Giáo án Công nghệ 7 tuần 20 - Trường THCS Hồng Phong

Giáo án Công nghệ 7 tuần 20 - Trường THCS Hồng Phong

Bài 21 : LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ

A - Mục tiêu.

+ HS hiểu được thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ.

- Hiểu được tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ.

+ Rèn kĩ năng quan sát, trao đổi nhóm.

+ Giáo dục HS yêu lao động, yêu thích môn học, biết vận dụng kiến thức vào thực tế.

B – ĐDDH.

- Tranh H 33 SGK : Xen canh (ngô với đậu tương)

- Một số hình ảnh về khu ruộng đồi trồng xen canh.

 

doc 5 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1425Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tuần 20 - Trường THCS Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 6 tháng 1 năm 2011
Tuần 20 
Tiết 21 
Bài 21 : LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ
A - Mục tiêu. 
+ HS hiểu được thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ. 
- Hiểu được tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ.
+ Rèn kĩ năng quan sát, trao đổi nhóm.
+ Giáo dục HS yêu lao động, yêu thích môn học, biết vận dụng kiến thức vào thực tế.
B – ĐDDH.
- Tranh H 33 SGK : Xen canh (ngô với đậu tương)
- Một số hình ảnh về khu ruộng đồi trồng xen canh.
C - Hoạt động dạy học.
 1 + Ổn định tổ chức. 
 2 + Kiểm tra bài cũ : (0).
 3 + Bài mới 
 HĐ 1- Luân canh, xen canh, tăng vụ.
 a. Luân canh.
- GV đặt vấn đề theo SGK : Luân canh, xen canh, tăng vụ là những phương thức canh tác phổ biến trong sản xuất trồng trọt. Tìm hiểu 
GV đưa ví dụ : Khu đất A, trong một năm người ta trồng : lúa chiêm, lúa mùa. Khu đất B, trong một năm trồng: khoai lang, lúa xuân, lúa mùa.
+ Khu đất nào đã trồng luân canh ? Vì sao lại gọi đó là luân canh ? 
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ SGK.
+ Luân canh là gì ? Có mấy loại hình luân canh. 
+ Trong một năm địa phương em trồng những loại cây gì trên đồng ruộng ? Thế có gọi là luân canh không ? 
+ Nếu trồng mãi một loại cây trên đồng ruộng thì gọi là gì ? (Độc canh) Lợi ích của luân canh ? KL ? 
- GV gợi ý để HS thiết kế được công thức luân canh.
- HS tìm hiểu, trao đổi để đưa ra câu trả lời.
+ Khu đất B đã trồng luân canh.
- Tìm hiểu SGK để thấy được thế nào là luân canh và các loại hình luân canh. 
+ Là luân phiên cây trồng trong một năm. Có 2 loại hình luân canh : luân canh giữa cây trồng cạn và luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước.
- HS trao đổi trong nhóm, đưa ra những loại cây trồng trên đồng ruộng trong năm ở địa phương mình, phân biệt đâu là luân canh cây trồng và lợi ích của việc luân canh.
 KLa : + Khái niệm : 
 Luân canh lá trồng luân phiên các loại cây trồng
 khác nhau trên cùng một diện tích trong một năm.
 + Lợi ích : 
 Luân canh làm cho đất giữ cân đối độ phì nhiêu và
 tăng tổng sản lượng thu hoạch. 
 b. Xen canh.
- GV cho HS quan sát tranh hình 33 SGK và giới thiệu đây là công thức xen canh giữa ngô và đậu tương.
+ Em hãy cho ví dụ khác về xen canh ở địa phương em ? 
+ Xen canh là gì ? Ý nghĩa của xen canh ? 
- HS quan sát tranh H 33 SGK, trao đổi thống nhất câu trả lời. 
+ Đưa ra ví dụ về một số công thức xen canh.
+ Khái niệm xen canh, ý nghĩa xen canh.
 KLb : + Trên cùng một diện tích trồng hai loại hoa màu
 cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian khá lâu 
 để tận dụng dinh dưỡng, ánh sáng.
 c. Tăng vụ.
GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK.
+ Ở địa phương em trồng mấy vụ trên một năm trên một mảnh ruộng ? 
+ Thế nào là tăng vụ ? Lợi ích ?
- HS tìm hiểu thông tin SGK, tìm hiểu về trồng trọt ở địa phương, đưa ra câu trả lời.
+ Tăng vụ là tăng số vụ trồng trong năm trên một diện tích đất.
 KLc : Tăng vụ là tăng số vụ trồng trong năm trên một
 diện tích đất.
 HĐ 2- Tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ.
- GV yêu cầu HS nhắc lại lợi ích của luân canh ? 
- Luân canh giữa các loại cây trồng khác nhau thì làm thay đổi phổ thức ăn của sâu bệnh vì mỗi một loài sâu bệnh có một phổ thức ăn khác nhau. 
 + Xen canh ? 
- Sử dụng các loại cây trồng xen canh như cây họ đậu, mụch đích tăng thêm dinh dưỡng cho đất.
+ Tăng vụ ? 
Áp dụng việc tăng vụ trên đơn vị diện tích đối với những nơi khoa học kĩ thuật phát triển và đất đai màu mỡ. 
- GV yêu cầu hoàn thành bài tập tr 51.
- GV gọi một số HS trả lời, HS khác sửa chữa (nếu sai)
HS tổng kết lại ý nghĩa từng công thức trồng trọt.
- Hạn chế được sự phát triển của sâu bệnh, tăng độ phì nhiêu cho đất.
- Tiết kiệm được dinh dưỡng trong đất, ánh sáng, tiết kiệm đất và điều hoà được chất dinh dưỡng ở trong đất
- Tăng sản lượng cây trồng.
- HS làm bài tập điền từ vào chỗ trống ()
 HS đọc phần ghi nhớ SGK tr 51
 4 + Củng cố - KTĐG.
+ Tác dụng của việc luân canh, xen canh, tăng vụ ? 
 5+ HDVN
Học bài, trả lời câu hỏi SGK. 
--------------------------------------------------------
Ngày 6 tháng 1 năm 2011 
Tiết 22
Bài 17, 18 : THỰC HÀNH 
XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM. 
XÁC ĐỊNH SỨC NẢY MẦM VÀ TỈ LỆ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG. 
A – Mục tiêu. 
 + HS giải thích được cơ sở khoa học của việc xử lí hạt giống bằng nước ấm. 
- Thực hiện đúng qui trình và đúng kĩ thuật trong từng bước để lọc và xử lí hạt giống có hiệu quả. 
- Giúp gia đình xử lí thành công hạt giống lúa, ngô, trước khi gieo trồng. 
- Thực hiện được qui trình kĩ thuật trong kiểm tra sức nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm của hạt giống. Phân biệt được tỉ lệ nảy mầm, sức nảy mầm, sử dụng hai chỉ tiêu này trong trong sử dụng hạt giống để gieo trồng. 
- Thực hiện tốt thao tác lấy mẫu khách quan, ngâm xếp hạt giống vào đĩa hay khay thí nghiệm đúng kĩ thuật. 
- Tính toán chính xác sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm. 
+ Qua hai thí nghiệm này hình thành cho HS kĩ năng : lọc, rửa hạt giống, pha nước và kiểm tra đúng nhiệt độ nước, ngâm hạt lúa, ngô đúng kĩ thuật. 
- Ý thức làm việc có khoa học, chính xác. 
+ Giáo dục HS tình cảm yêu thích bộ môn học và yêu thích công việc nghiên cứu thí nghiệm. Yêu lao động. 
B – ĐDDH. 
1 - Dùng cho thí nghiệm 1 : 
- Mỗi nhóm có 0,3 – 0,5 kg ngô, thóc. 
- Nhiệt kế rượu 1cái/ 1 nhóm thực hành. 
- Tranh vẽ về qui trình xử lí hạt giống bằng nước ấm. 
- Một quả trứng gà cho cả lớp. 
- Phích nước sôi. 
- Hai chậu loại 5 lít, 2 xô 10 lít, muối ăn 1 kg, 1 rổ rá / 1 nhóm thực hành. 
2 - Dùng cho thí nghiệm 2 : 
- Hạt lúa 2 kg, đậu xanh 2kg cho cả lớp. 
- Đĩa petri hoặc lắp lọ bằng nhựa 1 cái/ 1HS. 
Bông thấm nước, hoặc giấy thấm nước, giấy cỡ A0. 
* Của GV : 
- Đĩa petri lúa đã nảy mầm 4 ngày. (4 đĩa) 
- Đĩa petri đậu đã nảy mầm 7 ngày. (4 đĩa)
- Xô nước sạch 10 lít. 
Tất cả các đĩa petri đều được ghi số thứ tự để tiện cho việc theo dõi. 
C – Hoạt động dạy học. 
 1+ Ổn định tổ chức : 
Chia nhóm và phát dụng cụ thực hành. 
 2+ Thực hành. 
 I, Xử lí hạt giống bằng nước ấm.
 HĐ 1- Giới thiệu kĩ thuật tiến hành bài thực hành. 
GV giới thiệu và làm mẫu. 
- Bước 1 : Loại bỏ hạt lép bằng nước muối. (hòa nước muối khi nào cho trứng vào nước hòa muối, nếu trứng nổi là đạt yêu cầu- Do tỉ trọng của nước lớn, đẩy trứng nổi lên). Cho thóc vào nước muối, gạt hạt nổi trên mặt nước muối. 
- Bước 2 : Rửa sạch hạt chắc cho sạch nước muối. 
- Bước 3 : Pha nước 54o C. 
Khi nào nhiệt kế chỉ 54oC là được. 
- Bước 4 : Ngâm thóc đã ráo nước vào chậu nước ấm 54o từ 5 – 10 phút. Sau đó ngâm tiếp vào nước sạch 24 giờ cho hạt hút no nước. 
( Vì sao phải dùng nhiệt ở 54o mà không để nhiệt cao hơn hay thấp hơn ?).
- GV giới thiệu thêm nhiệt độ xử lí cho một số loại hạt để HS tham khảo như bảng 1 trong sách GV. 
 HĐ 2- Học sinh tự tiến hành. 
- GV quan sát theo dõi, hướng dẫn HS còn lúng túng, theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện. Đặc biệt là kĩ năng thực hiện. 
- Các nhóm HS thực hiện các thao tác xử lí hạt giống.
 II, Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống. 
 HĐ 1- Giới thiệu kĩ thuật thực hiện bài thực hành. 
- GV giới thiệu và hướng dẫn các thao tác thực hiện qui trình xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt. 
- GV giới thiệu và viết lên bảng. 
- Bước 1 : Chọn mẫu kiểm tra. 
- Lấy hạt trải lên một tờ giấy A4. Chia số hạt trên giấy làm 4 phần, lấy 1/4 số hạt đó. Rồi lại trải đều chỗ hạt vừa lấ y lên giấy và lại lấy 1/4 cứ như vậy cho đến khi còn lại khoảng 100 hạt. 
- Đem ngâm 100 hạt vào nước sạch trong 24 giờ. 
(+ Vì sao không đếm ngay 100 hạt trong kho hạt giống mà phải rải đều mẫu hạt lấy 1/4 nhiều lần như thế ?- Đảm bảo mẫu đại diện cho cả kho hạt giống). 
+ Nếu cả kho hạt, em lấy mẫu thế nào để có 100 hạt đại diện ? – Lấy 5 điểm đại diện, trộn đều, làm như bước 1.
- Bước 2 : Chuẩn bị đĩa, khay gieo hạt. 
- GV vừa giới thiệu vừa làm : - Lấy giấy hoặc vải thấm ướt nước đặt lên đĩa.
- Bước 3 : Xếp hạt đã ngâm nước sau 24 giờ vào đĩa đã chuẩn bị xong ở bước 2. 
- Xếp thành 10 hàng, mỗi hàng 10 hạt. Luôn giữ ẩm đều và để cố định. 
(Có thể dùng cát thay bông, thì phải rang cát) 
- Bước 4 : Tính sức nảy mầm của hạt. 
- Sau 4 – 5 ngày đếm số hạt đã nảy mầm. Số hạt có mầm dài bằng 1/2 chiều dài của hạt. 
- Sức nảy mầm = Số hạt nảy mầm 100%
 100 hạt 
- GV đưa mẫu hạt lúa, đậu xanh đã gieo được 4 ngày cho HS xem. 
- Bước 5 : Xác định tỉ lệ nảy mầm của hạt. 
- Hãy tính tỉ lệ nảy mầm của hạt đậu đã gieo sau 7 ngày. 
 HĐ 2- Học sinh tự tiến hành. 
- HS tự thực hiện các công việc được giao.(theo nhóm) 
- HS tính sức nảy mầm của hạt trên đĩa hạt mẫu GV đưa cho. Còn mẫu của nhóm HS vừa làm thì để cố định sau 4- 7 hôm sau. 
 3+ Củng cố - KTĐG 
- GV cho HS báo cáo lại cách làm và kết quả. 
- GV bổ sung, đánh giá cho điểm các nhóm, đó cũng là điểm cá nhân. 
- GV nhận xét kĩ năng thực hiện của các nhóm.
 4+ HDVN 
Theo dõi tiếp bài thực hành thứ 2 - Tính sức nảy mầm của hạt và xác định tỉ lệ nảy mầm của hạt. 
Xem trước bài 19 – Các biện pháp chăm sóc cây trồng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20 lop 7.doc