Giáo án Công nghệ lớp 7 bài 1, 2: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt, khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng

Giáo án Công nghệ lớp 7 bài 1, 2: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt, khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng

PHẦN I. TRỒNG TRỌT

CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT

VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

- HS biết:

+ Nhiệm vụ của trồng trọt trong giai đoạn hiện nay.

+ Xác định được những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.

+ Vai trò của đất trồng đối với cây trồng.

+ Các thành phần của đất trồng.

- HS hiểu:

+ Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt trong nền kinh tế của nước ta.

+ Đất trồng là gì.

 

docx 6 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 3255Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ lớp 7 bài 1, 2: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt, khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 1, 2 – Tiết: 1
Tuần dạy: 1
Ngày dạy: 20/08/2014
PHẦN I. TRỒNG TRỌT
CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT 
VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG
MỤC TIÊU 
1.1. Kiến thức:
- HS biết: 
+ Nhiệm vụ của trồng trọt trong giai đoạn hiện nay.
+ Xác định được những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
+ Vai trò của đất trồng đối với cây trồng.
+ Các thành phần của đất trồng.
- HS hiểu: 
+ Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt trong nền kinh tế của nước ta.
+ Đất trồng là gì. 
1.2. Kĩ năng:	
- HS thực hiện được: kĩ năng quan sát tranh, nhận biết, tổng hợp kiến thức. Vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn.
- HS thực hiện thành thạo: kĩ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK. 
1.3. Thái độ:
- Thói quen: HS hình thành lòng say mê, yêu thích môn học.
- Tính cách: HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
NỘI DUNG HỌC TẬP
HS biết được vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt. Xác định được những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
HS hiểu được đất trồng là gì. Biết được vai trò và các thành phần của đất trồng.
CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên:
Tranh vẽ các hình 1-2 trong SGK, bảng kẻ theo mẫu SGK trang 6 -8.
3.2. Học sinh:
- Nghiên cứu nội dung SGK.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện (1 phút)
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm diện.
4.2. Kiểm tra miệng
Không kiểm tra miệng
4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt (20 phút)
Mục tiêu:
- Kiến thức: 
+ HS biết: 
. Nhiệm vụ của trồng trọt trong giai đoạn hiện nay. 
. Xác định được những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
+ HS hiểu: được vai trò quan trọng của trồng trọt trong nền kinh tế của nước ta.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tư duy hóa, hoạt động nhóm, tổng hợp kiến thức.
Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp.
- Phương tiện dạy học: hình 1 và thông tin SGK.
Các bước của hoạt động:
Mở bài: Hàng ngày mỗi người phải sử dụng đến lương thực thực phẩm. Để có nhiều thực phẩm như thịt, sữa, trứng, cần phải có nhiều sản phẩm từ thực vật, muốn có nhiều sản phẩm từ thực vật phải có trồng trọt, muốn trồng rọt thì phải có đất trồng. Như vậy trồng trọt đã có vai trò như thế nào? Và có nhiệm vụ gì đối với sự phát triển của xã hội và đời sống con người ? Ta vào tiết học hôm nay: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt. Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước1. Vai trò của trồng trọt
- Giáo viên giới thiệu hình 1 SGK và nêu câu hỏi: Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? 
- Học sinh lắng nghe và trả lời:
à Vai trò của trồng trọt là:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.(hình a)
+ Cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi.(hình b)
+ Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. (hình c)
+ Cung cấp nông sản xuất khẩu. (hình d)
- Giáo viên giải thích hình để học sinh rõ thêm về từng vai trò của trồng trọt.
- Học sinh lắng nghe.
- Giáo viên giảng giải cho học sinh hiểu thế nào là cây lương thực, thực phẩm, cây nguyên liệu cho công nghiệp:
+ Cây lương thực là cây trồng cho chất bột như: lúa, ngô, khoai, sắn,
+ Cây thực phẩm như rau, quả,
+ Cây công nghiệp là những cây cho sản phẩm làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến như: mía, bông, cà phê, chè,
- Học sinh lắng nghe.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hãy kể một số loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp trồng ở địa phương.
- Học sinh cho ví dụ.
- Giáo viên nhận xét, ghi bảng.	
- Học sinh ghi bài.
Bước 2. Nhiệm vụ của trồng trọt
- Giáo viên yêu cầu học sinh chia nhóm và tiến hành thảo luận để xác định nhiệm vụ nào là nhiệm vụ của trồng trọt?
- Học sinh chia nhóm, thảo luận và trả lời:
à Đó là các nhiệm vụ 1,2,4,6.
- Giáo viên: Tại sao nhiệm vụ 3,5 không phải là nhiệm vụ trồng trọt?
- Học sinh: Vì trong trồng trọt không cung cấp được những sản phẩm đó:
+ Nhiệm vụ 3: Thuộc lĩnh vực chăn nuôi.
+ Nhiệm vụ 5: Thuộc lĩnh vực lâm nghiệp.
- Giáo viên giảng rõ thêm về từng nhiệm vụ của trồng trọt.
- Học sinh lắng nghe.
- Tiểu kết, ghi bảng.
- Học sinh ghi bài.
Bước 3. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh theo nhóm cũ, quan sát bảng và hoàn thành bảng.
Một số biện pháp
Mục đích
- Khai hoang, lấn biển.
- Tăng vụ trên đơn vị diện tích.
- Áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt.
- Học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
+ Khai hoang, lấn biển: tăng diện tích đất canh tác.
+ Tăng vụ trên đơn vị diện tích: tăng sản lượng nông sản.
+ Áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật trồng trọt: tăng năng suất cây trồng.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Sử dụng các biện pháp trên có ý nghĩa gì?
+ Có phải ở bất kỳ vùng nào ta cũng sử dụng các biện pháp đó không? Vì sao?
- Học sinh trả lời:
à Có ý nghĩa là sản xuất ra nhiều nông sản cung cấp cho tiêu dùng.
à Không phải vùng nào ta cũng sử dụng được 3 biện pháp đó vì mỗi vùng có điều kiện khác nhau.
- Học sinh lắng nghe.
- Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.
- Học sinh ghi bài .
I. Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt
1. Vai trò của trồng trọt
- Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. 
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
- Cung cấp nông sản để xuất khẩu.
2. Nhiệm vụ của trồng trọt
- Nhiệm vụ của trồng trọt là đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
3. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì?
- Khai hoang, lấn biển: tăng diện tích đất canh tác.
- Tăng vụ trên đơn vị diện tích: tăng sản lượng nông sản.
- Áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật trồng trọt: tăng năng suất cây trồng.
Hoạt động 2. Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng (20 phút)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ HS biết được khái niệm, thành phần và một số tính chất của trồng trọt. Nêu được khái niệm đất trồng.
+ HS hiểu được vai trò của đất đối với sự tồn tại , phát triển của cây trồng. Nêu các thành phần của đất trồng và phân biệt được các thành phần đó về mặt trạng thái, nguồn gốc, vai trò đối với cây trồng.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tư duy hóa, hoạt động nhóm, tổng hợp kiến thức.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp dạy học: trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp.
- Phương tiện dạy học: hình 2 và thông tin SGK.
Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1. Khái niệm về đất trồng
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Đất trồng là gì?
+ Theo em lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng hay không? Tại sao?
+ Đất trồng do đá biến đổi thành. Vậy đất trồng và đá có khác nhau không? Nếu khác thì khác ở chổ nào?
- Học sinh đọc thông tin và trả lời:
+ Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất trên đó cây trồng có khả năng sinh sống và tạo ra sản phẩm.
+ Lớp than đá không phải là đất trồng vì cây trồng không thể sống trên lớp than đá được.
+ Đất trồng khác với đá ở chổ đất trồng có độ phì nhiêu.
- Giáo viên nhận xét và bổ sung.
- GV yêu cầu học sinh chia nhóm quan sát hình 2 và thảo luận xem 2 hình có điểm nào giống và khác nhau?
- Học sinh thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời:
+ Giống nhau: đều có oxi, nước, dinh dưỡng.
+ Khác nhau: cây ở chậu (a) không có giá đỡ nhưng vẫn đứng vững còn chậu (b) nhờ có giá đỡ nên mới đứng vững.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi:
+ Qua đó cho biết đất có tầm quan trọng như thế nào đối với cây trồng?
+ Nhìn vào 2 hình trên và cho biết trong 2 cây đó thì cây nào sẽ lớn nhanh hơn, khỏe mạnh hơn? Tại sao?
- Học sinh trả lời:
+ Đất cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giúp cho cây không bị đổ.
+ Cây ở chậu (a) sẽ phát triển nhanh hơn, khỏe mạnh hơn cây ở chậu (b). Vì cây (a) có đất cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn.
- Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.
- Học sinh ghi bài.
Bước 2. Thành phần của đất trồng
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh sơ đồ 1 về thành phần của đất trồng và hỏi:
+ Đất trồng gồm những thành phần gì? Kể ra?
+ Hãy cho biết trong không khí có những chất khí nào?
+ Oxi có vai trò gì trong đời sống cây trồng?
+ Cho biết phần rắn có chứa những chất gì?
+ Chất khoáng và chất mùn có vai trò gì đối với cây trồng?
+ Phần lỏng có những chất gì?
+ Nước có vai trò gì đối với đời sống cây trồng?
- Học sinh quan sát sơ đồ 1, thảo luận nhóm và trả lời:
+ Đất trồng bao gồm: phần khí, phần lỏng và phần rắn (chất hữu cơ và chất vô cơ).
+ Như: oxi, khí cacbonic, khí nitơ và một số khí khác.
+ Oxi cần cho quá trình hô hấp của cây.
+ Có chứa những chất như: chất khoáng, chất mùn.
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
+ Phần lỏng chính là nước trong đất.
+ Có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thu. 
- Theo nhóm cũ, thảo luận và điền vào bảng thành phần của đất trồng:
Các thành phần của đất trồng
Vai trò của đất trồng
Phần khí
Phần rắn
Phần lỏng
- Học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm trả lời và nhóm khác bổ sung.
- Yêu cầu nêu được:
+ Phần khí: cung cấp oxi cho cây hô hấp.
+ Phần rắn: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
+ Phần lỏng cung cấp nước cho cây. 
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Giáo viên: Phối hợp cung cấp 3 phần trên cho cây trồng có ý nghĩa gì?
- Phối hợp cung cấp các phần sẽ giúp cho cây sinh trưởng, phát triển mạnh và cho năng suất cao.
- Giáo viên tiểu kết, ghi bảng.
- Học sinh ghi bài.
- GDMT: Ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
II. Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng
1. Khái niệm về đất trồng
a. Đất trồng là gì?
- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và tạo ra sản phẩm.
b. Vai trò của đất trồng
- Đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây không bị đổ.
2. Thành phần của đất trồng
Gồm 3 phần: phần khí, phần rắn, phần lỏng.
- Phần khí cung cấp oxi cho cây.
- Phần rắn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
- Phần lỏng: cung cấp nước cho cây.
Tổng kết và hướng dẫn học tập (4 phút)
5.1. Tổng kết	
Câu 1. Hãy lựa chọn các câu từ 1 đến 10 để ghép với các mục I đến III cho phù hợp:
Áp dụng các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
Vai trò của trồng trọt 
Nhiệm vụ của trồng trọt.
Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
 Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
Cần khai hoang, lấn biển.
Áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến.
Cung cấp hàng xuất khẩu.
Trồng cây công nghiệp.
Tăng vụ.
Sử dụng giống có năng suất cao.
Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
	Đáp án:
 I. 4, 5, 7 , 8, 9.
II. 1. 2. 3. 6
10
Câu 2. Đất trồng là môi trường:
Cung cấp chất dinh dưỡng, oxi.
Giúp cây đứng vững.
Chất dinh dưỡng, oxi, nước.
Cả 2 câu b, c
Đáp án: d
5.2. Hướng dẫn học tập
- Đối với bài học ở tiết học này: 
+ HS về học bài.
+ Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 6 và câu hỏi 1, 2 SGK trang 8.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
+ Xem trước bài 3. Một số tính chất chính của đất trồng.
+ Soạn và trả lời các câu lệnh SGK.
Phụ lục

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai 1,2.tiet 1.cn 7.docx