Giáo án Công nghệ 7 tuần 19 - Trường THCS Hồng Phong

Giáo án Công nghệ 7 tuần 19 - Trường THCS Hồng Phong

Bài 19 : CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG

A – Mục tiêu.

+ HS nêu được các công việc và vai trò mỗi công việc trong khâu chăm sóc cây sau khi gieo trồng.

- Hiểu được mục đích và nội dung yêu cầu từng công việc chăm sóc cây trồng.

+ Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức vào thực tế trồng trọt.

- Hình thành quan điểm hệ thống trong sản xuất.

+ Giáo dục HS ý thức tham gia với gia đình chăm sóc một số cây trồng trong vuờn, để có sản phẩm tốt.

 

doc 6 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tuần 19 - Trường THCS Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 30 tháng 12 năm 2010
Tuần 19 
Tiết 19 
Bài 19 : CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG 
A – Mục tiêu. 
+ HS nêu được các công việc và vai trò mỗi công việc trong khâu chăm sóc cây sau khi gieo trồng. 
- Hiểu được mục đích và nội dung yêu cầu từng công việc chăm sóc cây trồng. 
+ Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức vào thực tế trồng trọt. 
- Hình thành quan điểm hệ thống trong sản xuất. 
+ Giáo dục HS ý thức tham gia với gia đình chăm sóc một số cây trồng trong vuờn, để có sản phẩm tốt.
B – ĐDDH.
Tranh hình 29, 30 SGK phóng to. PHT.
Mẫu PHT : 
Các biện pháp chăm sóc 
Nội dung từng biện pháp 
Vai trò từng biện pháp
- 
-.
-..
C – Hoạt động dạy học. 
 1 + Ổn định tổ chức 
 2 + Bài mới 
 HĐ 1- Tìm hiểu các biện pháp chăm sóc cây trồng. 
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK, phát PHT cho các nhóm để HS hoàn thiện cột 1 PHT.
+ Có những biện pháp nào chăm sóc cây trồng ?
- Sau 4 phút yêu cầo một vài nhóm báo cáo, GV cho nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt đáp án đúng. 
- HS tìm hiểu thông tin SGK, trao đổi, thảo luận hoàn thiện PHT. 
- Một vài nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV bóc đáp án ở cột 1 bảng theo mẫu PHT. 
 HĐ 2- Tìm hiểu nội dung, vai trò các biện pháp chăm sóc cây trồng. 
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, tìm kiếm thông tin và bằng hiểu biết của mình, xác định nội dung, vai trò của từng biện pháp rồi trao đổi nhóm để hoàn thiện tiếp vào cột 2, 3 của PHT. 
- GV yêu cầu đại diện một vài nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV bóc đáp án đúng. 
+ Em cho biết cách tưới cho khoai lang (khoai tây) ? Là cách tưới nào ? (tưới thấm).
+ Sau khi lạc ra hoa có xới đất cho cây không ? Vì sao ? 
- HS quan sát hình vẽ SGK và kiến thức đã học, trao đổi nhóm ghi tiếp vào cột 2, 3. 
- Đại diện nhóm báo cáo, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
 Đáp án : 
Các biện pháp chăm sóc (1)
Nội dung từng biện pháp (2)
Vai trò từng biện pháp (3)
1- Tỉa cây 
2- Dặm cây 
3- Làm cỏ 
4- Vun xới 
5- Tưới nước 
6- Tiêu nước
7- Bón thúc
- Bỏ các cây yếu, sâu, bệnh.
- Trồng vào chỗ cây chết, thưa. 
- Diệt hết cỏ mọc xen với cây trồng. 
- Thêm đất màu vào gốc cây, làm đất tăng thêm độ thoáng. 
- Cung cấp nước làm cho đất đủ độ ẩm qua tưới gốc.
- Tháo nước bớt đi để cây không ngập nước, đất thoáng khí.
- cung cấp thêm phân để cây trồng đủ dinh duỡng. 
- Loại bỏ cây bệnh, đảm bảo mật độ. 
- Đảm bảo mật độ. 
- Loại vỏ cây dại tranh chất dinh dưỡng và ánh sáng của cây trồng. 
