Giáo án Công nghệ 9 tiết 4, 5, 6

Giáo án Công nghệ 9 tiết 4, 5, 6

Tuần 4

Bài dạy: THỰC HÀNH: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN Tiết PPCT : 4

 I. MỤC TIÊU BÀI DẠY :

 1/ Kiến thức :

- Biết công dụng, cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng.

 2/ Kĩ năng :

- Lắp được mạch điện công tơ điện.

- Đo được điện năng tiêu thụ của mạch điện.

 3/ Thái độ :

- Giáo dục ý thức và tính cẩn thận của HS khi tiếp xúc với điện.

- Cần thực hiện theo quy trình, tiết kiệm nguyên, vật liệu, không thải các phụ liệu thừa ra môi trường xung quanh.

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 999Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 9 tiết 4, 5, 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Bài dạy: 
THỰC HÀNH: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN 
Tiết PPCT : 4
Ngày soạn : 05/09/2011	Ngày dạy : 07/09/2011	Tiết: 1	Lớp: 91	
	Ngày dạy : 07/09/2011	Tiết: 2	Lớp: 92
	Ngày dạy : 07/09/2011	Tiết: 4	Lớp: 93
	Ngày dạy : 07/09/2011	Tiết: 5	Lớp: 94	
	I. MỤC TIÊU BÀI DẠY :
	1/ Kiến thức : 
- Biết công dụng, cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng.
	2/ Kĩ năng :
- Lắp được mạch điện công tơ điện. 
- Đo được điện năng tiêu thụ của mạch điện.
	3/ Thái độ :
- Giáo dục ý thức và tính cẩn thận của HS khi tiếp xúc với điện.
- Cần thực hiện theo quy trình, tiết kiệm nguyên, vật liệu, không thải các phụ liệu thừa ra môi trường xung quanh.
	II. CHUẨN BỊ :
	1/ Chuẩn bị của giáo viên :
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung bài.
- Tranh sơ đồ mạch điện công tơ điện.
- Công tơ điện, ampe kế, đồng hồ vạn năng.
- Dụng cụ : kìm điện, tua vít, bút thử điện.
- Vật liệu : bảng điện, bóng đèn.
	2/ Chuẩn bị của học sinh :
- Dây điện.
- Kiến thức cơ bản về các đồng hồ đo điện.
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	1/ Tổ chức và ổn định lớp : (1 phút)
Kiểm tra sĩ số học sinh.
	2/ Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
- HS1 : Nêu tên một số đồng hồ đo điện mà em đã được học ? Ghi kí hiệu của chúng ?
- HS2 : Nêu tên một số dụng cụ cơ khí mà em đã học ? Nêu chức năng của chúng ?
	3/ Dạy bài mới : (35 phút)
	Hiện nay đồng hồ đo điện được sử dụng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Và để giúp chúng ta phần nào hiểu được chức năng cũng như cách sử dụng các thiết bị này thì chúng ta đi vào bài hôm nay, bài có tựa đề Thực hành Sử dụng đồng hồ đo điện.
	4/ Các hoạt động dạy học : 
Thời gian
NỘI DUNG KIẾN THỨC
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
12 phút
23 phút
v Hoạt động 1 : Tìm hiểu dụng cụ, vật liệu và thiết bị cần thiết.
I. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị (SGK).
II. Nội dung và trình tự thực hành.
v Hoạt động 2 : Tìm hiểu đồng hồ đo điện.
1. Tìm hiểu đồng hồ đo điện
- Ampe kế : dùng đo cường độ 
dòng điện.
- Vôn kế : dùng đo điện áp.
- Công tơ điện : dùng đo điện năng tiêu thụ.
- Oát kế : dùng để đo công suất.
- Đồng hồ vạn năng có thể đo được cường độ dòng điện, điện áp và điện trở.
- GV chia HS làm 4 nhóm.
- GV cho HS đọc các dụng cụ và vật liệu cần thiết cho tiết thực hành và sau đó giới thiệu cho HS quan sát.
- GV nêu mục tiêu bài học.
- GV phát cho mỗi nhóm HS các đồng hồ đo điện cho HS quan sát.
- Ampe kế dùng để đo đại lượng nào ? 
- Vẽ kí hiệu của ampe kế ?
- Vôn kế dùng để đo đại lượng nào ? 
- Vẽ kí hiệu của vôn kế ?
- Oát kế dùng để đo đại lượng nào ?
- Vẽ kí hiệu của oát kế ?
- Công tơ điện có thể đo được đại lượng nào ?
- Vẽ kí hiệu của công tơ điện ?
- Quan sát đồng hồ vạn năng mà chúng ta đang cầm, trên đó có ghi A-V-, từ cách ghi này, em hãy nêu cho cô biết đồng hồ vạn năng có thể đo được những đại lượng nào ?
-> GV nhận xét và hoàn chỉnh.
* Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Khi thực hành cần thực hiện theo quy trình, tiết kiệm nguyên, vật liệu, không thải các phụ liệu thừa ra môi trường xung quanh.
- HS thực hiện chia nhóm.
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS nhận dụng cụ.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS quan sát và trả lời.
- HS lắng nghe.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : (4 phút)
	1/ Củng cố kiến thức bài học :
- Nêu lại công dụng của các loại đồng hồ đo điện : ampe kế, vôn kế, oát kế, công tơ điện, đồng hồ vạn năng ?
	2/ Dặn dò chuẩn bị cho bài học kế tiếp :
- Nắm vững nội dung bài học và xem trước nội dung ở tiết tiếp theo.
Tuần 5
Bài dạy: 
THỰC HÀNH: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN (TT)
Tiết PPCT : 5
Ngày soạn : 12/09/2011	Ngày dạy : 14/09/2011	Tiết: 1	Lớp: 91	
	Ngày dạy : 14/09/2011	Tiết: 2	Lớp: 92
	Ngày dạy : 14/09/2011	Tiết: 4	Lớp: 93
	Ngày dạy : 14/09/2011	Tiết: 5	Lớp: 94	
	I. MỤC TIÊU :
	1/ Kiến thức : 
- Biết công dụng, cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng.
	2/ Kĩ năng :
- Lắp được mạch điện công tơ điện. 
- Đo được điện năng tiêu thụ của mạch điện.
	3/ Thái độ :
- Giáo dục ý thức và tính cẩn thận của HS khi tiếp xúc với điện.
- Cần thực hiện theo quy trình, tiết kiệm nguyên, vật liệu, không thải các phụ liệu thừa ra môi trường xung quanh.
	II. CHUẨN BỊ :
	1/ Chuẩn bị của giáo viên :
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung bài.
- Tranh sơ đồ mạch điện công tơ điện.
- Công tơ điện, ampe kế, đồng hồ vạn năng.
- Dụng cụ : kìm điện, tua vít, bút thử điện.
- Vật liệu : bảng điện, bóng đèn.
	2/ Chuẩn bị của học sinh :
- Dây điện.
- Kiến thức cơ bản về các đồng hồ đo điện.
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	1/ Tổ chức và ổn định lớp : (1 phút)
Kiểm tra sĩ số học sinh.
	2/ Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
- HS1 : Hãy nêu công dụng, kí hiệu của ampe kế, của vôn kế ?
- HS2 : Hãy nêu công dụng, kí hiệu của oát kế, của công tơ điện ?
	3/ Dạy bài mới : (35 phút)
	Ở tiết trước, chúng ta đã đi tìm hiểu công dụng của một số đồng hồ đo điện, một em nhắc lại cho cô biết công tơ điện dùng để đo đại lượng nào ? HS trả lời. Và hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách sử dụng của đồng hồ đo điện này.
	4/ Các hoạt động dạy học :
Thời gian
NỘI DUNG KIẾN THỨC
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
35 phút
Hoạt động 1 : Tìm hiểu việc sử dụng công tơ điện để đo điện năng tiêu thụ của mạch điện.
II. Nội dung và trình tự thực hành
2. Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện.
- Bước 1 : Đọc và giải thích những kí hiệu ghi trên bề mặt công tơ điện.
- Bước 2 : Nối mạch điện thực hành.
- Bước 3 : Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện.
- GV phát cho mỗi nhóm 1 công tơ điện cho HS quan sát.
- Hãy nêu điện áp định mức của công tơ điện ?
- Hãy nêu cường độ dòng điện định mức của công tơ điện ?
- Hãy nêu tần số sử dụng cho phép của công tơ điện ?
- Công tơ điện hoạt động với tốc độ bao nhiêu vòng/Kwh ? Năm sản xuất của công tơ điện ?
- GV giải thích cho HS các số (00002 4) ghi trên công tơ điện ?
- GV dán tranh sơ đồ mạch điện lên bảng và cho HS quan sát.
- Mạch điện trên hình vẽ có bao nhiêu phần tử ? Kể tên các phần tử đó ?
- GV yêu cầu HS kẻ bảng SGK/19 vào vở.
- Nguồn điện được nối với những đầu nào của công tơ điện ?
Phụ tải được nối với đầu nào của công tơ điện ?
-> GV nhận xét và hoàn chỉnh.
- GV trình bày nguyên lý làm việc của công tơ điện.
- GV cho HS nhắc lại.
- GV cho HS đọc qua các bước tiến hành để chuẩn bị cho tiết sau.
* Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Khi thực hành cần thực hiện theo quy trình, tiết kiệm nguyên, vật liệu, không thải các phụ liệu thừa ra môi trường xung quanh.
- HS nhận dụng cụ.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : (4 phút)
	1/ Củng cố kiến thức bài học :
- Công tơ điện dùng để đo đại lượng nào ? Trình bày nguyên lý làm việc của công tơ điện ? 	
	2/ Dặn dò chuẩn bị cho bài học kế tiếp:
- Xem lại sơ đồ mạch điện của công tơ điện và các bước tiến hành đo điện năng tiêu thụ của mạch điện. Mỗi nhóm chuẩn bị 1,5m dây điện cho tiết thực hành tiếp theo.
Tuần 6
Bài dạy: 
THỰC HÀNH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN (TT)
Tiết PPCT : 6
Ngày soạn : 19/09/2011	Ngày dạy : 21/09/2011	Tiết: 1	Lớp: 91	
	Ngày dạy : 21/09/2011	Tiết: 2	Lớp: 92
	Ngày dạy : 21/09/2011	Tiết: 4	Lớp: 93
	Ngày dạy : 21/09/2011	Tiết: 5	Lớp: 94	
	I. MỤC TIÊU :
	1/ Kiến thức : 
- Biết công dụng, cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng.
	2/ Kĩ năng :
- Lắp được mạch điện công tơ điện. 
- Đo được điện năng tiêu thụ của mạch điện.
	3/ Thái độ :
- Giáo dục ý thức và tính cẩn thận của HS khi tiếp xúc với điện.
- Cần thực hiện theo quy trình, tiết kiệm nguyên, vật liệu, không thải các phụ liệu thừa ra môi trường xung quanh.
	II. CHUẨN BỊ :
	1/ Chuẩn bị của giáo viên :
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài trong SGK, SGV và các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung bài.
- Tranh sơ đồ mạch điện công tơ điện.
- Công tơ điện, ampe kế, đồng hồ vạn năng.
- Dụng cụ : kìm điện, tua vít, bút thử điện.
- Vật liệu : bảng điện, bóng đèn.
	2/ Chuẩn bị của học sinh :
- Dây điện.
- Kiến thức cơ bản về các đồng hồ đo điện.
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
	1/ Tổ chức và ổn định lớp : (1 phút)
Kiểm tra sĩ số học sinh.
	2/ Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
- HS1 : Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của công tơ điện ?
- HS2 : Trình bày nguyên lý làm việc của công tơ điện ?
	3/ Dạy bài mới : (35 phút)
	Dựa trên các bước của đo điện năng tiêu thụ của mạch điện và dựa trên sơ đồ mạch điện công tơ điện đã được học, hôm nay chúng ta sẽ thực hành lắp mạch điện thực tế để đo điện năng tiêu thụ của mạch điện.
	4/ Các hoạt động dạy học : 
Thời gian
NỘI DUNG KIẾN THỨC
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5 phút
25 phút
5
phút
II. Nội dung và trình tự thực hành
2. Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn ban đầu.
Hoạt động 2 : Tổ chức cho HS thực hành.
Hoạt động 3 : Nhận xét tiết thực hành.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị dây điện của HS theo từng nhóm.
- GV phát dụng cụ cho HS.
- GV cho HS tiến hành lắp mạch điện theo sơ đồ mạch điện công tơ điện đã học ở tiết trước.
- GV theo dõi thường xuyên quá trình lắp mạch điện của HS, phát hiện những sai sót và hướng dẫn kịp thời cho HS. 
- Sau khi mỗi nhóm thực hành nối xong mạch điện, GV cho nối mạch điện vào nguồn điện và cho quan sát hoạt động của công tơ điện.
- GV thu báo cáo thực hành và nhận xét tiết thực hành.
- GV tuyên dương nhóm làm đúng và nhanh nhất.
* Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Khi thực hành cần thực hiện theo quy trình, tiết kiệm nguyên, vật liệu, không thải các phụ liệu thừa ra môi trường xung quanh.
- HS nhận dụng cụ.
- HS thực hành.
- HS nộp bài báo cáo.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : (4 phút)
	1/ Củng cố kiến thức bài học :
GV nhắc lại những lỗi mà HS còn mắc phải trong quá trình thực hành.
	2/ Dặn dò chuẩn bị cho bài học tiếp theo:
Chuẩn bị nội dung cho bài thực hành tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • doccong nghe 9 tiet 456.doc