Giáo án Công nghệ 7 tuần 14

Giáo án Công nghệ 7 tuần 14

 BÀI 19: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG

I. MỤC TIÊU:

 _ Hiểu được mục đích và nội dung của các biện pháp chăm sóc cây trồng.

 _ Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, trao đổi nhóm.

 _ Có được những kỹ năng chăm sóc cây trồng.

 Có ý thức trong việc bảo vệ và chăm sóc cây trồng để tránh ô nhiễm môi trường

II.PHƯƠNG TIỆN:

 1. Giáo viên: _ Hình 29, 30 SGK phóng to.

 _ Phiếu học tập.

 2. Học sinh: Xem trước bài 19.

.* phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 14	 Ngày soạn : 18/11/2010
Tuần 15	 Ngày dạy: 23/11/2010
 BÀI 19: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU:
	_ Hiểu được mục đích và nội dung của các biện pháp chăm sóc cây trồng.
 	_ Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, trao đổi nhóm.
	 _ Có được những kỹ năng chăm sóc cây trồng.
	Có ý thức trong việc bảo vệ và chăm sóc cây trồng để tránh ơ nhiễm mơi trường 
II.PHƯƠNG TIỆN:
	1. Giáo viên: 	_ Hình 29, 30 SGK phóng to.
	 	_ Phiếu học tập.
	2. Học sinh: Xem trước bài 19.
.* phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Oån định lớp: (1 phút)
	2. Kiểm tra bài cũ: ( )
	3. Bài mới:
 	* Hoạt động 1: Tỉa, dặm cây.(5’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò 
Kiến thức cần đạt
_ Giáo viên giới thiệu và ghi bảng chăm sóc cây trồng bao gồm các phương pháp:
_ Học sinh lắng nghe.
Biện pháp chăm sóc
Nội dung
Vai trò
1. Tỉa cây
2. Dặm cây
3. Làm cỏ
4. Vun xới
5. Tưới nước
6. Tiêu nước
7. Bón thúc
_ Loại bỏ cây yếu, sâu bệnh.
_ Trồng vào chổ cây chết thưa.
_ Diệt hết cỏ dại xen cây trồng.
_ Thêm đất vào gốc cây.
_ Cung cấp nước cho cây đủ ẩm.
_ Tháo bớt nước, đất thoáng khí.
_ Cung cấp thêm phân để cây trồng đủ chất dinh dưỡng.
_ Loại bỏ cây bệnh, đảm bào mật độ.
_ Đảm bào mật độ.
_ Loại bỏ cây dại.
_ Giữ cây đứng vững, hạn chế thoát nước.
_ Đảm bảo đủ nước, sinh trưởng, phát triển tốt.
_ Cây không thiếu nước.
_ Bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng cho cây.
 sTỉa cây là làm ntn ?
sDặm cây là làm như thế nào?
sTỉa và dặm cây nhằm mục đích gì?
cho số vdï về tỉa và dặm cây.
_ Giáo viên sửa, ghi bảng.
FTỉa là nhổ bỏ những cây yếu, cây bị sâu bệnh.
FNhững cây không mọc, cây bị chết, cây yếu bị tỉa cần phải dặm lại.
Tỉa và dặm cây để đảm bảo khoảng cách, mật độ gieo trồng.
à Học sinh cho ví dụ.
I. Tỉa, dặm cây:
 Tiến hành tỉa bỏ các cây yếu, bị sâu, bệnh và dặm cây khỏe vào chổ hạt không mọc, cây bị chết để đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng.
* Hoạt động 2: Làm cỏ, vun xới.(7’)
sSau khi gieo trồng chúng ta cần làm gì?
+ Làm cỏ nhằm mục đích gì và có vai trò ntn?
+ Vun xới nhằm mục đích gì và vai trò như thế nào?
_ Yêu cầu học sinh chia nhóm và thảo luận .
+ Vậy mục đích của việc làm cỏ, vun xới là gì?
_ Giáo viên sửa, bổ sung để hoàn thiện kiến thức và ghi bảng.
F Làm cỏ và vun xới.
+ Mục đích: diệt hết cỏ dại mọc xen với cây trồng.
+ Vai trò: loại bỏ cây hoang dại cạnh tranh chất dinh dưỡng và ánh sáng với cây trồng.
+ Mục đích: thêm đất màu vào gốc cây, làm đất tăng thêm độ thoáng.
+ Vai trò: giữ cho cây đứng vững, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, cung cấp oxi cho cây, hạn chế bốc hơi nước.
_ Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời và nhóm khác bổ sung.
+ Diệt cỏ dại.
+ Làm cho đất tơi xốp.
+ Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn.
+ Chống đổ.
_ Học sinh lắng nghe và ghi bài
II. Làm cỏ, vun xới:
 Nhằm mục đích là:
_ Diệt cỏ dại.
_ Làm cho đất tơi xốp.
_ Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn.
_ Chống đổ.
*Chú ý: Tránh làm tổn thương cây và cần kết hợp bón phân, bấm ngọn, tỉa cành, trừ sâu bệnh.
ØSau khi gieo hạt cần tiến hành việc làm cỏ, vun xới kịp thời để đáp ứng các yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Khi làm cỏ và vun xới cần lưu ý: không làm tẩn thương cho cây và bộ rễ, cần kết hợp các biện pháp bón phân, bấm ngọn, tỉa cành, trừ sâu bệnh.
* Hoạt động 3: Tưới, tiêu nước.(8’)
1.Vì sao cần phải tưới và tiêu nước?
2.Quan sát hình 30 em hãy điền tên các phương pháp tưới vào các hình a,b,c,d? Cho ví dụ các loại cây trồng ứng lới từng phương pháp tưới?
+ Cây trồng rất cần nước nhưng nếu thừa nước sẽ gây ra hậu quã gì?
HS thảo luận nhĩm
+Cây trồng sẽ bị ngập úng và có thể chết.
III. Tưới, tiêu nước:
1. Tưới nước:
 Cần cung cấp đủ nước và kịp thời để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
2. Phương pháp tưới:
 Thông thường có các cách tưới sau:
_ Tưới theo hàng, vào gốc cây.
_ Tưới thấm.
_ Tưới ngập.
_ Tưới phun mưa.
3.Tiêu nước:
Cây trồng rất cần nước, tuy nhiên nếu thừa nước sẽ gây ngập úng và cây có thể bị chết. Trong trường hợp này phải tiến hành tiêu nước kịp thời, nhanh chóng bằng các biện pháp thích hợp.
* Hoạt động 4: Bón phân thúc.(10’)
?Căn cứ vào thời kì bón, có mấy cách bón phân cho cây trồng?
sNgười ta thường dùng các loại phân gì để bón thúc?
sVì sao khi bón phân hữu cơ cần phải bón sau khi phân đã hoai mục?
*Các em lưu ý khi bón phân hữu cơ hoai mục để cây dể hấp thụ ,khi bón phải vùi phân vào trong đất vừa đỡ mất chất dinh dưỡng ,vừa không làm ô nhiễm môi trường 
sVậy bón phân thúc cho cây trồng nhằm mục đích gì?
sBón phân thúc được tiến hành như thế nào?
+ Em hãy kể tên các cách bón thúc phân cho cây.
FGồm bón lót và bón thúc.
FNgười ta thường dùng phân hữu cơ và phân hoá học để bón thúc.
FĐể các chất dinh dưỡng được phân giải ở dạng dễ tiêu nên cây hút dễ dàng.
Học sinh lắng nghe
FĐể đáp ứng kịp thời sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
FĐược tiến hành theo trình tự sau:
-Bón phân.
-Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất.
_ Học sinh nêu:
IV. Bón phân thúc:
 Bón phân thúc bằng phân hữu cơ hoai mục và phân hóa học theo quy trình:
_ Bón phân;
_ Làm cỏ, vun xới,vùi phân vào đất.
4. Củng cố: ( 7 phút)
	_ Hãy nêu mục đích của tỉa, dặm cây và làm cỏ, vun xới.
	_ Tưới, tiêu nước nhằm mục đích gì?
	_ Nêu lên quy trình bón phân thúc.
 1. Đúng hay sai?
	a. Lúa sau khi cấy cần chú ý tỉa, dặm để đảm bảo mật độ và khoảng cách.
	b. Khi cây ngô lên cao phải chú ý làm cỏ và vun cao.
	c. Cây lúa phát triển ở thời kì làm đồng cần xới gốc và vun cây.
	d. Khi lúa, lạc bị sâu, bệnh hại nên bơm nước ngập hết cây sẽ diệt được sâu hại.
 2. Khi bón phân hữu cơ nên bón phân hoai để:
	a. Giảm chi phí chăm sóc cây trồng.
	b. Chất dinh dưỡng ở dạng dể phân hủy, cây hút dễ dàng .
	c. Tạo điều kiện cho phân tiếp tục hoai mục.
	d. Cả a và c.
	Đáp án: 
	1. (Đ): a, b. 2. b.
	5. Nhận xét – dặn dò: (2 phút)
	_ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
	_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 20.
IV/RÚT KINH NGHIỆM :
..
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14.doc