Giáo án Công nghệ tiết 45: Thức ăn của động vật thuỷ sản

Giáo án Công nghệ tiết 45: Thức ăn của động vật thuỷ sản

THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN

1.MỤC TIÊU:

 1.1.Kiến thức:

 HS biết:

- Hoạt động 2: biết được thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào.

 HS hiểu:

- Hoạt động 3: Hiểu được mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật ở dưới nước.

 1.2.Kĩ năng:

- HS thực hiện được: so sánh được sự khác nhau giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo, nêu được mối quan hệ về thức ăn của tôm, cá.

- HS thực hiện thành thạo: phân biệt được thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân tạo

 1.3.Thái độ:

- Thói quen: yêu thích môn học, Có ý thức trong việc tìm kiếm cung cấp thức ăn cho vật nuôi thuỷ sản.

-Tính cách: cẩn thận, hợp tác trong hoạt động nhóm

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1435Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ tiết 45: Thức ăn của động vật thuỷ sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 - Tiết 45
Ngày dạy:18/4/2014.
THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN
1.MỤC TIÊU:
 1.1.Kiến thức:
 HS biết:
- Hoạt động 2: biết được thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào.
 HS hiểu:
- Hoạt động 3: Hiểu được mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật ở dưới nước.
 1.2.Kĩ năng:
- HS thực hiện được: so sánh được sự khác nhau giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo, nêu được mối quan hệ về thức ăn của tôm, cá.
- HS thực hiện thành thạo: phân biệt được thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân tạo
 1.3.Thái độ:
- Thói quen: yêu thích môn học, Có ý thức trong việc tìm kiếm cung cấp thức ăn cho vật nuôi thuỷ sản.
-Tính cách: cẩn thận, hợp tác trong hoạt động nhóm
NỘI DUNG HỌC TẬP:
 Những loại thức ăn của tôm, cá
3.CHUẨN BỊ :	
3.1 Giáo viên:
-Hình 82, hình 83 và sơ đồ 16 phóng to
-Một số mẫu thức ăn của thủy sản tại địa phương
3.2 Học sinh:
-HS học bài cũ và đọc trước bài mới
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1')
7A1........................................................7A4...........................................................
7A2............................................................7A5...........................................................
7A3............................................................7A6..........................................................
4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1: Trình bày các tính chất của nước nuôi thuỷ sản? (4đ)
- Trả lời: Trình bày 3 tính chất:
+ Tính chất vật lý
+ Tính chất hoá học
+ Tính chất sinh học
Câu 2: Em hãy trình bày biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao ? (4đ)
*Trả lời:
- Tuỳ từng vùng miền mà cải tạo nước ao cho phù hợp: Trồng cây, diệt bọ gạo.
- Tuỳ từng loại đất mà có các biện pháp cải tạo đất đáy ao cho phù hợp: Trồng cây, bón phân
 (Kiểm tra vở ghi của HS: đầy đủ 2đ)
4. 3 Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: giới thiệu bài mới
Trong chăn nuôi chúng ta đã biết thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của vật nuôi. Đối với việc nuôi thủy sản thức ăn có tầm ảnh hưởng đến năng suất thủy sản như thế nào hôm nay chúng ta sẽ học bài "thức ăn của động vật thủy sản "
Hoạt động 2: Tìm hiểu những loại thức ăn của tôm, cá
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin quan sát hình 82, 83 SGK, chia lớp thánh 6 nhóm, thảo luận các câu hỏi:
1. Thức ăn tôm cá gồm mấy loại?
2. Kể tên các thực vật phù du? Thực vật bậc cao sống dưới nước? Động vật phù du? Động vật đáy?
3. Kể tên các thức ăn tinh? Thức ăn thô? Thức ăn hỗn hợp?
HS: Đọc thông tin, quan sát tranh và thảo luận 5 phút. Trả lời các câu hỏi theo phiếu học tập.
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung nêu được:
1. Gồm 2 loại:Thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
2. Thức ăn phù du: Các loại tảo, thực vật bậc cao như Rong; Động vật phù du: Bộ vôi voi, trùng hình tia; Động vật đáy: Giun, ốc, trai.
3. Thức ăn tinh: Cám, bột ngô, bột sắn. Thức ăn thô: Rau, cỏ, phân vô cơ, hữu cơ. Thức ăn hỗn hợp
GV: Yêu cầu HS Kết luận các loại thức ăn tôm cá.
HS: Kết luận
GV? Thế nào là thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo?
HS: Thức ăn tự nhiên là thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Thức ăn nhân tạo là thức ăn do con người cung cấp.
GV? Thức ăn hỗn hợp là gì?
HS: là thức ăn gồm nhiều thành phần dinh dưỡng trộn lại với nhau.
Những loại thức ăn của tôm, cá
- Bao gồm: Thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo
+ Thức ăn tự nhiên gồm: Động vật phù du, động vật đáy, thực vật phù du, thực vật bậc cao
+ Thức ăn nhân tạo: Thức ăn tinh, thức ăn thô, thức ăn hỗn hợp.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quan hệ thức ăn giữa các loại sinh vật trong nước
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và sơ đồ 16 SGK trả lời câu hỏi: Thức ăn của thực vật thuỷ sinh vi khuẩn là gì?
HS: Nghiên cứu thông tin trả lời được: Là chất dinh dưỡng hoà tan trong nước.
GV? Thức ăn của động vật phù du là gì?
HS: Thực vật thuỷ sinh, động vật thuỷ sinh, động vật đáy, vi khuẩn.
GV? Các sinh vật trong nước có mối quan hệ với nhau như thế nào?
HS: Có mối quan hệ với nhau về thức ăn.
GV: Kết luận sơ đồ
GV? Muốn tăng lượng thức ăn cho tôm cá phải làm gì?
HS: Tăng các chất dinh dưỡng hoà tan bằng cách bón phân vô cơ, hữu cơ hợp lý.
Quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong nước nuôi thuỷ sản.
Chất dinh dưỡng hoà tan,chất vẩn
 Tôm, cá
Thực vật thuỷ sinh, vi khuẩn
Động vật phù du
Động vật đáy
HS đọc ghi nhớ cuối bài
4.4.Tổng kết:
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Em hãy cho biết các loại thức ăn vật nuôi ? Phân biệt thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo?
Câu 2: Tại sao nên bón phân vô cơ hay hữu cơ với một lượng thích hợp vào nước nuôi thuỷ sản?
4.5.Hướng dẫn học tập: (5')
*§èi víi bµi häc ë tiÕt nµy:
-Học thuộc phần ghi nhớ
-Trả lời câu hỏi cuối bài
*§èi víi bµi häc ë tiÕt tiÕp theo:
Chuẩn bị bài: "Thực hành xác định nhiệt độ, độ trong và độ PH của nước nuôi thủy sản"
5.PHỤ LỤC: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 45-CN7 THUC AN VAT NUOI.doc