PHẦN II : LÂM NGHIỆP
Chương I : KĨ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RỪNG
Bài 22 : VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM VỤ TRỒNG RỪNG
A – Mục tiêu.
+ Trình bày được vai trò của rừng đối với môi trường sống, đối với đời sống, đối với kinh tế, đối với sản xuất và xã hội.
- Trình bày được thực trạng rừng, đất rừng nước ta hiện nay.
- Xác định nhiệm vụ phát triển, bảo vệ từng loại rừng : rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
+ Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, tìm hiểu thông tin để nêu kết luận.
+ Từ vai trò và thức trạng của rừng mà HS có ý thức trong việc bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường hiện nay.
Ngày tháng 1 năm 2011 Tuần 21 Tiết 23 PHẦN II : LÂM NGHIỆP Chương I : KĨ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RỪNG Bài 22 : VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM VỤ TRỒNG RỪNG A – Mục tiêu. + Trình bày được vai trò của rừng đối với môi trường sống, đối với đời sống, đối với kinh tế, đối với sản xuất và xã hội. - Trình bày được thực trạng rừng, đất rừng nước ta hiện nay. - Xác định nhiệm vụ phát triển, bảo vệ từng loại rừng : rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. + Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, tìm hiểu thông tin để nêu kết luận. + Từ vai trò và thức trạng của rừng mà HS có ý thức trong việc bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường hiện nay. B – ĐDDH. GV : Sưu tầm một số tư liệu về thực trạng rừng hiện nay. Một số rừng, vườn Quốc gia. Tranh H 34, 35 SGK. Một số tranh ảnh về vai trò của rừng, rừng bị tàn phá. C – Hoạt động dạy học. 1 + Ổn định tổ chức. 2 + Kiểm tra bài cũ : + Luân canh, xen canh là gì ? Ý nghĩa của luân canh , xen canh ? + Thế nào là tăng vụ ? Ỹ nghĩa của tăng vụ ? Nêu công thức tăng vụ ? 3 + Bài mới. - GV dẫn một số tư liệu thực tế về những thiệt hại do thiên tai gây ra mà bản chất là do rừng bị tàn phá. Chúng ta cùng nghiên cứu về vai trò của rừng HĐ 1- Tìm hiểu vai trò của rừng. GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK và một số tranh ảnh về vai trò của rừng. + Rừng có vai trò như thế nào ? + Vì sao có rừng nước mưa không chảy tràn trên mặt đất ? + Vì sao rừng phát triển hạn chế lũ lụt ? + Vì sao rừng làm không khí trong lành ? - HS quan sát, kết hợp với thông tin nắm bắt trong thực tế, trao đổi trong nhóm để đưa ra câu trả lời. HS nêu được : - Bảo vệ môi trường : + Hấp thụ khí CO2 thải khí O2, điều hoà không khí, hạn chế sự xói mòn, rửa trôi, hạn chế tác hại của gió bão. - Phát triển kinh tế : + cung cấp nguyên liệu lâm sản phục vụ đời sống, xuất khẩu. - Phục vụ nhu cầu văn hóa xã hội : + Phục vụ nghiên cứu, du lịch, giải trí. KL1 : - Bảo vệ môi trường. - Phát triển kinh tế. - Phục vụ nhu cầu văn hoá xã hội. HĐ 2- Tìm hiểu tình hình rừng ở nước ta hiện nay. - GV yêu cầu HS quan sát hình 35 trong SGK. + Nêu tình hình rừng nước ta hiện nay (về diện tích rừng, độ che phủ và diện tích đồi trọc) ? - GV cung cấp thêm thông tin về tình hình rừng trong nước. - HS quan sát tranh SGK, trao đổi nhóm đề đưa ra câu trả lời. - Yêu cầu thấy được : + Diện tích rừng tự nhiên ngày càng giảm, diện tích đồi trọc còn quá lớn so với diện tích có thể trồng rừng. + Quản lí rừng chưa tốt. KL2 : Rừng đã suy giảm do con người khai thác và quản lí chưa tốt. HĐ 3- Tìm hiểu nhiệm vụ trồng rừng ở nước ta. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK + Nhiệm vụ của trồng rừng ? + Trồng những loại rừng nào ? Nói rõ vai trò trồng mỗi loại rừng đó ? - GV cho HS nhận xét câu trả lời của nhóm bạn, giải thích nếu câu trả lời chưa rõ ràng. (Có thể liên hệ với địa phương có rừng : + Ở địa phương em, nhiệm vụ trồng rừng nào là chủ yếu ? Vì sao ?) - HS đọc thông tin SGK, nêu được nhiệm vụ của trồng rừng : + Thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. + Trồng 3 loại rừng : - Rừng sản xuất : lấy nguyên liệu phục vụ cho đời sống và xuất khẩu - Rừng phòng hộ : phòng đầu nguồn, phòng ven biển. - Rừng đặc dụng : ngăn cản dòng nước, hạn chế lũ, hạn chế sóng. KL3 : Nhiệm vụ của toàn dân phải tham gia trồng cây rừng phù hợp với điều kiện địa lí của từng vùng để phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. 4 + Củng cố - KTĐG + Nêu vai trò của rừng ? Biện pháp tăng diện tích rừng của nước ta ? + Hãy cho biết chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc khuyến khích việc phủ xanh núi trọc và phát triển kinh tế lâm nghiệp ? 5 + HDVN Học bài, trả lời câu hỏi SGK tr 57. Đọc bài “Làm đất gieo ươm cây rừng”. --------------------------------------------------------------- Ngày 12 tháng 1 năm 2011 Tiết 24 Bài 23 : LÀM ĐẤT GIEO ƯƠM CÂY RỪNG A – Mục tiêu. + HS trình bày được những điều kiện tối thiểu để chọn địa điểm lập vườn ươm, đó là điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh doanh. - Trình bày được quy hoạch của một vườn ươm. - Trình bày được quy hoạch xây dựng và kĩ thuật làm đất vườn ươm, như đất luống và đất bầu. + Từ những hiểu biết cơ bản về vườm ươm có thể lập kế hoạch xây dựng vườm ươm và làm bầu vườm ươm cây hay hạt. Qua quy hoạch vườm ươm mà phát triển tư duy kinh tế, nghĩa là xây dựng vườm ươm thế nào để có hiệu quả kinh tế. + Giáo dục HS yêu thích bộ môn học, yêu lao động, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường. B – ĐDDH. Tranh hình : Sơ đồ 5, H 36 SGK. Mẫu bầu bằng nilông màu. Một số hình ảnh về vườn ươm và luống ươm hạt. C – Hoạt động dạy học. 1 + Ổn định tổ chức. 2 + Kiểm tra bài cũ : + Rừng có vai trò gì đối với đời sống và sản xuất của xã hội ? + Nhiệm vụ trồng rừng của nước ta trong thời gian tới là gì ? 3 + Bài mới GV đặt vấn đề : Trong trồng trọt nói chung, trong lâm nghiệp nói riêng, việc tạo cây giống tốt đống vai trò rất quan trọng. Vậy làm thế nào có được cây giống tốt. HĐ 1-Tìm hiểu biện pháp lập vườn gieo ươm cây rừng. - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK. + Tại sao phải lập vườn ươm ? - GV thông báo về nhiệm vụ của vườn ươm: Vườn ươm là nơi sản xuất cây giống phục vụ cho việc trồng + Điều kiện của vườn ươm như thế nào ? Tại sao lại phải cần điều kiện như vậy ? - Sau 3 phút GV gọi đại diện nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét. + Nếu đất có độ chua nhiều, đất thịt ta làm thế nào để đạt yêu cầu gieo trồng ? ( GV có thể đưa đáp án nếu HS không trả lời được) - GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ 5. + Hãy cho biết các kí hiệu trong sơ đồ là như thế nào ? Vườn ươm nên phân chia thành các khu như thế nào ? Tại sao ? - HS tìm hiểu thông tin SGK, thảo luận theo nhóm để thống nhất đưa ra câu trả lời. - HS đưa ra được : + Để cây khi mang ra trồng có tỉ lệ giống cao, chất lượng con giống tốt. + Đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ, không chứa ổ sâu bệnh, pH = 6-7. Mặt đất dốc nhẹ 2-4 o, gần nguồn nước tưới, thuận tiện về giao thông.. - HS trao đổi trong nhóm, thống nhất câu trả lời. Thấy được : + Chỉ được kí hiệu các khu đất, mục đích từng khu, đường đi lại, thuận tiện cho chăm sóc quản lí. + Người ta thường chia thành 4 khu vực : - Khu gieo hạt. - Khu cấy cây. - Khu đất dự trữ. - Khu vực kho chứa dụng cụ. KL1 : Vườn gieo ươm cây rừng cần đặt nơi đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh ; đất bằng phẳng ; gần nguồn nước và nơi trồng rừng. HĐ 2- Tìm hiểu qui trình và kĩ thuật làm đất vườn ươm. GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK. + Công việc đầu tiên của việc làm đất nói chung là gì ? Mục đích của công việc đó ? + Hãy nêu qui trình của công việc này ? + Qui cách lên luống ? + Nêu công thức của việc bón lót ? Tại sao lại sử dụng những loại phân này ? - HS tìm hiểu SGK, cùng nhau thảo luận để đưa ra câu trả lời. + Dọn cỏ dại (Làm mất nơi cư trú của sâu bệnh hại đồng thời tiêu diệt sâu bệnh hại). Cày sâu bừa kĩ, khử chua, diệt sâu, bệnh hại, đập và san đất, rắc vôi bột, xử lía bằng phân chuồng + Lên luống theo hướng Bắc – Nam, luống cao 0,15 – 0,2m, rộng 0,8 – 1,0m, dài 10 – 15m, luống cách luống 0,5m. KL2 : Lập vườn gieo ươm ở đất hoang hay đã qua sử dụng phải : Dọn sạch cây cỏ hoang dại, cày bừa và khử chua, diệt sâu bệnh hại, đập đất và san phẳng mặt đất. HĐ 3- Tìm hiểu kĩ thuật làm bầu đất. - GV yêu cầu HS quan sát H 36 SGK, đọc mục b và cho biết : + Chất liệu, hình dạng và kích cỡ bầu như thế nào ? + Thành phần đất trong bầu ? - HS nghiên cứu độc lập SGK trả lời. + Vỏ bầu bằng nilông đen hình ống hở hai đầu. Cần 890g đất tơi xốp và 100g phân hữu cơ ủ hoai với 1-2g supe lân, trộn đều. KL3 : Nền đất gieo ươm là luống hay là bầu đất. 4 + Củng cố - KTĐG. + Yêu cầu của vườn gieo ươm ? 5 + HDVN Về nhà học bài, trả lời câu hỏi SGK. Giờ sau học bài 24 : Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng ------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: