Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Bảo Yến

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Bảo Yến

BÀI 4: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN

CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Sau khi học song học sinh xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát thực hành cẩn thận chính xác.

3. Thỏi d?: Có ý thức bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu đất.

4. Năng lực: Tư duy, quan sát, hoạt động nhóm.

II. Chuẩn bị :

- GV : + Nghiên cứu SGK, ống hút nước

 + Chuẩn bị các vật mẫu như: Mẫu đất, ống nước, thước đo.

- HS : Nghiên cứu bài trước ở nhà.

III. Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, nêu vấn đề.

IV. Các hoạt động dạy học :

1. Tổ chức ổn định lớp : ( 1/)

2. Kiểm tra bài cũ : ( Không)

 

doc 93 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Bảo Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
 Ngày giảng: 
 CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT
Ngày soạn : 10/09/06
Ngày dạy : 11/09/06
 Tiết1 
Bài 1+2 : Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt
 Khi niệm về đất trồng và thành phần của đất
I. Mục tiêu : Học xong bài học này cần làm cho học sinh :
 1. Kiến thức: Hiểu được vai trò của trồng trọt.
 - Biết được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện.
 - Có hứng thú trong học kỉ thuật nông nghiệp và coi trọng sản xuất trồng trọt.
 - Hiểu được đất trồng là gì ? Vai trò của đất trồng đối với cây trồng. Đất trồng gồm những thành phần gì ?
 2. Kỹ năng: Quan sỏt, nhận xột, tư duy.
 3. Thỏi độ: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường.
4. Năng lực: Tư duy, quan sỏt, hoạt động nhúm.
II. Chuẩn bị.
 -Gv : Bảng phụ, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
 - Hs : Nghiờn cứu bài trước ở nhà.
III. Phương phỏp: Trực quan, hỏi đỏp, nờu vấn đề.
IV. Các hoạt động dạy học.
Tổ chức ổn định lớp: (1/)
Kiểm tra bài cũ : Khụng
Bài mới : ( 38/)
GTB :
Bài mới:
Hoạt động của GV, Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : : Tìm hiểu về vai trò của trồng trọt trong nền KT. ( 10/)
Gv : Giới thiệu hình 1 SGK
? Em hãy quan sát hình vẽ và cho biết vai trò thứ 1, 2, 3, 4 của trồng trọt là gì ?
Hs : Thảo luận nhóm
Gv : Gọi đại diện từng nhóm lên trả lời câu hỏi.
Hs : Các nhóm góp ý kiến.
Gv: Nhận xét và chốt lại.
Gv : giới thiệu thế nào là cây lương thực, thực phẩm, cây nguyên liệu chô công nghiệp.Cây lương thực: gạo..Cây thực phảm: rau, quả...cây nguyên liệu: mía , bông, chè....
Hs : Nghe giảng.
? Em hãy kể 1 số loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp trồng ở địa phương em.
? Em hãy nêu 1 số nông sản nước ta đã xuất khẩu ra thị trường thế giới.
I. Vai trò của trồng trọt
 1. Cung cấp : lương thực, thực phẩm cho con người.
 2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
 3. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
 4. Cung cấp nông sản xuất khẩu.
Hạot động 2 : Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt. ( 10/)
? Dựa vào vai trò của trồng trọt em hãy cho biết SX nhiều lúa, ngô, khoai, sắn là nhiệm vụ thuộc lĩnh vực SX nào 
? Trồng cây rau, đậu, vừng, lạc, là nhiệm vụ thuộc lĩnh vực SX nào .
? Phát triển chăn nuôi lợn, gà, vịt, là nhiệm vụ của lĩnh vực SX nào .
