Giáo án Công nghệ 7 tiết 32 đến 35

Giáo án Công nghệ 7 tiết 32 đến 35

Bài 37: THỨC ĂN VẬT NUÔI

I. MỤC TIÊU :

 1/ Kiến thức : Xác định được tên một số loại thức ăn quen thuộc đối với gia súc, gia cầm

 Xác định được nguồn gốc 1 số loại thức ăn quen thuộc của gia súc, gia cầm

 2/ Kỹ năng : Phân tích so sánh các loại thức ăn của gia súc gia cầm gọi tên được các thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.

 3/ Thái độ : Có ý thức tiết kiệm tận dụng chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm

II. CHUẨN BỊ :

 -GV: Phóng to hình 63 ; 64 ; 65 SGK

 - HS: Tìm hiểu bài trước ở nàh.

 

doc 9 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tiết 32 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 17/1/2010
Tuần : 22 - Tiết : 32
 Bài 37: THỨC ĂN VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU :	
 1/ Kiến thức : Xác định được tên một số loại thức ăn quen thuộc đối với gia súc, gia cầm
 Xác định được nguồn gốc 1 số loại thức ăn quen thuộc của gia súc, gia cầm
 2/ Kỹ năng : Phân tích so sánh các loại thức ăn của gia súc gia cầm gọi tên được các thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
 3/ Thái độ : Có ý thức tiết kiệm tận dụng chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm
II. CHUẨN BỊ :
 -GV: Phóng to hình 63 ; 64 ; 65 SGK
 - HS: Tìm hiểu bài trước ở nàh. 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
 - Chọn giống vật nuôi ta nên chọn như thế nào ? (ngoại hình, da, lông) ...
 - Muốn nhân giống đạt kết quả cao ta cần làm gì ? (xác định rõ mục đích, chọn phối tốt, không ngừng chọn lọc nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi)
 3. Giảng bài mới : (38’)
 *Giới thiệu bài : (1’)
Thức ăn vật nuôi là nguồn cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động sống của con vật như : sinh trưởng, phát triển sản xuất ra sản phẩm, thịt, trứng, sữa. Vậy thức ăn vật nuôi là gì ? nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng như thế nào ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông qua bài : “Thức ăn vật nuôi”
 -Tiến trình bài dạy :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
HĐ 1 : Khái niệm thức ăn vật nuôi 
- Y/c HS quan sát hình 63 cho biết vật nuôi đang ăn thức ăn gì ?
- Hãy kể tên các loại thức ăn của trâu bò.
- Hãy kể tên các loại thức ăn của lợn ?
- Hãy kể tên các loại thức ăn của gà ?
- Tại sao trâu bò tiêu hóa được rơm rạ cỏ khô, còn lợn gà ăn rơm khô được không ? Có ăn cá thịt như lợn không ?
- Mỗi con vật chỉ ăn được một loại thức ăn phù hợp với đặc điểm hệ tiêu hóa của chúng.
HĐ1 : Tìm hiểu thức ăn vật nuôi 
HS : Quan sát hình 63
- Con trâu ăn rơm, con gà ăn thóc
- Cây cỏ, rơm rạ
- Cám bã, thức ăn hỗn hợp.
- Hạt, ngô, lúa côn trùng sâu bọ
- Nhờ có vi sinh vật trong dạ cỏ 
- có 2000 triệu vi sinh vật trong dạ cỏ
I Thức ăn vật nuôi :
- Mỗi con vật chỉ ăn được thức ăn phù hợp với đặc điểm hệ tiêu hóa của chúng
10’
HĐ 2 : Tìm hiểu nguồn gốc thứa ăn vật nuôi :
 GV yêu cầu.
- Từ 2 nguồn thông tin đó 
-Y/c HS : Làm bài tập sau ?
GV Kết luận :
HĐ 2 : Học sinh hiểu được nguồn gốc thức ăn vật nuôi
HS : đọc nội dung mục 2 tr 99 SGK. Quan sát hình 64 tr 100 SGK
HS : Làm bài tập 
Nguồn gốc
Tên các loại TĂ
Thực vật
 Lúa, ngô
Động vật
Cá, thịt
Chất khoáng :
HS : báo cáo kết quả
II. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi :
Căn cứ vào nguồn gốc, chia thức ăn vật nuôi làm ba loại :
-Thức ăn nguồn gốc thực vật.
- Thức ăn nguồn gốc động vật.
- Thức ăn nguồn gốc chất khoáng.
12’
HĐ 3 : Tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của thức ăn :
-GV yêu cầu.
- Qua bảng 4 tr 100 SGK em hãy nhận xét nguồn gốc mỗi loại thức ăn trên.
-Căn cứ hình tròn hình 65 biểu thị hàm lượng nước, chất khô ứng với mỗi loại thức ăn của bảng
- Thành phần dinh dưỡng của thức ăn bao gồm những thành phần chủ yếu nào ?
HĐ 3 : HS hiểu được thành phần dinh dưỡng của thức ăn :
-HS : đọc mục II tr 100 - 101 SGK
- Quan sát hình 65 tr 101
- Đọc bảng 4 tr 100 SGK
HS : đọc :
- Rau muống
H20 : 89 %
Protêin : 2,1 %
Lipit : 0,7 %
Gluxit : 6,3 %
MKTV 1,5 %
- Prôtein, g, 4, H2= MK, KTM
-HS : đọc phần ghi nhớ SGK
III. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn :
- Gồm 5 thành phần chủ yếu : prôtêin, gluxit, lipit, H20 muối khoáng và vi ta min
- Mỗi loại thức ăn có tỉ lệ các thành phần nà Mỗi loại thức ăn có tỉ lệ các thành phần này khác nhau
5’
HĐ 4: Củng cố:
- Em hãy cho biết nguồn gốc thức ăn vật nuôi ? 
- Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào ?
-Thực vật, động vật, chất khoáng.
-5 thành phần chủ yếu : prôtêin, pluxit, lipit, nước, muối khoáng và vitamin.
 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1’)
 - Đọc trước bài 38
 - Hoàn thành viết nội dung trả lời câu hỏi cuối bài vào vở BT
 - Đọc mục “ Có thể em chưa biết”
IV Rút kinh nghiệm, bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày soạn 17/1/2010
Tuần : 22 - Tiết : 33
 Bài 38: VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU :	
 1/ Kiến thức : Trình bày được quá trình tiêu hóa và hấp thụ các thành phần dinh dưỡng của thức ăn trong ống tiêu hóa của vật nuôi.
 - Vai trò của thức ăn đối với quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
 2/ Kỹ năng : Tạo ra các sản phẩm chăn nuôi gia súc gia cầm
 3/ Thái độ : Tiết kiệm, sản phẩm thừa, thực vật - động vật làm thức ăn cho vật nuôi gia đình ® nhằm cải thiện và tăng thu nhập gia đình
II. CHUẨN BỊ :
 -GV: Giáo án, phóng to bảng 5 và 6 tr 102 SGK
 -HS: Tìm hiểu bài trước ở nhà. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp : (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
 - Em hãy cho biết nguồn gốc thức ăn vật nuôi ?
 (thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ động vật, thực vật và chất khoáng)
 - Thức ăn của vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào ?
 (protein, lipit, gluxit, nước, khoáng và vitamin)
 3. Giảng bài mới : (38’)
 *Giới thiệu bài : (1’)
Sau khi tiêu hóa thức ăn, cơ thể vật nuôi sử dụng để tạo nên các cơ quan của cơ thể tạo năng lượng duy trì nhiệt độ và các hoạt động tạo ra sản phẩm chăn nuôi. Vậy thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào ? vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi ra sao ? đó là nội dung của bài học hôm nay.
 -Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
20’
HĐ1 : Sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của vật nuôi :
- Cầm 1kg thịt lợn trong tay, em cho biết protein thuộc thành phần nào ? Lipit thuộc phần nào ?
- Vật nuôi ăn lipit vào dạ dày và ruột tiêu hóa biến đổi thành những chất gì ?
- Vật nuôi ăn protêin vào dạ dày và ruột tiêu hóa biến đổi thành những chất gì ?
- Em hãy tìm một số thức ăn vật nuôi là gluxit ?
- Cho lợn ăn gluxit vào dạ dày và ruột biến đổi thành chất gì ?
- GV hướng dẫn HS
Ngoài 3 thành phần đã nêu các thành phần khác như H20 chất khoáng, vitamin biến đổi như thế nào ?
- Sau khi tiêu hóa thức ăn các thành phần dinh dưỡng hấp thụ như thế nào ?
- GV Yêu cầu
- GV ghi lên bảng
1. Gluxit, 2glyxerin và axi béo, 3 axít amin, 4 ion khoáng.
HĐ1 HS hiểu sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của vật nuôi :
-Phần nạc
- Phần mỡ
- Glyxerin và axit béo
-axit amin
- Gạo, ngô, khoai, sắn
- Glu cô
- Quan sát bảng 5 / 102 SGK thấy kết quả sự tiêu hóa thức ăn
- Không biến đổi
- Hấp thụ qua thành ruột vào máu và được chuyển đến từng tế bào
HS : Làm bài tập mục II SGK ® đọc kết quả
I Sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của vật nuôi
- Thức ăn sau khi vào cơ quan tiêu hóa được biến đổi thành glucô, axit amin, glyxêrin, axit béo được hấp thụ qua thành ruột vào máu và được chuyển đến từng tế bào
12’
HĐ 2 : Vai trò của chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi :
GV yêu cầu :
- Các loại thức ăn sau khi hấp thụ vào cơ thể được sử dụng để làm gì ? 
- GV thức ăn cung cấp năng lượng chủ yếu cho vật nuôi là các chất gluxit, lipit, các chất khác như protein, khoáng vitamin, nước cung cấp cho vật nuôi. Sinh trưởng và tạo ra các sản phẩm chăn nuôi.
- Thức ăn cung cấp năng
lượng cho vật nuôi để làm gì ?
- Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi để làm gì ?
HS : Đọc mục II tr 103 SGK
- Tạo ra năng lượng và cung cấp các chất dinh dưỡng để tạo ra sản phẩm chăn nuôi
HS : làm bài tập tr 103 SGK
- Hoạt động cơ thể, thồ hàng, kéo cày duy trì thân nhiệt 
- Tạo ra sản phẩm chăn nuôi thịt, trứng, sữa, lông, sừng, móng . . . 
II. Vai trò của các chất dinh dưỡn trong thức ăn đối với vật nuôi :
Tạo ra sản phẩm chăn nuôi thịt trứng, sữa, lông và cung cấp năng lượng làm việc
5’
HĐ 3: Củng cố
- Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hóa như thế nào ? Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi ?
HS: suy nghĩ thảo luận và cử đại diện trả lời câu hỏi.
Các bạn khác bổ sung.
HS: Đọc phần ghi nhớ tr 103 SGK
5. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : 	(1’)
- Về nhà trả lời câu hỏi 1, 2 / 103 SGK
- Đọc trước bài 39 SGK
IV Rút kinh nghiệm, bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày soạn 24/1/2010
Tuần : 23 - Tiết : 34
 Bài 39: CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU :	
 1/ Kiến thức : Trình bày được mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn
 2/ Kỹ năng :Biết được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn, bảo quản thức ăn
 3/ Thái độ : Có ý thức tiết kiệm biết cách bảo quản 1 số thức ăn để nuôi trâu bò, lợn gà, 
II. CHUẨN BỊ :
 -GV: Phóng to hình 66 tr 105 SGK. Thu thập mẫu vật thức ăn vật nuôi
 -HS: Tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tình hình lớp : ... ến và dự trữ thức ăn của vật nuôi :
GV yêu cầu :
- Người nuôi lợn thường nấu chín các thức ăn như cám, rau, thức ăn thừa ... nhằm mục đích gì ?
- Khi cho gà vị ăn rau thường phải thái nhỏ mới cho ăn nhằm mục đích gì ?
- Khi bổ sung đậu tương vào khẩu phần ăn cho vật nuôi người chăn nuôi phải rang chín đậu xay nghiền nhỏ rồi mới cho ăn nhằm mục đích gì ?
GV yêu cầu :
- Cho biết mục đích của việc chế biến thức ăn vật nuôi
-GV mỗi năm thu hoạch rau, lương thực ... thường có vụ mùa, mùa hè thuờng thừa thức ăn, mùa đông lại thiếu. Vậy vào mùa gặt, nông dân đánh giống rơm ra 4 lần mục đích gì ?
- Thóc ngô, khoai, sắn cho vật nuôi ăn quanh năm vào mùa thu hoạch 
HĐ 1 HS biết được mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
- HS : đọc mục I tr 104 SGK
- Giảm thể tích thức ăn, diệt các loài mầm bệnh kích thích ăn ngon miệng, dễ tiêu hóa ....
-Phù hợp với mỏ gà, vịt
- Có mùi thơm, phá hủy chất độc có trong đậu tương
HS : đọc nội dung mục II tr 104 SGK
- Dự trữ thức ăn
- Dự trữ cho trâu bò ăn dần
Khoai lang thái nhỏ phơi khô cất vào chum
- Ngô thóc phơi khô.
I. Mục đích chế biến, dự trữ thức ăn vật nuôi :
- Tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hóa (thức ăn ủ lên men)
- Loại bỏ chất độc và vi trùng gây bệnh ( nấu)
- Giảm khối lượng thức ăn, tăng giá trị dinh dưỡng (thái nhỏ, ủ tươi rau cỏ)
2. Dự trữ thức ăn :
Để thức ăn không bị hỏng trong thời gian tương đối lâu và luôn có đủ thức ă cho vật nuôi, người chăn nuôi phải dự trữ thức ăn
10’
HĐ 2 : Phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn :
- GV yêu cầu :Những hình ảnh chế biến thức ăn bằng phương pháp vật lý.
- Những hình ảnh chế biến thức ăn bằng phương pháp hóa học.
- Những hình ảnh chế biến thức ăn bằng phương pháp sinh học
- Chế biến thức ăn bằng nhiệt
- Yêu cầu HS
GV kết luận các phương pháp chế biến thức ăn.
Yêu cầu HS :
a) Làm thế nào để dự trữ rơm ra, cỏ khô, thân cây đậu, ngô ?
b) Làm thế nào để cất giữ ngô, thóc ?
c) Làm thế nào để cất giữ khoai lang, sắn ...
d) Làm thế nào để cất giữ lá su hào, bắp cái, các loại cỏ ? các phương pháp làm khô là những hình ảnh nào ?
HĐ 2 : Tìm hiểu Phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn :
HS : đọc nội dung mục II tr 104, Quan sát hình vẽ 66 tr 105 SGK
H1 và H2
Hình 6, 7
Hình 4, 8
Hình 3
- Đọc nội dung phần kết luận tr 105 SGK
- Đọc mục 2 tr 106 SGK
- Quan sát hình 67 tr 106 SGK
- Phơi khô ủ xanh
- Phơi khô, hoặc sấy khô ® chum, bao
- Thái nhỏ, phơi khô ® cất vào bao, chum, vại
- Ủ xanh
HS kẻ bảng điền hình ảnh 
-Làm khô a, b, c
- Ủ xanh
HS : đọc phần ghi nhớ tr 106 SGK
II. Phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn :
1. Các phuơng pháp chế biến dự trữ thức ăn :
- Phương pháp vật lý
- Phương pháp hóa học
- Phương pháp sinh học
- Phương pháp tạo thức ăn hỗn hợp
2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn :
- Phương pháp là khô
- Phương pháp ủ xanh
5’
HĐ3: Củng cố:
- Tại sao phải chế biến dự trữ thức ăn cho vật nuôi ?
- Em hãy kể một số phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi ?
HS: suy nghĩ và cử đại diện trả lời câu hỏi, còn các bạn khác bổ sung.
5. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	 (1’)
- Học bài - Trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở bài tập BT
- Đọc trươc bài 40
IV Rút kinh nghiệm, bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày soạn 24/1/2010
Tuần : 23 - Tiết : 35
 Bài 40 : SẢN XUẤT THỨC ĂN VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU :	
 1/ Kiến thức : Nêu được căn cứ để phân loại tên các loại thức ăn vật nuôi
 Trình bày được cách sản xuất thức ăn giàu prôtein, gluxit và FA thô xanh
 2/ Kỹ năng : Làm một số thức ăn cho vật nuôi ở địa phương và gia đình 
 3/ Thái độ : Tiết kiệm tận dụng để sản xuất chế biến thức ăn cho vật nuôi 
II. CHUẨN BỊ :
 -GV: Giáo án, phóng to hình 68, bảng phân loại mục I tr 107 SGK và mục III tr 109 SGK 
 -HS : Tìm hiểu bài trước ở nhà 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định tình hình lớp : (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
 - Tại sao phải chế biến dự trữ thức ăn cho vật nuôi ?
 (Tăng tính ngon miệng, loại bỏ chất độc, vi trùng, giảm khối lượng và để thức ăn không bị hỏng trong thời gian đầu có vi sinh)
 - Em hãy kể một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi ?
 (Phương pháp vật lý, hóa học, sinh học, phương pháp tạo thức ăn hỗn hợp)
 3. Giảng bài mới :
 *Giới thiệu bài : (1’)
 Trong bài trước chúng ta đã nghiên cứu và dự trữ thức ăn vật nuôi. Nhưng muốn có thức ăn để chế biến và dự trữ thì việc quan trọng là phải biết các phương pháp sản xuất ra các loại thức ăn. Sản xuất ra nhiều thức ăn với chất lượng tốt là yêu cầu cấp bách để phát triển chăn nuôi. Đó cũng là trọng tâm kiến thức bài học hôm nay
 -Tiến trình bài dạy : 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
HĐ 1 Cách phân loại thức ăn dựa vào thành phần dinh dưỡng :
GV yêu cầu HS :
