Giáo án Sinh học 7 kì 2 - Trường THCS Linh Thượng

Giáo án Sinh học 7 kì 2 - Trường THCS Linh Thượng

ẾCH ĐỒNG

A/ Mục tiêu:

 Sau khi học xong bài này HS cần nắm được các mục tiêu sau

1. Kiến thức:

HS nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi vừa ở nước vừa ở cạn.

Trình bày được sự sinh sản và phát triển của ếch đồng.

2. Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng quan sát phân tích.

3. Giáo dục:

Giáo dục cho học sinh thấy vai trò của ếch đồng đối với đời sống con người.

 

doc 51 trang Người đăng vultt Lượt xem 1818Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 7 kì 2 - Trường THCS Linh Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT: 37
Ngày soạn: 11/1/2010
ẾCH ĐỒNG
A/ Mục tiêu:
 Sau khi học xong bài này HS cần nắm được các mục tiêu sau
1. Kiến thức:
HS nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi vừa ở nước vừa ở cạn.
Trình bày được sự sinh sản và phát triển của ếch đồng.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng quan sát phân tích.
3. Giáo dục:
Giáo dục cho học sinh thấy vai trò của ếch đồng đối với đời sống con người.
B/ Phương pháp:
- Đặt giải quyết vấn đề: 
- Hợp tác trong nhóm nhỏ:
- Quan sát tìm tòi
C/ Chuẩn bị:
 - Tranh vẽ cấu tạo ngoài ếch đồng.
 - Mô hình ếch đồng và mâuc vật sống
D/ Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài củ: 
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
 ? Các emđã bao giờ thấy ếch đồng chưa. Vậy nó có cấu tạo nư thế nào để phù hợp với đời sống của nó?
2. Triển khai bài
a. Hoạt động 1: Đời sống.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: ? Các em thường gặp ếch đồng ở đâu?
Thường gặp ếch đồng vào mùa nào?
? Thức ăn của ếch đồng là gì?
HS: Trả lời.
GV: Chốt lại.
+ Ếch thường sống nơi ẩm ướt.
+ Ta thường gạp ếch đồmh vào cuối mùa xuân, trời ấm.
+ Ếch đồng là động vật biến nhiệt.
b. Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và di chuyển.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Treo tranh hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ.
GV: Thả ếch đồng vào bể kính nếu có.
HS: Các nhóm lần lượt quan sát cấu tạo ngoài, cách di chuyển của ếch đồng.
GV: Ếch đồng di chuyển như thế nào?
HS: Thảo luận nhóm điền vào bảng.
GV: Cử đại diện các nhóm trình bày
HS: Bổ sung, kết luận.
Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài
Thích nghi với đời sống
Ở nước
Ở cạn
Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước.
x
Mắt và các lỗ mũi nằng ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)
x
Da trần, phủ chất nhầy và ẩm, để thấm khí.
x
Mắt có mí giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhỉ 
x
Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt 
x
Các chi sau có màng căng giữa các ngón (giống chân vịt)
x
c. Hoạt động 3: Sinh sản và phát triển
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HS: Quan sát hình 35.4 và đọc thông tin để xây dựng bài 
GV: Kết luận và ghi bảng
+ Ếch đồng đẻ trứng thụ tinh ngoài.
+ Phát triển có biến thái.
IV. Củng cố: 
HS trả lời các câu hỏi sau:
?Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở nước?
? Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch củng thích nghi với đời sống ở cạn?
V. Dặn dò:
Về nhà học bài trả lời câu hỏi sgk
Giáo viên hướng dẫn soạn câu hỏi về nhà:
Câu 3 dựa vào hoạt động 2.
Câu 4dựa vào hoạt động 3.
Học bài theo câu hỏi vừa soạn 
Nghiên cứu trước bài “ THỰC HÀNH- QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG CỦA ÉCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỔ”
VI. Rút kinh nghiệm:
..
TIẾT: 38
Ngày soạn: 12/1/2010 
THỰC HÀNH.
QUAN SÁT CẤU TẠO TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỖ.
A/ Mục tiêu:
 Sau khi học xong bài này HS cần nắm được các mục tiêu sau
1. Kiến thức:
HS nhận dạng và xác định vị trí các cơ quan trên mẫu mổ.
Tìm những cơ quan thích nghi với đời sống ở cạn, những cơ quan chưa hoàn chỉnh.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng quan sát phân tích. Và kỹ namg hoạt động trong nhóm nhỏ.
3. Giáo dục:
Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận chui đáo khi làm thí nghiệm.
B/ Phương pháp:
- Đặt giải quyết vấn đề: 
- Hợp tác trong nhóm nhỏ:
- Quan sát tìm tòi
C/ Chuẩn bị:
 - Tranh vẽ cấu tạo ngoài và trong của ếch đồng.
 - Mô hình con ếch đồng.
	- Bộ xương ếch.
D/ Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài củ: 
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
 Các em đã học bài ếch đồng. Tiết hôm nay ta đi vào mổ để thấy những đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn.
2. Triển khai bài
a. Hoạt động 1: Bộ xương.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Tổ chức cho HS quan sát mẫu xương ếch dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
HS: Quan sát trên mô hình cùng với hình vẽ.
GV: ? Em hãy nêu cấu tạo của bộ xương ếch ?
? Nêu vai trò của bộ xương và ý nghĩa thích nghi với đời sống của nó?
HS: Trả lời.
GV: Chốt lại và mở rộng thêm.
+ Đai chi trước gồm 3 xương: Xương bả xương quạ và xương đòn. Nơi 3 xương gặp nhau hình thành 1 hố khớp khớp với xương cánh tay.Đầu kia của các xương quạ và xương đòn gắn với xương và sụn mỏ ác.
+ Cấu tạo bộ xuương ếch.SGK
+ Bộ xương là khung nâng đở cơ thể là nơi bám của các cơ giúp cho sự di chuyển của ếch.
+ Cơ đùi và cơ bắp phát triển nhất giúp ếch nhãy bơi.
+ Bộ xương còn là khoang bảo vệ các cơ quan bên trong.
b. Hoạt động 2: Các nội quan.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Hướng dẫn HS các nhóm tiến hành mổ ếch.
HS: Tiến hành mổ theo từng nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
GV: Hướng dẫn HS quan sát mẫu mổ
Và mô hình.
+ Các nội quan bên trong của ếch và phân tích các đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn nhưng chưa hoàn chỉnh.
HS: Sau khi quan sát xong điền vào bảng bên.
Đặc điểm cấu tạo trong của ếch.
Hệ cơ quan
Đặc điểm cấu tạo
Ý nghĩa thích nghi.
Ở nước
Ở cạn
Tiêu hoá
Hô hấp
Tuần hoàn
 Bài tiết
Thần kinh
Sinh dục
IV. Củng cố: 
	-GV yêu cầu các nhóm báo cáo thu hoạch.
	- GV nhận xét và cho điểm theo mẫu trên.
	- ? Trình bày các đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện cấu tạo trong ếch?( Xuất hiện phổi với tạo thành 2 vòng tuần hoàn với 3 tim..
	? Ếch có thể chết ngạt không nếu ta cho vào cái chậu đầy nước đầu chúc xuống dưới? ( Ếch không chết vì hô hấp chủ yếu bằng da)
V. Dặn dò:
Về nhà học bài trả lời câu hỏi sgk.
Nghiên cứu trước bài “ ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP LƯỞNG CƯ”
VI. Rút kinh nghiệm:
..
TIẾT: 39
Ngày soạn:17/1/2010 
ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP LƯỠNG CƯ
A/ Mục tiêu:
 Sau khi học xong bài này HS cần nắm được các mục tiêu sau
1. Kiến thức:
HS nêu được những đặc điểm để phân biệt bộ ba trong lớp lưuỡng cư ở việt Nam.
Nêu những đặc điểm nơi sống và tập tính tựvệ các đại diện của các bộ lưỡng cư kể trên.
Nêu được vai trò của lưỡng cư đối với con người và đặc điểm chung của lưỡng cư.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng tư duy lôgic và khái quát hoá.
3. Giáo dục:
Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ các động vật quý hiếm.
B/ Phương pháp:
- Đặt giải quyết vấn đề: 
- Hợp tác trong nhóm nhỏ:
- Quan sát tìm tòi
C/ Chuẩn bị:
 - Tranh vẽ phóng to các hình từ 1đến 5 ở SGK.
 - Sưu tầm một số tranh ảnh về lới lưỡng cư.
D/ Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài củ:
? Ếch có cấu tạo trong gồm những cơ quan nào? Nêu đặc điểm từng cơ quan?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
? Vì sao gọi ếch đồng là lớp lưỡng cư?
GV: Giải thích 
GV nhấn mạnh lớp lưỡng cư gồm những loài động vật có xương sống
? Vậy gồm những động vật nào và có vai trò gì?
2. Triển khai bài
a. Hoạt động 1: Đa dạng về thành phần loài.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HS: Nghiên cứu SGK.
GV: Lưỡng cư được chia gồm những bộ nào? Nêu đặc điểm từng bộ?
? Ba bộ lưỡng cư trên có điểm gì kác nhau đặc trưng?
HS: Trả lời.
GV: Chốt lại.
1. Bộ lưỡng cư có đuôi.
2 chi sau và 2 chi trước dài tương đương nhau.
2. Bộ lưỡng cư không đuôi.
2 chi sau dài hơn 2 chi trước.
3. Bộ lưỡng cư không đuôi.
Thiếu chi có thân giống giun hoạt động cả ngày lẩn đêm.
b. Hoạt động 2: Đa dạng về môi trường sống và tập tính.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HS: Nghiên cứu thông tin SGK sau đó thảo luận nhóm điền vào bảng dưới sự bướng dẫn của giáo viên.
GV: Sau khi học sinh điền xong gọi đại diện các nhóm lên bảng điền.
HS: Các nhóm trao đổi thảo luận.
GV: Chốt lại.
Tên đại diện
Đặc điểm nơi sống
Hoạt động
Tập tính tự vệ
Cá cóc tam đảo
Sống chủ yếu trong nước
Chủ yếu hoạt động về ban đêm
Trốn chạy ẩn nấp
Ếch ương lớn
Ưa sống ở nước lợ
Ban đêm
Doạ nạt
Cóc nhà
Ưa sống trên cạn hơnTr
Chiều và đêm
Tiết nhựa đọc
Ếch cây
Chủ yếu sống trên cây bụi cây
Ban đêm
Trốn chạy và ẩn nấp
Ếch giun
sống chui luồn trong hang đất xốp
Cả ngày và đêm
Trốn chạy và ẩn nấp
c. Hoạt động 3: Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HS: Nghiên cứu SGK sau đó thảo luận nhóm điền vào bảng bên dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
GV: Cử đaịo diện nhóm lên điền vào bảng.
HS: Trao đổi thảo luận, nhận xét cho điểm.
Đặc điểm môi trường sống
Da
Cơ quan di chuyển
Cơ quan hô hấp
Cơ quan tuần hoàn
Môi trường sinh sản
Sự phát triển
Nhiệt độ cơ thể 
Nước và cạn
Trần o có vảy ẩm ướt
4 chân có màng ít hoặc nhiều
Mang(nòng nọc) Phổi( cá thể trưởng thành)
Tim có 3 ngăn, có 2 vòng tuần hoàn, máu pha
Nước
Biến thái
Biến nhi
c. Hoạt động 4: Vai trò của lớp lưỡng cư
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Lớp lưỡng cư có lợi ích gì đối với con người?
HS: Đứng tại chổ trả lời, các em khác nhận xét bổ sung.
GV: Nhận xét bổ sung.
? Theo em ta phải làm gì để bảo vệ số lượng lưỡng cư hiện nay?
HS: Trả lời
GV: Để cập tới sự suy giảm .. cách bảo vệ.
+ Diệt sâu bọ hại cây trồng.
+ Diệt sinh vật gây hại.
+ Có giá trị thực phẩm.
+ Thuốc chữa suy dinh dưỡng
IV. Củng cố: 
HS trả lời các câu hỏi sau:
? Nêu tên các bộ lưỡng cư và thích nghi của chúng với môi trường nước?
? Nêu đặc điểm chung của lớp lưỡng cư?
V. Dặn dò:
Về nhà soạn các câu hỏi sgk
Giáo viên hướng dẫn soạn câu hỏi về nhà:
Câu 1 dựa vào hoạt động 2.
Câu 2 dựa vào mục tham khảo IV và sựu hiểu biết của ác em để trả lời.
Nghiên cứu trước bài “ LUYỆN TẬP”
VI. Rút kinh nghiệm:
..
TIẾT: 40
Ngày soạn: 18/1/2010
THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI
A/ Mục tiêu:
 Sau khi học xong bài này HS cần nắm được các mục tiêu sau
1. Kiến thức:
HS nêu được những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài với êch đồng.
Nêu dược những cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với điều sống ở cạn 
So sánh cấu tạo ngoài và sự sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng.
Miêu tả được sự cử động của thânh và được phối hợp trật tự cử động của các chi trong sự di chuyển. Đặc điển của sự di chuyển bằng cách “bò sát” là gì?
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng so sánh, quan sát, tư duy, logic.
3. Giáo dục:
Giáo dục cho học sinh có ý thức nghiên cứu tìm tòi 
B/ Phương pháp:
- Đặt giải quyết vấn đề: 
- Hợp tác trong nhóm nhỏ:
- Quan sát tìm tòi
C/ Chuẩn bị:
 - Tranh vẽ, thằn lằn bóng 
 - Mô hình thằn lằn bóng 
	- Phiếu học tập
D/ Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài củ:
? em hãy nêu vai trò của lớp lưỡng cư đối với đời sống con người?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
 Các em vừa nghiên cứu xong lớp lưỡng cư, tiết hôm nay ta nghiên cứu qua 1 lớp mới là bò sát, đại diện là thằn lằn bóng đuôi dài.
Nó có điểm gì giống và khác nhau?
2. Triển khai bài
a. Hoạt động 1: Đời sống 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HS: Nghiên cứu sgk.
?Thằn l ... yên động vật ở nước ta có vai trò trong nông nghiệp sản phẩm công nghiệp văn hoá?
HS: Trao đổi thảo luận.
GV: Cử đại diện các em trình bày, các em khác nhận xét bổ sung.
Nguồn tài nguyên này đã cung cấp cho nhân dân ta thức phẩm, sức kéo, dược liệu, sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và những loài có tác dụng tiêu diệt các loài sinh vật có hại có giá trị văn hoá
c. Hoạt động 3: Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: ? Em hãy trình bày nguyên nhân gây suy giảm sự đa dạng sinh học?
HS: Nghiên cứu SGK và liên hệ thực tế để trả lời.
GV:? Để bảo vệ sự đa dạng sinh học em cần thực hiện những biện pháp gì?
HS: Liên hệ thêm thực tế để trả lời.
GV: Chốt lại.
* Nguyên nhân.
+ Nạn phá rừng bừa bải, khai thác gỗ và các lâm sản khác du canh, di daâ khai hoang, nuôi trồng thuỷ sản xây xựng đô thị
+ Sự săn bắn động vật hoang dại cộng với việc tràn lan sử dụng thuốc sâu, chất thải đăc biệt là khai thác dầu khí trên biển
* Biên pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
+ Cấm đốt phá khai thác rừng bừa bải, săn bắn buôn bán động vật.
+ Đẩy mạnh công tác phồng chống ô nhiếm môi trường.
 IV. Củng cố: 
HS trả lời các câu hỏi sau:
?Tại sao sự lai giống, lai tạo động vật đã làm tăng độ đa dạng về loài?
? Em hãy giải thích vì sao độ đa dạng về loài ở môi trường nhiêt đới gió mùa lại cao?
V. Dặn dò:
Học bài,trả lời câu hỏi sgk
Nghiên cứu trước bài “ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC.”
VI. Rút kinh nghiệm:
TIẾT: 62
Ngày soạn: /2010
BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC
A/ Mục tiêu:
 Sau khi học xong bài này HS cần nắm được các mục tiêu sau
1. Kiến thức:
HS giải thích được mục tiêu của biện pháp đấu tranh sinh học.
HS nêu được các biện pháp đấu tranh sinh học và nêu được các ví dụ để minh hoạ cho từng biện pháp.
HS nêu được những ưu điểm và những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học. 
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng tư duy lôgic và khái quát hoá.
3. Giáo dục:
Giáo dục cho học sinh biết liên hệ thực tế.
B/ Phương pháp:
- Đặt giải quyết vấn đề: 
- Hợp tác trong nhóm nhỏ:
- Quan sát tìm tòi
C/ Chuẩn bị:
 - Tranh vẽ các hình trong bài và sưu tầm một số tranh ảnh về các loại động vật thiên địch hoặc loại động vật gây hại.
 - Băng hình về đấu tranh sinh học.
D/ Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài củ:
? em hãy nêu các biện pháp đấu cần thiết để duy trì sự đa dạng sinh học?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
 GV đưa ra ví dụ về tác hại của sinh vật đối với nông nghiệp
? Các em thấy ở nhà bố mẹ thường dùng biện pháp gì?
GV: nêu 2 mặt của biện pháp hoá học. Vậy lợi ích của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?
2. Triển khai bài
a. Hoạt động 1: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HS: Nghiên cứu SGK.
GV: ? Thế nào là biệ pháp đấu tranh sinh học? Gồm những biện pháp nào?
HS: Trả lời.
GV: Chốt lại.
Biện pháp đấu tranh sinh học bao gồm cách sử dụng những thiên địch gây bệnh truyền nhiễm, và gây vô sinh cho sinh vật gây hại.
b. Hoạt động 2: Biện pháp đấu tranh sinh học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Treo tranh hình 59.1, 59.2 và các tranh ảnh sưu tầm được hướng dẫn HS quan sát.
HS: Quan sát tranh và đọc SGK dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
HS: Trao đổi thảo luận điền vào bảng theo từng nhóm.
GV: Cử đại diện nhóm lên điền vào bảng
HS: Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: Chốt lại
Các biện pháp đấu tranh sinh học.
Tên sinh vật gây hại
Tên thiên địch.
1. Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại.
Sâu bọ cua, ốc mang vật chủ trung gian.
- Ấu trùng sâu bọ.
- Sâu bọ 
- Chuột
- Gia cầm
- Cá cờ
- Cóc chim sẻ, thằn lằn.
- Mèo + rắn sọc dừa, diều hâu,cú vọ, mèo rừng.
Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sâu hại hay trưúng sâu hại.
- Trứng sâu xám
- Cây xương rồng
- Ong mắt đỏ
- Loài bướm đêm nhập từ Achentina.
- 
Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại.
-Thỏ
Vi khuẩn myôma và vi khuẩn calixi.
 	c. Hoạt động 3: Ưu điểm và những hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV:? Em hãy nêu những ưu điểm và những nhược điểm của biện pháp hoá học ( Thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột) để tiêu diệt sinh vật có hại? Cho ví dụ?
HS: Nghiên cứu SGK sau đó trả lời.
GV: Em hãy trình bày những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học? Ví dụ minh hoạ?
HS: Trả lời
GV: Chốt lại.
1. Ưu điểm.
Tác động tức thời và có hiệu quả cao, tiện lợi trong việc sử dụng,không gây ô nhiễm môi trường.
2. Hạn chế.
+ Khó thích nghi với điều kiện sống.
+ Số lượng thiên địch ích
+ Sự tiêu diệt sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.
+ Một số vừa cóích vừa có hại.
 IV. Củng cố: 
HS trả lời các câu hỏi sau:
?Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học?
? Trình bày những ưu điểm và những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học?
V. Dặn dò:
Học bài trả lời câu hỏi sgk
Ôn tập chương đa dạng sinh học.
VI. Rút kinh nghiệm:
TIẾT: 63
Ngày soạn: /2010
ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM
A/ Mục tiêu:
 Sau khi học xong bài này HS cần nắm được các mục tiêu sau
1. Kiến thức:
HS nêu được những tiêu chí của một động vật quý hiếm.
HS nêu được tiêu chí của các cấp độ đe doạ tuyệt chủng( cấp độ nguy cấp) của động vật quý hiếm.
HS nêu được những ví dụ cụ thể của một số động vật quý hiếm ở các cấp độ tuyệt chủng( cấp đôk nguy cơ)
HS nêu được những biện pháp để bảo vệ quý hiếm.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng tư duy lôgic và phân tích tổng hợp.
3. Giáo dục:
Giáo dục cho học sinh biết bảo vệ động vật quý hiếm.
B/ Phương pháp:
- Đặt giải quyết vấn đề: 
- Hợp tác trong nhóm nhỏ:
- Quan sát tìm tòi
C/ Chuẩn bị:
 - Tranh vẽ các hình trong bài và sưu tầm một số động vật quý hiếm 
D/ Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài củ:
? em hãy nêu những biện pháp đấu tranh sinh học? 
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
 ? Thế nào là động vật quý hiếm? Ta phải làm gì để bảo vệ động vật quý hiếm?
2. Triển khai bài
a. Hoạt động 1: Thế nào là động vật quý hiếm.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HS: Nghiên cứu SGK 
GV: ? Thế nào là đọng vật quý hiếm? Cho ví dụ?
HS: Dựa vào SGK và sựu hiểu biết để rả lời.
GV: Bổ sung và kết luận.
Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về những mặt sau: Thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh khoa học.đồng thời nó là động vật có số lượng giảm sút trong tự nhiên.
b. Hoạt động 2: Ví dụ minh hoạ các cấp độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm ở Việt Nam.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Hướng dẫn HS Nghiên cứu kỷ bảng, các động vật ở SGK sau đó thảo luận nhóm điền vào bảng đã cho sẳn ở SGK.
HS: Trao đổi thảo luận điền vào bảng theo nhóm nhỏ đã phan công.
GV: Cử đại diện các nhóm lên bảng điền vào .
HS: Các em khác nhận xét bổ sung.
GV: Chốt lại.
Tên động vật quý hiếm.
Cấp độ
Giá trị động vật quý hiếm
1.Ốc xà cừ
CR
Kĩ nghệ khảm tranh
2. Hươu xạ
CR
Dược liệu sản xuất nước hoa
3.Tôm hùm đá
EN
Thực phẩm đặc sản xuất khẩu
4. Rùa núi vàng
EN
Dược liệu chửa còi xương ở trẻ em thẩm mĩ.
5.Cà cuống 
VU
Thực phẩm đặc sản, gia vị.
6. Cá ngựa gai.
VU
Dược liệu chữa hen, tăng sinh lực.
7. Khỉ vàng
LR
Cao khỉ, động vật thí nghiệm.
8.Gà lôi trắng
LR
ĐV đặc hữu, thẩm mĩ
9. Khướu đầu đen.
LR
ĐV đặc hữu, chim cảnh. 
10. Sóc đỏ
LR
Giá trị thực phẩm
c. Hoạt động 3: Bảo vệ động vật quý hiếm.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV:? Em hãy cho biết những nguy cơ giảm số luợng động vật quý hiếm là gì?
HS: Trả lời
GV:? Cần phải làm gì để bảo vệ động vật quý hiếm?
HS: Trao đổi thảo luận để trả lời.
GV: Uốn nắn bổ sung.
+ Bảo vệ môi trường sống của chúng.
+ Cấm săn bắt, buôn bán trái phép.
+ Đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây dụng các khu dự trữ thiên nhiên.
IV. Củng cố: 
HS trả lời các câu hỏi sau:
?Em hãy giải thích thế nào là động vật quý hiếm?
? Giải thích những tiêu chí phân hạng động vật quý hiếm?
? Nêu những biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm?
V. Dặn dò:
Nghiên cứu trước bài “ Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng ở địa phương”
Về nhà các em sưu tầm tranh ảnh các động vật quý hiếm ở địa phương em và tìm hiểu thêm ở địa phương em những động vật nào có tầm quan trọng kinh tế.
VI. Rút kinh nghiệm:
TIẾT: 64
Ngày soạn: /2010 
TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐỘNG VẬT CÓ TÂM QUAN TRỌNG KINH TẾ Ở ĐỊA PHƯƠNG
A/ Mục tiêu:
 Sau khi học xong bài này HS cần nắm được các mục tiêu sau
1. Kiến thức:
Tập dượt cho HS cách sưu tầm các tư liệu sinh học qua sách báo, sách tham khảo dành cho HS sách báo khao họcnhằm rèn luyện cho HS cách thức đọc sách, phân loại sách và phân tích kiến thức, bổ sung và hệ thống hoá kiến thức của mình.
2. Kỹ năng:
	Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức cùng với cách thức nhận định và lập luận để giải thích những tình huống và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
3. Giáo dục:
Giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, nơi các em sống từ đó xây dựng tình cam, Thai độ và cách xử lý đúng dắn đối với thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
B/ Phương pháp:
- Đặt giải quyết vấn đề: 
- Hợp tác trong nhóm nhỏ:
- Quan sát tìm tòi, nghiên cứu.
C/ Chuẩn bị:
 - Sưu tầm một số động vật quý hiếm qua sách báo tài liệu
 - Chuẩn bị 1 nhóm 1 tở giấy A3 và bút lông.
D/ Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài củ:
? em hãy cho biết thếnào là động vật quý hiếm? Cho ví dụ? 
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
 ? Ở địa phương em có những loài động vật có tầm kinh tế quan trọng như thế nào? 
2. Triển khai bài
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu các động vật có tầm quan trọng ở địa phương.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HS: Thảo luận nhóm để tìm hiểu các động vật có tầm quan trọng kinh tế ở địa phương dựa vào sự sưu tầm ở nhà.
GV: Hướng dẫn HS điền vào bảng theo mẫu bên.
HS: Trao đổi thảo luận theo từng nhóm sau đó điền vào bảng viết lên trên giấy A3. 
STT
Tên động vật
Điều kiện sống
Ý nghĩa
1
2
3
4
5
b. Hoạt động 2: Báo cáo kết quả
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HS: Các nhóm sau khi điền xong treo nội dung của nhóm mình lên bảng và đại diện1 em trong nhóm trình bày trước lớp khoảng 5-10 phút sau đó cả lớp nhận xét trao đổi 
GV: Tổ chức cho các em trao đổi thảo luận gọi đại diện các em nhận xét trước lớp, các em khác bổ sung hoàn thiện kiến thức.
HS: Nhận xét chấm điểm của các nhóm 
GV: Chốt lại
+ Các nhóm treo nội dung lên bảng.
+ GV nhận xét chấm điểm.
IV. Củng cố: 
	Qua bài học này ta cần nhớ những gì?
V. Dặn dò:
Về nhà tiếp tục tìm hiểu sưu tầm các động vật có tầm quan trọng kinh tế ở địa phương.
Các em sau khi sưu tầm điền vào bảng theo mẫu như trên.
VI. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 7ki 2.doc