Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 26+27: Trồng cây rừng, chăm sóc rừng sau khi trồng

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 26+27: Trồng cây rừng, chăm sóc rừng sau khi trồng

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết được thời vụ trồng rừng.

 - Biết được kỹ thuật đào hố trồng cây rừng.

 - Biết được quy trình trồng cây rừng bằng cây con.

 - Biết được thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng.

 - Hiểu được nội dung công việc chăm sóc rừng sau khi trồng.

 2. Kĩ năng:

 - Hình thành kỹ năng trồng cây rừng.

 - Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích và trao đổi nhóm.

 3. Thái độ:

 - Rèn luyện ý thức cẩn thận, và lòng hăng say lao động, có ý thức làm việc cẩn thận theo đúng quy trình.

II. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phát hiện và giải quyết vấn đề

- Trực quan

- Vấn đáp tìm tòi

- Thảo luận nhóm

 

docx 4 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Bài 26+27: Trồng cây rừng, chăm sóc rừng sau khi trồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ Đề: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RỪNG
Bài 26&27: TRỒNG CÂY RỪNG, CHĂM SÓC RỪNG 
SAU KHI TRỒNG
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 	
 - Biết được thời vụ trồng rừng.
	- Biết được kỹ thuật đào hố trồng cây rừng.
	- Biết được quy trình trồng cây rừng bằng cây con.
	- Biết được thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng.
	- Hiểu được nội dung công việc chăm sóc rừng sau khi trồng.
 2. Kĩ năng: 
 - Hình thành kỹ năng trồng cây rừng.
	 - Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích và trao đổi nhóm.
 3. Thái độ:
 - Rèn luyện ý thức cẩn thận, và lòng hăng say lao động, có ý thức làm việc cẩn thận theo đúng quy trình.
II. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC
Phát hiện và giải quyết vấn đề
Trực quan
Vấn đáp tìm tòi
Thảo luận nhóm	
III. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo Viên: Giáo án, Hình 41, 42, 43, 44 phóng to, phiếu học tập
2. Học Sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, tìm hiểu bài trước ở nhà.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* Hoạt động khởi động
-Gv: Ở bài trước chúng ta đã thực hành gieo hạt và cấy cây vào bầu đất. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về công việc trồng cây rừng và chăm sóc rừng sau khi trồng.
* Hoạt động hình thành kiến thức
Tìm hiểu thời vụ trồng rừng
GV: Nêu mục tiêu của bài học để học sinh nắm vững thời vụ trồng rừng, kỹ thuật làm đất trồng rừng
GV: Các tỉnh miền bắc trồng rừng vào mùa đông và mùa hè có được không? tại sao?
Tiến hành làm đất trồng cây
GV: Giới thiệu kích thước hố cây rừng, dựa trên hình vẽ trình bày các công việc đào hố trồng cây nơi đất hoang hoá.
GV: Lưu ý: Đất màu trên mặt để riêng bên miệng hố.
- Khi lấp cho lớp đất màu đã trộn phân xuống trước.
GV: Tại sao khi đào hố phải phát quang ở miệng hố.
HS: trả lời.
GV: Khi lấp hố tại sao phải cho lớp đất màu đã chộn phân xuống dưới.
HS: Trả lời
Trồng rừng bằng cây con
GV: Cho học sinh quan sát hình 42 rồi giảng giải cách trồng rừng bằng cây con có bầu.
GV: Tại sao trồng rừng bằng cây con có bầu được áp dụng phổ biến ở nước ta.
HS: Trả lời
GV: Tại sao trồng rừng bằng cách gieo hạt vào hố lại ít được áp dụng trong sản xuất?
HS: Trả lời bị chim, côn trùng ăn
GV: Tại sao vùng đồi núi trọc lâu năm nên trồng cây con có bầu hay dễ trần? Tại sao?
HS: Trả lời (Cây con có bầu vì trong bầu có dủ phân bón tơi xốp)
Tìm hiểu thời gian và số lần chăm sóc
GV cho HS nghiên cứu SGK/ 65
GV cho HS hoạt động cá nhân 
? Vì sao sau 1 đến 3 tháng phải chăm sóc rừng? 
? Vì sao phải chăm sóc rừng liên tục tới 4 năm?
? Vì sao những năm đầu phải chăm sóc nhiều hơn những năm sau?
Tìm hiểu những công việc phải làm trong chăm sóc rừng
GV treo hình vẽ 44/ 69 
GV cho HS nghiên cứu SGK/ 65
? Những công việc chính trong chăm sóc rừng là gì?
? Làm hàng rào bảo vệ để làm gì?
? Phát quang để làm gì?
? Làm cỏ có vai trò như thế nào?
? Xới đất vun gốc có lợi gì?
? Bón phân để làm gì?
? Tỉa và dặm cây để làm gì?
? Em hãy cho biết sau khi trồng cây gây rừng có nhiều cây chết là do các nguyên nhân nào?
Cho HS trả lời 
GV: nhận xét, kết luận
* Hoạt động tìm tòi – mở rộng
 - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK/68,70
 - Yêu cầu học sinh về nhà đọc trước Bài 28&29: KHAI THÁC RỪNG, BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RÙNG.
Chủ Đề: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RỪNG
Bài 26&27: TRỒNG CÂY RỪNG, CHĂM SÓC RỪNG SAU KHI TRỒNG
I. Thời vụ trồng rừng.
- Thời vụ gieo trồng thay đổi theo vùng khí hậu. Do đó mùa trồng rừng chính là:
- Miền Bắc: Mùa xuân, mùa thu.
- Miền trung và Miền nam: là mùa mưa.
II. Làm đất trồng cây.
1.Kích thước hố
Loại
Kích thước hố ( cm )
C. dài
Crộng
C. sâu
1
30
30
30
2
40
40
40
2.Kỹ thuật đào hố.
- Vạc cỏ và đào hố, lớp đất màu để riêng bên miệng hố.
- Lấy lớp đất màu đen trộn với phân bón: 1kg phân hữu cơ ủ hoai và 100g supe lân và 100g NPK cho 1 hố. Lấp đất đã trộn phân bón vào hố (lớp đất màu đã trộn phân bón cho xuống trước).
- Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ rồi lấp đầy hố.
III. Trồng rừng bằng cây con.
1.Trồng cây con có bầu.
- Hình 42 (SGK).
2.Trồng cây con dễ trần.
- Tạo lỗ trong hố 
- Đặt cây vào lỗ trong hố
- Lấp đất kín gốc cây
- Nén chặt đất
- Vun gốc
IV. Thời gian và số lần chăm sóc
- Sau khi trồng rừng tự 1 đến 3 tháng phải tiến hành chăm sóc rừng, chăm sóc liên tục đến 4 năm.
- Mỗi năm chăm sóc từ 2 – 3 lần trong 3 – 4 năm liền
V. Các công việc chăm sóc rừng
- Làm hàng rào bảo vệ 
- Phát quang cây hoang dại 
- Làm cỏ quanh gốc cây trồng
- Xới đất, vun gốc
- Bón phân
- Tiả và dặm cây
V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_7_bai_2627_trong_cay_rung_cham_soc_run.docx