- Hãy kể tên một số loại thức ăn của gia súc gia cầm mà em biết ?
- Thức ăn trâu, bò ?
- Thức ăn của lợn ?
- Thức ăn của gà ?
- Thường trong thức ăn của gà, lợn, người ta cho thêm bột cá, bột tôm để cung cấp chủ yếu chất dinh dưỡng có tên là gì ?
- Cho lợn gà ăn thức ăn chế biến từ ngô, gạo chủ yếu cung cấp chất dinh dưỡng có tên là gì ?
- Thức ăn vật nuôi như cỏ, rơm, rạ cung cấp thức ăn có tên là gì ?
- Thức ăn có nhiều chất bột gọi là thức ăn tinh, còn thức ăn có nhiều chất xơ gọi là thức ăn gì ?
GV Kết luận
HĐ 1 Tìm hiểu cách phân loại thức ăn dựa vào thành phần dinh dưỡng :
HS : đọc nội dung mục I tr 75 SGK
- Rơm, rạ, cỏ
- Cám, bột ngô, bột cá thức ăn hỗn hợp 
-Thóc gạo, ngô, bột cá, thức ăn hỗn hợp
- Prôtêin
- Gluxit
- Chất xơ
- Thức ăn thô
HS : đọc lại nội dung mục I và phân loại theo yêu cầu SGK
I Phân loại thức ăn dựa vào thành phần dinh dưỡng :
Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn, người chăn nuôi chia thức ăn vật nuôi thành 3 loại thức ăn giàu protêin, thức ăn giàu gluxit, thức ăn giàu chất xơ, hay thức ăn thô.
10’
HĐ 2 : Phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtein
- Làm thế nào để có nhiều cá tôm, trai ốc phục vụ đời sống con người và chăn nuôi
- Giun đất là động vật không xương sống thịt giun giàu protêin là thức ăn ưa thích của gia cầm, làm thế nào nuôi giun đất 
- Vì sao họ đậu giàu protêin ?
-GV yêu cầu :
HĐ 2 Tìm hiểu phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtein :
- Chăn nuôi và khai thác thủy sản
-HS quan sát hình 108 SGK và phân tích theo hình b tr 108
- Rễ họ đậu mang VK cộng sinh cố định được Nitơ trong không khí ® prôtein
Do đó cây họ đậu là cây giàu protein.
HS : Quan sát hình 68 làm bài tập SGK tr 108
II Phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin :
- Chế biến các sản phẩm động vật làm thức ăn vật nuôi.
- Nuôi giun đất, cá, tôm, trai, hến và khai thác thủy sản
- Trồng xen tăng vụ cây họ đậu
12’
HĐ 3 : Phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh :
-Em hãy kể tên những thức ăn giàu gluxit ? 
- Làm thế nào để có nhiều ngô, khoai, sắn ?
- Kể tên những thức ăn thô xanh mà em biết?
- Làm thế nào có nhiều thức ăn thô xanh cho vật nuôi ?
GV yêu cầu :
- GV giới thiệu mô hình VAC
- Ao - nuôi cá thức ăn cho vật nuôi, nước tưới rau
- Chuồng trâu, bò,lợn, gà ® phân trồng trọt và nuôi cá
- GV nêu ví dụ luân canh cây trồng là thức ăn cho lợn
HĐ 3 Tìm hiểu phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh :
- Lúa, ngô, khoai, sắn
- Tăng vụ, tăng diện tích trồng
- Cây rau, cỏ, rơm, rạ . . .
- Tận dụng đất để trồng trọt và tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt để chăn nuôi
HS : đọc làm bài tập mục III
- Yêu cầu HS viết vòng tuần hoàn v/ c khép kín tận dụng triệt để hợp lý nhất
HS : nêu ví dụ
- Công thức 1 : lúa + rau + tăng cường nuôi thủy sản
-CT 2 : Lúa + màu + rau + đậu
- CT 3 : Ngô + màu + rau đậu
HS : Đọc phần ghi nhớ SGK
III Phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh :
-Tăng vụ, tăng diện tích đất trồng.
- Tận dụng đất trồng trọt và tận dụng các sản phẩm phụ trogn trồng trọt để chăn nuôi
5’
HĐ4: Củng cố
- Em hãy phân biệt thức ăn giàu protein, gluxit, và thức ăn thô xanh
- Hãy kể một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protêin, gluxit ở địa phương
HS cử đại diện nhĩm trả lời
5. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : 1’
 - Đọc trước bài 41
 - Hỏi ông bà, cha mẹ về cây trồng và các mùa trong năm của địa phương : lúa, ngô, khoai, sắn, rau muống, cây đậu . . .
IV Rút kinh nghiệm, bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .	

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2223.doc