Giáo án Công nghệ 7 cả năm - Trường THCS Hòa An

Giáo án Công nghệ 7 cả năm - Trường THCS Hòa An

Tuần 1

Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT

Bài: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT, KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt. Một số biện pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt.

- Hiểu được thế nào là đất trồng, vai trò của đất với cây trồng và các thành phần chính của đất trồng.

2. Kỹ năng.

- Hình thành, phát triển kỹ năng quan sát, phân tích tình hình.

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ.

- Có ý thức học tập bộ môn, coi trọng sản xuất trồng trọt.

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.

 

doc 149 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1427Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 cả năm - Trường THCS Hòa An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày giảng:7A: 26/08/2010
 7B:23/08/2010
Tiết 1
Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT
Bài: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT, KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt. Một số biện pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt.
- Hiểu được thế nào là đất trồng, vai trò của đất với cây trồng và các thành phần chính của đất trồng.
2. Kỹ năng.
- Hình thành, phát triển kỹ năng quan sát, phân tích tình hình.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
- Có ý thức học tập bộ môn, coi trọng sản xuất trồng trọt.
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Hình 1 (trang 5), hình 2, sơ đồ 1 (trang 7)
- Phiếu học tập
2. Học sinh.
- Kẻ bảng mục III (trang 6), sơ đồ 1, bảng mục II (trang 7, 8)
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Ổn định tổ chức lớp-Kiểm tra sĩ số 7A: 31/31; 7B: 31/ 31
2. Kiểm tra bài cũ.
- Không kiểm tra
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1.Vai trò của trồng trọt(6phút)
1. Vai trò của trồng trọt
GV: Theo tranh (hình 1 SGK)
- Cung cấp lương thực
HS: Quan sát
- Cung cấp thực phẩm
GV? Em hãy cho biết trồng trọt có vai trò gì?
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
HS: Nêu được 4 vai trò qua tranh, lớp bổ sung.
- Cung cấp nguyên liệu CN xuất khẩu
GV: Kết luận
2. Nhiệm vụ của trồng trọt
Hoạt động 2. Nhiệm vụ của trồng trọt (6 phút)
- Sản xuất nhiều lúa, ngô, đủ ăn, dự trữ, xuất khẩu
HS: Nghiên cứu 6 nội dung trình bày mục II SGK
- Trồng rau, đậu, làm thức ăn
GV? Em hãy cho biết đâu là nhiệm vụ của trồng trọt?
- Trồng mía cung cấp nguyên liệu, cây ăn quả.
HS: 1 đến 2 HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung nêu được 1, 2, 4, 5, 6.
- Trồng cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu công nghiệp.
GV? Tại sao 3 không phải là nhiệm vụ của trồng trọt?
- Trồng cây chè, cà phê, xuất khẩu
HS: Trả lời được nội dung 3 là nhiệm vụ của chăn nuôi
GV: Kết luận
Hoạt động3. Biện pháp để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt (7 phút)
GV: Yêu cầu HS hoàn thành mục đích ở bảng mục III.
HS: Nghiên cứu trả lời
GV: Gọi 1 đến 2 HS trả lời
HS: Trả lời lớp bổ sung nêu được: Mở rộng diện tích trồng rừng, tăng sản lượng trồng trọt và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt. 
GV: Yêu cầu HS kết luận các biện pháp
HS: Kết luận
Hoạt động 4 .Khái niệm về đất trồng (9 phút)
3. Biện pháp để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt
HS: Đọc thông tin
- Khai hoang lấn biển
GV? Đất trồng là gì?
- Tăng vụ trên 1 đơn vị diện tích trồng
HS: Trả lời, lớp nhận xét bổ sung
- Áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật trồng trọt.
GV: Kết luận
GV cung cấp: Đất trồng là sản phẩm của quá trình phun hoá đát do tác động địa chất, khí hậu, sinh vật, con người.
HS: Quan sát hình 2
GV? Trồng cây trong môi trường đất và nước có gì giống và khác nhau?
4. Khái niệm về đất trồng
HS: Trả lời được giống nhau: Đều cung cấp cho cây nước, dinh dưỡng, oxi. Khác nhau: Đất giúp cây vững chắc, nước phải có giá đỡ.
a. Khái niệm về đất trồng
GV? Tại sao cây thường chỉ trồng ở môi trường đất mà không trồng ở đá và nước?
- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm
HS: Trả lời vì môi trường khác không đủ điều kiện dinh dưỡng cho cây phát triển và tạo ra sản phẩm.
b. Vai trò của đất trồng
GV? Vai trò cuả đất trồng là gì?
- Cung cấp nước, oxi, chất dinh dưỡng và giúp cây đứng vững.
HS: Trả lời
Hoạt động 5. Thành phần của đất trồng (12 phút)
5. Thành phần của đất trồng
GV: Cho HS quan sát sơ đồ 1: Thành phần của đất trồng.
GV: Chia HS thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm hoạt động 5 phút, trả lời vào phiếu học tập các câu hỏi:
- Bảng kiến thức chuẩn:
Câu 1: Cho biết các thành phần của đất trồng?
+ Các thành phần, đặc điểm, vai trò của đất trồng.
Câu 2: Nêu đặc điểm cơ bản của từng thành phần này trong đất?
+ Phần khí: Là không khí có ở các khe hở của đất, cung cấp ôxi, nitơ, CO2 cho cây 
Câu 3: Cho biết vai trò của các thành phần: Khí, rắn, lỏng đối với cây trồng?
+ Phần lỏng: Là nước trong đất, hoà tan các chất dinh dưỡng.
HS: Hoạt động theo nhóm (5 phút)
+ Phần rắn (vô cơ, hữu cơ): Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ từng thành viên trong nhóm
- Nhóm thảo luận các ý kiến trả lời từng câu hỏi
- Thư ký ghi kết quả thảo luận của nhóm
- Cử đại diện chịu trách nhiệm báo cáo.
GV: Cho các nhóm tráo phiếu học tập treo bảng kiến thức chuẩn và thang điểm
HS: Chấm điểm báo cáo điểm nhóm bạn
GV: Nhận xét chung, kết luận
HS: Đọc ghi nhớ trang 6 và trang 8 SGK
4. Củng cố (3 phút)
- Nêu các vai trò của trồng trọt
- Đất trồng là gì? Tại sao đất trồng lại có vai trò quan trọng đối với cây trồng?
5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- Tìm hiểu phương pháp xác định đất gồm 3 thành phần: Rắn, lỏng, khí
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Nghiên cứu trước bài 3 kẻ bảng (trang 9 SGK) vào vở bài tập.
Tuần 1
Ngày giảng:7A: 28/08/2010
 7B:25/08/2010
Tiết 2
MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được thành phần cơ giới của đất là gì?
- Hiểu được thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính
- Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất
- Hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất.
2. Kỹ năng.
- Hình thành, phát triển kỹ năng làm thí nghiệm
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
- Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- 3 loại đất: Đất sét, đất thịt, đất cát
- Cốc thuỷ tinh chứa nước cất (100ml)
- Cốc thuỷ tinh chứa nước cất (100ml) + HCl loãng
- Cốc thuỷ tinh chứa nước cất (100ml) + NaOH loãng
- Quỳ tím, thang pH
2. Học sinh.
- Mỗi nhóm chuẩn bị 3 loại đất:Đất sét, đất thịt, đất cát
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Ổn định tổ chức lớp-Kiểm tra sĩ số 7A: .../31; 7B...../ 31 
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Câu hỏi: - Trình bày các vai trò của trồng trọt, cho ví dụ?
- Kể tên các thành phần, đặc điểm, vai trò các thành phần của đất trồng rừng
Trả lời: 
- 4 vai trò: Cung cấp nguyên liệu, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, lương thực
- 3 thành phần của đất: Rắn, lỏng, khí
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1.Thành phần cơ giới của đất (8 phút)
1. Thành phần cơ giới của đất
GV? Em hãy nêu lại đặc điểm của phần rắn trong đất?
HS: Trả lời: Gồm phần vô cơ và hữu cơ
GV: Cung cấp trong phần vô cơ lại gồm các hạt có kích thước khác nhau đó là: hạt cát, hạt limon, hạt sét.
HS: Nghiên cứu thông tin mục I SGK
GV? Hãy cho biết kích thước các hạt cát, limon, sét
HS: Trả lời được: Cát: 0,05 - 2mm; Limon: 0,002 - 0,05mm; Sét: <0,002mm
GV? Thành phần cơ giới của đất là gì? đất được chia làm mấy loại chính?
HS: Trả lời
GV: Kết luận
- Tỷ lệ % các loại hạt cát, limon, sét trong đất là thành phần cơ giới của đất
- Tuy tỷ lệ từng loại hạt trong đất mà chia đất thành: Đất cát, đất thịt, đất sét.
GV: Cung cấp: Đất cát: 85% cát, 10% limon. Đất thịt: 45% cát, 40% limon, 15% sét. Đất sét: 25% cát, 30% limon, 45% sét.
Giữa 3 loại đất này có các loại đất trung gian
Hoạt động 2. Độ chua, độ kiềm. Khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng của đất. (20 phút)
2. Độ chua, độ kiềm. Khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng của đất.
HS: Đọc thông tin mục II, III SGK
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1: Lấy 3 dung dịch nước: Nước cất, nước chứa HCl, nước chứa NaOH loãng, cho chảy qua 3 loại đất, cho 3 mẩu quỳ tím vào 3 dung dịch nước thu được, đối chiếu với thang pH chuẩn, đọc các chỉ số pH tương ứng.
Thí nghiệm 2: Cho dung dịch nước cất chảy qua 3 ông nghiệm đựng 3 loại đất khác nhau (đất cát, đất thịt, đất sét) theo dõi nước chảy dưới 3 ống nghiệm, nước xuống nhanh nhất là đất cát, sau đó là đất thịt, đất sét
GV? Làm thế nào để xác định độ chua, độ kiềm của đất? Nhờ đâu mà đất có khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng? Đất cát, đất thịt, đất sét loại đất nào giữ nước và các chất dinh dưỡng tốt hơn? Tại sao?
HS: Theo dõi thí nghiệm, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
GV: Gọi đại diện 2 nhóm trình bày
HS: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
GV: Kết luận
- Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH
- Đất có pH <6,5 là đất chua
- Đất có pH = 6,6 - 7,5 là đất trung tính
- Đất có pH > 7,5 là đất kiềm
- Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng
- Khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng của đất tốt nhất là đất sét sau đó đến đất thịt, đất cát.
Hoạt động 3. Độ phì nhiêu của đất (8 phút)
3. Độ phì nhiêu của đất
HS: Đọc thông tin mục IV SGK
GV? Đất phì nhiêu phải có đặc điểm quan trọng nào?
HS: Phải đảm bảo cho cây trồng đạt năng suất và không có các chất độc hại
GV? Làm thế nào đảm bảo đất luôn phì nhiêu?
HS: Phải rạo cho đất tơi xốp thoáng khí, có đủ nước và đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng.
GV: Yêu cầu HS kết luận độ phì nhiêu của đất
HS: Kết luận
- Là khả năng của đất cung cấp đủ nước, ôxi và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao và không chứa chất độc hại.
GV: Cung cấp: Độ phì nhiêu là yếu tố quan trọng quyết định năng suất cây trồng, song cần thêm các điều kiện: Giống tốt, chăm sóc, thời tiết.
HS: Đọc ghi nhớ cuối bài
4. Củng cố (3 phút)
- Đất sét và đất thịt loại đất nào giữ nước và các chất dinh dưỡng tốt hơn? Tại sao?
- Nêu các tính chất của đất? 
5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- Học và trả lời các câu hỏi cuối bài
- Nghiên cứu ở nhà bài thực hành 4 và 5
- Kẻ bảng sách giáo khoa trang 14 bài 6 và trang 15. Tìm hiểu việc sử dụng cải tạo và bảo vệ đất ở địa phương.
Tuần 2
Ngày giảng:7A: 02/09/2010
 7B:30/09/2010
Tiết 3
BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được vì sao phải sử dụng đất hợp lý
- Biết được các biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất.
2. Kỹ năng.
- Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, phân tích, giải thích
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Hình 3, 4, 5 SGK
- Phiếu học tập trang 15 (Bảng: Biện pháp cải tạo đất, mục đích, áp dụng cho loại đất)
2. Học sinh.
