Giáo án Công nghệ 9 - Hà Văn Sơn - Trường THCS Trí Nang

Giáo án Công nghệ 9 - Hà Văn Sơn - Trường THCS Trí Nang

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Biết được vị trí vai trò của nghề điện dân dụng đối với đời sống và sản xuất.

- Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.

- Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.

- Quan sát, tìm hiểu và phân tích.

- Say mê hứng thú ham thích môn học.

B. PHƯƠNG PHÁP:

- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.

C. CHUẨN BỊ:

- GV: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh.

- HS: Sách giáo khoa, vở ghi, một số bài thơ ca ngợi nghề điện.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Ổn định tổ chức. ( 1 )

- Kiểm tra sĩ số.

I. Kiểm tra bài cũ.

 - Không kiểm tra

 

doc 55 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 9 - Hà Văn Sơn - Trường THCS Trí Nang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 24/08/2008
 Ngày dạy: 26/08/2008 
Tiết 1 Giới thiệu nghề điện dân dụng
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết được vị trí vai trò của nghề điện dân dụng đối với đời sống và sản xuất.
- Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
- Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.
- Quan sát, tìm hiểu và phân tích.
- Say mê hứng thú ham thích môn học.
b. phương pháp:
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
C. Chuẩn bị:
- GV: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh.
- HS: Sách giáo khoa, vở ghi, một số bài thơ ca ngợi nghề điện.
d. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
- Kiểm tra sĩ số.
I. Kiểm tra bài cũ.
 	- Không kiểm tra
III. Bài mới :
 Giới thiệu bài: Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường xuyên được tiếp xúc với điện vậy điện năng có vai trò như thế nào trong cuốc sống hàng ngày ta đi tìm hiểu nội dung bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống: ( 10’ )
GV: Cho học sinh đọc thông tin SGK – 5
? Vai trò và vị trí của nghề điện trong sản xuất và đời sống như thế nào ?
HS : Sau khi đọc thông tin và nghiên cứu câu hỏi và trả lời
 I. Vai trò và vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống.
- Nghề điện dân dụng rất đa dạng hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống, sinh hoạt và lao động sản xuất của các hộ tiêu dùng điện.
Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm yêu cầu của nghề điện. ( 30’ )
GV: cho học sinh nghiên cứu thông tin sách giáo khoa
? Đối tượng lao động của nghề điện là gì ?
HS : Sau khi đọc thông tin và nghiên cứu câu hỏi và trả lời
GV: Thống nhất, kết luận.
GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung của nghề điện dân dụng.
? Theo em nội dung lao động của nghề điện dân dụng bao gồm những lĩnh vực nào cho ví dụ?
HS : Thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm phát biểu ?
GV : So sánh các ý kiến của nhóm sau đó bổ sung và đưa ra kết luận.
GV : Cho học sinh làm câu hỏi trong SGK – 6 dựa theo câu hỏi vừa trả lời.
? Theo em người thợ điện làm việc trong điều kiện nào ? 
HS : Thảo luận nhóm, mỗi nhóm trả lời sau đó giáo viên kết luận lai về điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng.
GV: Cho học sinh hoạt động các nhân làm câu hỏi trong SGK – 6
GV : Cho học sinh đọc hiểu được thông tin phần 5, 6, 7 trong SKG – 7, 8.
HS: Tìm hiểu trả lời theo hướng dẫn của GV.
 II. Đặc điểm yêu cầu của nghề điện.
 1. Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng:
- Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng bao gồm:
 + Thiết bị bảo vệ đóng cắt và lấy điện.
 + Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp dưới 380V.
 + Thiết bị đo lường điện
 + Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề điện.
 + Các loại đồ dùng điện 
 2. Nội dung lao động của nghề điện:
- Nội dung lao động của nghề điện dân dụng bao gồm những lĩnh vực:
 + Lắp mạng điện sản xuất và sinh hoạt:
Ví dụ : Lắp trạm biến áp, phân xưởng, xây lắp đường dây hạ áp.
 + Lắp đặt trang thiết bị và đồ dùng điện.
Ví dụ : Lắp đặt động cơ điện, máy điều hòa nhiệt độ....
 + Bảo dưỡng vận hành, sữa chữa, khắc phục sự cố xảy ra trong mạng điện, các thiết bị điện.
Ví dụ : Khi mạng điện bị mất điện người thợ điện phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để khắc phục sự cố, làm cho mạng điện có điện nhanh chóng càng tốt.
 3. Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng.
- Điều kiện làm việc của nghề điện bao gồm:
 + Việc lắp đặt đường dây, sửa chữa trong mạng thường phải tiến hành ngoài trời, trên cao, lưu động, gần khu vực có điện nên rất nguy hiểm.
 + Công tác lắp đặt đường dây sửa chữa, hiệu chỉnh các thiết bị và sản xuất chế tạo các thiết bị điện thường phải tiến hành trong nhà trong điều kiện bình thường.
- Điền dấu (X) vào ô trống.
a. (X) d. ( )
b. (X) e. ( )
c. (X) g. (X)
4. Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động.
 Đọc SGK – 7
5. Triển vọng nghề.
 Đọc SGK – 7, 8
6. Những nơi đào tạo nghề.
 Đọc SGK – 8
7. Những nơi hoạt động nghề. 
IV. Củng cố. ( 3’ ) 
- HS: Trả lờ các câu hỏi:
+ Em hãy cho biết nội dung lao động của nghề điện dân dụng là gì ?
+ Điều kiện làm việc của nghề điện ?
 V. Dặn dò. ( 1’ )
	Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
 	 - Học bài theo SKG, vở ghi, trả lời các câu hỏi ở cuối bài, chuẩn bị bài sau, sưu tầm các mẫu dây dẫn điện, dây cáp điện.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
	 Ngày soạn : 02/09/2008 
 	 	 Ngày giảng: 09/09/2008
Tiết 2 Vật liệu điện dùng trong
lắp đặt mạng điện trong nhà
A . Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện.
- Nắm được công dụng tính năng và tác dụng của từng loại vật liệu.
- Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng một cách hợp lý.
- Quan sát, tìm hiểu và phân tích.
- Say mê hứng thú ham thích môn học.
b. phương pháp:
	- Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
c. Chuẩn bị:
	- GV: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện, một số vật liệu cách điện, dây dẫn điện và dây dẫn từ.
- HS: Sách giáo khoa, vở ghi, học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới, sưu tầm một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện, một số vật liệu cách điện, dây dẫn điện và dây dẫn từ.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
II. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
 	Câu hỏi: Em hãy cho biết nội dung lao động và yêu cầu của nghề điện dân dụng là gì ?
III. Bài mới .
 Giới thiệu bài : Lớp 8 ta đã được học các vật liệu kỹ thuật điện, vậy vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà gồm có các vật liệu nào ?. Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung nay trong bài học ngày hôm nay.
Hoạt động 1. Tìm hiểu về dây dẫn điện. ( 30’ )
GV: Đưa cho học sinh một số dây điện và treo tranh hình 2.1 SGK .
? Em hãy kể tên một số loại dây dẫn điện mà em biết ?
HS: Hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi trên.
GV: Cho học sinh làm việc theo nhóm làm bài tập phân loại dây dẫn điện theo bảng 2.1 SKG.
HS: Làm bài tập theo nhóm sau đó đưa bài tập các nhóm so sánh
GV: Kết luận lại bài tập trên bằng cách treo bảng phụ cho học sinh so sánh
GV : Để trách học sinh nhầm lẫn giữa khái niện lõi và sợi giáo viên đặt câu ?
? Em hãy phân biệt lõi và sợi của dây dẫn điện ?
GV: Cho học sinh làm bài tập điền từ vào chỗ trống :
HS : Làm bài cá nhân theo khái niện phân biệt lõi và sợi.
GV: Treo tranh hình 2-2 SGK và mẫu vật kết hợp cho học sinh đọc thông tin.
HS: Đọc thông tin và quan sát tranh vẽ.
? Dây dẫn điện được bọc cách điện có cấu tạo như thế nào ?
HS: Tìm hiểu trả lời.
GV: Có thể dẫn dắt hoc sinh rút ra kết luận về cấu tạo dây dẫn điện gồm có : Lõi dây, phần cách điện và vỏ bọc cơ học.
GV: Đặt câu hỏi mở rộng: em hãy cho biết tại sao lớp vỏ cách điện thường có màu sắc khác nhau ?
HS: Thảo luận và đưa ra ý kiến sau đó giáo viên kết luận lại.
GV: Treo bảng phụ cho học sinh tham khảo đặc điểm 1 số loại dây dẫn điện và dây cáp điện được kí hiệu trên dây dẫn theo thứ tự từ trái sang phải.
GV: Cho học sinh nghiên cứu thông tin trong SKG
? Việc lựa chọn dây dẫn cần tuân thủ theo nguyên tắc nào ?
HS: Qua nghiên cứu thông tin trên trả lời.
? Hãy đọc kí hiệu dây dẫn điện của bản vẽ thiết kế mạng điện : M(2x1,5), A(2x2)
HS : Tự làm bài cá nhân để đọc được kí hiệu trên dựa theo ví dụ của bài.
GV: Muốn đọc được thêm một số kí hiệu khác các em cần nắm vững các ký hiệu và ý nghĩa của bảng 1 mà giáo viên cho.
 I. Dây dẫn điện.
 1. Phân loại.
- Có loại dây dẫn trần, dây dẫn bọc cách điện, dây dẫn lõi nhiều sợi, dây dẫn lõi 1 sợi.
Dây dẫn trần
Dây dẫn bọc cách điện
Dây dẫn lõi nhiều sợi
Dây dẫn lõi 1 sợi
d
a,b,c
b,c
a
- Lõi là phần trong của dây, lõi có thể có 1 sợi hay nhiều sợi.
Điền từ thích hợp vào chỗ trống :
 +....Bọc cách điện
 +....nhiều.....nhiều.....
 2. Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện.
- Gồm 2 phần :
 + Lõi : thường làm bằng đồng hoặc nhôm, được chế tạo 1 sợi hoặc nhiều sợi.
 + Vỏ cách điện : gồm 1 lớp hoặc nhiều lớp thường làm bằng cao su hoặc chất cách điện tổng hợp (PVC)
Ngoài lớp cách điện một số loại dây dẫn còn có thêm lớp vỏ bảo vệ chống va đập cơ học, ảnh hưởng của độ ẩm, nước và các chất hóa học.
- Vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau để phân biệt và thuận tiện trong việc sử dụng, sữa chữa.
3. Sử dụng dây dẫn điện
- Việc lựa chọn dây dẫn cần tuân thủ theo bảng thiết kế, trong thiết kế dây dẫn thường được lựa chọn theo những tiêu chuẩn nhất định.
 Ví dụ : Dây dẫn bọc cách điện thường là M(nxF) trong đó : M là lõi đồng, n là số lõi dây, F là tiết diện của dây lõi (mm2)
