PHẦN III : CHĂN NUÔI
CHƯƠNG I : ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI
Bài 30 : VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
A – Mục tiêu.
+ HS hiểu được vai trò của chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân và địa phương.
Trình bày được một số nhiệm vụ phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay.
+ Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
+ Giúp HS có ý thức hơn trong việc phát triển chăn nuôi ở gia đình và đại phương.
Ngày 2 tháng 3 năm 2010 Tuần 25 Tiết 31 PHẦN III : CHĂN NUÔI CHƯƠNG I : ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂN NUÔI Bài 30 : VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI A – Mục tiêu. + HS hiểu được vai trò của chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân và địa phương. Trình bày được một số nhiệm vụ phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay. + Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. + Giúp HS có ý thức hơn trong việc phát triển chăn nuôi ở gia đình và đại phương. B – ĐDDH. Tranh ảnh về các sản phẩm chăn nuôi, ứng dụng của chăn nuôi. C - Hoạt động dạy học. 1+ Ổn định tổ chức. 2 + Kiểm tra bài cũ + Mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta hiện nay ? Dùng biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng ? 3 + Bài mới HĐ 1- Tìm hiểu vai trò của chăn nuôi. GV : - Ở gia đình em có chăn nuôi không ? Chăn vật nuôi nào ? + Việc chăn nuôi của gia đình nhằm mục đích gì ? - GV yêu cầu HS quan sát H50 SGK. + Nêu vai trò của ngành chăn nuôi ? + Hiện nay vấn đề sức kéo trong nông nghiệp còn chú trọng nữa không, tại sao ? + Hãy kể một số vật dụng được làm từ sản phẩm chăn nuôi. - HS suy nghĩ trả lời. + Cung cấp thực phẩm cho gia đình, tạo ra kinh tế, phục vụ cho ngành trồng trọt, cung cấp sức kéo.. - HS quan sát tranh hình, tìm hiểu thông tin SGK thảo luận trả lưòi câu hỏi phù hợp với hình. + Cung cấp nhiều loại thực phẩm : thịt, trứng, sữa.. + Cung cấp sức kéo + Cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt. + Cung cấp những đồ dùng cho ngành may mặc và nghiên cứu HS thấy được : Hiên nay sức kéo không được chú trọng do công nghiệp hoá hiện đại hoá mà máy móc đã thay sức kéo của gia súc. - HS kể. KL1 : Vai trò chăn nuôi + Cung cấp nhiều loại thực phẩm + Cung cấp sức kéo + Cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt + Cung cấp những đồ dung cho ngành may mặc và y tế. HĐ 2- Tìm hiểu nhiệm vụ của ngành chăn nuôi nước ta. Nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh và cuộc sống ngày càng được nâng cao do vậy nhu cầu về thực phẩm ngày càng cao mà đặc biệt là thực phẩm gia đình giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa.. Đây là những sản phẩm của chăn nuôi. - GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ + Hãy nêu nhiệm vụ của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay ? + Chăn nuôi sạch có tác dụng bảo vệ môi trường hay không ? (GV giải thích thêm cho HS về chăn nuôi sạch : Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, chất thải trong chăn nuôi, vệ sinh phòng bênh tốt, thức ăn chăn nuôi đảm bảo cho vật nuôi phát triển ..) - HS nghiên cứu SGK thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời. - Đại nhiện một vài nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. Thấy được : + Phát triển chăn nuôi toàn diện - Đa dạng loài vật nuôi - Đa dạng qui mô chăn nuôi. + Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất + Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lí. Mục đích là tăng nhanh số lượng chất lượng sản phẩm chăn nuôi. - HS thảo luận toàn lớp, một vài HS trả lời, GV cho tranh luận, bổ sung.. + Chăn nuôi sạch góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường : Cung cấp đủ dùng và xuất khẩu sẽ hạn chế săn bắt động vật hoang dã, không làm ô nhiễm chất thải chăn nuôi, thực phẩm không mang chất độc hại cho con người hạn chế lây truyền dịch bệnh.. KL2 : Nhiệm vụ ngành chăn nuôi + Phát triển chăn nuôi toàn diện + Đẩy mạnh chuyển giao kĩ thuật tiến bộ vào sản xuất. + Đầu tư cho nghiên cứu và quản lí nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. HS đọc ghi nhớ cuối bài. 4 + Củng cố - KTĐG + Vai trò của chăn nuôi ? + Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ? 