Giáo án Công nghệ 7 tuần 26 - Trường THCS Hồng Phong

Giáo án Công nghệ 7 tuần 26 - Trường THCS Hồng Phong

Bài 32 : SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC

CỦA GIỐNG VẬT NUÔI

A – Mục tiêu.

+ HS hiểu và trình bày được khái niệm và đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

- Phân biệt được các đặc điểm của quá trình sinh trưởng, phát dục của vật nuôi

Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

+ Rèn kĩ năng quan sát, hoạt động nhóm,

+ Giúp HS có ý thức hơn trong việc phát triển chăn nuôi ở gia đình và địa phương đảm bảo khoa học và vệ sinh môi trường

 

doc 6 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1251Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tuần 26 - Trường THCS Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 9 tháng 3 năm 2010
Tuần 26
Tiết 33
Bài 32 : SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC 
CỦA GIỐNG VẬT NUÔI 
A – Mục tiêu. 
+ HS hiểu và trình bày được khái niệm và đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
- Phân biệt được các đặc điểm của quá trình sinh trưởng, phát dục của vật nuôi
Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
+ Rèn kĩ năng quan sát, hoạt động nhóm,
+ Giúp HS có ý thức hơn trong việc phát triển chăn nuôi ở gia đình và địa phương đảm bảo khoa học và vệ sinh môi trường
B – ĐDDH. 
Tranh H54, sơ đồ 8 SGK tr 87, 
PHT 
C - Hoạt động dạy học. 
 1+ Ổn định tổ chức. 
 2 + Kiểm tra bài cũ
+ Nêu các điều kiện để công nhận là một giống vật nuôi ? 
+ Cách phân loại giống vật nuôi, VD ? 
 3 + Bài mới 
 HĐ 1- Tìm hiểu khái niệm sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
- GV yêu cầu HS quan sát H54 : + Ở 3 con ngan, em nhận xét gì về khối lượng, hình dạng, kích thước cơ thể, Đặc điểm này là gì ?
+ Nhận xét đặc điểm của lợn từ lúc bé đến lúc lớn ?
+ Con ngan (gà) lớn có đặc điểm gì ? (mào, hoạt động..) Hiện tượng này là gì ? 
- GV cho HS báo cáo, HS khác chỉnh sửa (nếu cần)
- GV đưa PHT theo mẫu SGK yêu cầu các nhóm HS hoàn thiện
Những biến đổi của cơ thể vật nuôi
Sự sinh trưởng
Sự phát dục
Xương ống chân của bê dài thêm 5cm 
.
Thể trọng con từ 5kg tăng lên 8 kg
..
Gà trống biết gáy
..
Gà mái bắt đầu đẻ trứng
.
Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa
..
- Yêu cầu HS báo cáo.
+ Thế nào là sinh trưởng, phát dục của vật nuôi ?
- HS quan sát tranh hình, kết hợp thu thập thông tin thảo luận thống nhất câu trả lời.
Thấy được : 
+ Có sự tăng về chiều cao, bề dài, bề ngang và khối lượng cơ thể là sự tăng trưởng.
+ Mào đỏ, to, biết gáy, đạp mái, con cái bắt đầu đẻ trứng, là sự phát dục.
- HS trao đổi nhóm, thống nhất hoàn thiện PHT,
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung (nếu cần)
- HS nêu được khái niệm sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.
 Kl1 : Sự phát triển của vật nuôi bao gồm sự sinh trưởng 
 và sự phát dục.
 + Sự sinh trưởng là sự tăng lên về khối lượng, 
 kích thước các bộ phận của cơ thể.
 + Sự phát dục là sự thay đổi về chất các bộ phận
 trong cơ thể (vật nuôi có khả năng sinh sản)
 HĐ 2- Tìm hiểu đặc điểm sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ 8 
kết hợp đọc thông tin SGK mục II
+ Em cho biết các giai đoạn phát triển của vật nuôi (lợn, gà..), giai đoạn nào là giai đoạn sinh trưởng, phát dục của vật nuôi ? 
+ Các giai đoạn phát triển của chúng có giống nhau không ? 
Qua những hoạt động tìm hiểu trên GV đưa câu hỏi để HS chốt kiến thức trong phần.
+ Quá trình sinh trưởng và phát dục của vật nuôi có đặc điểm gì ? 
- HS tìm hiểu thông tin SGK cùng sự hiểu biết thực tế tìm ra các giai đoạn phát triển khác nhau của vật nuôi.
+ Giai đoạn còn nhỏ vật nuôi lớn nhanh, giai đoạn thành thục về tính là chúng bắt đầu phát dục. 
+ Không giống nhau.
- HS rút ra KL : không đồng đều, theo giai đoạn, theo chu kì..
 KL2 : Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của vật nuôi là 
 không đồng đều, theo giai đoạn và theo chu kì.
 HĐ 3- Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục
 của vật nuôi.
- GV cung cấp tư liệu về đặc điểm sinh trưởng, phát dục của một số giống lợn.
+ Nuôi thật tốt một con lợn Ỉ có thể tăng khối lượng băng con lợn Landrat, Ioocsai không ? Tại sao?
- Cho HS trả lời, HS khác nhận xét.
+ Muốn chăn nuôi đạt năng suất cao phải làm gì ? 
- Sau khi HS nêu xong GV đưa tiếp câu hỏi : 
+ Nhà ông A chăm sóc vật nuôi tốt, chất thải chăn nuôi ông đẩy sang nhà B liệu vật nuôi và sức khoẻ nhà ông A có bị ảnh hưởng không ? ( GV giáo dục ý thức HS BVMT)
+ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của vật nuôi ?
- HS thu thập số liệu trả lời câu hỏi.
+ Không – do gen di truyền quyết định.
- HS thấy được : 
+ Phải có giống tốt, kĩ thuật nuôi tốt, tiêm phòng..
- HS tự rút ra KL
- HS nhận xét, liên hệ.
 KL3 : Năng suất chăn nuôi là kết quả của quá trình sinh
 trưởng, phát dục của vật nuôi được quyết định bởi 
 giống(yếu tố di truyền) và yếu tố ngoại cảnh (thức ăn, 
 nuôi dưỡng, chăm sóc..)
 HS đọc ghi nhớ cuối bài.
 4 + Củng cố - KTĐG 
+ Để vật nuôi tăng trưởng và phát dục nhanh, một số nhà chăn nuôi cho thêm quá nhiều chất kích thích điều này gây hại gì ? (GV có thể hỗ trợ nếu HS gặp khó khăn : Gây hại cho sức khoẻ con người, gây bệnh cho người và động vật..)
 5 + HDVN
Học bài, trả lờii câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu trước bài 33: Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống.
-----------------------------------------------
Ngày 9 tháng 3 năm 2010 
Tiết 34
Bài 33 : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÍ GIỐNG VẬT NUÔI
A – Mục tiêu. 
+ HS giải thích được khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi.
- Nêu được phương pháp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn giống vật nuôi. 
- Trình bày được ý nghĩa, vai trò và các biện pháp quản lí tốt giống vật nuôi.
+ Rèn kĩ tư duy, vận dụng vào thực tế.
+ Giúp HS có ý thức hơn trong việc phát triển chăn nuôi có hiệu quả ở địa phương và ở gia đình và không làm ô nhiễm môi trường.
B – ĐDDH. 
- Sơ đồ 9 SGK, PHT
- Tư liệu về tiêu chuẩn giống tốt của một số vật nuôi.
C - Hoạt động dạy học. 
 1+ Ổn định tổ chức. 
 2 + Kiểm tra bài cũ
+ Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của vật nuôi ? vD?
+ Em hãy cho biết những hoạt động chăm sóc vật nuôi của gia đình em ? Hoạt động này có làm ô nhiễm môi trường không ?
 3 + Bài mới 
ĐVĐ : Muốn đưa ngành chăn nuôi phát triển thì chúng ta không ngừng nghiên cứu để tạo ra giống mới có chất lượng hơn. Một trong những phương pháp đó là chọn lọc.
 HĐ 1- Tìm hiểu khái niệm “Thế nào là chọn giống vật nuôi”