? Trồng cây mía, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho nhà máy là nhiệm vụ thuộc lĩnh vực SX nào .
? Trồng cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu cho XD và công nghiệp làm giấy.
? Trồng cây đặc sản chè, cafê để lấy nguyên liệu để xuất khẩu là nhiệm vụ của lĩnh vực SX nào ?
? Vậy nhiệm vụ của trồng trọt là gì .
Hs : Trả lời câu hỏi.
II. Nhiệm vụ của tròng trọt.
1. Cung cấp cây lương thực.
2. Cung cấp thực phẩm.
4. Nguyên liệu cho CN
6. Nông sản để xuất khẩu.
KL:Đảm bảo lương thực và thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Phát triển cây công nghiệp và xuất khẩu
Hoạt động 3 : Tìm hiểu các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của ngành trồng trọt ? ( 5/)
Gv : Treo bảng phụ ghi bảng SGK
 Hs : Suy nghĩ và lên bảng điền
 - Khai hoang lấn biển.
 - Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng.
 - áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt.
? Mục đích cùng của các biện pháp đó là gì .
Hs : trả lời câu hỏi.
III. Để thực hiện nhiệm vụ của ngành trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì ?
- Tăng diên tích cây trồng.
- Tăng lượng nông sản.
- Tăng năng suất cây trồng
Hoạt động 4 : Tìm hiểu khái niệm về đất trồng. ( 5/)
Gv: cho hs đọc mục 1 sgk.
 ? Đất trồng là gì .
Hs : trả lời.
Gv : bổ sung và ghi bảng.
? Lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng không ? Vì sao ?
Hs: k vì thực vật o thể sinh sống được
Gv : Hướng dẫn hs quan sát hình 2 SGK
? Cây trồng trong môi trường nước và môi trường đất có gì khác nhau.
? Vậy đất có vai trò quan trọng như thế nào đối với cây trồng.
Hs: Trả lời câu hỏi.
I. Khái niệm về đất trồng ?
1. Đất trồng là gì ?
 Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của võ trái đất trên đó thực vật (cây trồng) có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
2. Vai trò của đất trồng.
Đất trồng là môi trường cung cấp nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây và giữ cho cây đứng
Hoạt động 5 : Nghiên cứu thành phần của đất. ( 8/)
Gv: hướng dẫn hs quan sát sơ đồ 1 SGK
? Nhìn vào sơ đồ 1 SGK em hãy cho biết đất trồng bao gồm những thành phần nào .
Hs : trả lời câu hỏi.
? Phần khí có các chất khí nào.
? Phần khí có vai trò gì .
? Phần rắn của đất có những thành phần gì.
? Thế nào là chất vô cơ, chất hữu cơ.
? Phần rắn có tác dụng gì .
? Chất lỏng chính là thành phần gì trong đất ? Nó có tác dụng gì ?
Gv : Treo bảng phụ về bảng 1 trong SGK
? Dựa vào sơ đồ 1 và kiến thức lớp 6 hãy điền vào vai trò trong thành phần can đất trồng theo mẫu ?
? Nờu vai trũ của trồng trọt trong việc điều hũa khụng khớ, cải tạo mụi trường.
II. Thành phần của đất.
- Đất trồng gồm 3 phần
 + Phần khí.
 + Phần rắn.
 + Phần lỏng.
- Các chất khí : bao gồm Oxi, Nitơ, CO2. Cung cấp Oxi cho cây hô hấp.
- Phần rắn bao gồm các chất vô cơ và chất hữu cơ, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Chất lỏng chính là nước trong đất, có vai trò hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất.
Các TP of đất trồng
Vai trò đối với cây trồng
Phần khí
C2 O2 cho cây hô hấp
Phần rắn
C2 chất d2 cho cây.
Phần lỏng
C2 nước cho cây
-Hỳt khúi bụi, khớ cacbonic,....
4. Củng cố bài: ( 5/)
 Gọi 2 Hs đọc phần ghi nhớ cuối 2 bài.
 Gv nêu các câu hỏi cuối bài và gọi hs trả lời.
5. Hướng dẫn học ở nhà: ( 1/)
 - Học kỹ câu hỏi SGK.
 - Đọc trước bài 3 : một số tính chất của đất
* Rỳt kinh nghiệm: ..............................................................................................
Ngày giảng: 
 Tiết 2 
Một số tính chất của đất trồng
I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học sinh phải :
1. Kiến thức: - Hiểu được thành phần cơ giới của đất trồng là gì ? Thế nào là đất chua, đất phèn, đất trung tính ? Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng ? Thế nào là độ phì nhiêu của đất ?
2. Kỹ năng: Quan sỏt, nhận xột, tư duy.
3. Thỏi độ: Có ý thức bảo vệ, duy trỳ và nâng cao độ phì nhiêu đất.
4. Năng lực: Tư duy, quan sỏt, hoạt động nhúm.
II. Chuẩn bị :
GV : Soạn bài
HS : Nghiờn cứu bài trước ở nhà.
III. Phương phỏp: Trực quan, hỏi đỏp, nờu vấn đề.
IV. Các hoạt động dạy học :
Tổ chức ổn định lớp : ( 1/) 
 Kiểm tra bài cũ : ( 5/) 
 ? Đất trồng là gì ? Đất trồng có vai trò như thế nào đối với đời sống của cây.
? Đất trồng gồm những thành phần nào ? Vai trò của từng thành phần đối với đời sống của cây.
Bài mới: ( 33/) 
GTB : 
Bài mới :
Hoạt động của Gv, Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Thành phần cơ giới của đất là gì ? ( 11/) 
? Phần rắn của đất bao gồm những thành phần nào ?
Gv: Thành phần khoáng(thành phần vô cơ) của đất bao gồm các hạt cát, limon, sét. Tỉ lệ các hạt này trong đất gọi là thành phần cơ giới của đất.
? Vậy thành phần cơ giới của là gì .
Gv: Hướng dẫn Hs đọc thông tin trong sách giáo khoa và yêu cầu Hs trả lời câu hỏi.
? Việc xác định thành phần cơ giới của đất là gì .
Hoạt động 2 : Phân biệt thế nào là độ chua, độ kiềm của đất ? ( 11/) 
Gv : yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK. Trả lời câu hỏi sau :
? Độ PH dùng để đo cái gì .
? Trị số PH được dao động trong phạm vi nào ?
? Với giá trị nào của PH thì đất được gọi là đất chua, kiềm, trung tính.
Hs : Trả lời các câu hỏi
Gv : Nhận xét và chốt lại.
Gv : Người ta chia đất thành đất chua, kiềm, trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo.
? Đối với loại đất thế nào thì cần cải tạo và cải tạo bằng cách nào.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu khả năng dữ nước và chất dinh dưỡng. ( 11/) 
? Đất thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng cây trồng phát triển như thế nào.
? Đất đủ nước, đủ chất dinh dương cây phát triển như thế nào.
Hs : Trả lời câu hỏi.
Gv :- Vậy nước và chất dinh dưỡng là 2 
yếu tố của độ phì nhiêu.
 - Có thể phân tích đất đủ nước, đủ chất dinh dưỡng chưa hẵn là đất phì nhiêu vì đất đó chưa cho năng suất cao.
? Vậy đất phi nhiêu là đất như thế nào.
? Muốn đạt năng suất cao ngoài độ phi nhiêu của đất cần có yếu tố nào nữa.
? Em hóy tỡm ra nguyờn nhõn giảm độ phỡ nhiờu của đất.
I. Thành phần cơ giới của đất là gì ?
- Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét trong thành phần vô cơ của đất gọi là thành phần cơ giới của đất.
- Dựa vào thành phần cơ giới người ta chia đất thành 3 loại chính : Đất cát, đất thịt, đất sét.
II. Độ chua, độ kiềm của đất.
- Độ PH được dùng để đo độ chua, độ kiềm của đất.
- Trị số PH được dao động từ 0->14.
- Trị số : + PH đất chua.
 + PH = 6.6 - 7.5 đất trung tính.
 + PH > 7.5 đất kiềm.
- Đối với đất chua cần phải bón vôi nhiều để cải tạo .
III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.
Đất phi nhiêu là đất có đủ nước, đủ chất dinh dưỡng đảm bảo cho năng suất cao và không chứa nhiều chất độc hại cho sinh trưởng và phát triển của cây.
- Ngoài độ phi nhiêu của đất cần có giống tốt, thời tiết tốt, chăm sóc tốt 
 => Năng suất cao
4. Hệ thống củng cố bài: ( 5/) 
 Gv : Gọi 2 Hs đọc phần ghi nhớ.
 Gv : nêu các câu hỏi phần cuối bài để hs trả lời.
5. Hướng dẫn học ở nhà: ( 1/) 
 - Học kỹ các câu hỏi sách giáo khoa.
 - Mỗi học sinh chuẩn bị 3 mẫu đất khác nhau, 1 lọ đựng nước, 1 ống hút láy nước, 1 mãnh nilon có kích thước 35x35 cm.
* Rỳt kinh nghiệm: ..............................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày giảng: 
 TIẾT 3:
BÀI 4: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN
CƠ GIỚI CỦA ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau khi học song học sinh xác định được thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp vê tay.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát thực hành cẩn thận chính xác.
3. Thỏi độ: Có ý thức bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu đất.
4. Năng lực: Tư duy, quan sỏt, hoạt động nhúm.
II. Chuẩn bị :
- GV : + Nghiên cứu SGK, ống hút nước
 + Chuẩn bị các vật mẫu như: Mẫu đất, ống nước, thước đo.
- HS : Nghiờn cứu bài trước ở nhà.
III. Phương phỏp: Trực quan, hỏi đỏp, nờu vấn đề.
IV. Các hoạt động dạy học :
Tổ chức ổn định lớp : ( 1/) 
 Kiểm tra bài cũ : ( Khụng) 
 Bài mới: ( 38/) 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Tổ chức thực hành: ( 13/) 
GV: Kiểm tra dụng cụ và mẫu vật của học sinh.
- Phân công công việc cho từng nhóm học sinh.
HĐ2: Thực hiện quy trình: ( 13/) 
GV: Thao tác mẫu, học sinh quan sát TH như SGK.
GV: Hướng dẫn học sinh quan sát đối chiếu với chuẩn phân cấp đất.
HS: Thao tác giáo viên quan sát chỉ dẫn.
HĐ3. Đánh giá kết quả.( 12/) 
GV: Hướng dẫn đánh giá xếp ... vật nuôi.
+ Làm sạch môi trường
Hoạt động 3 : Tìm hiểu nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản ở nước ta.
? Nhiệm vụ chính của nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta là gì.
? Em hãy cho biết tiềm ănh về mặt nước ở nước ta
Gv: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm
? Em hãy cho biết những giống thuỷ sản nào có chất lượng tốt, có năng suất cao.
? Ngành nuôi thuỷ sản cung cấp những loại thực phẩm nào.
? Nhu cầu về thực phẩm của nhân dân ta hiện nay như thế nào.
? Ngành nuôi thuỷ sản đã đáp ứng nhu cầu đó như thế nào.
Hs: Đứng tại chổ trả lời
Gv: nhận xét và bổ sung
? Ngành nuôi thuỷ sản đã ứng dụng những tiến bộ KHKT vào những khâu nào.
Gv: Yêu cầu học sinh trả lời sản xuất giống, sản xuất thức ăn, bảo vệ môi trường và phong trừ dịch bệnh
 II. Nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản ở nước ta.
 1. Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi.
- Diện tích mặt nước hiện có: 1700.000 ha, trong đó khả năg sử dụng được là: 1.031.000 ha.
- Trong những năm tới đưa diện tích sử dụng mặt nươc ngọt là 69% và nước lợ, mặn 70%
2. Cung cấp thực phẩm tươi sạch
3. ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thuỷ sản
4. Hệ thống củng cố bài: 
- Giáo viên: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài học.
- Gọi 2 – 3 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài học.
- Đọc trước bài 50.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 45:	Môi trường nuôi thuỷ sản
Ngày soạn :27/4/2008 
Ngày giảng :29/4/2008 
I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học sinh phải :
- Hiểu được đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.
- Biết được một số tính chất của nước nuôi thuỷ sản
- Biết cách cải tạo nước nuôi thuỷ sản và đất đáy ao.
II. Công tác chuẩn bị.
- Tranh vẽ (bảng phụ) hình 76, 77,, 78 (sgk)
- Sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến bài học và thu thập một số sinh vật sống trong nước.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp. 
2. Bài cũ: 
	? Nuôi thuỷ sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội.
	? Nhiệm vụ chính của nuôi trồng thuỷ sản là gì.
Hs: Lên bảng trả lời. 
Gv: Nhận xét câu trả lời của học sinh và cho điểm.
3. Bài mới
Hoạt động của Gv, Hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Các động vật thuỷ sản và hầu hết các loại thức ăn của nó đều sống trong nước. Nước là môi trường sống của thuỷ sản. Nước có nhiều đặc điểm và tính chất ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong nước. Để hiểu được vấn đề này ta đi vào bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.
Gv: Nước nuôi thuỷ sản có nhiều đặc điểm ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong nước đặc biệt là tôm, cá.
? Vậy đó là những đặc điểm nào
Gv: hướng dẫn hs phân tích từng đặc điểm bằng cách nêu các câu hỏi:
? Tại sao lại dùng phân hữu cơ hay vô cơ để làm thức ăn cho cá.
? Căn cứ vào đâu để bón phân.
? Nước mát mùa hè, ấm mùa đông có tác dụng gì.
? Nước ao tù có loại khí gì nhiều
 I. Đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.
 1. Có khả năng hoà tan các chất vô cơ và hưu cơ.
 2. Khả năng điều hoà chế độ nhiệt của nước.
 3. Thành phần oxi (O2) thấp và cacbonnic (CO2) cao
Hoạt động 3 : Tìm hiểu tính chất của nước nuôi thuỷ sản
? Tính chất vật lí gồm những tính chất nào.
Gv: yêu cầu hs quan sát hình vẽ 75 sgk và trả lời các câu hỏi:
? Nguồn nhiệt được tạo ra trong ao chủ yếu do nguyên nhân nào.
Gv: giải thích độ trong là gì?
Gv: Thông qua độ trong để xác định chất lượng vùng nước, độ trong thấp hoặc cao không thích hợp tốt nhất từ 20 – 30 cm.
Để xác định độ trong người ta dùng dụng cụ gì ?
Gv: mô tả hình dạng, kích thước cảu đĩa Sếch xi và cách đo độ trong.
Gv: Nước nuôi thuỷ sản, thường có 3 màu sắc khác nhau.
? Nước nuôi thuỷ sản có nhiều màu khác nhau là do những nguyên nhân nào.
? Nước nuôi thuỷ sản có màu như thế nào gọi là nước béo, nước gầy, nước bệnh:
Gv: Giải thích khái niệm sự chuyển động của nước.
? Nước chuyển động thì có tác dụng gì.
? Có mấy hình thức chuyển động của nước
? Các loại khí hoà tan trong nước và sự hoà tan phụ thuộc vào những yếu tố nào.
Gv: Trong nước có nhiều khí hoà tan, nhưng chỉ có O2 Và CO2 ảnh hưởng nhiều đến tôm và cá.
Gv: Trong nước có nhiều muối hoà tan như: Đạm, lân ...
? Nguyên nhấninh ra các muối hoà tan là gì .
? Em hãy nhắc lại k/n độ PH đã học
? Độ PH có ảnh hưỡng như thế nào đến tôm, cá.
? Độ PH thích hợp đối với tôm, cá là bao nhiêu.
Gv: Huớng dẫn học sinh quan sát hình 78 sgk để phân biệt được các loại sinh vật theo nhóm.
? Nêu tên các loại sinh vật theo 3 nhóm: SV phù du, thự vật bậc cao và động vật đáy
 II. Tính chất của nước nuôi thuỷ sản.
 1. Tính chất lí học
 a. Nhiệt độ
+ Sự phân huỷ các chất hưu cơ.
+ Sự toả nhiệt của đất trong đáy ao.
+ Cường độ chiếu sáng của mặt trời (nguyên nhân chính).
 b. Độ trong: Là biểu thị mức độ ánh sáng xuyên qua mặt nước.
+ Để xác định độ trong của nước nuôi thuỷ sản ta dùng đĩa Sếch xi
+ Cách đo độ trong.
 c. Màu nước:
+ Nguyên nhân có màu nước:
- Nước có khả năng hấp thụ và phản xạ ánh sáng.
- Có các chất mùn hoà tan.
- Trong nước có nhiều sinh vật phù du.
+ Có 3 màu nước khác nhau:
- Màu nõn chuối hoặc vàng lục: Nước béo.
- Nước có màu tro đục, xanh đồng: Nước gầy.
- Nước có màu đen, mùi thối: Nước bệnh.
 d. Sự chuyển động của nước.
+ Tác dụng: Tăng lượng oxi, thức ăn phân bố đều trong ao, kích thích cho quá trình sinh sản của tôm, cá.
+ Các hình thái chuyển động: sóng, đối lưu, dòng chảy.
 2. Tính chất hoá học
 a. Các chất khí hoà tan: Phụ thuộc vào các yếu tố: Nhiệt độ, áp suất, nồng độ muối.
- Có 2 loại khí O2 và CO2 có ảnh hưởng trực tiếp đến tôm cá nhiều hơn.
- Khí O2 cần lượng hoà tan trong nước tối thiểu từ 4 mg\l trở lên. Nếu thấp hơn thì ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của tôm, cá.
- Khí CO2 cần 4 ->5 mg/l. Nếu CO2 tròn 25 mg/l -> ngày độc cho tôm cá.
b. Các muối hoà tan.
Vd: đạm, lân, sắt.
Nguyên nhân sinh ra các muối:
- Do nước.
- Do sự phân huỷ các chất hữu cơ.
- Do bón phân hữu cơ, vô cơ là chính.
c. Độ PH: ảnh hưởng đến đơif sống của tôm cá. Và độ PH thích hợp từ 6 – 9
 3. Tính chất sinh học:
a. Sinh vật phù du: Tảo khúc hình đĩa(a); Tảo dung (b); Tảo 3 góc (c) => Thực vật phù du; Động vật phù du: Cyclops(d); trùng 3 chi (e)
b. Thực vật bậc cao: Rong mái chèo(g); Rong tôm(h);
c. Động vật đáy: ấu trùng muỗi (i); ốc hên(k).
Hoạt động 4: Tìm hiểu phương pháp cải tạo nước và đáy ao.
Gv: Ao là nơi sinh sống của sinh vật nói chung và cá, tôm nói riêng. Muốn nuôi tôm, cá có năng suất cao thì phải cải tạo nước đáy ao.
Gv: Lờy ví dụ thực tiễn những đáy ao cần cải tạo.
? Em hãy nêu biện pháp cải tạo.
? ở địa phương em cải tạo đáy ao bằng những biện pháp như thế nào.
III. Biệp pháp cải tạo nước và đáy ao.
 1. Cải tạo nước:
+ Những ao cần được cải tạo như ao miền núi, ao có nguồn từ khe, ao có nhiều sinh vật thuỷ sinh, ao có bọ gạo.
 2. cải tạo đất đáy ao.
- Trồng cây quanh bờ ao.
- Bón nhiều phân hưu cơ và đất phù sa.
4. Hệ thống củng cố bài: 
- Giáo viên: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài học.
- Gọi 2 – 3 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài học.
- Chuẩn bị dụng cụ để tiết sau thực hành.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 47:	TH: Xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản.
Ngày soạn : 
Ngày giảng : 
I. Mục tiêu : Sau khi học xong bài này học sinh phải :
- Biết cách đo và xác định được nhiệt độ, độ pH của nước nuôi thuỷ sản.
II. Công tác chuẩn bị.
- Nhiệt kế, Đĩa Sếch, thang màu pH chuẩn
- 2 thùng nhựa đựng mẫu nước nuôi cá (nếu không có ao nuôi cá) có chiều cao tối thiểu là 60 – 70 cm, đường kính thùng 30 cm.