- Đọc kí hiệu dây dẫn điện của bản vẽ thiết kế mạng điện : M(2x1,5), A(2x2)
- Chú ý : SGK - 10
Hoạt động 2. Tìm hiểu một số loại dây dẫn điện ( 5’ )
GV: Hướng dẫn cho HS tìm hiểu một số kí hiệu của dây dẫn điện.
HS: Quan sát tìm hiểu, ghi nhớ.
stt
kí hiệu
ý nghĩa kí hiệu
Kiểu (xê si )
U
H
A
N
- Cáp theo tiêu chuẩn UTE
- Xêsi
- Xêsi thông dụng
- Xêsi khác
Loại lõi
Không có chữ
A
S
- Lõi đồng cứng hoặc mền
- Nhôm
- Lõi mền
Vỏ cách điện
V
R
X
- PVC
- Cao su lưu hóa
- Polyetylene mạng
Điện cáp định mức
250
300/300V
300/500V
0.6/1KV
- 250V
- 03KV
- 05KV
- 01KV
Vỏ bảo vệ cơ học phi kim loại
V
R
2
N
P
F
- PVC
- Cao su lưu hóa
- Vỏ bảo vệ dây
- Polychioloroperene
- Vỏ chì
- Lá thép
Dạng cáp
Không có chữ
M
- Cáp tròn
- Cáp dẹt
IV. Củng cố : ( 3’ )
- HS: Trả lời các câu hỏi:
+ Em hãy nêu cấu tạo của dây dẫn điện được bọc cách điện ?
+ Em hãy cho biết tạo sao lớp vỏ cách điện thường có màu sắc khác nhau ?
+ Trong quá trình sử dụng ta cần chú ý những điểm gì ?
V. Dặn dò. ( 1’ )
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
 - Học bài theo SKG, vở ghi, trả lời các câu ? ở cuối bài, tìm và đọc thêm một số thông tin ở dây điện điện dựa theo bảng 1, chuẩn bị bài sau dây cáp điện , sưu tầm các mẫu dây cáp điện.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 12/09/2008 
 	 	Ngày giảng: 13/09/2008 
Tiết 3 Vật liệu điện dùng trong
 lắp đặt mạng điện trong nhà
( Tiếp)
A . Mục tiêu:
- Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện.
- Nắm được công dụng tính năng và tác dụng của từng loại vật liệu.
- Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng một cách hợp lý.
- Quan sát, tìm hiểu và phân tích.
- Say mê hứng thú ham thích môn học.
b. phương pháp:
	- Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
c. Chuẩn bị:
	- GV: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện, một số vật liệu cách điện, dây dẫn điện  ... h cho tiết sau học bài: thực hành lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn ( tiếp theo ).
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 28 :
Ngày soạn:08 /03/2011 
 	 	Ngày giảng:10 /03/2011
Ngày điều chỉnh:......./03./2011
Tiết 27. Thực hành:
Lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn
( tiếp theo )
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện.
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện.
 - Lắp được mạch điện đúng qui trình và đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn điện.
- Quan sát, tìm hiểu và phân tích biết cách vẽ và lắp đặt được mạch điện và làm việc theo qui trình.
- Say mê hứng thú ham thích môn học có tính làm việc theo qui trình.
II. phương pháp:
- Phương pháp hướng dẫn luyện tập thực hành.
III. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án bài giảng, tài liệu tham khảo. Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm điện, kìm tuốt dây, dao nhỏ, tua vít, bút thử điện, khoan điện (hoặc khoan tay) thước kẻ, bút chì, bút thử điện. Vật liệu và thiết bị: công tắc 3 cực, 2 cực, cầu chì, bảng điện, dây dẫn, băng cách điện, giấy ráp, bóng đèn , đui đèn, phụ kiện đi dây....
	- HS: Sách giáo khoa, vở ghi, chuẩn bị một số dụng cụ và vật liệu thiết bị.
IV. tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu. 
GV: Nhắc lại các bước thực hiện lắp đặt mạch điện.
HS: Tìm hiểu, ghi nhớ.
I. Nội dung.
- Lắp đặt mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luện tập. 
GV: Phát dụng cụ, vật liệu, thiết bị cho các nhóm HS .
HS: Nhận dụng cụ, vật liệu, thiết bị hoàn thành bài thực hành.
GV: Yêu cầu HS tiến hành thực hiện từ bước 4 đến bước 5.
HS: Thực hiện theo nhóm.
GV: Quan sát, uốn nắn quá trình thực hiện của các nhóm HS.
GV: Hướng dẫn các nhóm HS đánh giá.
HS: Tiến hành đánh giá, nhận xét chéo kết quả thực hành theo hướng dẫn của GV.
GV: Bổ sung, thống nhất.
II. Luyện tập thực hành.
- Lắp đặt mạch điện gồm có: 1 cầu chì, 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 bóng đèn.
- Thực hiện:
4. Nối dây mạch điện.
5. Kiểm tra.
III. Đánh giá, nhận xét: 
- Chất lượng sản phẩm:
- Thực hiện theo quy trình:
- Thái độ làm việc:
* Vận hành mạch điện.
3.Củng cố. 
- GV: Nhận xét thái độ và cách tiến hành của các nhóm HS và những điều nên tránh trong khi lắp đặt điện.
4. Dặn dò. 
- Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi.
 - Chuẩn bị vật liệu dụng cụ thực hành cho tiết sau học bài: Kiểm tra thực hành.
.............................................................................................................................................
Tuần 29 :
Ngày soạn: 33/03/2011 
 	 	Ngày giảng: 17/03/2011
Ngày điều chỉnh:......./.03./2011
Tiết 28
Kiểm tra thực hành
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Cũng cố và rèn luyện kỹ năng lặp đặt mạch điện chiếu sáng đã học từ đầu năm cho đến nay.
- Rèn tích cận thận kiên trì, chính xác, biết cách phân tích và đánh giá khi làm bài kiểm tra thực hành.
- Rèn tích nghiêm túc, cẩn thận và an toàn khi làm bài kiểm tra thực hành, có ý thức say mê và ham thích môn học.
II. phương pháp:
- Kiểm tra thực hành.
III. Chuẩn bị:
	- GV: Giáo án bài giảng, đề bài và đáp án bài kiểm tra, dụng cụ và vật liệu.
	- HS: Ôn tập lại các kiến thức về lắp đặt mạch điện chiếu sáng đã học từ đầu năm cho đến nay.
IV . tiến trình lên lớp: 
	1. Kiểm tra bài cũ.
	2. Bài mới.
	- GV: Tiến hành phát đề và tổ chức cho HS làm bài kiểm tra.
Đề bài: Lắp đặt mạch điện gồm có 1 cầu chì, 1 ổ cắm, một công tắc hai cực điều khiển một đèn sợi đốt.
	- HS: Ghi đề, nhận dụng cụ, thiết bị thực hiện bài kiểm tra.
	3. Cũng cố.
	- GV: Nhận xét thái độ làm bài của HS.
	4. Dặn dò.
	Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
	- Chuẩn bị bài học tiếp theo ở nhà.
Yêu cầu - đánh giá
1. Yêu cầu.
 - Chuẩn bị: Mỗi nhóm 5 HS chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị thực hành.
 - Nội dung: 
 + Vẽ mạch điện.
 + Lập bảng dự trù.
 + Quy trình lắp đặt.
 + Lắp đạt.
 + Vận hành.
2. Đánh giá.
 - Chuẩn bị của học sinh.
 - Sơ đồ mạch điện.
 - Thực hiện theo quy trình.
 - Chất lượng sản phẩm thực hành.
 - ý thức học tập, an toàn lao động và vệ sinh nơi làm việc.
Bài 11
Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà
I. mục tiêu:
 - HS biết được một số phưông pháp lắp đặt dây dẫn diện của mạng điện trong nhà.
- Tìm hiểu các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện trong thực tế và để áp dụng vào những bài HT sau.
II. chuẩn bị:
- Một số tranh vẽ hoặc ảnh chụp các kiểu láp đặt dây dẫn trong nhà.
- Một số mẫu dây dẫn điện.
- Một số mẫu phụ kiện lắp đặt.
- HS có thể sưu tầm một số tranh ảnh về các kiểu lắp đặt.
III. hoạt động dạy và học:
1, ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ.
3, Bài mới.
* Giới thiệu bài:
- GV cho HS quan sát một số tranh ảnh
- Khái niệm: Đường dây dẫn điện là toàn bộ những dây dẫn, cáp diện với các chi tiết gia cố, các kết cấu và chi tiết bảo vệ phù hợp với quy tắc lắp đặt thiết bị điện.
- Quy tắc: theo quy tắc lắp đặt điện, mạng điện trong nhà có 2 kiểu
+ Lắp đặt nổi: dây dẫn được đặt nổi trên các vật cách điện (như vách tường, trần nhà, xà, cột nhà)
+ Lắp đặt ngầm: dây dẫn được đặt trong rãnh các kết cấu xây dựng và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà.
 Để hiểu rõ 2 cách lắp đặt này, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu mạng điện lắp đặt kiểu nổi
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu sơ đồ mạng điện lắp đặt kiểu nổi => dây dẫn được trong ống nhựa PVC hoặc trên sứ cách điện.
- GV nhấn mạnh cho HS hiểu được việc lựa chọn phương pháp lắp đặt mạng điện nổi.
? Hãy nêu 1 số yêu cầu lựa chọn phương pháp lắp đặt dây dẫn kiểu nổi ?.
? Theo em các vật liệu, phụ kiện cần thiết cho công việc lắp đặt dây dẫn điện trong ống ?
? Các phụ kiện kèm ống PVC có công dụng gì ? GV bổ sung : những kẹp đỡ ống này có đường kính phù hợp với ống.
? Theo em các vật liệu, phụ kiện cần thiết cho việc lắp đặt dây dẫn trên pu-li sứ, kẹp sứ là gì ?
- GV nhấn mạnh 1 số yêu cầu kỹ thuật của phương pháp lắp đặt dây dẫn diện đi nổi. (SGK/49).
- HS tìm hiểu
- HS thảo luận :
+ ĐIũu kiện MT lắp đặt đường dây.
+ Yêu cầu kỹ thuật của dây dẫn điện.
+ Yêu cầu của người sử dụng.
- HS thảo luận : ống nối T, L, ống nối thẳng, kẹp đỡ ống.
- HS trả lời
- HS thảo luận
Hoạt động 2:Tìm hiểu phương pháp lắp đặt dây dẫn ngầm
- Qua tranh ảnh, H11-7, GV giới thiệu cho HS hiểu về phương pháp lắp đặt dây dẫn ngầm.
? E hiểu ntn là mạch điện lắp đặt kiểu ngầm
? Mạch điện lắp đặt kiểu ngầm có ưu, nhược điểm gì ?
GV => đưa ra kết luận và nhấn mạnh (sách TKBG/93).
- HS quan sát,nghe, hiểu
- HS trả lời : dây dẫn được lấp đặt trong rãnh của các kết cấu xây dựng
- Ưu, nhược điểm :
+ Ưu : đảm bảo yêu cầu mỹ thuật, tránh được tác động xấu của môi trường.
+ Khó sửa chữa khi xảy ra sự cố
4, Củng cố:
- Yêu cầu một vài HS đọc ghi nhớ
- Trả lời câu hỏi 1,2 SGK/50
- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.
5, Dặn dò:
- Học bài, chuẩn bị bài 12.
Tuần:	Ngày soạn:
Tiết :	 
Bài 12
Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà
I. mục tiêu:
 - HS hiểu được sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà.
- Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà
- Kiểm tra được một số yêu cầu về an toàn điện, mạng điện trong nhà
II. chuẩn bị:
- Một số mẫu vật về dây dẫn điện còn mới hoặc đã cũ ..
- Một số thiết bị điều khiển và bảo vệ của mạng điện
- Một số đồ dùng điện không đảm bảo an toàn
- Bút thử điện.
III. hoạt động dạy và học:
1, ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ.
- So sánh ưu, nhược điểm của phương pháp lắp đặt dây dẫn kiểu nổi và ngầm?
3, Bài mới.
* Giới thiệu bài:
 -Để mạng điện trong nhà sử dụng được an toàn và hiệu quả, chúng ta cần kiểm tra mạng điện theo định kì và tiến hành thay thế hoặch sửa chữa các bộ phận, thiết bị hư hỏng nhằm phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra. Đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
- Vởy cách kiểm tra thế nào để biết mạng điện trong nhà có an toàn không? chúng ta cùng học bài hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra dây dẫn điện
(Chú ý trước khi kiểm tra phải cắt điện)
- Tại sao cần phải kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà ?
? Để kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà cần tiến hành kiểm tra những gì ?
- GV hướng dẫn HS biết cách kiểm tra đường dây dẫn điện bên ngoài vào nhà.
? Hãy mô tả đường dây dẫn điện vào nhà em :
+ Là loại dây gì ?
+ Có bị trùng, võng không ?
+ Có gần cây cối không ?
- Nừu gần có an toàn không ? Nừu không thì xử lý ntn ?
- GV hướng dẫn HS kiểm tra dây dẫn điện trong nhà qua các câu hỏi trong SGK/51 => GV nhaanj xét và nhấn mạnh để HS thấy được các bước kiểm tra dây dẫn.
- HS dựa vào thông tin đầu bài trả lời : Để mạng điện sử dụng an toàn, hiệu quả
- Kiểm tra các phần tử của mạng điện ?
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời : không được dùng dây trần vì không được an toàn
Hoạt động 2: Kiểm tra tính cách điện của mạng điện
- GV hướng dẫn HS kiểm tra cách điện mạng điện của lớp và trường học :
+ Kiểm tra xem các ống nhựa chứa dây dẫn có chắc chấn không
+ Nừu bị dập vỡ când xử lý ntn ?
- HS tiến hành kiểm tra theo yêu cầu của GV hướng dẫn
- HS tiến hành theo các bước
- Nừu dập vỡ thì thay và nối lại.
Hoạt động 3:Kiểm tra thiết bị điện
? Mạng điện trong nhà có những loại thiết bị nào ? Thường lắp đặt ở đau ?
- GV cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK/52,53 để HS hiểu rõ được các bước kiểm tra và cách khắc phục những hỏng hóc (nếu có).
- GV nhận xét, nhấn mạnh và hướng dẫn HS cách kiểm tra các thiết bị theo yêu cầu an tolàn điện và yêu cầu sử dụng.
(GV dưụa vào các thông tin SGK)
HS trả lời : TB, cầu dao, công tắc, cầu chì, ổ cắm và phích cấm
=> Lắp ở bảng điện
- HS trả lời.
- Dựa vào thông tin GV đưa ra
- GV kiểm tra TB điện trong lớp học
- Báo cáo lại.
Hoạt động 4 : Kiểm tra đồ dùng điện
* Việc kiểm tra an toàn cho các thiết bị điện là rất cânà thiết. Nhiều tai nạn diện xảy ra là do SD đồ điện không đam bảo an toàn.
- GV đưa ra một vài đồ dùng điện không an tonà (hỏng phích cấm, dây, rò điện) và cho HS qaun sát
? Hãy chỉ ra những chỗ không an toàn ?
- GV cho HS kiểm tra bằng bút thử điện.
- GV hướng dẫn HS cách quan sát, kiểm tra từng nội dung trên và cách xử lý
- Cho HS đọc SGK/53
- HS nghe.
- HS quan sát
- HS chỉ ra những chỗ hỏng, không an toàn của hệ thống điện đã quan sát .
- HS đưa ra cách xử lý với các đồ dùng đó => HS đọc thông tin SGK/54
4, Củng cố:
 	GV hệ thống lại nội dung chính của bài học
	HS trả lời câu hỏi cuối bài
5, Dặn dò:
- HS học bài.
- Chẩn bị TB, VL, DC cho tiết kiểm tra TH./.
Tuần:	
 k = 1 1kWh 400n
 220V 50Hz
 5A

Tài liệu đính kèm:

  • docCong nghe 9 - 28 tiet.doc