Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kì II

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kì II

TIẾT 20 BÀI 21 - LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ trong sản xuất trồng trọt.

- Xác định được lợi ích nhược điểm nảy sinh đề xuất biện pháp khắc phục khi thực hiện luân canh, xen canh, tăng vụ.

2. Năng lực:

- Tự học, hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự đánh giá và đánh giá, tổ chức .

3. Phẩm chất

- Phẩm chất:Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: N/c SGK, tài liệu tham khảo, chuẩn bị hình 33. Xen canh

Bảng phụ

2. HS:Đọc SGK liên hệ các cách thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản ở địa phương.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức,tạo hứng thú cho hs.Rèn khả năng hợp tác cho hs.

b) Nội dung:Hs dựa vào kiến thức cũ để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu Hs trả lời câu hỏi

+ Bảo quản nông sản nhằm mục đích gì và bằng cách nào?

+ Người ta thường chế biến nông sản bằng cách nào cho VD?

- HS tiếp nhận

* Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời

- GV quan sát

- Dự kiến sản phẩm:

+ mục đích và phương pháp bảo quản nông sản

+ các cách chế biến nông sản

* Bước 3: Báo cáo kết quả

Hs trình bày nhanh

* Bước 4: Kết quả, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

Một trong những nhiệm vụ vủa trồng trọt là tăng số lượng và chất lượng của sản phẩm. Một trong những cách tăng số lượng chất lượng sản phẩm là luân canh xen canh tăng vụ .Vậy luân canh, xen canh, tăng vụ là như thế nào chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học

 

doc 87 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 174Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 19 BÀI 20 - THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Biết được ý nghĩa mục đích và yêu cầu của các phương pháp thu hoạch bảo quản phù hợp với từng loại sản phẩm.
2. Năng lực:
- Tự học, hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự đánh giá và đánh giá, tổ chức..
3. Phẩm chất
- Phẩm chất:Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: - Kế hoạch bài học, phiếu học tập, tài liệu tham khảo.
- Hình 31, 32 sgk, sưu tầm tranh vẽ về phương pháp thu hoạch bằng thủ công và cơ giới.
2. Học sinh:
- Xem trước bài 20
- Tìm hiểu cách thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản ở địa phương
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức,tạo hứng thú cho hs.Rèn khả năng hợp tác cho hs.
b) Nội dung:Hs dựa vào kiến thức cũ để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đưa ra tình huống để HS giải quyết: GĐ bạn A có trồng vườn cà chua khi cây đậu quả và chờ cho quả chìn thì thu hoạch. Nhưng GĐ nhà bạn A không làm vậy mà ngược lại dùng thuốc để phun cho quả nhanh chín và khi chín quả sẽ không bị thối và vỏ quả sẽ đep hơn . Theo em cách làm như vậy đúng hay sai? Em hãy giải thích
- HS tiếp nhận
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận theo nhóm
- GV quan sát giúp đỡ hs gặp khó khăn
- Dự kiến sản phẩm:
Hs trình bày theo ý hiểu của mình: Nói lên tầm quan trong của việc thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản...
* Bước 3: Báo cáo thảo luận
Đại diện nhóm trình bày
* Bước 4: Kết quả, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Năng xuất cao và phẩm chất tốt của cây trồng là mục tiêu đạt tới của ngành trồng trọt, ngoài yếu tố giống và kỹ thuật canh tác, thì thu hoạch, bảo quản là khâu cuối cùng quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
Vậy thu hoạch, bảo quản, chế biến thế nào có hiệu quả nhất, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay ... 
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thu hoạch nông sản
a) Mục tiêu:Trình bày được yêu cầu khi thu hoạch.
b) Nội dung:Hs dựa vào kiến thức cũ để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu
G đưa bài tập: Cho các cây trồng ở những gđ sau đây:
1. Lúa ở các gđ:
a. Hạt vừa và chắc
b. Hạt chín, vàng đều
c. Hạt chín, bông rủ
2. Cải bắp ở các gđ:
a. Vừa cuốn
b. Vừa cuốn dầy
c. Cuốn dầy, nứt đầu bắp
3. Đậu xanh ở các giai đoạn
Quả vàng đều
Qủa chuyển màu đen đều
Quả vàng đen nứt vỏ
? Nên thu hoạch ở gđ nào sẽ có ns và chất lượng tốt nhất?
? Vì sao không nên thu hoạch ở các giai đoạn còn lại?
? Thu hoạch nông sản cần đảm bảo yêu cầu thế nào?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi
- Giáo viên quan sát các nhóm tl
- Dự kiến sản phẩm:
+ 1b, 2b, 3b.
+ Non quá hay già quá đều giảm chất lượng và sản lượng
+ Đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận
* Bươc 3: Báo cáo thảo luận
Đại diện nhóm hs báo cáo kết quả.
* Bước 4: Kết quả, nhận định
- Học sinh tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
I.Thu hoạch
1.Yêu cầu:
- Thu hoạch đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp thu hoạch
a) Mục tiêu:Trình bày được phương pháp thu hoạch phù hợp với loại sản phẩm để đảm bảo số lượng, chất lượng, đáp ứng mục đích sử dụng
b) Nội dung:Hs dựa vào kiến thức cũ để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu
+ Quan sát Hình 31, điền tên các phương pháp thu hoạch vào vở? cho VD loại cây trồng nào đc thu hoạch theo pp trên?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi
- Giáo viên quan sát các nhóm tl
- Dự kiến sản phẩm:
a. Hái ( Đỗ, đậu, cam, quýt)
b. Nhổ ( Su hào, sắn)
c. Đào ( Khoai lang, khoai tây)
d. Cắt ( Hoa, lúa, bắp cải
* Bước 3: Báo cáo kết quả:
Đại diện nhóm hs báo cáo kết quả.
* Bước 4: Kết quả, nhận định
- Học sinh tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV:chốt kiến thức
GV: Yêu cầu HS
HS: Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi theo phiếu học tập.
