Giáo án Công nghệ lớp 7 kì 1

Giáo án Công nghệ lớp 7 kì 1

PHẦN 1. TRỒNG TRỌT

CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT

BÀI 1. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt trong nền kinh tế của nước ta.

 - Biết được nhiệm vụ của trồng trọt trong giai đoạn hiện nay.

 - Xác định được những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.

2. Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng

- Quan sát và nhìn nhận vấn đề.

 - Vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn.

3. Thái độ:

- Coi trọng việc sản xuất trồng trọt.

 - Có trách nhiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt.

 

doc 105 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1568Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ lớp 7 kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn:21/8/2010
Tiết 1 Ngày dạy:24/8/2010
PHẦN 1. TRỒNG TRỌT
CHƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT
BÀI 1. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt trong nền kinh tế của nước ta.
	- Biết được nhiệm vụ của trồng trọt trong giai đoạn hiện nay.
	- Xác định được những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
2. Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng
- Quan sát và nhìn nhận vấn đề.
	- Vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn.
3. Thái độ:
- Coi trọng việc sản xuất trồng trọt.
	- Có trách nhiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Hình 1 SGK phóng to trang 5.
	- Bảng phụ lục về nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt.
2.Học sinh:
	Xem trước ở nhà.
3. Phương pháp: trực quan, đàm thoại, trao đổi nhóm.
III.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
3.Bài mới:
 *Mở bài.
 * Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. Vai trò của trồng trọt (13’)
Giới thiệu hình 1 SGK và nêu câu hỏi:
+ Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? Nhìn vào hình 1 hãy chỉ rõ: hình nào là cung cấp lương thực, thực phẩm?
- Giáo viên giải thích hình để học sinh rõ thêm về từng vai trò của trồng trọt.
_ Giáo viên giảng giải cho Học sinh hiểu thế nào là cây lương thực, thực phẩm, cây nguyên liệu cho công nghiệp:
+ Cây lương thực là cây trồng cho chất bột như: lúa, ngô, khoai, sắn,
+ Cây thực phẩm như rau, quả,
+ Cây công nghiệp là những cây cho sản phẩm làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến như: mía, bông, cà phê, chè,
_ Giáo viên yêu cầu học sinh hãy kể một số loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp trồng ở địa phương.
_ Giáo viên nhận xét, chốt lại:
 Trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu.
_ Học sinh lắng nghe và trả lời:
à Vai trò của trồng trọt là:
_ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.(hình a)
_ Cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi.(hình b)
_ Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. (hình c)
_ Cung cấp nông sản xuất khẩu. (hình d)
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh cho ví dụ.
Chú ý.
Hoạt động 2: Nhiệm vụ của trồng trọt. (12’)
Yêu cầu học sinh chia nhóm và tiến hành thảo luận để xác định nhiệm vụ nào là nhiệm vụ của trồng trọt?
+ Tại sao nhiệm vụ 3,5 không phải là nhiệm vụ trồng trọt?
Giảng rõ thêm về từng nhiệm vụ của trồng trọt.
Chốt lại:
 Nhiệm vụ của trồng trọt là đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Chia nhóm, thảo luận và trả lời:
à Đó là các nhiệm vụ 1,2,4,6.
à Vì trong trồng trọt không cung cấp được những sản phẩm đó:
+ Nhiệm vụ 3: Thuộc lĩnh vực chăn nuôi.
+ Nhiệm vụ 5: Thuộc lĩnh vực lâm nghiệp.
Lắng nghe.
Chú ý.
Hoạt động 3. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì? (13’)
Yêu cầu học sinh theo nhóm cũ, quan sát bảng và hoàn thành bảng.
Nhận xét.
+ Sử dụng các biện pháp trên có ý nghĩa gì?
+ Có phải ở bất kỳ vùng nào ta cũng sử dụng các biện pháp đó không? Vì sao?
Nhận xét, chốt lại:
 Các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt là khai hoang, lấn biển, tăng vụ trên đơn vị diện tích và áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến.
Thảo luận nhóm và hoàn thành bảng.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
Yêu cầu nêu được:
+ Khai hoang, lấn biển: tăng diện tích đất canh tác.
+ Tăng vụ trên đơn vị diện tích: tăng sản lượng nông sản.
+ Áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật trồng trọt: tăng năng suất cây trồng
à Có ý nghĩa là sản xuất ra nhiều nông sản cung cấp cho tiêu dùng.
à Không phải vùng nào ta cũng sử dụng được 3 biện pháp đó vì mỗi vùng có điều kiện khác nhau.
Chú ý.
4.Củng cố: 6’
 HS trả lời câu hỏi: 
	- Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế của nước ta?
	- Trồng trọt có những nhiệm vụ nào? Và cách sử dụng các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
 	Hãy lựa chọn các câu từ 1 đến 10 để ghép với các mục I đến III cho phù hợp:
Áp dụng các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
Vai trò của trồng trọt 
Nhiệm vụ của trồng trọt.
Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
 Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
Cần khai hoang, lấn biển.
Áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến.
Cung cấp hàng xuất khẩu.
Trồng cây công nghiệp.
Tăng vụ.
Sử dụng giống có năng suất cao.
Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
	Đáp án:
 I. 4, 5, 7 , 8, 9.
II. 1. 2. 3. 6
III. 10
Học sinh đọc phần ghi nhớ.
5.Dặn dò: 1’
	Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 2.
Tuần 1 Ngày soạn:21/8/2010
Tiết 2 Ngày dạy:26/8/2010
BÀI 2. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ 
THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Hiểu được đất trồng là gì. 
	- Hiểu được vai trò của đất trồng đối với cây trồng.
	- Biết được các thành phần của đất trồng.
2. Kỹ năng:
	- Rèn luyện các kỹ năng quan sát, phân tích, trao đổi nhóm.
	- Rèn luyện được khả năng phân tích đất qua từng thao tác thực hành.
3. Thái độ:
	Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
	- Sơ đồ 1 SGK phóng to.
	- Chuẩn bị 2 khay trồng thí nghiệm và phiếu học tập cho học sinh.
2. Học sinh:
 	Xem trước bài ở nhà.
3. Phương pháp:
	Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
	- Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế?
	- Hãy cho biết nhiệm vụ của trồng trọt.
3. Bài mới:
 *Mở bài.
 *Các hoạt đông:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. Khái niệm về đất trồng (15’)
Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Đất trồng là gì?
+ Theo em lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng hay không? Tại sao?
+ Đất trồng do đá biến đổi thành. Vậy đất trồng và đá có khác nhau không? Nếu khác thì khác ở chổ nào?
Yêu cầu học sinh chia nhóm quan sát hình 2 và thảo luận xem 2 hình có điểm nào giống và khác nhau?
Nhận xét, bổ sung.
+ Qua đó cho biết đất có tầm quan trọng như thế nào đối với cây trồng?
+ Nhìn vào 2 hình trên và cho biết trong 2 cây đó thì cây nào sẽ lớn nhanh hơn, khỏe mạnh hơn? Tại sao?
Nhận chốt lại kiến thức:
1. Đất trồng là gì?
 Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có thể sinh sống và tạo ra sản phẩm.
2. Vai trò của đất trồng:
 Đất có vai trò đặc biệt đối với đời sống cây trồng vì đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng thẳng.
Đọc thông tin và trả lời:
à Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất trên đó thực vật có khả năng sinh sống và tạo ra sản phẩm.
à Lớp than đá không phải là đất trồng vì thực vật không thể sống trên lớp than đá được.
à Đất trồng khác với đá ở chổ đất trồng có độ phì nhiêu.
Thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời:
+ Giống nhau: đều có oxi, nước, dinh dưỡng.
+ Khác nhau: cây ở chậu (a) không có giá đỡ nhưng vẫn đứng vững còn chậu (b) nhờ có giá đỡ nên mới đứng vững.
Chú ý.
à Đất cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giúp cho cây đứng vững.
à Cây ở chậu (a) sẽ phát triển nhanh hơn, khỏe mạnh hơn cây ở chậu (b). vì cây (a) có đất cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Chú ý.
Hoạt động 2. Thành phần của đất trồng (18’)
Giới thiệu cho học sinh sơ đồ 1 về thành phần của đất trồng và hỏi:
+ Đất trồng gồm những thành phần gì? Kể ra.
+ Hãy cho biết trong không khí có những chất khí nào?
+ Oxi có vai trò gì trong đời sống cây trồng?
+ Cho biết phần rắn có chứa những chất gì?
+ Chất khoáng và chất mùn có vai trò gì đối với cây trồng?
+ Phần lỏng có những chất gì?
+ Nước có vai trò gì đối với đời sống cây trồng?
Theo nhóm cũ thảo luận và điền vào bảng thành phần của đất trồng:
Nhận xét.
+ Phối hợp cung cấp 3 phần trên cho cây trồng có ý nghĩa gì?
Nhận xét chốt lại:
Gồm 3 phần: phần rắn, phần khí, phần lỏng.
_ Phần khí cung cấp oxi cho cây.
_ Phần rắn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
_ Phần lỏng: cung cấp nước cho cây.
Quan sát sơ đồ 1 và trả lời:
à Đất trồng bao gồm: phần khí, phần lỏng và phần rắn (chất hữu cơ và chất vô cơ).
à Như: oxi, khí cacbonic, khí nitơ và một số khí khác.
à Oxi cần cho quá trình hô hấp của cây.
à Có chứa những chất như: chất khoáng, chất mùn.
à Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
à Phần lỏng chính là nước trong đất.
à Có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thu.
Thảo luận nhóm và hoàn thành bảng.
_ Đại diện nhóm trả lời và nhóm khác bổ sung.
_ Yêu cầu nêu được:
+ Phần khí: cung cấp oxi cho cây hô hấp.
+ Phần rắn: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
+ Phần lỏng cung cấp nước cho cây.
Chú ý.
à Phối hợp cung cấp các phần sẽ giúp cho cây sinh trưởng, phát triển mạnh và cho năng suất cao.
Chú ý.
4. Củng cố: 6’
 HS hoàn thành các yêu cầu sau:
 Chọn câu trả lời đúng:
 	1. Đất trồng là môi trường:
Cung cấp chất dinh dưỡng, oxi.
Giúp cây đứng vững.
Chất dinh dưỡng, oxi, nước.
Cả 2 câu b, c.
2. Em hãy xếp các nhóm từ trong các cột 1 và 2 của bảng sau thành các cặp ý tương đương.
Các thành phần của đất trồng (1)
Vai trò đối với cây trồng (2)
C ... đậu nành) (hạt)
Khô dầu lạc (đậu phộng)
Hạt ngô (bắp) vàng
Rơm lúa
46% prôtêin
36% prôtêin
40% prôtêin
8,9% prôtêin và 69% gluxit
> 30% xơ
Giáo viên sửa, nhận xét, bổ sung.
Giáo viên tiểu kết, ghi bảng:
Phân loại thức ăn: Dựa vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn người ta chia thức ăn thành 3 loại:
- Thức ăn có hàm lượng prôtêin > 14% gọi là thức ăn giàu prôtêin.
- Thức ăn có hàm lượng gluxit > 50% gọi là thức ăn giàu gluxit.
- Thức ăn có hàm lượng xơ > 30% gọi là thức ăn thô.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh ghi bài.
Hoạt động 2: Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin. (11’)
Giáo viên treo tranh hình 68, nhóm cũ quan sát và trả lời các câu hỏi:
- Nêu tên các phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin?
- Hãy mô tả cách chế biến sản phẩm nghề cá.
-Tại sao nuôi giun đất được coi là sản xuất thức ăn giàu prôtêin?
- Tại sao cây họ Đậu lại giàu prôtêin?
Giáo viên yêu cầu các nhóm đánh dấu (x) vào phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin.
- Tại sao phương pháp 2 không thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin? 
Giáo viên ghi bảng:
 Có các phương pháp như:
- Chế biến sản phẩm nghề cá.
- Nuôi giun đất.
- Trồng xen, tăng vụ cây họ Đậu.
Nhóm cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung.
- Tên các phương pháp sản xuất thức ăn:
+ Hình 28a: chế biến sản xuất nghề cá.
+ Hình 28b: nuôi giun đất.
+ Hình 28c: trồng xen, tăng vụ cây họ Đậu.
- Từ cá biển và các sản phẩm phụ của nghề cá đem nghiền nhỏ, sấy khô cho ra sản phẩm bột cá giàu prôtêin (46% prôtêin).
- Vì thu hoạch giun dùng làm thức ăn giàu prôtêin cho vật nuôi.
- Vì cây họ Đậu có nốt rể có chứa vi khuẩn cộng sinh cố định được nitơ khí trời 
Nhóm trả lời: phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin là phương pháp: (1), (3), (4).
- Vì hàm lượng prôtêin trong hạt ngô 8,9%, khoai 3,2%, sắn 2,9%...
Học sinh ghi bài.
Hoạt động 3: Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh.(11’)
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục III SGK.
Yêu cầu nhóm cũ thảo luận và hoàn thành bài tập trong SGK.
- Vậây 2 phương pháp còn lại có phải là phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit hay thức ăn thô xanh không?
- Các em có biết về mô hình VAC không?
Giáo viên giảng thêm:
- Vườn: trồng rau, cây lương thực để chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.
- Ao: nuôi cá và lấy nước tưới cho cây ở vườn.
- Chuồng: nuôi trâu, bò, lợn, gà cung cấp phân chuồng cho cây trong vườn và cá dưới ao.
Tùy theo vùng mà người ta áp dụng mô hình RVAC: rừng- vườn- ao- chuồng.
- Theo em làm thế nào để có được nhiều thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh?
- Cho một số ví dụ về phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh.
Giáo viên sửa, bổ sung, ghi bảng:
- Sản xuất thức ăn giàu gluxit bằng cách luân canh, gối vụ để sản xuất ra thêm nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.
- Sản xuất thức ăn thô xanh bằng cách tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi.
Học sinh đọc.
Nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập.
- Không.
- Học sinh trả lời.
Học sinh lắng nghe.
- Bằng cách luân canh, tăng vụ nhiều loại cây trồng.
-Học sinh suy nghĩ cho ví dụ.
Học sinh lắng nghe, ghi bài.
4. Củng cố: (5’)
	Học sinh đọc phần ghi nhớ.
	1. Đúng hay sai:
	a. Thức ăn có hàm lượng 14% protêin thuộc loại thức ăn giàu prôtêin.
	b. Rơm lúa có hàm lượng > 30% xơ thuộc loại thức ăn xơ.
	c. Hạt ngô có 8,9% prôtêin và 69% gluxit thuộc loại thức ăn giàu prôtêin.
	d. Đậu tương có 36% prôtêin thuộc loại thức ăn giàu prôtêin.
	2. Phương pháp nào sau đây được dùng để sản xuất thức ăn giàu prôtêin.
	a. Trồng ngô, sắn ( khoai mì). 	c. Trồng thêm rau, cỏ xanh.
	b. Nuôi giun đất. 	d. Tận dụng ngô, lạc.
	3. Phương pháp nào sau đây được dùng để sản xuất thức ăn giàu gluxit:
	a. Trồng ngô, sắn. c. Trồng xen, tăng vụ cây họ đậu.
	b. Nuôi, khai thác tôm, cá. d. Cả 2 câu a và c.
	Đáp án: 
	1. Đúng: a, d.	2. b.	3. d	
5. Dặn dò: (1’)
	 Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài thực hành.
****************************************************************
Tuần 19	Ngày soạn :20/ 12/ 2010
Tiết * 	Ngày dạy : 28/ 12/ 2010
Bài 41. THỰC HÀNH: CHẾ BIẾN THỨC ĂN HỌ ĐẬU BẰNG NHIỆT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	Hs nắm được quy trình thực hành thực hành chế biến thức ăn họ đậu bằng nhiệt.
2. Kĩ năng:
	Hs rèn luyện kĩ năng thực hành, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
	Hs có thái độ yêu thích môn học, biết vận dụng để chế biến thức ăn họ đậu trong thực tế.
II. Chuẩn bị:
1. GV: như sgk.
2. HS: Xem trước bài ở nhà.
3. PP: Thực hành, trực quan, hoạt động nhóm.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới:
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết. (6’)
Yêu cầu 1 học sinh đọc to phần I SGK trang 110.
Giáo viên đem những nguyên liệu, dụng cụ ra giới thiệu cho học sinh và nêu ra mục đích của bài thực hành hôm nay.
Chia nhóm học sinh và yêu cầu học sinh ghi những dụng cụ và nguyên liệu làm thực hành vào tập.
Học sinh đọc thông tin và trả lời:
Học sinh lắng nghe.
Học sinh tiến hành chia nhóm.
Học sinh ghi bài.
Hoạt động 2: Một số quy trình thực hành (7’)
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK.
Giáo viên treo sơ đồ các bước thực hiện quy trình, yêu cầu học sinh quan sát.
Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc từng bước trong quy trình và hướng dẫn học sinh làm thực hành.
Giáo viên yêu cầu 1 học sinh khác làm lại cho các bạn xem.
Giáo viên giải thích từng bước một cách tỉ mỉ và yêu cầu học sinh chú ý lắng nghe.
Yêu cầu học sinh ghi bài và tập.
Học sinh nghiên cứu thông tin.
Học sinh quan sát.
1 học sinh đọc các bước và chú ý cách hướng dẫn thực hành của giáo viên.
Học sinh khác làm lại cho các bạn quan sát.
Học sinh chú ý lắng nghe.
Học sinh ghi bài.
Hoạt động 3: Thực hành. (26’)
Yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành theo quy trình.
Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả của nhóm mình.
Yêu cầu học sinh nộp sản phẩm của mình.
Các nhóm thực hành.
Các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
Học sinh nộp sản phẩm của nhóm mình.
4. Củng cố và đánh giá giờ thực hành: (4’)
	Cho học sinh nêu lại các bước thực hiện quy trình để chế biến thức ăn họ đậu bằng nhiệt.
5. Nhận xét và dặn dò: (2’)
	Nhận xét về thái độ thực hành của học sinh.
	Dặn dò: Về nhà xem lại các bước thực hiện quy trình và kiểm tra sản phẩm ủ men, chuẩn bị bài thực hành tiếp theo.
**********************************************************************
Tuần 19	Ngày soạn :20/ 12/ 2010
Tiết * 	Ngày dạy : 01/ 01/ 2010
BÀI 42: THỰC HÀNH: CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIÀU GLUXIT BẰNG MEN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết được tên các nguyên liệu, dụng cụ cần thiết để chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men rượu.
2. Kỹ năng:
Vận dụng vào thực tiễn khi kiểm tra chất lượng thức ăn chế biến bằng phương pháp vi sinh vật.
3. Thái độ:
Rèn luyện tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, khoa học khi xem xét đánh giá sự vật hiện tượng. Biết giữ gìn trật tự, vệ sinh khi học các bài thực hành.
II.	Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Phóng to tranh vẽ qui trình thực hành trong SGK trang 112, chuẩn bị bột ngô và bánh men rượu, sơ đồ các bước của quy trình.
2. Học sinh: Xem trước bài 42 và đem theo bột ngô hoặc bột gạo, khoai sắn.
3. PP: Thực hành, trực quan, hoạt động nhóm.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới:
*Mở bài.
*Các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết. (6’)
Yêu cầu 1 học sinh đọc to phần I SGK trang 112.
Giáo viên đem những nguyên liệu, dụng cụ ra giới thiệu cho học sinh và nêu ra mục đích của bài thực hành hôm nay.
Chia nhóm học sinh và yêu cầu học sinh ghi những dụng cụ và nguyên liệu làm thực hành vào tập.
Học sinh đọc thông tin và trả lời:
Học sinh lắng nghe.
Học sinh tiến hành chia nhóm.
Học sinh ghi bài.
Hoạt động 2: Một số quy trình thực hành (7’)
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK.
Giáo viên treo sơ đồ các bước thực hiện quy trình, yêu cầu học sinh quan sát.
Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc từng bước trong quy trình và hướng dẫn học sinh làm thực hành.
Giáo viên yêu cầu 1 học sinh khác làm lại cho các bạn xem.
Giáo viên giải thích từng bước một cách tỉ mỉ và yêu cầu học sinh chú ý lắng nghe.
Yêu cầu học sinh ghi bài và tập.
Học sinh nghiên cứu thông tin.
Học sinh quan sát.
1 học sinh đọc các bước và chú ý cách hướng dẫn thực hành của giáo viên.
Học sinh khác làm lại cho các bạn quan sát.
Học sinh chú ý lắng nghe.
Học sinh ghi bài.
Hoạt động 3: Thực hành. (26’)
Yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành theo quy trình.
Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả của nhóm mình vào tiết sau.
Yêu cầu học sinh nộp sản phẩm của mình vào tiết sau.
Các nhóm thực hành.
Các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
Học sinh nộp sản phẩm của nhóm mình.
4. Củng cố và đánh giá giờ thực hành: (4’)
	Cho học sinh nêu lại các bước thực hiện quy trình để chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men.
5. Nhận xét và dặn dò: (2’)
	Nhận xét về thái độ thực hành của học sinh.
	Dặn dò: Về nhà xem lại các bước thực hiện quy trình và kiểm tra sản phẩm ủ men, chuẩn bị bài thực hành tiếp theo.
**********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doccong nghiep.doc