BÀI 32: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI
I. Mục tiêu
Yêu cầu cần đạt:
+ Hiểu được khái niệm, đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
+ Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.
1. Về kiến thức:
- Trình bày được khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.Lấy VD.
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục
2. Về năng lực
- NL chung: [1.5.2] Hiểu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội
- NL đặt thù: [a.2.2]: Nhận thức được nội dung cơ bản về vai trò , các quá trình kĩ thuật và công nghệ, các nghề nghiệp có liên quan của một số lĩnh vực sản xuất chủ yếu trong nều kinh tế của Việt Nam như nông – lâm nghiệp, thủy sẳn, công nghiệp.
3. Về phẩm chất:
[CC.1.2] Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
[CC.2.1]Tham gia công việc lao động, sản xuất trong gia đình theo yêu cầu thực tế phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- GV: SGK, giáo án điện tử, sơ đồ 8 SGK, kế hoạch bài dạy.
- HS:
+ SGK CN7.
+ Sử dụng tài khoản phần mềm học trực tuyến qua nhóm Zalo.
+ Phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a) Mục tiêu: [CC.1.2]
b) Nội dung: chuyển giao nhiệm vụ (kiểm tra kiến thức cũ)
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Thế nào là một giống vật nuôi?
Câu 2: Em hãy nêu điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi?
Tuần Ngày soạn: Tiết Ngày dạy: BÀI 31: GIỐNG VẬT NUÔI I. Mục tiêu Yêu cầu cần đạt: Hiểu được khái niệm về giống vật nuôi và vai trò của giống trong chăn nuôi. 1.Về kiến thức: - Hiểu được khái niệm về giống vật nuôi và cơ sở kha học để phân loại giống vật nuôi. - Xác định được vai trò, tầm quan trọng của giống vật nuôi đối với năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. 2. Về năng lực: - NL chung: [1.1] Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. - NL đặt thù: [a.2.1]: Mô tả được số sản phẩm công nghệ và tác động của nó trong đời sống gia đình 3. Về phẩm chất: [CC.1.2] Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết. [TN.2.2] Có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu của cá nhân và gia đình. II. Thiết bị dạy học và học liệu - HS sử dụng tài khoản phần mềm học trực tuyến qua ZOOM, zalo nhóm. - SGK Công nghệ 7 - Phiếu học tập số 1: (Xem trong Nội dung hoạt động 2) III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) a) Mục tiêu: [CC.1.2] b) Nội dung: Tìm hiểu một số giống vật nuôi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: chuyển giao nhiêm vụ của lớp qua nhóm zalo. #1: GV giao nhiệm vụ thông qua hệ thống quản lí học tập cho HS Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: - Kể tên các vật nuôi mà em biết? - Những vật nuôi này có những đặc điểm gì? #2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn) #3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: #4: GV kết luận, nhận định. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (khoảng 30 phút) a) Mục tiêu: [1.1] , [a.2.1] b) Nội dung: Hiểu được khái niệm về giống vật nuôi và vai trò của giống trong chăn nuôi. c) Sản phẩm: hoàn thành phiếu học tập số 1, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện #1: GV giao cho HS nhiệm vụ * HS hoàn thành phiếu học tập số 1 Em hãy điền các từ sau: ngoại hình, năng suất, chất lượng sản phẩm vào chỗ trống cho phù hợp -Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm.giống nhau, có .và như nhau, có tính di truyền ổn định có số lượng cá thể nhất định. * Phân loại giống vật nuôi người ta dựa vào những tiêu chí nào? * Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? #2: HS thực hiện nhiệm vụ : #3: GV nhận xét à kết luận nội dung bài học 3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 10 phút) a) Mục tiêu: [CC.1.2] b) Nội dung: Tìm hiểu về đặc điểm ngoại hình và vai trò của vật nuôi ở gia đình. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: cho hs thực hiện theo cá nhânà lấy điểm kiểm tra thường xuyên #1: GV giao nhiệm vụ Em hãy phân tích đặc điểm ngoại hình và vai trò của vật nuôi ở gia đình. #2: HS thực hiện nhiệm vụ #3: GV tổ chức báo cáo và kết luận . 4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà) a) Mục tiêu: [TN.2.2] b) Nội dung: Sưu tầm thêm các giống vật nuôi có các đặc điểm nổi bật. c) Sản phẩm: Hình ảnh các giống vật nuôi d) Tổ chức thực hiện #1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện. #2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. #3: GV yêu cầu HS bằng cách chụp ảnh bài làm trong vở nộp bài qua hệ thống học tập. IV. Nội dung cốt lõi: I. Khái niệm về giống vật nuôi. 1.Thế nào là giống vật nuôi. - Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra, mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định. 2.Phân loại giống vật nuôi. a) Theo địa lý b) Theo hình thái ngoại hình c) Theo mức độ hoàn thiện của giống. d) Theo hướng sản xuất. II. Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi. -Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi. -Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Tuần Ngày soạn: Tiết Ngày dạy: BÀI 32: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI I. Mục tiêu Yêu cầu cần đạt: + Hiểu được khái niệm, đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. + Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi. Về kiến thức: - Trình bày được khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.Lấy VD. - Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục 2. Về năng lực - NL chung: [1.5.2] Hiểu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội - NL đặt thù: [a.2.2]: Nhận thức được nội dung cơ bản về vai trò , các quá trình kĩ thuật và công nghệ, các nghề nghiệp có liên quan của một số lĩnh vực sản xuất chủ yếu trong nều kinh tế của Việt Nam như nông – lâm nghiệp, thủy sẳn, công nghiệp. 3. Về phẩm chất: [CC.1.2] Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết. [CC.2.1]Tham gia công việc lao động, sản xuất trong gia đình theo yêu cầu thực tế phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân. II. Thiết bị dạy học và học liệu - GV: SGK, giáo án điện tử, sơ đồ 8 SGK, kế hoạch bài dạy. - HS: + SGK CN7. + Sử dụng tài khoản phần mềm học trực tuyến qua nhóm Zalo. + Phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) a) Mục tiêu: [CC.1.2] b) Nội dung: chuyển giao nhiệm vụ (kiểm tra kiến thức cũ) Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: Câu 1: Thế nào là một giống vật nuôi? Câu 2: Em hãy nêu điều kiện để được công nhận là một giống vật nuôi? c) Sản phẩm:HS suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi. C1: - Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi dều có đăc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định. C2: - các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc; Có đăc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau; Có tính di truyền ổn định; Đạt đến một số lượng cá thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng. d) Tổ chức thực hiện: chuyển giao nhiêm vụ của lớp qua nhóm zalo. #1: GV giao nhiệm vụ thông qua hệ thống quản lí học tập cho HS #2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn) #3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ #4: GV kết luận, nhận định. Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động. Học sinh nghe nhận xét. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (khoảng 25 phút) a) Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.Lấy VD. - Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục [1.5.2], [a.2.2]. b) Nội dung: Khái niệm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi c) Sản phẩm: câu trả lời học sinh, hoàn thành phiếu học tập số 1. d) Tổ chức thực hiện #1: GV giao cho HS nhiệm vụ: Giáo viên trình chiếu hình ảnh vật nuôi Học sinh nêu lên sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi là gì ? Nêu ví dụ cụ thể. -Học sinh hoàn thành phiếu học tập số 1 . Em hãy đọc rồi đánh dấu (X) vào để phân biệt những biến đổi nào của vật nuôi thuộc sinh trưởng và phát dục: Những biến đổi của cơ thể vật nuôi Sự sinh trưởng Sự phát dục -Xương ống chân của bê dài thêm 5cm -Thể trọng lợn(heo) con từ 5 kg tăng lên 8 kg -Gà trống biết gáy -Gà mái bắt đầu đẻ trứng -Dạ dày lợn tăng thêm sức chứa .......................... .................................................... .......................... .......................... ..................... ..................... ............................................................... -Em hãy cho biết các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi #2: HS thực hiện nhiệm vụ #3: GV nhận xét à kết luận nội dung bài học. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 10 phút) a) Mục tiêu: [CC.1.3] b) Nội dung: Phân tích các yếu tố tác động ảnh hưởng nhiều nhất sự sinh trưởng và phát dục ở vật nuôi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện #1: GV giao nhiệm vụ #2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): #3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến): HS trả lời nhanh, GV nhận xét, kết luận 3. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà) a) Mục tiêu: [CC.2.1] b) Nội dung: Vận dụng kiến thức vào sưu tầm các hình ảnh sự thay đổi thông thường của cơ thể vật nuôi là sinh trưởng hay phát dục. c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện #1: GV giao nhiệm vụ cho HS và yêu cầu HS thực hiện: #2: HS thực hiện nhiệm vụ. #3: GV yêu cầu HS bằng cách nộp hình ảnh qua hệ thống học tập; IV. Nội dung cốt lõi: I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. 1. Sự sinh trưởng. - Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể. VD:Sự sinh trưởng của lợn Móng Cái: + Lợn mới sinh:1,2kg. + Lợn cai sữa:15kg. + Lợn trưởng thành:50=>100kg. 2. Sự phát dục. - Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. VD:Gà trống thành thục sinh dục: biết gáy, biết đạp mái, mào to. II. Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. - Thức ăn - Chuồng trại, chăm sóc - Khí hậu - Các yếu tố bên ngoài ( điều kiện ngoại cảnh ) - Yếu tố bên trong ( đặc diểm di truyền ). Tuần Ngày soạn: Tiết Ngày dạy: I.Mục tiêu bài học Qua bài này, học sinh phải: 1.Về kiến thức: Nêu được khái niệm về chọn giống vật nuôi Biết được một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi 2.Về thái độ: Có thái độ học tập tích cực, ứng dụng những điều đã học vào thực tế sản xuất ở địa phương. II.Chuẩn bị Khái niệm: chọn vật nuôi đực và cái phù hợp mục đích chăn nuôi giữ lại làm giống CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI Phương pháp: +Chọn lọc hàng loạt +Kiểm tra cá thể Quản lý giống vật nuôi: nhằm phát huy ưu thế của giống vật nuôi 1.Giáo viên Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học Bảng ví dụ một số phương pháp chọn giống vật nuôi, sơ đồ 9.Biện pháp quản lí giống vật nuôi 2.Học sinh Học thuộc bài 32 Nghiên cứu trước bài 33, tìm hiểu xem thế nào là chọn giống vật nuôi, khái niệm được chọn lọc hàng loạt và kiểm tra năng suất. Nghiên cứu trước sơ đồ 9. III.Các hoạt động dạy - học Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) Thế nào sự sinh trưởng, sự phát dục của vật nuôi? Cho ví dụ minh hoạ? Phân tích những đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi? Giới thiệu bài mới (3’) Làm cách nào để chọn được những vật nuôi có năng suất và chất lượng tốt nhất trong đàn vật nuôi? Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta cùng nghiên cứu về Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi Các hoạt động dạy - học TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 10’ HĐ1. Tìm hiểu khái niệm về c ... ước, cách xử lý ô nhiễm môi trường nước. III.Các hoạt động dạy - học Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) Nêu cách chăm sóc tôm cá Trình bày mục đích và biện pháp phòng bệnh cho tôm cá? Giới thiệu bài mới (3’) Muốn có nhiều sản phẩm thuỷ sản chất lượng cao và phát triển nghề nuôi thuỷ sản bền vững lâu dài, mọi người phải ra sức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề này. Các hoạt động dạy - học TG NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 5’ I.Nguyên nhân và ý nghĩa 1.Nguyên nhân -Nước thải sinh hoạt -Nước thải công nghiệp và nông nghiệp 2.Ý nghĩa -Cung cấp sản phẩm sạch phục vụ đời sống con người -Phát triển bền vững ngành nuôi thuỷ sản HĐ1. Tìm hiểu về nguyên nhân làm môi trường nước bị ô nhiễm và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thuỷ sản Treo sơ đồ sau: CH-HSG Em hãy trình bày các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước? Giới thiệu thêm môi trường nước còn bị ô nhiễm do rác thải của con người, do du lịch, giao thông, chiến tranh Tóm lại, nước ô nhiễm do đâu? CH-HSTBK: Theo em, tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường nước là gì? CH-HSY Tại sao cần phải ngăn chặn ô nhiễm môi trường nước? CH-HSTBK: Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường thuỷ sản là gì? Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước là: +Do sinh hoạt của con người (nhà ở) +Do các hoạt động nông nghiệp: phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, do sản phẩm chăn nuôi: nước thải, phân bón, thuốc kháng sinh +Do các hoạt động công nghiệp: các ngành này sử dụng rất lớn nguồn nước, thải các chất thải ra sông, suối chưa xử lý. Do sinh hoạt của con người và do nước thải công nghiệp, nông nghiệp. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của thuỷ sản, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của thuỷ sản, thậm chí làm cho thuỷ sản bị chết. Để tôm cá sống khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát dục bình thường Giữ vững nguồn lợi thuỷ sản cho con người. Giúp con người có được những sản phẩm tươi sạch, đảm bảo sức khoẻ con người. Thuỷ sản bị ô nhiễm gián tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và vật nuôi Cung cấp sản phẩm sạch phục vụ đời sống con người Phát triển bền vững ngành nuôi thuỷ sản 15’ II.Biện pháp bảo vệ môi trường thuỷ sản Sơ đồ HĐ2. Tìm hiểu về một số biện pháp bảo vệ môi trường thuỷ sản Quản lí nguồn nước Bảo vệ môi trường Xử lý nguồn nước Treo sơ đồ sau: Câu hỏi thảo luận Dựa vào nội dung SGK, kiến thức đã biết, hoàn thành sơ đồ trên? Hướng dẫn HS hoàn thành sơ đồ trên CH-HSG Biện pháp lắng lọc nước có ưu nhược điểm gì? Biện pháp khắc phục? CH-HSTBK: Nếu thấy cá nổi đầu vào buổi sớm thì do những nguyên nhân nào gây ra? CH-HSTBK: Phải xử lí ao nuôi như thế nào? CH-HSY Tại sao bón phân chuồng xuống ao lại ủ cho hoai mục? CH-HSG Tại sao lại phải ngăn cấm huỷ hoại các sinh cảnh đặc trưng của tôm, cá? Treo bảng quy định nồng độ chất độc tối đa có trong nước Tại sao lại qui định nồng độ tối đa của các chất độc hại Treo lại nội dung sơ đồ Thảo luận 2bàn/nhóm trong 4’ Giảm bớt tạp chất, chất bẩn trong nước. Hạn chế là không tiêu diệt được các vi khuẩn và các chất độc có trong nước. Do đó cần kết hợp với việc dùng hoá chất như khí clo, vôi clorua, formol để tiêu diệt vi khuẩn và giảm bớt chất độc. Do thiếu ô xi, nước bị ô nhiễm Vớt thức ăn thô xanh lên, ngừng cho ăn, tăng cường sục khí; tháo bớt nước cũ, thêm nước sạch; nếu bị ô nhiễm nặng phải đánh bắt hết tôm cá trong ao và xử lí nguồn nước. Nhằm tiêu diệt trứng giun sán, giảm bớt mùi hôi thối và vi sinh vật có hại, phân ủ hoai phân huỷ nhanh Nhằm đảm bảo cho tôm cá có nơi sinh sống và nơi đẻ cố định, đảm bảo cho tôm cá sinh trưởng và sinh sản tốt. Đọc bảng Để hạn chế gây độc cho tôm cá và con người. HS vẽ vào tập 15’ III.Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản 1.Hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản trong nước -Các loài thuỷ sản nước ngọt quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như cá lăng, cá chiên, cá hô, cá tra dầu. -Năng suất khai thác của nhiều loài cá bị giảm sút nghiêm trọng. -Các bãi đẻ và số lượng cá bột giảm sút đáng kể trên hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và năng suất khai thác một số loài cá kinh tế những năm gần đây giảm so với trước. 3.Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hợp lí -Tận dụng tối đa mặt nước nuôi thuỷ sản -Chọn và nhân giống thuỷ sản tốt để nuôi -Cải tiến nâng cao các biện pháp kĩ thuật nuôi thuỷ sản. -Thực hiện tốt những quy định bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. HĐ3. Tìm hiểu về hiện trạng, nguyên nhân và biện pháp khai thác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản CH-HSY Treo bài tập trang 153.SGK Em hãy chọn các từ, cụm từ: nước ngọt, tuyệt chủng, khai thác, giảm sút, số lượng, kinh tế để điền vào các câu sau: Các loài thuỷ sản quý hiếm có nguy cơ . như cá lăng, cá chiên, cá hô, cá tra dầu. Năng suất .. của nhiều loài cá bị nghiêm trọng. Các bãi đẻ và . cá bột giảm sút đáng kể trên hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long và năng suất khai thác một số loài cá những năm gần đây giảm so với trước. Treo sơ đồ CH-HSG Em hãy phân tích mối quan hệ các yếu tố vườn ao chuồng? CH-HSTBK: Làm thế nào để nâng cao năng suất nuôi thuỷ sản? CH-HSG Làm thế nào để duy trì nguồn lợi thuỷ sản lâu dài, bền vững? CH-HSY Tóm lại, để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hợp lí cần làm những công việc gì? HS hoàn thành Các từ cần điền: 1.nước ngọt 2.tuyệt chủng 3.khai thác 4.giảm sút 5.số lượng 6.kinh tế HS học nội dung như bài tập trong SGK Đọc mục 3.SGK trang 154 HS cần nói được các ý chính sau: Ao cung cấp thức ăn, nước cho chuồng nuôi, cung cấp nước tưới và bùn đáy ao cho vườn trồng. Vườn trồng cung cấp thức ăn xanh cho ao nuôi Chuồng nuôi cung cấp phân hữu cơ cho ao nuôi. Cần có giống tốt, nâng cao biện pháp kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh tốt. Bảo vệ tốt nguồn lợi thuỷ sản, đánh bắt đúng kĩ thuật, không đánh bắt với cường độ cao, mang tính huỷ diệt. Nêu như nội dung bài học IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (3’) Quản lí nguồn nước Bảo vệ môi trường thuỷ sản Xử lý nguồn nước A.Tổng kết bài học Hoàn thành các yêu cầu sau Học sinh đọc “Ghi nhớ” Hoàn thành sơ đồ sau 3.Trả lời các câu hỏi sau Câu 1. Em hãy đề xuất một số biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường do nguồn nước thải sinh hoạt? àThiết kế ao lắng, lọc. Nước thải phải qua hệ thống này trước khi thải vào môi trường. Câu 2.Em hãy đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản ở địa phương em? àxử lý tốt nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải nông nghiệp và công nghiệp trước khi thải ra môi trường Không dùng nước thải, rác thải để nuôi thuỷ sản Lựa chọn các biện pháp phù hợp để vận dụng vào thực tế nuôi thuỷ sản ở gia đình và địa phương. B.Dặn dò Học lại các bài từ bài 31 đến 56 chuẩn bị kiểm tra cuối kỳ. Chú ý các nội dung trọng tâm sau: 1.Nhận biết một số giống vật nuôi. 2.Nhận biết sinh trưởng/ phát dục ở vật nuôi. 3.Các chất dinh dưỡng và vai trò của thức ăn. 4.Thiết kế chuồng nuôi heo và chăm sóc heo con. 5.Các làm sạch môi trường nước của thuỷ sản trong tự nhiên. 6.Bảo vệ môi trường nước và thuỷ sản. Rút kinh nghiệm Tuần Ngày soạn: Tiết Ngày dạy: KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU Giáo viên Nắm được tình hình học tập của học sinh, từ đó phân loại đánh giá kết quả học tập và khả năng của mỗi học sinh từ đó có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng. Nắm được mức độ tiếp thu, nghiên cứu bài học của học sinh, nội dung kiến thức, kỹ năng chưa đạt, để sửa chữa, bổ sung kịp thời hoàn chỉnh giáo án, nội dung và phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao Học sinh Phát hiện được chỗ còn thiếu sót trong kiến thức Hệ thống hoá lại kiến thức đã học, nâng cao tính tích cực, tự lực tự giác của học sinh Kiểm tra lại xem vốn kiến thức của mình qua năm học Yêu cầu Giáo viên cho đề phù hợp với kiến thức của học sinh, đồng thời có câu hỏi dành cho học sinh khá giỏi đúng theo chuẩn kiến t hức kĩ năng Học sinh hệ thống hoá lại kiến thức, nghiên cứu kỹ lại nội dung bài học. II.Ma trận đề 1 Công nghệ 7 Nội dung Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Câu Điểm 1.Giống vật nuôi Kể tên được một số giống vịt, gà, heo, bò đang được nuôi phổ biến hiện nay Câu Điểm 1 2 1 2 2.Thức ăn vật nuôi Trình bày được quá trình hấp thu thức ăn trong cơ thể vật nuôi Câu Điểm 1 3 1 3 3.Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi Thiết kế được chuồng nuôi hợp vệ sinh Câu Điểm 1 3 1 3 4.Đại cương về kĩ thuật nuôi thủy sản -Biết được vai trò của nuôi thuỷ sản Câu Điểm 1 2 1 2 Tổng số Câu Tổng số Điểm 2 4 1 3 1 3 4 10 Tỉ lệ trung bình 40% 30% 30% 100% III.Đề – Thời gian 45 phút Câu 1. Kể tên các giống gà, vịt, heo, bò đang được nuôi phổ biến hiện nay? (Mỗi loại kể ít nhất 2 giống vật nuôi) (2đ) Câu 2. Thức ăn sau khi vào cơ thể vật nuôi được tiêu hoá và hấp thụ như thế nào? (3đ) Câu 3.Em hãy nêu quy trình thiết kế chuồng heo hợp vệ sinh? (3đ) Câu 4. Em hãy ví dụ một số cách thuỷ sản làm sạch môi trường nước? (2đ) IV. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm Câu 1. Kể tên các giống gà, vịt, heo, bò đang được nuôi phổ biến hiện nay Mỗi giống gà, vịt, heo, bò phải kể tên mỗi loại ít nhất 2 giống Kể đúng mỗi giống đạt 0.5đ Câu 2. Thức ăn sau khi vào cơ thể vật nuôi được tiêu hoá và hấp thụ như thế nào -Nước được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu. -Protein được hấp thụ dưới dạng axit amin -Chất béo lipit được hấp thụ dưới dạng glycerin và axit béo -Chất bột đường gluxit được hấp thụ dưới dạng đường đơn. -Khoáng được hấp thụ dưới dạng các ion khoáng. -Vitamin được hấp thụ trực tiếp dưới dạng vitamin Đúng mỗi ý đạt 0.5 điểm. Mỗi ý có thiếu không quá nhiều có thể đạt từ 0.25 hoặc 0.5 điểm Câu 3.Em hãy nêu quy trình thiết kế chuồng heo hợp vệ sinh -Chọn địa điểm không quá gần, không quá xa nhà và khu dân cư. -Chọn hướng chuồng: Nam hoặc Đông Nam. -Thiết kế chuồng nuôi 1 dãy hoặc 2 dãy đều được. -Thiết kế nền chuồng phải phẳng và có độ dốc. -Đảm bảo độ thông thoáng tốt và các thiết bị quạt, đèn sưởi đảm bảo ấm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè. -Tường bao, mái che phải được thiết kế tốt để tránh gió lùa, mưa bão và gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Đúng mỗi ý đạt 0.5 điểm. Mỗi ý có thiếu không quá nhiều có thể đạt từ 0.25 hoặc 0.5 điểm Câu 4. Em hãy ví dụ một số cách thuỷ sản làm sạch môi trường nước Học sinh cho ít nhất 4 ví dụ (cá ăn xác động thực vật trong nước, ốc hến ăn chất cặn bã trong nước...) Mỗi ví dụ đạt 0.5 điểm. V.THỐNG KÊ Lớp SL Giỏi TL Khá TL Trung bình TL Yếu TL Kém TL 7/1 33 10 30.3% 4 12.1% 7 21.2% 3 9.1% 9 27.3% 7/2 32 18 56.3% 6 18.8% 2 6.3% 2 6.3% 4 12.5% Tổng 65 28 43.1% 10 15.4% 9 13.8% 5 7.7% 13 20.0%
Tài liệu đính kèm: