: Tại sao phảo bảo vệ rừng? Dùng các biện pháp nào để bảo vệ rừng? Câu2: Việc phá rừng ở nước ta trong thời gian qua đã gây những hậu quả gì? Câu3: Nêu điều kiện lập vườn gieo ươm cây rừng và quy trình tạo nền đất lập vườn gieo ươm cây rừng? Câu4. Để kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm người ta dùng các biện pháp nào? Câu5. Thời vụ và quy trình gieo, hạt ở nước ta? Câu6. Giải thích mục đích, nội dung các công việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng? Câu7. Thời vụ và quy trình trồng cây rừng bằng cây con có bầu, dễ trần? Câu8. Đặc điểm chủ yếu của các loại khai thác gỗ? Tuân theo điều kiện gì? Câu9. Để phục hồi rừng sau khi khai thác, rừng đã nghèo kiệt phải dùng biện pháp nào? Câu hỏi ôn tập (SGK) 4. Củng cố. GV: Nhận xét đánh giá tiết dạy ôn tập chương 10/ 30/ 2/ I. Tóm tắt nội dung phần lâm nghiệp. 1. Vai trò của rừng, vai trò và nhiệm vụ của trồng rừng. 2.Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây rừng. 3.Khai thác và bảo vệ rừng. II. Hệ thống kiến thức cơ bản. - Bảo vệ rừng để giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có. - Biện pháp nghiêm cấm hành động phá rừng - Việc phá rừng ở nước ta trong thời gian qua đã gây ra xoáy mòn và lũ lụt. - Điều kiện lập vườn gieo ươm cây rừng, đất pha cát, thịt nhẹ, độ PH trung tính, mặt đất bằng, gần nguồn nước. - Quy trình tạo nền đất lập vườn gieo ươm. Kích thước luống, phân bón lót, hướng luống. - Kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm bằng đốt hạt, tác động lực - Thời vụ gieo hạt: Miền bắc từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, miền trung từ tháng 1 đến tháng 2, miền nam từ tháng 2 đến tháng 3. - Quy trình gieo hạt: Gieo hạt àLấp đất àChe phủ àTưới nước àPhun thuốc trừ sâu, bệnh bảo vệ luống gieo. - Tạo điều kiện sống thích hợp để hạt nảy mầm nhanh, sinh trưởng tốt. - Cây con có bầu: Tạo lỗ trong hố đất àRạch vỏ bầu à Đặt bầu vào trong hố đất à Lấp đất lần 1 à Lấp đất lần 2 à Vun gốc. - Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng. - Bảo vệ, phát dọn, tỉa, trồng cây con vào đất trống. 5. Hướng dẫn về nhà 2/: - Về nhà ôn tập tất cả bài học - Chuẩn bị giấy thi giờ sau thi học kỳ I. Tuần: 18 Soạn ngày: 26 / 12 /2005 Giảng ngày://2006 Tiết: 36 Thi kiểm tra chất lượng học kỳ I ( Thời gian 45/ không kể chép đề ) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Kiểm tra những kiến thức cơ bản về trồng trọt, lâm nghiệp. - Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên - Đánh giá kết quả học tập của học sinh để từ đó giáo viên biết hướng điều chỉnh phương pháp cho phù hợp. II.Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: Đề thi, đáp án, cách chấm điểm. - Trò: ôn tập những phần đã học, chuẩn bị giấy kiểm tra. III. Tiến trình dạy học: 1. ổn định tổ chức:1/ - Lớp 6A; Ngày: / / 2006 Tổng số:. Vắng: - Lớp 6B; Ngày: / / 2006 Tổng số:. Vắng: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Tìm tòi phát hiện kiến thức mới: Phần I: Thiết lập ma trận hai chiều: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL Xử lý hạt giống 1 0.5 1 0.5 Nhận biết loại đất 1 0.5 1 0.5 Quy trình trồng cây 2 2 2 2 Nhiệm vụ của trồng trọt 1 3 1 3 Trổng rừng ở thành phố, khu công nghiệp 1 4 1 4 Tổng 1 1 3 5 1 4 4 10 Phần II: Đề kiểm tra I. Trắc nghiệm: Câu:1 ( 1 điểm ). - Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng: 1) Khi xử lý hạt giống bằng nước ấm đối với ngô ứng với nhiệt độ bằng bao nhiêu. A. 54oC. B. 35o C. C. 40oC. D. 45oC. 2) Đất xét là loại đất: A. Vê được thành thỏi nhưng đứt đoạn. B. Vê được thành thỏi nhưng uốn bị đứt đoạn. C. Vê được thành thỏi, khi uốn không có vết nứt. D. Vê được thành thỏi nhưng khi uốn có vết nứt. Câu 2 ( 2 điểm ). 1) Em hãy chọn các nhóm từ trong ngoặc ( Độ phì nhiêu, điều hoà dinh dưỡng, giảm sâu, bệnh, sản phẩm thu hoạch, ánh sáng, đất ) điền vào chỗ trống trong các câu sau: - Luân canh làm cho đất tăng......................................... và..................................... - Xen canh xử dụng hợp lí......................................... và ......................................... - Tăng vụ góp phần tăng thêm.................................................................................. 2) Em hãy xắp xếp thứ tự của quy trình trồng cây con rễ trần. Vun gốc Lấp đất kín gốc cây 1) 4) 5) Nén đất Tạo lỗ trong hố đất 3) Đặt cây vào lỗ trong hố 2) 4) Thứ tự:.................................................................................. Câu 3 ( 7 điểm ) 1) Em hãy nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt? 2) Trồng cây xanh và trồng rừng ở vùng thành phố và ở khu công nghiệp để nhằm mục đích gì? Em hãy liên hệ thực tế ở địa phương ? Phần III. Đáp án và thang điểm. I. Trắc nghiệm. Câu1: ( 1 điểm ) Mỗi ý đúng 0.5 điểm, các ý đúng. 1) C 2) C Câu2: ( 2 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng 1 điểm. 1) – Tăng độ phì nhiêu, điều hoà dinh dưỡng. - ánh sáng, đất, Giảm sâu bệnh - Sản phẩm thu hoạch. 2) 2 4 5 3 1 II Tự luận. Câu 1 ( 3 điểm ). - Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. - Cung cấp nông sản cho xuất khẩu + Nhiệm vụ: Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Câu 2 ( 4 điểm ). - Trồng rừng và cây xanh có vai trò to lớn trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường, hút khí cácbonic nhả khí OXI làm sạch môi trường. - ở vùng thành phố và các khu công nghiệp thường có một môi trường ô nhiễm, vì có các phương tiện giao thông hoạt động nhiều, các khu công nghiệp thải khói bụi 4 Củng cố. - GV: Thu bài về chấm, nhận xét giờ thi. 5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà đọc và xem trước phần III: Chăn nuôi để giờ sau học .......................................................................................................................................... Tuần: 19 .......................................................................................................................................... Tuần: 30 Kiểm tra học kì I : môn công nghệ 7 A:Phần Trắc nghiệm Hãy khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng trong các phương án sau. Câu 1: Sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh có những ưu điểm sau: A/ Diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công ; B/ Không làm ô nhiễm môi trường. C/ Không gây độc hại cho người và gia súc ; D/ Cả 3 ý trên . Câu 2: Đất trong vườn gieo ươm là loại đất: A/ Đất pha cát ; B/ Đất sét ; C/ Đất thịt nhẹ ; D/ Cả A và C . Câu 3: Loại đất nào dưới đây có khả năng giữ nước kém nhất ? A/ Đất pha cát ; B/ Đất thịt nhẹ ; C/ Đất thịt trung bình ; D/ Đất thịt nặng. Câu 4: Đối với loại côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn thì giai đoạn nào phá hoại cây trồng mạnh nhất ? A/ Giai đoạn sâu trưởng thành B/ Gai đoạn sâu non C/ Giai đoạn trứng D/ Gai đoạn nhộng Câu 5: Các câu sau đúng hay sai? A/ Phơi đất ải là biện pháp phòng trừ sâu bệnh B/ Tháo nước cho ngập cây trồng là biện pháp phòng trừ sâu bệnh C/ Dùng thuốc độc phun liên tục là biện pháp tốt nhất phòng trừ sâu bệnh D/ Dùng biện pháp IPM là biện pháp phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả nhất Cho các loại phân dưới đây : A/ Cây điền thanh; B/ Phân trâu, bò ; C/ Supe lân ; D/ DAP (diamon phốt phát); E/ Phân lợn (heo); G/ Cây muồng muồng ; H/ Phân NPK ; I/ Bèo hoa dâu ; K/ Urê (phân chứa N) . L/ Khô dầu dừa, đậu tương. ; M/ Nitragin (chứa vi sinh chuyển hoá đạm). Câu 6 : Em hãy sắp xếp các loại phân bón trên vào các nhóm thích hợp và viết vào bài làm . Nhóm : (Phân hữu cơ) ; (Phân hoá học) ; (Phân vi sinh.). B. Phần tự luận: Bài 1: Luân canh là gì ? Có mấy hình thức luân canh ? Mỗi hình thức cho một ví dụ. Bài 2: Đất trồng là gì ? Đất trồng gồm những thành phần nào, vai trò của từng thành phần đó đối với cây trồng ? . đáp án trắc nghiệm . Câu 1: A ( 0,5 điểm) Câu 2: D ( 0,5 điểm) Câu 3: A ( 0,5 điểm) Câu 4: B ( 0,5 điểm) Câu 5: ( 1 đ) a b c d đúng sai sai đúng 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm Câu 6 : ( 1 đ ) Nhóm phân hữu cơ : a, l, b, e, i, g . ( 0,5 điểm) Nhóm phân hoá học : d, h, k, c . ( 0,25 điểm) Nhóm phân vi sinh : M . ( 0,25 điểm) ( Nếu mỗi ý thiếu một loại phân bón trong nhóm trừ 0,25 điểm ) B . Tự luận. Bài 1: ( 2 đ ) - Luân canh : Là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích . ( 0,5 điểm) - Có 2 hình thức luân canh : * Luân canh giữa các loại cây trồng cạn với nhau . ( 0,5 điểm) + Lấy ví dụ đúng . ( 0,25 điểm) *Luân canh giữa các loại cây trồng nước với nhau. ( 0,5 điểm) + Lấy ví dụ đúng . ( 0,25 điểm) Bài 2 : ( 4 đ ) - Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất ,trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm . ( 0,5 điểm) - Đất trồng là sản phẩm biến đổi của đá dưới tác động của các tố khí hậu sinh vật và con người . ( 0,5 điểm) * Thành phần đất trồng : - Phần khí . ( 0,25 điểm) - Phần rắn : gồm chất vô cơ và hưu cơ. ( 0,5 điểm) - Phần lỏng . ( 0,25 điểm) * Vai trò của từng thành phần: - Phần khí : cung cấp oxi, nitơ, cacbonnic ....... ( 0,5 điểm) - Phần rắn : + Vô cơ : chứa các chất dinh dưỡng N, P, K.... ( 0,5 điểm) + Hữu cơ : gồm có vi sinh vật và các xác động thực vật vi sinh vật phân huỷ xác động thực vật thành chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng. ( 0,5 điểm) - Phần lỏng : Hoà tan các chất dinh dưỡng . ( 0,5 điểm) Thu bài Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: