Chương II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI THỦY SẢN
Bài 54
CHĂM SÓC, QUẢN LÍ VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN ( tôm, cá)
I. Mục tiêu :
- Biết được kĩ thuật chăm sóc tôm, cá.
- Biết cách quản lí ao nuôi.
- Biết được phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá.
II. Chuẩn bị :
- Bảng phụ, tranh giáo khoa hình 84, 85 và bảng 9.
Ngày dạy : Lớp 7 Chương II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI THỦY SẢN Bài 54 CHĂM SÓC, QUẢN LÍ VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN ( tôm, cá) I. Mục tiêu : - Biết được kĩ thuật chăm sóc tôm, cá. - Biết cách quản lí ao nuôi. - Biết được phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá. II. Chuẩn bị : - Bảng phụ, tranh giáo khoa hình 84, 85 và bảng 9. Tiết ppct : 48 III. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ : 3. Bài mới HĐ1: Giới thiệu bài Chăm sóc, quản lí và phòng, trị bệnh cho tôm, cá là những biện pháp kĩ thuật quan trọng vì nó quyết định đến năng suất, sản lượng của tôm, cá. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I. CHĂM SÓC TÔM, CÁ 1. Thời gian cho ăn - Từ 7 - 8h. Lượng thức ăn và phân bón nên tập trung vào tháng 8 - 11. 2. Cho ăn - Thức ăn tinh và xanh thì phải có máng, giàn ăn. - Phân xanh bó thành từng bó, dìm xuống nước. - Phân chuồng đã hoai mục và phân vô cơ hòa tan trong nước rồi té khắp ao. HĐ2 *- Cho học sinh xem thông tin sgk, kết hợp kiến thức thực tế ở địa phương để thảo luận về thời gian cho ăn và cách cho tôm, cá ăn. - Gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận. *- Học sinh xem thông tin sgk kết hợp kiến thức thực tế ở địa phương để thảo luận và trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Ghi vào vở. II. QUẢN LÍ 1. Kiểm tra ao nuôi tôm, cá - Kiểm tra cống, đăng vào mùa mưa lũ. - Kiểm tra màu nước, thức ăn và hoạt động của tôm, cá vào buổi sáng. - Xử lí cá nổi đầu và bệnh tôm, cá vào buổi sáng lúc nhiệt độ lên cao. 2. Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá - Đo chiều dài và cân nặng. HĐ3 *- Cho học sinh quan sát bảng 9 sgk kết hợp kiến thức thực tế ở địa phương, thảo luận về công việc kiểm tra ao nuôi tôm, cá. - Gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận. *- Cho học sinh quan sát hình 84 sgk, kết hợp kiến thức thực tế ở địa phương thảo luận về công việc kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá. - Gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận. *- Học sinh quan sát bảng 9 sgk kết hợp kiến thức thực tế ở địa phương để thảo luận và trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Ghi vào vở. *- Học sinh quan sát hình 84 sgk kết hợp kiến thức thực tế ở địa phương để thảo luận và trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Ghi vào vở. III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO TÔM, CÁ 1. Phòng bệnh a) Mục đích Tạo điều kiện cho tôm, cá luôn khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển bình thường, không bị nhiễm bệnh. b) Biện pháp - Thiết kế ao nuôi hợp lí, có hệ thống cấp, thoát nước tốt. - Trước khi thả tôm, cá cần phải tẩy, dọn ao bằng vôi bột để trừ những sinh vật gây bệnh và diệt cá tạp. - Cho tôm, cá ăn đầy đủ để tăng cường sức đề kháng. Khi cho ăn nhớ áp dụng 4 "định " - Thường xuyên kiểm tra môi trường nước và tình hình hoạt động của cá để xử lí kịp thời. - Dùng thuốc phòng trước mùa cá, tôm bị mắc bệnh để hạn chế và phòng ngừa bệnh phát sinh. 2. Chữa bệnh a) Mục đích Để tiêu diệt những tác nhân gây bệnh cho tôm, cá, đảm bảo cho chúng khỏe mạnh trở lại, sinh trưởng và phát triển bình thường. b) Một số thuốc thường dùng Dùng thuốc thảo mộc hoặc tân dược như : - Hóa chất : Vôi, thuốc tím. - Thuốc tân dược : Ampicilin, Sunfamit. - Thuốc thảo mộc : tỏi, cây duốc cá. HĐ4 *- Cho học sinh xem thông tin sgk, kết hợp kiến thức thực tế ở địa phương để thảo luận về cách phòng và chữa bệnh cho tôm, cá. - Gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên kết luận. *- Học sinh xem thông tin sgk kết hợp kiến thức thực tế ở địa phương để thảo luận và trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Ghi vào vở. HĐ5 : Tổng kết - Gọi 1 học sinh đọc "ghi nhớ ". - Hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả tiết học. - Giáo viên nhận xét chung. - Dặn dò : Về nhà đọc và chuẩn bị trước bài 55 theo sgk.
Tài liệu đính kèm: