Giáo án Công nghệ Lớp 7 cả năm

Giáo án Công nghệ Lớp 7 cả năm

Tiết 10

Bài 13 : PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI

I. Mục tiêu: Sau khi học xong học sinh

- Nêu được nguyên tắc chung về phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

- Nêu được các biện pháp phòng trừ và trình bày nội dung của mỗi biện pháp

- Thực hiện được biện pháp vệ sinh, an toàn trong phòng trừ sâu bệnh

- Chỉ ra được các biện pháp cần ưu tiên trong phòng trừ sâu, bệnh. Trên cơ sở đó phân tích ưu, nhược điểm của mỗi biện pháp

- Hình thành ý thức bảo vệ cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường sống

II.Chuẩn bị tài liệu – thiết bị dạy học:

- GV:+ Bài soạn, Sgk, tài liệu tham khảo, một số phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại ở địa phương.

 + Hình phóng to 21,22,23/sgk

- HS : Vở ghi, Sgk, đồ dùng học tập; tìm hiểu một số phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại ở địa phương, trong gia đình.

 

doc 113 trang Người đăng vultt Lượt xem 1495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : 04/11/2009
Tiết 10 
Bài 13 : phòng trừ sâu, bệnh hại
I. Mục tiêu: Sau khi học xong học sinh
Nêu được nguyên tắc chung về phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
Nêu được các biện pháp phòng trừ và trình bày nội dung của mỗi biện pháp 
Thực hiện được biện pháp vệ sinh, an toàn trong phòng trừ sâu bệnh
Chỉ ra được các biện pháp cần ưu tiên trong phòng trừ sâu, bệnh. Trên cơ sở đó phân tích ưu, nhược điểm của mỗi biện pháp 
Hình thành ý thức bảo vệ cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường sống
II.Chuẩn bị tài liệu – thiết bị dạy học:
GV :+ Bài soạn, Sgk, tài liệu tham khảo, một số phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại ở địa phương.
 + Hình phóng to 21,22,23/sgk
HS : Vở ghi, Sgk, đồ dùng học tập; tìm hiểu một số phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại ở địa phương, trong gia đình.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học :
ổn định lớp : 7A:............ 7B:................
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút
* Đề bài :
Câu1: Em hãy nêu những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu, bệnh phá hại ?
Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau :
a, Giống cây trồng tốt có tác dụng làm (1)...................., tăng (2).................. , tăng vụ và (3)........................ cây trồng.
b, Giống cây trồng có thể nhân giống bằng (1)............ hoặc nhân giống (2).....................
Câu 3: Điền chữ Đ nếu câu sau đúng, chữ S nếu câu sau sai
a
 Giai đoạn phá hại mạnh nhất của côn trùng, kiểu biến thái hoàn toàn là giai đoạn sâu non.
b
 Giai đoạn phá hại mạnh nhất của côn trùng, kiểu biến thái hoàn toàn là giai đoạn sâu trưởng thành
c
Giai đoạn phá hại mạnh nhất của côn trùng, kiểu biến thái hoàn toàn là giai đoạn nhộng.
d
 Giai đoạn phá hại mạnh nhất của côn trùng, kiểu biến thái không hoàn toàn là giai đoạn sâu non
e
Giai đoạn phá hại mạnh nhất của côn trùng, kiểu biến thái không hoàn toàn là giai đoạn sâu trưởng thành
* Đáp án và thang điểm:
Câu1: (4 điểm)
+ Cành gãy, lá thủng.
+ Lá, quả bị biến dạng, đốm đen.
+ Cây, củ bị thối.
+ Thân cành bị sần sùi.
+ Quả bị chảy nhựa.
Câu 2: (3 điểm)
	a, (1) tăng năng suất
 (2) chất lượng nông sản
 (3) thay đổi cơ cấu
	b, (1) Hạt
 (2) Vô tính
Câu 3: (3 điểm)
a
Đ
b
S
c
S
d
S
e
Đ
* Đặt vấn đề:
Hàng năm ở nước ta sâu, bệnh đã làm thiệt hại tới 10 -12% sẩn lượng thu hoạch nông sản. Nhiều nơi sản lượng thu hoạch dược rất ít hoặc mất trắng. Do vậy việc phngf trừ sâu,bệnh phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời. Bài học này giúp chúng ta nắm được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh phổ biến.
GV nêu mục tiêu bài học (Như phần mục tiêu)
3. Dạy học bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
HS: Đọc thông tin mục I trong SGK
GV: Phân tích ý nghĩa từng nguyên tắc.
GV?: Địa phương, gia đình em đã áp dụng biện pháp gì để tăng cường sức chống chịu của cây với sâu, bệnh ?
GV?: Tại sao lấy nguyên tắc phòng là chính ?
HS : Trả lời
GV : Kết luận (ít tốn công, cây sinh trưởng tốt ; sâu, bệnh ít, giá thành thấp)
HS: Hoạt động theo nhóm làm bài tập điền vào bảng trong SGK.
GV: Gọi các nhóm trình bày kết quả sau đó GV kết luận và phân tích các biện pháp (nhấn mạnh biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh)
HS: Quan sát tranh hình 21,22 SGK.
GV? Thủ công có những phương pháp nào?
GV? Nêu ưu nhược điểm của phương pháp thủ công?
HS: Đọc thông tin SGK.
GV? Nêu ưu nhược điểm của phương pháp hoá học?
HS: quan sát tranh hình 23 SGK, trả lời câu hỏi: thuốc hoá học được sử dụng trừ sâu, bệnh bằng những cách nào?
GV: Nhấn mạnh và khắc sâu nhược điểm của biện pháp hoá học (kết hợp giáo dục HS vận dụng thực tế).
GV: Giảng giải khái niệm và nêu ưu nhược điểm của biện pháp sinh học và kiểm dịch thực vật.
GV: Giải thích cho học sinh thấy hiện nay trong việc phòng trừ sâu, bệnh hại người ta rất coi trọng vận dụng tổng hợp các biện pháp.
I.Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại
+ Phòng là chính.
+Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
+ Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.
II.Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại
1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống
+ vệ sinh đồng ruộng; Làm đất: trừ mầm mống sâu bệnh, nơi ẩn náu.
+ Luân canh: Thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn của sâu, bệnh.
+ Gieo trồng đúng thời vụ: Tránh thời kỳ sâu, bệnh phat sinh mạnh .
+ Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lý: Tăng sức chống chịu sâu bệnh cho cây.
2. Biện pháp thủ công:
+ Dùng tay bắt.
+ Dùng vợt, bẫy đèn, bả độc.
* Ưu điểm:
Đơn giản, dễ thực hiện; có hiệu quả khi sâu, bệnh mới phát sinh.
* Nhược điểm: Hiệu quả thấp, tốn công.
3. Biện pháp hoá học:
+ Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ, liều lượng.
+ Phun đúng kỹ thuật
+ Khi tiếp xúc với thuốc phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động.
4. Biện pháp sinh học:
Sử dụng một số loại sinh vật: Nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch, các chế phẩm sinh học
5. Biện pháp kiểm định thực vật:
Kiểm tra xử lý những sản phẩm nông, lâmkhi xuất khẩu hoặc vận chuyển.
4. Củng cố, luyện tập:
 ? Thực hiện nguyên tắc sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ sâu bệnh phải thực hiện những biện pháp nào 
? Vì sao thực hiện biện pháp canh tác lại được coi là biện pháp phòng trừ và trừ sâu, bệnh hại
?Vì sao dùng biện pháp sinh học lại có hiệu quả cao và không ô nhiễm môi trường
?Đúng hay sai
Phơi đất ải là biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại
Tháo nước ngập cây trồng là biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại
Dùng thuốc phun liên tục là biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại
Phát triển những động vật ăn thịt hay kí sinh trên trứng hay sâu non là biện pháp có hiệu quả
Dùng phương pháp IPM là phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng có hiệu quả nhất
- GV tổng kết nhấn mạnh nội dung toàn bài.
- GV gọi 1 – 2 em đọc phần ghi nhớ SGK.
 5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Về nhà học bài và làm câu hỏi cuối bài.
- Xem và chuẩn bị trước bài thực hành SGK 
 tổ chuyên môn duyệt
Ngày giảng: 14/11/2009 
Tiết 11:
 Bài 14 : thực hành
Nhận biết một số loại thuốc và 
nhãn hiệu của thuốc trừ sâu, bệnh hại
I.Mục tiêu : Thông qua bài thực hành HS
Xác định được các đắc điểm của thuốc qua nhãn hiệu trên bao bì
+ Tên thuốc
+ Nhóm độc
+ Khả năng hòa tan trong nước
+ Trạng thái của thuốc
+ Nơi sản xuất
Nhận biết mốt số loại thuốc qua trạng thái và màu sắc của thuốc.
Rèn luyện kỹ năng quan sát, nhận biết, phân biệt một số loại thuốc trừ sâu.
Giáo dục ý thức sử dụng các loại thuốc trừ sâu, bệnh đúng theo yêu cầu và đảm bảo an toàn, đồng thời có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống.
II. Chuẩn bị tài liệu – thiết bị dạy học:
1. Giáo viên: 
- Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo: Một số tính năng, cách sử dụng, đặc điểm của một số thuốc trừ sâu.
- Bảng phụ vẽ độ độc của thuốc.
- Vật liệu dụng cụ:
	+ Các mẫu thuốc: Dạng bột, dạng bột thấm nước, dạng hạt và dạng sữa.
	+ Một số nhãn hiệu thuốc của 3 nhóm độc.
2. Học sinh: 
- Vở ghi, Sgk, đồ dùng học tập.
- Sưu tầm một số nhãn hiệu thuốc sử dụng ở địa phương (GV nhắc nhở HS thực hiện an toàn)
III. Tiến trình tổ chức dạy – học:
ổn định, tổ chức lớp :
 7A ....................... 7B ..............................
Kiểm tra bài cũ :
- GV trả bài kiểm tra, lấy điểm.
? Nêu nguyên tắc chung về phòng trừ sâu bệnh 
? Nêu các biện pháp phòng trừ, ưu nhược điểm của biện pháp hoá học?
- Gv nhận xét cho điểm.
* Đặt vấn đề:
- GV nêu mục tiêu của bài thực hành (Như phần mục tiêu)
- GV phân chia nhóm và nơi thực hành.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Dạy – học bài mới ;
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
GV
GV
Treo bảng phụ giới thiệu và giải thích các ký hiệu cho HS quan sát, nhận biết.
Đưa ra một số nhãn hiệu thuốc -> Giải thích các ký hiệu, biểu tượng
I. Quy trình thực hành:
1. Phân biệt thuốc trừ sâu bệnh hại:
a. Phân biệt độ độc: (Dựa vào ký hiệu, nhãn mác)
* Nhóm độc 1:
“Rất độc” hoặc “Nguy hiểm”
Có vạch màu đỏ ở dưới cùng nhãn.
* Nhóm độc 2: “Độc cao”
Có vạch màu vàng ở dưới cùng nhãn.
* Nhóm độc 3: “Cẩn thận”
Có vạch màu xanh nước biển ở dưới cùng nhãn.
b. Tên thuốc:
- Tên sản phẩm.
- Hàm lượng chất tác dụng.
- Dạng thuốc.
VD: padan 95 SP
padan
95
SP
Thuốc trừ
 sâu padan
Chứa 95%
 chất tác
 dụng
Thuốc bột
 tan trong
 nước.
ươứng với ký hiệu ghi trên nhãn
GV
GV
HS
GV
Cho học sinh quan sát một số mẫu thuốc tương ứng với các ký hiệu, giới thiệu dạng thuốc, màu sắc.
Nhắc lại cho học sinh chú ý thực hiện an toàn trong khi thực hành. 
Làm việc theo nhóm đã được phân công, quan sát các mẫu thuốc và ghi nhận xét vào báo cáo thực hành.
Quan sát các nhóm làm việc và hướng bổ xung trong quá trình học sinh thực hành.
c. Ngoài ra trên nhãn thuốc còn ghi:
- Công dụng, cách sử dụng.
- Khối lượng hoặc thể tích.
- Các quy định về an toàn lao động.
2. Quan sát một số dạng thuốc:
a. Thuốc bột: (D,BR, B).
b. Thuốc bột thấm nước: (WP,BTN,DF,
WDG).
c. Thuốc bột hoà tan trong nước: (SP,BHN).
d. Thuốc hạt: (G,GR,H).
e. Thuốc sữa: (EC,ND).
f. Thuốc nhũ dầu: (SC)
II. thực hành:
Báo cáo kết quả thực hành
Lớp Nhóm Mẫu số
1. Quan sát nhận biết qua nhãn thuốc:
Tên thuốc
Độ độc
Ký hiệu và biểu tượng khác
Tên
Sản phẩm
Hàm lượng chất tác dụng
Dạng thuốc
..........
..
..
..
..
..
..
..........
..
..
..
..
..
..
..........
..
..
..
..
..
..
..........
..
..
..
..
..
..
..........
..
..
..
..
..
..
2. Quan sát nhận biết qua thuốc:
Ký hiệu
Màu sắc
Dạng thuốc
Đặc điểm
	4. Củng cố, luyện tập:
- GV thu báo cáo thực hành về đánh giá.
- GV nhận xét tinh thần, thái độ, kết quả giờ thực hành.
- HS thu dọn dụng cụ, vệ sinh lớp học.
	5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Về nhà nhận xét qua nhãn thuốc và thuốc ở gia đình.
- Hỏi gia đình về cách sử dụng một số loại thuốc trừ sâu, bệnh và ghi vào vở bài tập.
- Ôn tập lại các kiến thức đã học trong chương I, chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết.
 Tổ chuyên môn duyệt
_____________________________________________________________________
Ngày giảng: 21/11/2009
Tiết 12
 Kiểm tra
I. Mục tiêu: 	Thông qua bài kiểm tra
- Đánh giá được lực học của HS để từ đó GV có phương pháp điều chỉnh trong giảng dạy và HS có điều chỉnh cách học cho phù hợp.
- Rèn kỹ năng làm bài của HS theo đúng yêu cầu của đề bài, có khả năng trình bày bài làm một cách khoa học, sạch đẹp.
- Có ý thức tự giác học tập, rèn luyện tính trung thực, nghiêm túc trong giờ kiểm tra. 
II. Chuẩn bị tài liệu – thiết bị dạy học:
- GV: Chuẩn bị đề và đáp án.
- HS: Đồ dùng học tập, kiến thức đã học trong chương I
III. Tiến trình tổ chức dạy – học:
1. ổn định, tổ chức lớp: 
 7A:	7B:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV động viên, khuy ... p trên phương pháp thu hoạch nào tôt hơn ?
Từ các câu trả lời của học sinh, giáo viên nhận xét và kết luận.
HS: Vào mùa khô.
HS: Có 2 phương pháp:
Đánh tỉa thả bù.
Thu hoạch toàn bộ.
HS: Thảo luận và trả lời.
HS: Tát cạn ao thu hoạch triệt ấchnr phẩm.
HS: Trả lời.
HS: Ghi kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp bảo quản sản phẩm thuỷ sản.
? Bảo quản sản phẩm thuỷ sản nhằm mục đích gì ?
GV: Cho học sinh quan sát hình 68 sgk
? Gồm có mấy phương pháp bảo quản sản phẩm thuỷ sản ?
? Trong 3 phương pháp trên phương pháp nào là phổ biến nhất? Vì sao ?
? Tại sao muốn bảo quản sản phẩm thuỷ sản lâu hơn thì phải tăn tỉ lệ muối ?
GV: Nhận xét và kết luận về các phương pháp bảo quản sản phẩm thuỷ sản.
HS: Giữ được chất lượng sản phẩm đến khi chế biến để tiêu dùng.
HS: Quan sát hình 68 sgk.
HS: Gồm có 3 phương pháp:
Ướp muối
Làm khô
Làm lạnh
HS: Phương pháp làm khô. Vì đễ thực hiện và không gây tốn kém.
HS: Muối giúp cho tôm các tươi và không bị nhiễm bệnh.
HS: Ghi kết luận vào vở.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các phương pháp chế biến sản phẩm thuỷ sản.
GV: Nêu câu hỏi.
? Hãy kể tên các sản phẩm thuỷ sản mà em biết ?
? Công nghệ chế biến mắm tôm, nước mắm và chế biến các hộp có gì khác nhau?
? Có mấy phương pháp chế biến sản phẩm thuỷ sản ?
GV: Nhận xét và kết luận.
HS: Cá hộp, nước mắm
HS: Mắm tôm, nước mắm được chế biến bằng phương pháp thủ công.
HS: Có 2 phương pháp:
Phương pháp thủ công.
Phương pháp công nghiệp.
HS: Ghi kết luận vào vở.
IV. Củng cố - Dặn dò:
GV: Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ trong sgk.
GV: Nêu câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời để củng cố bài.
	? Có mấy phương pháp khai thác sản phẩm thuỷ sản ?
	? Tại sao phải bảo quản sản phẩm thuỷ sản ?
GV: Dặn học sinh về nhà trả lời câu hỏi ở cuối bài học và đọc chuẩn bị cho tiết 50.
S: 
G:
Tiết 50: bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Có ý thức bảo vệ môi trường sống và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
II. Chuẩn bị:
 Thầy: - Tranh ảnh minh hoạ một số giống cá nuôi có tốc độ lớn nhanh, ít nhiễm bệnh.
 Trò: - Đọc trước bài 56 sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy nêu các phương pháp thu hoạch tôm, cá ?
? Tại sao phải bảo quản sản phẩm thuỷ sản?
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản
GV nêu câu hỏi
Tại sao phải bảo vệ môi trường ?
Các thuỷ vực bị ô nhiễm do nguồn nước thải nào ?
HS nêu lên được các tác hại của môi trường bị ô nhiễm:
- có ảnh hưởng xấu đến những sinh vật sống trong nước, trong đó có cá, tôm
- Nguồn nước bị ô nhiễm
- Do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp
Hoạt động 2:Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường
GV nêu câu hỏi:
Có những biện pháp nào bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản ?
Vậy có mấy phương pháp xử lí nguồn nước ?
Em hãy nêu nội dung của phương pháp lắng , lọc nước ?
Em hãy nêu nội dung của phương pháp xử lí bằng hoá chất ?
Trong hai phương pháp này phương pháp nào được dùng phổ biến hơn ? Vì sao ?
Nội dung của quản lí môi trường nuôi thuỷ sản ?
- Xử lí nguồn nước:
+ Có hai phương pháp 1là xử lí nguồn nước, 2 là dùng hoá chất xử lí
+ Dùng hệ thống ao hoặc bể chứa có thể tích từ 200 – 1000m3 để chứa nước
+ Dùng các hoá chất như khí clo nồng độ 0,1 – 0,2mg/l, vôi clorua CaOCl2 nồng độ 2%, fomon nồng độ 2% đẻ diệt khuẩn
- Quản lí:
+ Bãi đẻ, nơi cư trú của một ssó động vật
+ Quy định nồng độ tối đa các hoá chất và chất độc hại trong môi trường nước
+ Phải sử dụng phân sạch khi bón trong môi trường nước
Hoạt động 4:Tìm hiểu một ssó biện pháp để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
GV nêu câu hỏi:
Em hãy cho biết tình hình nguồn lợi thuỷ sản trong nước ta ?
Vậy những nguyên nhân nào dãn đến các tình trạng trên ?
Vậy muốn khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hợp lí, cần tiến hành các biện pháp nào ?
- Các loại thuỷ sản nước ngọt quý hiếm đang có nguy cơ bị tiệt chủng
- Năng suất khai thác bị giảm sút nghiêm trọng
- Các bãi đẻ và số lượng các bột giảm sút
- Khai thác với cường độ cao, mang tính huỷ diệt
- Phá hại rừng đầu nguồn
- Đắp đập ngăn sông xây dựng hồ chứa
- Ô nhiễm môi trường nước
- Tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản
- Cải tiến nâng cao các biện pháp kĩ thuật nuôi thuỷ sản, sản xuất thức ăn
- Chọn những giống cá lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp
Ngăn chặn cách đánh bắt không đúng kĩ thuật
IV. Củng cố - Dặn dò:
GV: Gọi 2 học sinh đọc phần ghi nhớ trong sgk.
GV: Nêu câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời để củng cố bài.
	? Nguyên nhân ngây ra sự ô nhiễm môi trường nước nuôi thuỷ sản ?
	? Tại sao lại phải bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản?
GV: Dặn học sinh về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trong kì II giờ sau ôn tập.
S: 
G:
Tiết 51: ôn tập
I. Mục tiêu: Thông qua tiết ôn tập học sinh phải :
Củng cố và hệ thống hoá được các nội dung đã học .
Tự trả lời được các câu hỏi ở phần ôn tập .
II. Chuẩn bị:
 Thầy: - Sơ đồ tóm tắt kiến thức.
	 - Hệ thống câu hỏi.
 Trò: - Nghiên cứu trước nội dung sơ đồ 18 sgk.
 - Trả lời trước các câu hỏi ở phần ôn tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu sơ đồ tóm tắt kiến thức.
GV: Treo sơ đồ tóm tắt kiến thức phần thuỷ sản. sau đó giáo viên nêu câu hỏi.
? Nuôi thuỷ sản gồm có những vai trò gì ?
? Đại cương về kĩ thuật nuôi thuỷ sản gồm có mấy phần ?
? Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thuỷ sản gồm những nội dung gì ?
GV: Nhận xét và kết luận.
HS: Quan sát sơ đồ tóm tắt kiến thức.
HS: Gồm có 4 vai trò:
Cung cấp thực phẩm.
Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu và chế biến.
Cung cấp thức ăn cho vật nuôi.
Làm sạch môi trường nước.
HS: Thảo luận và trả lời.
HS: Gồm 2 nội dung chính sau:
Thu hoạch, bảo quản.
Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
Hoạt động 2: Hướng dẫn trả lời câu hỏi.
GV: Nêu 8 câu hỏi phần ôn tập (trang 156 - sgk) và yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi vào vở bài tập.
Câu 1: Em hãy nêu tóm tắt tính chất lí học, hoá học, sinh học của nước nuôi thuỷ sản.
Câu 2: Cần phải có những biện pháp nào để nâng cao chất lượng vực nước nuôi thuỷ sản ?
Câu 3: Trình bày sự khác nhau giữa thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên của của tôm, cá ?
()
GV: Hướng dẫn học sinh lần lượt trả lời câu hỏi.
GV: Yêu cầu học sinh lên bảng trả lời câu hỏi và yêu cầu học sinh khác nhận xét.
GV: Nhận xét và sửa những chỗ sai.
HS: Trả lời các câu hỏi vào vở bài tập.
HS: Trả lời các câu hỏi theo sự hướng dẫn của giáo viên.
HS: Lên bảng trả lời câu hỏi.
HS1: ()
HS2: ()
HS: Ghi kết quả đúng vào vở bài tập.
IV. Dặn dò:
GV: Dặn học sinh về ôn tập để chuẩn bị cho tiết kiểm tra chất lượng học kì II .
S: 
G:
Tiết 51 Kiểm tra học kì II
I . Mục tiêu.
Qua bài kiểm tra để nắm bắt chất lượng học sinh và phân loại học sinh. Từ đó để có biện pháp lấp những chỗ hổng kiến thức cho học sinh.
Thông qua bài kiểm tra giúp học sinh có khã năng vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra để sau đó vận dụng vào thực tế.
Có tính tự giác trong làm bài.
II . Đề kiểm tra
A.Phần trắc nghiệm khách quan. ( 4 điểm)
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước mỗi câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Mục dích của quản lý giống vật nuôi là ?
 A. Không bị thoái hoá trong công tác giống 
 B. Không bị lẫn nộn các các đàn vật nuôi , dễ chăm sóc 
 C. Không bị pha tạp mầu sắc, không cắn lộn nhau 
 D. Không bị pha tạp về mặt di truyền , thuận lợi cho chọn lọc trong công tác giống.
Câu 2: Trong các nhiệm vụ sau đây, nhiệm vụ nào là nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản ?
ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất giống và thức ăn.
Sản xuất nhiều thực phẩm cung cấp cho con người.
Đa dạng về quy mô chăn nuôi.
Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi.
Câu 3: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản?
Thành phần ôxi cao và cacbonic thấp.
Không có khả năng hoà tan các chất vô cơ và hữu cơ.
Khả năng điều hoà chế độ nhiệt tốt.
Có nhiều các muối và chất khí hoà tan hoà tan .
Câu 4: Vắc xin có tác dụng phòng bệnh là do 
 A.Vắc xin tiêu diệt mầm bệnh 
 B. Vắc xin làm cho mầm bệnh không lọt được vào cơ thể 
 C. Vắc xin trung hoà yếu tố gây bệnh 
 D. Vắc xin kích thích cơ thể sản sinh kháng thể chống lại mầm bệnh 
Câu 5: Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống(...) trong các câu sau đây cho đúng với nội dung.
Vật nuôi bị bệnh khi có sự rối loạn chức năng (1)........................trong cơ thể do (2).......................của các yếu tố gây bệnh.
Cho ăn thức ăn tốt và đủ, vật nuôi sẽ cho nhiều (3)......................trong chăn nuôi và (4).....................được bệnh tật.
Câu 6: Hãy điền các từ hay cụm từ ( đặc tính tốt , thuần chủng , lai tạo,vịt cỏ, nhân giống ) vào chỗ chống thay cho các số 1,2,3,4 để hoàn thiện câu sau.
 Ghép đôi , giao phối giữa vịt cỏ trống với vịt cỏ mái cho sinh sản gọi là nhân giống (1)...............kết quả của phương pháp (2)..................này là tạo ra nhiều cá thể của giống (3).....................dữ vững và hoàn thiện các (4)..................của giống vịt cỏ . 
II. phần tự luận.
Câu 1: Vắc xin là gì ? Cho biết tác dụng của vắc xin. Những điểm cần chú ý khi sử dụng vắc xin là gì?
Câu 2: Nuôi thuỷ sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội.
Câu 3: Trình bày sự khác nhau giữa thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên của tôm cá.
III. Đáp án và thang điểm chi tiết
Phần trắc nghiệm khác quan. (4 điểm) 
 (Từ câu 1 đến câu 4 đáp án và thang điểm cụ thể như bảng sau) 
Câu
1
2
3
4
Đáp án
D
D
C
D
Thang điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
 Câu 4 ( 1 điểm): Điền đúng mỗi từ hoặc cụm từ 0,25điểm.
1. Sinh lí;	2. Tác động	3. Sản phẩm;	4. Phòng chống
Câu 6 (1điểm): Điền đúng mỗi câu được 0,25 điểm.
1. Thuần chủng;	2. Nhân giống	3. Vịt cỏ;	4. Đặc tính tốt
B. Phần tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
- Nêu được khái niệm: 0,25 điểm
- Nêu được tác dụng của vac xin: 0,25 điểm
- Một số điều cần chú ý khi sử dụng vác xin: 0,5 điểm
+. Bảo quản... 0,25 điểm
+. Sử dụng... 0,25 điểm
Câu 2: (2 điểm)
- Cung cấp thực phẩm cho xã hội: 0,25 điẻm
- Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu và các ngành sản xuất khác: 0,25đ
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi: 0,25 điểm
- Làm sạch môi trường nước: 0,25 điểm
Câu 3: (2 điểm)
- Nêu được khái niệm về thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên: 1 điểm
- Chỉ ra được sự khác nhau giữa thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên: 1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docGA CN 7 2009-2010.doc