- Kẻ phiếu: Biện pháp sử dụng đất và mục đích (Bảng trang 14), Bảng trang 15 SGK
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Ổn định tổ chức lớp-Kiểm tra sĩ số 7A: .../31; 7B...../ 31 	
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút).
Câu hỏi: Thành phần cơ giới của đất là gì? Làm thế nào để xác định được độ chua, độ kiềm, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất?
Trả lời: Thành phần cơ giới của đất là tỷ lệ % các hạt cát, limon, sét trong đất. Xác định độ chua, độ kiềm bằng độ pH (dùng giấy quỳ) thí nghiệm cho nước chảy qua đất để xác  ... g nuôi hợp vệ sinh là:
a. Nhiệt độ thích hợp, độ ẩm trong chuồng 30 à 40%, độ thông thoáng tốt, độ chiếu sáng thích hợp, không khí ít khí độc.
b. Nhiệt độ thích hợp, độ ẩm trong chuồng 60 à75%, độ thông thoáng tốt, độ chiếu sáng thích hợp không khí ít khí độc.
c. Độ ẩm trong chuồng 60 à 75%, độ thông thoáng tốt, độ chiếu sáng thích hợp, không khí ít khí độc.
Câu 3.(0,25 điểm): Tác dụng của vắc xin đối với cơ thể vật nuôi là:
 a. Chữa bệnh cho vật nuôi. c.Tạo cho cơ thể vật nuôi có khả năng miễn dịch.
 b. Làm cho vật nuôi khoẻ. d.Làm cho vật nuôi mau lớn 
Câu 4.(0,25 điểm): Nhiệt độ giới hạn chung cho tôm cá là:
 a. 20 0C – 25 0C. c. 25 0C – 35 0C.
 b. 20 0C – 300C. d. 30 0C – 35 0C. 
Câu 5.(1,5 điểm) Hãy chọn các cụm từ(nước ngọt, tuyệt chủng, khai thác, giảm sút, số lượng, kinh tế) điền vào các chỗ........... tương ứng để hoàn thiện các câu sau:
	- Các loài thủy sản ...................(1)................... quý hiếm có nguy cơ ..................(2)
................... như cá lăng, cá chiên, cá hô, cá tra dầu.
	- Năng suất .................(3)........... của nhiều loại cá bị.........................(4)................... nghiêm trọng. 
	- Các bãi đẻ và .............(5)................cá bột bị giảm sút đáng kể trên hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và năng suất khai thác một số loài cá................... (6).......................
những năm gần đây giảm so với trước.
Câu 6: (0,5điểm) Hãy chọn các cụm từ ở cột A với các cụm từ ở cột B để có câu đúng:
Cột A
Trả lời
Cột B
1. Tính chất lý học của nước nuôi thủy sản bao gồm:
1.............
a. Nước béo màu nõn chuối, vàng lục. Nước gầy màu tro đục, xanh đồng. Nước bệnh màu đen mùi thối.
2. Tính chất hóa học của nước nuôi thủy sản bao gồm:
2............
b. Các yếu tố:
+ Nhiệt độ.
+ Độ trong.
+ Màu nước.
+ Sự chuyển động của nước.
c. Các yếu tố:
+ Các chất khí hoà tan phụ thuộc nhiệt độ, áp suất, nồng độ muối, khí O2, khí CO2
+ Các muối hoà tan.
+ Độ pH thích hợp 6 à 9
II. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: (7điểm)
Câu 7(3 diểm): Chuồng nuôi hợp vệ sinh cần đảm bảo các yêu cầu nào?
Câu 8 (3điểm) Hãy cho biết những loại thức ăn của tôm cá? Phân biệt thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo?
Câu 9 (1điểm): Hãy phân tích các yêu cầu phòng bệnh cho tôm cá.
ĐÁP ÁN:
I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
* Khoanh tròn vào mỗi chữ cái đứng đầu mỗi câu trả lời đúng:
Câu 
1
2
3
4
Đáp án 
a
b
c
b
Điểm:
0,25
0,25
0,25
0,25
* Câu 5( 1,5điểm) Các cụm từ điền đúng là:
1à nước ngọt - 0,25 điểm
2à tuyệt chủng - 0,25 điểm
3à khai thác - 0,25 điểm
4à giảm sút - 0,25 điểm
5à số lượng - 0,25 điểm
6à kinh tế - 0,25 điểm
* Câu 6( 0,5điểm)
	- 1à b. (0,25 điểm)
	- 2à c. (0,25 điểm)
II.TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN:
Câu 7:(3điểm)
 - Chuồng nuôi hợp vệ sinh cần đảm bảo các yêu cầu : Nhiệt độ thích hợp , độ ẩm 60 à 75%, độ thông thoáng tốt, độ chiếu sáng thích hợp, ít khí độc. Hướng chuồng tốt nhất là hướng nam hoặc hướng đông nam.
Câu 8( 3điểm) 
Thức ăn tự nhiên là thức ăn có sẵn trong tự nhiên bao gồm: Động vật phù du, động vật đáy, thực vật phù du, thực vật bậc cao. 