- Giữ cho cây vững, cung cấp dinh dưỡng và oxi cho cây. 
- Đảm bảo đủ nước cho cây sinh trưởng tốt.
- Cây không bị thiếu oxi. 
- Bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng cho cây. 
 3 + Củng cố - KTĐG 
+ Đọc phần ghi nhớ SGK tr 46.
1- Hãy cho biết có những phương pháp tưới nước nào cho cây ? Ưu, nhược điểm của từng phương pháp tưới nước cho cây ? 
2- Làm bài tập : Hãy chọn đúng hay sai ?
a. Lúa sau khi cấy cần chú ý tỉa, dặm dể đảm bảo mật độ và khoảng cách. 
b. Khi cây ngô lên cao phải chú ý làm cỏ và vun gốc. 
c. Cây lúa phát triển ở thời kì làm đòng cần vun gốc. 
d. Khi đậu ra hoa cần xới gốc và vun cao. 
e. Khi lúa, lạc bị sâu, bệnh hại nên bơm nước ngập hết cây sẽ diệt được sâu, bệnh. 
 4 + HDVN 
Học bài, trả lời câu hỏi SGK. 
Giờ sau ôn tập. 
-----------------------------------------------------------------------
Ngày 30 tháng 12 năm 2010
Tiết 20 
Bài 20 : THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN. 
A – Mục tiêu. 
+ HS xác định mục đích, yêu cầu của việc thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản. 
- Trình bày được phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản đảm bảo yêu cầu đề ra. 
- Từ mối quan hệ giữa thu hoạch bảo quản và chế biến mà hình thành một hệ thống, đồng bộ trong sản xuất. 
+ Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng thu thập thông tin. 
+ HS vận dụng vào việc chế biến, bảo quản một số sản phẩm trồng trọt của gia đình cần bảo quản, sử dụng được lâu dài, thực hiện tốt thao tác thu hoạch một số sản phẩm. 
B – ĐDDH. 
- Tranh hình 31 SGK phóng to. 
- Ảnh chụp một số ruộng hoa màu, cây lương thực đến kì thu hoạch. 
Tranh hình về dây truyền chế biến vải, dứa hoặc loại quả nào đó. 
C – Hoạt động dạy học. 
 1 + Ổn định tổ chức 
 2 + Bài mới.
 HĐ 1- Tìm hiểu yêu cầu và phương pháp thu hoạch nông sản. 
- GV đưa vấn đề : Lúa, bắp cải, đậu xanh vào giai đoạn nào thì nên thu hoạch để có năng suất, chất lượng tốt nhất ? 
- GV yêu cầu HS trả lời, HS khác nhận xét. 
+ Tại sao không nên thu hoạch lúa lúc hạt chín, bông rủ. Bắp cải cuốn dầy, nứt. Đậu xanh quả đen nứt vỏ. Hay lúa hạt lúc vừa chắc ..? 
(Non quá hay già đều giảm chất lượng và sản lượng) 
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, thống nhất câu trả lời. 
+ Thu hoạch nông sản cần đảm bảo yêu cầu thế nào ? 
- GV yêu cầu HS quan sát H 31 SGK tr 47, và bằng những hiểu biết của bản thân cho biết : 
+ Ta có thể thu hoạch các cây trên bằng cách nào ? Bằng dụng cụ gì ?
- Sau khi HS trả lời xong, GV hỏi :
+ Thu hoạch loại nông sản nào dùng kéo, loại nào dùng liềm, loại nào dùng cuốc hay xẻng, loại nào dùng tay ? 
- GV đưa câu hỏi kết luận : 
+ Hãy cho biết yêu cầu và phương pháp thu hoạch nông sản ? 
- HS tự rút ra nhận xét về giai đoạn cần thu hoạch cây trồng. 
+ 
- HS thảo luận, đưa ra câu trả lời. 
+ Đúng độ chín, nhanh gọn. 
- HS quan sát tranh H 31, hoạt động độc lập trả lời câu hỏi. 
- Đưa ra đựoc 4 cách thu hoạch và tương ứng với các dụng cụ : Hái, đào,cắt, nhổ bằng tay, dao, liềm, kéo, xẻng, cuốc,
- HS quan sát tranh hình SGK kết hợp kiến thức hiểu biết trả lời. 
+ Hoa, trái quả dùng kéo, liềm; khoai tây, khai lang dùng cuốc hay xẻng; cà rốt, cải củ, hành, búp chè dùng tay.
- HS rút ra kết luận. 
 KL1 : Thu hoạch nông sản phải đúng lúc, nhanh, gọn và cẩn thận. 
 Tùy theo từng loại cây, có các cách thu hoạch khác nhau 
 như hái, cắt, nhổ, đào bằng phương pháp thủ công hoặc cơ giới. 
 HĐ 2- Tìm hiểu mục tiêu và phương pháp bảo quản. 
- GV nhắc lại mục đích bảo quản là hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm chất lượng của sản phẩm. 
+ Vậy với cỏ tươi để làm thức ăn cho gia súc, lúa làm lương thực tích trữ, quả để ăn tươi , thì cần có phương pháp bảo quản như thế nào ? 
- Sau khi HS trả lời, GV đưa tiếp câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận
+ Vì sao loại hạt phải phơi khô, để trong bao, hay kho kín ?
+ Vì sao loại cây xanh cần làm giảm tỉ lệ nước và để nơi thiếu oxi ? 
+ Vì sao quả tươi cần để kho lạnh ? 
+ Qua các cách bảo quản khác nhau, em thấy cơ sở chung của việc bảo quản nông sản là gì ? 
- GV yêu cầu đại diện một vài nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
+ Em nào có thể nêu thêm những cách bảo quản khác nhau ở những nông sản khác ? 
- GV phổ biến phương pháp dùng ôzôn để xử lí, bảo quản quả tươi. 
- HS nêu những hiểu biết cá nhân về cách bảo quản các thức ăn trên. 
+ Phơi, sấy,
- HS thảo luận theo nhóm, thống nhất câu trả lời. 
- Yêu cầu thấy được : 
+ Hạn chế hoạt động sinh lí, hạn chế sự phát triển của nấm, vi sinh vật, sâu hại. 
+ Hạn chế hoạt động sinh lí và vi khuẩn hiếu khí phá hoại. 
+ Hạn chế hoạt động sinh lí và phát triển nấm, vi sinh vật. 
+ Hạn chế hoạt động sinh lí, sinh hóa, hạn chế sự phá hoại của nấm, vi sinh vật và côn trùng gây hại. 
 KL2 : - Mục đích bảo quản : Để hạn chế sự hao hụt về số lượng
 và giảm sút về chất lượng nông sản. 
 - Phương pháp bảo quản : có nhiều cách bảo quản như
 bảo quản kín, bảo quản lạnh, bảo quản thông thoáng. 
 HĐ 3- Tìm hiểu mục đích và phương pháp chế biến nông sản. 
- GV thông báo mục đích của việc chế biến nông sản là làm tăng giá trị của sản phẩm, đồng thời kéo dài thời gian bảo quản. 
+ Lấy ví dụ chứng minh, nhờ chế biến mà tăng giá trị và kéo dài thời gian bảo quản nông sản ? 
+ Với những sản phẩm : quả (vải, nhãn, dứa..), củ (sắn, sắn dây, dong riềng..), hạt (ngô, đậu..), rau (su hào, cải,..), cần chế biến như thế nào ? 
+ Em hãy kể một vài cách chế biến sản phẩm nông sản ở địa phương ? 
+ Em cho biết lò sấy thủ công như H 32 có thể sấy những loại nông sản gì 
- HS tìm hiểu thông tin SGK kết hợp với kiến thức từ thực tế,thảo luận trong lớp, trả lời câu hỏi. 
+ Ví dụ : mận, mơ, chế biến thành xirô hoặc dứa, vải chế biến đóng hộp sẽ tăng chất lượng sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản so với giữ quả ở dạng tươi. 
- HS nêu cách chế biến cụ thể với từng loại. 
- HS liên hệ tại địa phương. 
 KL3 : - Mục đích chế biến nông sản : Làm tăng giá trị của 
 sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản. 
 - Có nhiều phương pháp chế biến nông sản : sấy khô, 
 chế thành bột, chế xirô, muối chua, đóng hộp.
 - HS đọc phần ghi nhớ. 
 3 + Củng cố - KTĐG 
+ Thu hoạch có ảnh hưởng như thế nào đến việc bảo quản ? Bảo quản và chế biến có điểm gì giống và khác nhau ? 
+ Hãy ghi các tên nông sản vào các mục được ghi số thứ tự từ 1 đến 5 cho phù hợp.
Bảo quản kín : 
Bảo quản lạnh : 
Muối chua : 
Sấy khô : 
Đóng hộp : 
 4 + HDVN 
Học bài, trả lời câu hỏi SGK. 
Tìm hiểu về luân canh, xen canh, tăng vụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19 lop 7.doc