- Giấy đo pH.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp. 7G :
2. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành
Gv: phân chia theo tổ thực hành, sắp xếp vị trí các tổ
Gv: nêu mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành.
Hoạt động2: Tổ chức thực hành
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Phân công các công việc cho từng nhóm trong và sau khi thực hành.
Hoạt động 3: Thực hiện qui trình
a. Giáo viên hướng dẫn và thao tác mẫu cho học sinh quan sát:
 + Đo nhiẹt độ nước:
B1: Nhúng nhiệt kế vào nước để khoảng 5 đến 10 phút.
B2: Nâng nhiệt kế ra khỏi nước và đọc ngay kết quả.
 + Đo độ trong:
B1: Thả từ từ đĩa Sếch xi xuống nước cho đến khi không thấy vạch đen, trắng (or xanh, trắng) và ghi độ sâu của đĩa (cm).
B2: Thả đĩa xuống sâu hơn, rồi kéo lên đến khi thấy vạch đen, trắng (or xanh trắng), ghi lại độ sâu của đĩa
Kết quả độ trong sé là số trung bình của 2 bước đó.
 + Đo độ pH bằng phương pháp đơn giản.
B1: Nhúng giấy đo pH vào nước khoảng 1 phút.
B2: Đưa lên so sánh với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng với màu nào thì nước có độ pH tương đương với pH của màu đó.
b. Học sinh thao tác – Gv theo dõi uốn nắn
Hoạt động 4: Đấnh giá kết quả tiết thực hành.
- Sau khi thực hành xong – học sinh thu gọn dụng cụ và làm vẹ sinh theo từng nhóm.
- Gv dựa vào kết quả theo dõi và thực hành của các nhóm để đánh giá và cho điểm.
- Gv đánh giá và nhận xét giờ thực hành, rút kinh nghiệm cho từng tiết thực hành khác.
3. Hướng dẫn học ở nhà.
- Về nhà ôn tập chương.
- Đọc trước bài 52.
bài kiểm tra công nghệ 7
(thời gian:45 phút)
 I/Trắc nghiệm: khoanh tron chữ cái đứng trước ý em cho là đúng 
1) Ta phải bảo vệ rừng vì:
A. Rừng cung cấp lâm sản 
B. Rừng làm sạch môi trường và phòng hộ 
C. Rừng cho ta sinh hoạt văn hoá và nghiên cứu khoa hoc
D. Cả ba ý trên 
2) việc phá rừng gây ra hậu quả gì 
A. Gây lũ lụt hạn hán 	C. Gây ô nhiễm môi trường không khí 
B. Gây sói mòn , lỡ đất 	D. cả ba ý trên 
3) Thời vụ trồng rừng ở miền Bác là 
A. Mùa xuân	C. mùa xuân và mùa thu 
B. mùa thu 	D. mùa đông và mùa thu
4) Trồng cây xanh ở thành phố và khu công nghiệp là để làm gì 
A. Lấy bóng mát 	C. Làm sạch môi trường 
B. Lấy cảnh đẹp 	D. Cả ba ý trên 
5) TRồng rừng ở bãi cát ven biển là để
A. Tận dụng đất hoang	C. Phòng hộ 
B. Lấy gỗ 	D. Chông sạt lở đất
6) Giống vật nuôi có vai trò gì trong chăn nuôi 
A. Cho năng suất cao	
B. Cho chất lượng sản phẩm tốt
C. Cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt 	
D. Sinh trưởng tốt
7) Nhân giống thuần chủng là ghép đôi :
A. Con đực và con cái cùng giống cận huyết 
C. Con đực và con cái khác giống 
B. Con đực và con cái cùng giống , không cận huyết 
D. Con đực và con cái khác giống , cận huyết 
8) Thức ăn có vai trò gì đối với vật nuôi 
A. Cung cấp năng lượng 	B. Cung cấp chất dinh dưỡng 
C. Cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng 	D. Cung cấp chất béo 
II/ Tự luận 
9) Tại sao nói rừng là tài nguyên quý của đất nước 
10) Cho biết mục đích của việt chết biến và giữ trữ thức ăn vật nuôi ?
ở địa phương em dã chế biến thức ăn cho vật nuôi như thế nào ?
Bài làm 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2021_202.doc