GV: Treo đáp án các câu hỏi đồng thời cho các nhóm chuyển chéo phiếu học tập và nhận xét lẫn nhau.
HS: Chuyển phiếu học tập, kiểm tra đáp án, nhận xét nhóm bạn.
2.Thu hoạch bằng phương pháp nào?
Hái, nhổ, đào, cắt
Hoạt động 3: Tìm hiểu Cahcs bảo quản nông sản
a) Mục tiêu:- Nêu được mục đích chung của bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, đk cơ bản về sản phẩm và phương tiện để bảo quản tốt mỗi loại sản phẩm có đặc điểm về thành phần cấu tạo, hoạt động sinh lí khác nhau.
- Nêu các phương pháp bảo quản và giải thích cơ sở khoa học của mỗi phương pháp đó. Lấy VD minh hoạ.
b) Nội dung:Hs dựa vào kiến thức cũ để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu
Tìm hiểu thông tin trong sgk trả lời các câu hỏi sau:
1. Tại sao phải bảo quản nông sản? Lấy VD minh họa?
2. Thường bảo quản nông sản trong điều kiện nào?
3. Nêu các cách bảo quản nông sản? Kể tên nông sản áp dụng cách đó?
* Bước2:Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Giáo viên quan sát
- Dự kiến sản phẩm:
1.Mục đích.
2.Các điều kiện để bảo quản tốt.
3.Phương pháp bảo quản.
- Bảo quản thông thoáng.
- Bảo quản kín.
- Bảo quản lạnh
* Bước 3: Báo cáo thảo luận
Đại diện nhóm hs báo cáo kết quả.
* Bước 4: Kết quả, nhận định:
- Học sinh tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV:chốt kiến thức
II. Bảo quản.
1.Mục đích.
- Bảo quản để hạn chế hao hụt về số lượng, giảm sút chất lượng nông sản.
2.Các điều kiện để bảo quản tốt.
- Đối với các loại hạt phải được phơi, sấy khô để làm giảm lượng nước trong hạt tới mức độ nhất định.
- Đối với rau quả phải sạch sẽ, không giập nát.
- Kho bảo quản phải khô ráo, thoáng khí, có hệ thống thông gió và được khử trùng.
3.Phương pháp bảo quản.
- Bảo quản thông thoáng.
- Bảo quản kín.
- Bảo quản lạnh.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách chế biến nông sản
a) Mục tiêuTrình bày được mục đích cơ bản của việc chế biến sản phẩm trồng trọt, các phương pháp chế biến tương ứng với từng loại sản phẩm.
b) Nội dung:Hs dựa vào kiến thức cũ để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu
Tìm hiểu thông tin trong sgk thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau:
1. Tại sao phải chế biến nông sản? Lấy VD chứng minh nhờ chế biến mà tăng giá trị và kéo dài thời gian bảo quản
2. Cần chế biến như thế nào với những sản phẩm sau đây: vải, sắn, ngô, cải...
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi
- Giáo viên quan sát các nhóm tl
- Dự kiến sản phẩm:
1.Mục đích.
- VD: Mận, mơ... chế biến thành xirô, vải chế biến đóng hộp sẽ tăng chất lượng sp và kéo dài thời gian bảo quản so với giữu quả ở dạng tươi.
2. Phương pháp chế biến: Sấy khô, chế thành bột, chế xiro...
* Bước 3: Báo cáo thảo luận
Đại diện nhóm hs báo cáo kết quả.
* Bước 4: Kết quả, nhận định:
- Học sinh tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV:chốt kiến thức
III. Chế biến nông sản
- Mục đích: Tăng giá trị sản phẩm, kéo dài thời gian bảo quản
- Các phương pháp:
+ Sấy khô như sắn, nhãn, vải,
+ Chế biến thành bột mịn: Sắn, khoai, ngô, đỗ,
+ Chế biến bằng muối chua: Dưa, cà,
+ Đóng hộp: Dứa, vải, mơ, mận,
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
b) Nội dung:Hs dựa vào kiến thức cũ để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu :
Câu 1: Chọn câu đúng nhất
Cơ sở của việc bảo quản nông sản là:
Giảm thiểu hoạt động sinh lí, sinh hóa trong nông sản
Giảm thiểu sự tiếp súc trong không khí
Giảm thiểu sự phá hủy của sinh vật với nông sản
Giảm thiểu sự phá hủy của sinh vật với nông sản và hoath động sinh hóa của sản phẩm
Nâng cao trách nhiệm của người quản lí
Câu 2: Hãy ghi tên các nông sản sao cho phù hợp với các cách bảo quản và chế biến cho phù hợp
Bảo quản kín
Bảo quản lạnh
Sấy khô
Muối chua
Đóng hộp
Tên các nông sản: thóc, ngô, gạo,cà chua,khoai tây, rau cải, xu hào, mơ, dứa ,nhãn, quả cà phê, dừa, nhãn, sắn, hạt đậu xanh
- Hs tiếp nhận
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc yêu cầu làm bài
- GV theo dõi
- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của hs
* Bước 3: Báo cáo kết quả:
Hs trả lời nhanh
* Bước 4: Kết quả, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV:chiếu kết quả
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
b) Nội dung:Hs dựa vào kiến thức cũ để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu :
1. Thu hoạch có ảnh hưởng ntn đến việc bảo quản? Bảo quản và chế biến có điểm gì giống và khác nhau.
2. Ở đp còn có pp thu hoạch nào nữa. So sánh với các phương pháp em đã học?
- Hs tiếp nhận
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc yêu cầu, thảo luận làm bài
- GV theo dõi
- Dự kiến sản phẩm:
1. Thu hoạch đạt YCKT tạo thuận lợi cho bảo quản, thu hoạch ko đạt yêu cầu sẽ khó hoặc không bảo quản được
Giống nhau: cùng 1 mục đích
Khác nhau: Bảo quản là giữ nguyên trạng thái sp. Chế biến là thay đổi trạng thái ban đầu, tăng giá trị sử dụng.
2. Thu hoạch bằng máy ( máy gặt)
* Bước 3: Báo cáo kết quả:
Đại diện nhóm báo cáo kết quả
* Bước 4: Kết quả, nhận định:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV:chiếu kết quả
* Hướng dẫn về nhà:
- Tìm hiểu xem ở gđ khi muối chua mẹ em làm như thế nào.
Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ
* Thực hiện nhiệm vụ
+ Đọc yêu cầu
+ Về nhà suy nghĩ trả lời
- Đọc và xem trước bài: Luân canh, xen canh, tăng vụ
- Tìm hiểu ở đp xem người ta thường luân canh, xen canh, tăng vụ như thế nào trên một khu đất trong một năm.
IV. Rút kinh nghiệm
.......................................................................... ...  vac xin
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: bài thu hoạch
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Các nhóm tiến hành thực hành,
- quan sát và trả lời và ghi vào bảng mẫu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nộp bài thu hoạch sau giờ thực hành của các nhóm quan sát của nhóm mình.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: Làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm:
- GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS:Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
- GV:chốt kiến thức, ghi bảng.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
III. THỰC HÀNH
TT
Tên thuốc
Đặc điểm vắc xin (dạng vắc xin, màu sắc)
Đối tượng dùng
Phòng bệnh
Cách dùng: nơi tiêm, chích, nhỏ, liều dùng
Thời gian miễn dịch
1
2
3
4
5
6
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Yêu cầu học sinh cho biết cách nhận biết và cách sử dụng các loại vắc xin.
Về nhà tự sưu tầm các tên vacxin phòng từng loại bệnh cho gia cầm.
TUẦN:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
ÔN TẬP
I- MỤC TIÊU:Sau bài này GV phải làm cho HS:
1. Kiến thức:
- Củng cố và hệ thống hoá được các kiến thức đã học. Tóm tắt được nội dung kiến thức dưới dạng sơ đồ.
- Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và bài tập.
2. Năng lực
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
3. Phẩm chất
- Phẩm chất:Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo
2 - HS: Đọc SGK, xem trước sơ đồ và hình vẽ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ1: Hệ thống hoá nội dung kiến thức đã học
- Cách tiến hành: GV hệ thống lại nội dung kiến thức đã học trong học kỳ II dưới dạng sơ đồ -> HS lắng ghe, tiếp thu và ghi chép
HĐ2: Trả lời các câu hỏi và bài tập
- Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và bài tập.
- Thời gian: 19 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành:
+ GV giao các câu hỏi cho HS thảo luận nhóm, phân HS về từng nhóm để thảo luận.
1. Vai trò của chuồng nuôi? Thế nào là chuồng nuôi hợp vệ sinh?
2. Khi nào vật nuôi bị bệnh? Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi?
3. Văcxin là gì? Cho biết tác dụng và những điểm cần chú ý khi sử dụng văcxin?
4. Nuôi thủy sản có vai trò gì trong đời sống và nền kinh tế xã hội?
5. Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản là gì?
6. Em hãy nêu tóm tắt tính chất lí học, hóa học, sinh học của nước nuôi thuỷ sản?
7. Thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào?
8. Trình bày sự khác nhau giữa thức ăn nhân tạo và thức ăn của tôm, cá?
9. Em hãy trình bày tóm tắt biện pháp chăm sóc cho tôm, cá?
10. Muốn phòng bệnh cho tôm, cá theo em cần phải có những biện pháp gì?
11. Tại sao phải bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản? Nêu một số phương pháp bảo quản mà em biết?
12. Nêu ý nghĩa của bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?
13. Hãy trình bày một số nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thuỷ sản?
14. Nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái mà địa phương em đó thực hiện?
+ Cuối buổi GV tập chung toàn lớp, đề nghị các nhóm trình bày đáp án trả lời. GV nhận xét, uốn nắn và bổ sung.
IV- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ:5 phút
- GV nhận xét giờ ôn tập về: sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ của HS.
- GV hệ thống lại nội dung kiến thức chính của giờ ôn tập.
- GV yêu cầu HS về nhà ôn tập để giờ sau kiểm tra cuối năm.
TUẦN:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
KIỂM TRA HỌC KỲ II
I- MỤC TIÊU:Sau bài này GV phải làm cho HS:
1. Kiến thức:Kiểm tra mức độ biết, hiểu, vận dụng về:
- Trình bày được vai trò của chuồng nuôi, biện pháp vệ sinh trong chăn nuôi. Kĩ thuật nuôi vật nuôi non, đực giống và cái sinh sản.
- Nêu được nguyên nhân gây bệnh, cách phòng trị bệnh, tác dụng và cách sử sụng vacxin phòng bệnh cho vật nuôi.
- Trình bày được vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản. Nêu được một số tính chất lí, hóa, sinh của nước nuôi thủy sản. Xác định được độ trong, độ pH, nhiệt độ nước nuôi thủy sản.
- Nêu được các loại thức ăn của tôm, cá và mối quan hệ giữa chúng.
- Nêu được kĩ thuật chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho tôm, cá. Các phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm thủy sản.
- Trình bày được ý nghĩa và một số biện pháp bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản.
2. Năng lực
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
3. Phẩm chất
- Phẩm chất:Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo
2 - HS: Đọc SGK, xem trước sơ đồ và hình vẽ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ma trậnKHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Nội dung
Mức độ kiến thức kĩ năng
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Phần 2.
LÂM NGHIỆP
Chương II.
Khai thác và bảo vệ rừng
- Biết mục đích bảo vệ rừng và các biện pháp bảo vệ rừng.
- Biết cách khai thác rừng và việc áp dụng khai thác rừng ở Việt Nam.
- Nhiệm vụ trồng rừng của nước ta trong thời gian tới.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
3
0.75
7.5%
1
2
20%
4
2.75
27.5%
Phần 3.
CHĂN NUÔI
- Biết được sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
- Biết nhận dạng dấu hiệu một số bệnh cho vật nuôi.
- Thức ăn vật nuôi và nguồn gốc thức ăn vật nuôi.
- Hiểu được vai trò và nhiệm vụ của chăn nuôi.
- Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi.
- Phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi.
- Ảnh hưởng của các yếu tố đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
- Hiểu được vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
- Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
5
1.25
12.5%
4
1
10%
1
2
20%
1
2
20%
1
1
10%
12
7.25
72.5%
Tổng câu
Tổng điểm
Tỉ lệ
9
4
40%
5
3
30%
1
2
20%
1
1
10%
16
10
100%
Đề bài
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) trước câu trả lời đúng.
Câu 1.Khai thác rừng có các loại sau:
A. Khai thác trắng và khai thác dần. 
B. Khai thác dần và khai thác chọn.
C. Khai thác trắng, khai thác dần và khai thác chọn.
D. Khai thác chọn và khai thác toàn bộ.
Câu 2.Khi nuôi gà với loại hình sản xuất trứng nên chọn:
A. Gà Tam Hoàng. B. Gà có thể hình dài. 
C. Gà Ri. D. Gà có thể hình ngắn, chân dài.
Câu 3.Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
A. Không đồng đều. B. Theo giai đoạn.
C. Theo thời vụ gieo trồng. D. Theo chu kì.
Câu 4.Khi tiến hành khai thác rừng thì chúng ta phải:
A. Chọn cây còn non để chặt. B. Khai thác trắng khu vực trồng rừng.
C. Chặt hết toàn bộ cây gỗ quý hiếm. D. Phục hồi rừng sau khi khai thác.
Câu 5.Nhiệm vụ trồng rừng của nước ta trong thời gian tới là:
A. Khai thác rừng phòng hộ. 
B. Khai thác rừng ở nơi đất dốc.
C. Khai thác trắng sau đó trồng lại. 
D. Tham gia phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp.
Câu 6.Mục đích của nhân giống thuần chủng là:
A. Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có. B. Lai tạo ra được nhiều cá thể đực.
C. Tạo ra giống mới. D. Tạo ra được nhiều cá thể cái.
Câu 7.Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi là:
A. Cung cấp thực phẩm cho ngành sản xuất.
B. Giống vật nuôi quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
C. Cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng trong nước.
D. Cung cấp sức kéo và phân bón.
Câu 8.Sự phát dục của vật nuôi là:
A. Sự tăng lên về khối lượng các bộ phận của cơ thể.
B. Sự phát triển của hợp tử và hệ tiêu hoá.
C. Sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.
D. Sự tăng lên về kích thước các bộ phận của cơ thể.
Câu 9.Nếu thấy vật nuôi có hiện tượng bị dị ứng ( phản ứng thuốc) khi tiêm vắc xin thì phải :
A. Tiêm vắc xin trị bệnh cho vật nuôi.
B. Tiếp tục theo dõi.
C. Dùng thuốc chống dị ứng hoặc báo cho cán bộ thú y đến giải quyết kịp thời.
D. Cho vật nuôi vận động để tạo ra khả năng miễn dịch.
Câu 10. Thức ăn vật nuôi gồm có:
A. Nước và chất khô. B. Vitamin, lipit và chất khoáng.
C. Prôtêin, lipit, gluxit. D. Gluxit, vitamin, lipit, prôtêin.
Câu 11. Đây là loại thức ăn nào? Biết tỉ lệ nước và chất khô: nước 89,40% và chất khô 10,60%.
A. Rơm, lúa. B. Khoai lang củ. C. Rau muống. D. Bột cá.
Câu 12. Phương pháp cắt ngắn dùng cho loại thức ăn nào?
A. Thức ăn giàu tinh bột. B. Thức ăn hạt.
C. Thức ăn thô xanh. D. Thức ăn nhiều sơ.
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1.(2 điểm) Bảo vệ rừng nhằm mục đích gì? Cho biết các biện pháp bảo vệ rừng?
Câu 2.(2 điểm) Thức ăn vật nuôi là gì? Nêu vai trò của chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi?
Câu 3.(2 điểm) Cho biết vai trò và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta?
Câu 4.(1 điểm) Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Đáp án đúng 0.25 điểm/câu
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
B
C
D
D
A
B
C
C
A
D
C
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2 điểm)
* Bảo vệ rừng nhằm mục đích:
- Giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.
- Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển, cho sản lượng cao và chất lượng tốt nhất.
* Biện pháp:
- Ngăn chặn và cấm phá hoại tài nguyên rừng, đất rừng.
- Kinh doanh rừng, đất rừng phải được Nhà nước cho phép.
- Chủ rừng và Nhà nước phải có kế hoạch phòng chống cháy rừng.
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
Câu 2
(2 điểm)
- Thức ăn vật nuôi: là những loại thức ăn mà vật nuôi có thể ăn được và phù hợp với đặc điểm sinh lí tiêu hóa của vật nuôi.
- Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi: thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển, cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn, chống được bệnh tật.
1
1
Câu 3
(2 điểm)
* Vai trò của ngành chăn nuôi:
- Cung cấp thực phẩm.
- Cung cấp sức kéo.
- Cung cấp phân bón.
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất khác.
* Nhiệm vụ phát triển ngành chăn nuôi nước ta:
- Phát triển chăn nuôi toàn diện.
- Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
- Tăng cường đào tư cho nguyên cứu và quản lý.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
Câu 4
(1 điểm)
- Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh: Nhiệt độ thích hợp; Độ ẩm: 60-75%; Độ thong thoáng tốt; Độ chiếu sáng thích hợp; Không khí ít khí độc.
- Muốn chuồng nuôi hợp vệ sinh, khi xây chuồng nuôi phải thực hiện đúng kĩ thuật và chọn địa điểm, hướng chuồng, nền chuồng, tường bao, mái che và bố trí các thiết bị khác.
0.5
0.5

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_ii.doc