+ Ở gia đình em, bố mẹ chọn vật nuôi (gà, lợn,..) căn cứ vào những đặc điểm gì? 
+ Chọn gà thịt và gà đẻ tiêu chuẩn có giống nhau không ?
+ Mục đích chọn vật nuôi để làm gì ? 
- GV yêu cầu HS trả lời, HS khác bổ sung.
+ Thế nào là chọn giống vật nuôi?
- HS liện hệ tại gia đình..
- HS thảo luận toàn lớp để đưa ra câu trả lời đúng.
+ Không cùng tiêu chuẩn
+ Vật nuôi có thể ngoại hình, thể chất, khả năng sản xuất cao
- HS tự rút ra khái niệm.
 KL1 : Khái niệm “chọn giống vật nuôi”
 Căn cứ vào mục đích chăn nuôi, lựa chọn những
 vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là giống
 vật nuôi.
 HĐ 2- Tìm hiểu một số phương pháp chọn giống vật nuôi.
 a, Chọn lọc hàng loạt
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thực tế chăn nuôi.
+ Hãy cho biết cách chọn gà con, vịt (lợn) con nuôi đàn ?
+ Thế nào là chọn lọc hàng loạt ? Ưu nhược điểm của phương pháp này ? 
- HS nghiên cứu SGK và kết hợp chăn nuôi thực tế trả lời câu hỏi.
+ Chọn nhiều cá thể trong 1 lần chọn, các cá thể phát triển tốt và đồng đều..
+ HS nêu được ưu nhược điểm.
- Đơn giản, đễ làm, ít tốn kém
- Không đánh giá đặc điểm di truyền của giống, không mang lại kết quả cao.
 KL2a : là PP dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước, rồi 
 căn cứ vào sức sản xuất (cân nặng, sản lượng trứng, 
 sữa..) của từng vật nuôi để chọn từ trong đàn vật nuôi 
 những cá thể tốt nhất làm giống.
 b, Kiểm tra năng suất (kiểm tra cá thể)
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, 
+ Thế nào là PP kiểm tra cá thể ?
+ Ưu nhược điểm của PP này ? 
- HS nghiên cứu SGK thống nhất câu trả lời.
- HS thấy được : 
+ Trong nhiều các thể đã chọn hàng loạt, nuôi dưỡng đặc biệt 1 thời gian rồi chọn ra giống tốt nhất
+ ƯĐ : PP này cho kết quả tốt, có thể chọn ra những giống vật nuôi mong muốn do đánh giá được di truyền.
- NĐ : thời gian kéo dài, khó áp dụng
 KL2b : Là PP chọn lọc từ những giống vật nuôi tốt và nuôi 
 dưỡng trong môi trường đặc biệt cùng một thời gian
 rồi dựa vào kết quả được so sánh và chọn ra giống
 tốt nhất.
 HĐ 3- Tìm hiểu những công việc quản lí giống vật nuôi.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, sơ đồ 9.
+ Công việc quản lí giống vật nuôi bao gồm những gì ? 
- Yêu cầu HS làm bài tập điền từ thấp đến cao theo mức độ cần thiết
- HS nghiên cứu thông tin SGK và sơ đồ 9 để đưa ra câu trả lời.
HS thấy được : đăng kí Quốc gia các giống vật nuôi, phân vùng chăn nuôi, chính sách chăn nuôi, qui định về sử dụng giống và chăn nuôi gia đình.
 KL3 : Muốn phát huy được ưu thế của giống vật nuôi
 cần phải quản lí tốt giống vật nuôi : Đăng kí 
 Quốc gia các giống vật nuôi, phân vùng chăn nuôi, 
 chính sách chăn nuôi, qui định về sử dụng giống 
 và chăn nuôi gia đình.
 HS đọc ghi nhớ cuối bài.
 4 + Củng cố - KTĐG 
+ Thế nào là chọn giống vật nuôi ? 
+ Phân vùng chăn nuôi thuộc về công việc nào ? (Quản lí )
 5 + HDVN
Học bài, trả lưòi câu hỏi SGK
- Tìm hiểu kinh nghiệm chọn giống vật nuôi ở gia đình và địa phương. chọn trâu tốt theo kinh nghiệm “Sừng cánh ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, tai lá mít, đít lồng bàn” Câu này có ý nghĩa gì ?
Tìm hiểu trước bài 34 : Nhân giống vật nuôi.
-----------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26 lop 7.doc