Thức ăn nhân tạo là thức ăn do con người sản xuất để cung cấp cho tôm, cá bao gồm: Thức ăn tinh, thức ăn thô, thức ăn hỗn hợp.
Câu 9:(1điểm)
Để phòng bệnh cho tôm, cá cần phải: Thiết kế ao nuôi đúng kỹ thuật. Dùng hoá chất (vôi bột) phòng dịch bệnh trước mùa tôm, cá dễ mắc bệnh. Cho tôm cá ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Kiểm tra thường xuyên môi trường nước và biểu hiện tôm cá bị bệnh để kịp thời xử lý.
	3. Đề bài:
Trường THCS Hòa An
Lớp 7.
Họ và tên:....................................................................................
Ngày .......thángnăm 2011
Thi kiểm tra chất lượng học kỳ II 
Môn : Công nghệ
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3đ)
Khoanh tròn vào mỗi chữ cái đứng đầu mỗi câu trả lời đúng: 
Câu 1.(0,25 điểm) Vai trò của giống vật nuôi là:
 a. Quyết định năng suất và chất lượng vật nuôi. 
 b.Làm tăng nhanh đàn vật nuôi.
 c.Làm tăng sản phẩm chăn nuôi.
 d.Cung cấp những vật nuôi phù hợp với mục đích sử dụng của con người.
Câu 2: (0,25đ): Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh là:
a. Nhiệt độ thích hợp, độ ẩm trong chuồng 30 à 40%, độ thông thoáng tốt, độ chiếu sáng thích hợp, không khí ít khí độc.
b. Nhiệt độ thích hợp, độ ẩm trong chuồng 60 à75%, độ thông thoáng tốt, độ chiếu sáng thích hợp không khí ít khí độc.
c. Độ ẩm trong chuồng 60 à 75%, độ thông thoáng tốt, độ chiếu sáng thích hợp, không khí ít khí độc.
Câu 3.(0,25 điểm): Tác dụng của vắc xin đối với cơ thể vật nuôi là:
 a. Chữa bệnh cho vật nuôi. c.Tạo cho cơ thể vật nuôi có khả năng miễn dịch.
 b. Làm cho vật nuôi khoẻ. d.Làm cho vật nuôi mau lớn 
Câu 4.(0,25 điểm): Nhiệt độ giới hạn chung cho tôm cá là:
 a. 20 0C – 25 0C. c. 25 0C – 35 0C.
 b. 20 0C – 300C. d. 30 0C – 35 0C. 
Câu 5.(1,5 điểm) Hãy chọn các cụm từ(nước ngọt, tuyệt chủng, khai thác, giảm sút, số lượng, kinh tế) điền vào các chỗ........... tương ứng để hoàn thiện các câu sau:
	- Các loài thủy sản ...................(1)................... quý hiếm có nguy cơ ..................(2)
................... như cá lăng, cá chiên, cá hô, cá tra dầu.
	- Năng suất .................(3)........... của nhiều loại cá bị.........................(4)................... nghiêm trọng. 
	- Các bãi đẻ và .............(5)................cá bột bị giảm sút đáng kể trên hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và năng suất khai thác một số loài cá................... (6).......................
những năm gần đây giảm so với trước.
Câu 6: (0,5điểm) Hãy chọn các cụm từ ở cột A với các cụm từ ở cột B để có câu đúng:
Cột A
Trả lời
Cột B
1. Tính chất lý học của nước nuôi thủy sản bao gồm:
1.............
a. Nước béo màu nõn chuối, vàng lục. Nước gầy màu tro đục, xanh đồng. Nước bệnh màu đen mùi thối.
2. Tính chất hóa học của nước nuôi thủy sản bao gồm:
2............
b. Các yếu tố:
+ Nhiệt độ.
+ Độ trong.
+ Màu nước.
+ Sự chuyển động của nước.
c. Các yếu tố:
+ Các chất khí hoà tan phụ thuộc nhiệt độ, áp suất, nồng độ muối, khí O2, khí CO2
+ Các muối hoà tan.
+ Độ pH thích hợp 6 à 9
II. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: (7điểm)
Câu 7(3 diểm): Chuồng nuôi hợp vệ sinh cần đảm bảo các yêu cầu nào?
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 8 (3điểm) Hãy cho biết những loại thức ăn của tôm cá? Phân biệt thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo?
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 9 (1điểm): Hãy phân tích các yêu cầu phòng bệnh cho tôm cá.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	4. Giao đề cho HS làm bài.
	5. Thu bài- chấm- đánh giá phân loại HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAN CONGNGHE 7 NAM HOC 2010-2011.doc