Giáo án Công nghệ 7 tiết 14: Kiểm tra

Giáo án Công nghệ 7 tiết 14: Kiểm tra

KIỂM TRA

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS tự đánh giá lại những kiến thức đã học.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỷ năng làm bài kiểm tra.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ yêu thích môn học, thái độ trung thực.

B. Phương pháp giảng dạy: Kiểm tra

C. Chuẩn bị giáo cụ:

1. Giáo viên: Ma trận đề, đề kiểm tra, đáp án và thang điểm

2. Học sinh: Kiến thức đã học

D. Tiến trình bài dạy:

 

doc 4 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2924Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tiết 14: Kiểm tra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14	Ngày soạn: ...../ ...../ ......
KIỂM TRA 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS tự đánh giá lại những kiến thức đã học.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỷ năng làm bài kiểm tra.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ yêu thích môn học, thái độ trung thực.
B. Phương pháp giảng dạy: Kiểm tra 
C. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: Ma trận đề, đề kiểm tra, đáp án và thang điểm
2. Học sinh: Kiến thức đã học
D. Tiến trình bài dạy: 
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số. (1’)
Lớp 7A 	Tổng số: 	Vắng:
Lớp 7B 	Tổng số: 	Vắng:
2. Kiểm tra bài củ: 
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: Kiểm tra 45 phút
b, Triển khai bài dạy:
Đề chẵn
*Ma trận đề
 Tỉ trọng câu
 hỏi/điểm
Lĩnh vực nội dung
Cấp độ tư duy
T
S
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt
1
2đ
1
2đ
Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
1
1đ
1
1đ
1
2đ
3
4đ
Sản xuất và bảo quản giống cây trồng
1
2đ
1
1đ
1
1đ
3
4đ
Tổng số câu
2
3
2
7
Tỉ trọng điểm
3đ
4đ
3đ
10đ
Đề:
Câu 1: Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt là gì?
Câu 2: Phân bón là gì? Giải thích phân bón ảnh hưởng như thế nào đến đất, năng suất và chất lượng nông sản? Có những cách bón phân nào?
Câu 3: Có thể nhân giống bằng những cách nào? Hãy nêu cụ thể các phương pháp nhân giống. Làm thế nào để có giống hạt tốt, hạt giống có chất lượng?	
Đề lẻ
 Tỉ trọng câu
 hỏi/điểm
Lĩnh vực nội dung
Cấp độ tư duy
T
S
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Một số tính chất của đất trồng 
1
1đ
1
1đ
2
2đ
Cách sử dụng và bảo quản các lọai phân bón thông thường.
1
2đ
1
1đ
2
3đ
Phòng trừ sâu bệnh hại
1
0.5đ
1
4.5đ
2
5đ
Tổng số câu
2
2
2
6
Tỉ trọng điểm
1.5đ
6.5đ
2đ
10đ
Đề:
Câu 1: Thành phần cơ giới của đất là gì? Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?
Câu 2: Phân bón thông thường được sử dụng như thế nào? Địa phương em thường bảo quản phân bón bằng những cách nào?
Câu 3: Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại? Ưu và nhược điểm của các phương pháp phòng trừ sâu, bệnh hại.: 
4. Củng cố:(1’)
- Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra.
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà xem lại bài.
Đáp án:
Đề chẵn
Câu 1: (2đ)
* Vai trò: (1đ)
- Cung cấp lương thực.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
- Cung cấp nông sản cho xuất khẩu
* Nhiệm vụ của trồng trọt (1đ)
- Sản xuất nhiều lúa, ngô, sắn đủ ăn và có dự trữ.
- Trồng rau, đậu làm thức ăn cho người.
- Trồng mía cung cấp cho nhà máy đường
- Trồng cây đặc sản: cà phê, chè
Câu 2: (4đ)
* Phân bón là gì? (1đ)
 Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng.
 Gồm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hoá học và phân vi sinh.
* Giải thích: (2đ) Nhờ có phân bón, đất phì nhiêu hơn, có nhiều chất dinh dưỡng, cây trồng phát triển, sinh trưởng tốt cho năng suất cao, chất lượng tốt.
* Cách bón phân: (1đ)
+ Bón lót: Là bón phân vào đất trước khi gieo trồng, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc, mới bén rễ.
+ Bón thúc: Là bón phân trong thời gian sinh trưởng, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Câu 3: (4đ)
* Có thể nhân giống bằng hai cách: bằng hạt và bằng phương pháp nhân giống vô tính
* Sản xuất giống cây bằng hạt.
- Năm thứ nhất: Gieo hạt giống đã phục tráng, chọn cây tốt.
- Năm thứ hai: hạt cây tốt gieo thành dòng, lấy hạt của dòng tốt nhất hợp thành giống siêu nguyên chủng.
- Năm thứ ba: từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng.
Năm thứ tư: Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.
* Sản xuất giống cây trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính.
- Giâm cành: Từ 1 đoạn cành cắt rời khỏi thân mẹ đem giâm vào cát ẩm sau một thời gian từ cành giâm hình thành rễ.
- Ghép mắt: Lấy mắt ghép, ghép vào một cây khác.
- Chiết cành: Bóc một khoanh vỏ của cành, sau đó bó đất. Khi cành đã ra rễ thì cắt khỏi cây mẹvà trồng xuống đất.
* Để có giống hạt tốt, hạt giống chất lương:
- Hạt giống bảo quản: Khô, mẩy, không lẫn tạp chất, Không sâu bệnh.
- Nơi cất giữ phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm
Đề lẻ
Câu 1: (2đ)
* Thành phần cơ giới của đất (1đ)
- Phần rắn của đất được hình thành từ thành phần vô cơ và hữu cơ.
+ Phần vô cơ gồm các hạt: cát, limon, sét.
- Tỉ lệ (%) của các hạt cát, limon, và sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất.
* Nhờ các hạt cát, limon,sét và chất mùn, đất giữ được nước và chất dinh dưỡng (1đ)
- Đất sét: Tốt nhất
- Đất thịt: TB
- Đất cát: Kém.
Câu 2: (3đ)
* Cách sử dụng các loại phân bón thông thường (1đ)
- Phân hữu cơ thường dùng để bón lót.
- Phân đạm, kali, hỗn hợp, thương dùng để bón thúc, nếu bón lót thì chỉ bón lượng nhỏ
- Phân lân thường dùng để bón lót 
* Bảo quản các loại phân bón thông thường (2đ)
- Phân hóa học:
+ Đựng trong chum, vại, bao gói bẳng ni lông.
+ Để nơi cao ráo, thoáng mát.
+ Không để lẫn lộn các loại phân với nhau.
- Phân chuồng: Ủ thành đống
Câu 3: 
* Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại (0.5đ)
- Phòng là chính
- Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
* Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại. (0.5)
* .Biện pháp thủ công. (1đ)
*.Biện pháp hoá học. (1đ)
*. Biện pháp sinh học: (1đ)
*.Biện pháp kiểm dịch thực vật. (1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • doccn7 tiet 14 theo chuan.doc