5 + HDVN Học bài, trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu trước bài 31: Giống vật nuôi. ------------------------------------------ Ngày 2 tháng 3 năm 2010 Tiết 32 Bài 31 : GIỐNG VẬT NUÔI A – Mục tiêu. + HS hiểu được khái niệm giống vật nuôi, điều kiện để công nhận là một giống vật nuôi, cơ sở khoa học để phân loại giống vật nuôi. - Hiểu được vai trò, tầm quan trọng của giống vật nuôi đối với năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. + Rèn kĩ năng liên hệ thực tế để thấy được sự đa dạng của giống vật nuôi ở đại phương và vai trò của con người trong quá trình hình thành giống vật nuôi. + HS có ý thức trong việc phát triển chăn nuôi ở gia đình và địa phương. B – ĐDDH. Tranh một số vật nuôi. C - Hoạt động dạy học. 1+ Ổn định tổ chức. 2 + Kiểm tra bài cũ + Nêu nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ? + Chăn nuôi như thế nào có tác dụng bảo vệ môi trường ? 3 + Bài mới HĐ 1- Tìm hiểu thế nào là giống vật nuôi. + Hãy kể một số giống vật nuôi mà biết ? - GV yêu cầu đọc SGK + Nêu đặc điểm của mỗi giống, nêu điểm khác nhau giữa giống bò vàng Thanh Hoá và bò Laisin - GV yêu cầu HS làm bài tập điền vào chỗ trống SGK tr 83 - Gv cho HS trả lời, và cho HS tự sửa. HS kể qua hiểu biết về vật nuôi gia đình và địa phương : Gà tre, gà gô, gà ri, gà tam hoàng, Bò Thanh Hoá, bò lai sin, bò cóc Vịt bầu, vịt cỏ,.. Lợn móng cái, lợn ỉ, lợn Landrát, yocsai, HS đọc SGK, nêu đặc điểm vật nuôi về kích thước, tốc độ sinh trưởng, tỉ lệ nạc, đặc điểm hình thái HS thảo luận nhóm bàn, thống nhất để điền vào chỗ trống. Một HS nhóm này đứng lên đọc phần chữ có sẵn, một HS nhóm khác đọc tiếp phần chữ vừa điền. + Từ cần điền : ngoại hình, năng suất và chất lượng sản phẩm KL1 : Khái niệm giống vật nuôi : - Khi những vật nuôi đó có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm chung, có tính di truyền ổn định và đạt đến một số lượng cá thể nhất định. HĐ 2- Phân loại giống vật nuôi. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK. + Có những cách phân loại giống vật nuôi nào ? - GV có thể giải thích thêm : căn cứ vào địa lí mà người ta lấy tên làm giống vật nuôi như lợn Móng Cái, bò vàng Thanh Hoá, . + Hãy lấy VD về cách phân chia theo các hướng trên (dựa vào ngoại hình, hoàn thiện giống) ? - GV cho HS tự KL về phân loại giống. Hs nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm theo bàn trả lời câu hỏi. Thấy được : Có 4 cách phân loại giống vật nuôi chính : Theo địa lí; theo hình thái và ngoại hình; theo mức độ hoàn thiện giống; theo hướng sản xuất. - HS nhóm này báo cáo, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS dựa vào hiểu biết thu thập thông tin lấy VD. Kl2 : Phân loại giống vật nuôi theo ngoại hình, mức độ hoàn thiện, theo hướng sản xuất, HĐ 3- Tìm hiểu điều kiện để công nhận là một giống vật nuôi. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK + Cho biết điều kiện công nhận là một giống vật nuôi ? - HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. Thấy được : + Các giống trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc. + Các đặc điểm ngoại hình và năng suất giống nhau. + Có tính di truyền ổn định. + Đạt đến số lượng cá thể nhất định và có địa bàn nhất định. KL3 : + Có tính di truyền ổn định. + Đạt đến số lượng cá thể nhất định và có địa bàn nhất định. HĐ 4- Tìm hiểu vai trò của giống vật nuôi. - GV cho HS tham khảo năng suất chăn nuôi của một số giống vật nuôi. + Hãy so sánh năng suất trứng của giống gà ri và giống gà lơgo ? - GV cung cấp tư liệu : Năng suất của một giống vật nuôi là do mức phản ứng của kiểu gen qui định, nghĩa là khi chăm sóc tối đa về dinh dưỡng thì năng suất của một giống sẽ biểu hiện ở một giới hạn nhất định. - GV yêu cầu HS quan sát số liệu trong bảng SGK + Hãy so sánh khối lượng trứng gà công nghiệp và gà ta ? Năng suất cao (thịt, trứng, sữa..) do yếu tố nào quyết định ? + Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi cần phải làm gì ? - HS thu thập thông tin đưa ra được : + Năng suất trứng của giống gà Lơgo cao hơn gà ri khi cho ăn cùng khẩu phần ăn như nhau. - HS nghiên cứu SGK thấy được : + Trứng gà ta có khối lượng nhỏ hơn. Do giống (yếu tố di truyền) và chăm sóc nuôi dưỡng. + Không ngừng chọn lọc, nhân giống để tạo ra giống vật nuôi ngày càng tốt hơn. Kl4 : Giống vật nuôi có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Muốn chăn nuôi có hiệu quả phải chọn giống vật phù hợp. HS đọc ghi nhớ cuối bài. 4 + Củng cố - KTĐG + Thế nào một giống vật nuôi ? Nêu VD ? + Ốc biêu vàng có là giống vật nuôi không, tại sao ? Nó có phải là sinh vật gây ô nhiễm môi trường không ? 5 + HDVN Học bài, trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu trước bài 32 : Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. ------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: