Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 26 đến 38 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Lợi

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 26 đến 38 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Lợi

Tiết 27: GIỐNG VẬT NUÔI.

I. Mục tiêu

1. Năng lực: - Hiểu được khái niệm về giống vật nuôi và cơ sở kha học để phân loại giống vật nuôi.

- Xác định được vai trò,tầm quan trọng của giống vật nuôi đối với năng suất và

chất lượng sản phẩm chăn nuôi

- Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

- Có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất chăn nuôi ở gia đình.

2. Phẩm chất: - Có ý thức say sưa học tập kỹ thuật chăn nuôi.

II. Thiết bị và học liệu: - GV: Nghiên cứu SGK, hình vẽ 51,52,53 SGK. Soạn giáo án.

 - HS: Học bài cũ, đọc SGK, xem hình vẽ.

III. Tiến trình dạy học:

A. Hoạt động mở đầu : 5’

- Mục tiêu: Cho HS hiểu được vai trò của giống vật nuôi.

- Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân.

- Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng.

- Phương án kiểm tra, đánh giá: Học sinh đánh giá.

- Tiến trình hoạt động:

 

docx 46 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 26 đến 38 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/01/22
	Tiết 26: 	ÔN TẬP
I. Mục tiêu
1. Năng lực: - Thông qua giờ ôn tập nhằm giúp học sinh củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học trên cơ sở đó học sinh có khả năng vận dụng vào thực tế sản xuất
 - Hiểu được tác dụng của các phương thức canh tác này.
2. Phẩm chất: - Có ý thức lao động, có kỹ thuật tinh thần chịu khó, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động. 
II. Thiết bị và học liệu: - GV: Đọc và nghiên cứu nội dung SGK, bảng tóm tắt nội dung phần trồng rừng, hệ thống câu hỏi và đáp án ôn tập.
	 - HS : Đọc câu hỏi SGK chuẩn bị ôn tập.
 - HS: Đọc trước bài, liên hệ thực tế gia đình và địa phương.
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động mở đầu: 5’
- Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức,tạo hứng thú cho hs.Rèn khả năng hợp tác cho hs.
- Phương thức: Hđ cá nhân.
- Sản phẩm: Trình bày miệng.
- Kiểm tra, đánh giá: Hs đánh giá. Gv đánh giá.
- Tiến trình:
* Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: 
? Vai trò và nhiệm vụ của trồng rừng.
HS lắng nghe tiếp nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ: HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.
*Báo cáo kết quả: Hs trình bày miệng.
*Đánh giá kết quả: - Hs nhận xét, bổ sung. GV đánh giá cho điểm.
GV nhận xét và dẫn dắt vào bài: 
B. Hoạt động luyện tập: 35’
Hoạt động của GV
Dự kiến sản phẩm
GV hệ thống lại kiến thức
1. Mục tiêu: Hs hệ thống lại được kiến thức chương 
2. Phương thức: Hoạt động cá nhân, HĐN.
3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung ghi vở. 
4. Kiểm tra đánh giá: 
+ Học sinh đánh giá.
+ GV đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk, quan sát hình 34 SGK/55 trả lời câu hỏi:
- GV: Nêu câu hỏi
GV nêu nội dung cần ôn tập 
 ? Em hãy tóm tắt nội dung kiến thức phần trồng và chăm sóc rừng.
- GV: yêu cầu hs nhớ lại kiến thức để trả lời câu hỏi:
Nhóm 1
Câu 1:Nêu vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt?
Câu 2: Nêu điều kiện lập vườn gieo ươm?
Nhóm 2
Câu 3. Làm đất gieo ươm cây rừng.
Nhóm 3
Câu 4: Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.
Nhóm 4
 Câu 5: Thời vụ trồng rừng và trồng rừng bằng cây con.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: Làm việc cá nhân hệ thống lại kiến thức sau đó thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, giúp đỡ các nhóm còn chậm.
Dự kiến trả lời:
Câu1
1. Vai trò của trồng rừng:
- Lá phổi xanh làm sạch môi trường: cung cấp oxi và hút khí cacbonnic, hút bụi, .
- Chống xói mòn và giảm tác hại của lũ lụt.
- Cung cấp nguồn lâm đặc sản cho xuất khẩu.
- Nguyên liệu công nghiệp đóng tàu và đồ dùng sinh hoạt.
- Cảnh quan cho ngành du lịch sinh thái.
- Bảo tồn gen các động, thực vật quý hiếm và nghiên cứu khoa học...
2. Nhiệm vụ: Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó có:
- Trồng rừng sản xuất: lấy nguyên liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu.
- Trồng rừng phòng hộ: Phòng hộ đầu nguồn; trồng rừng ven biển( chắn gió bão, chống cát bay, cải tạo bãi cát, chắn sóng biển...). 
Câu 2 
Để cây giống có tỉ lệ sống cao và chất lượng tốt, nơi đặt vườn ươm cần phải có các điều kiện sau:
- Đất cát pha hay đất thịt nhẹ; không có ổ sâu, bệnh hại.
- Độ pH từ 6 đến 7( trung tính hay ít chua).
- Mặt đất bằng hay hơi dốc ( từ 2 đến 4 độ).
- Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
Câu 2 .
- Đất trồng: Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
- Phải sử dụng đất hợp lí vì: nước ta có tỉ lệ tăng dân số cao, nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng, trong khi đó diện tích đất trồng có hạn, vì vậy phải biết cách sử dụng đất một cách hợp lí cã hiệu quả.
Câu 3: Làm đất gieo ươm cây rừng:
1. Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp theo quy trình kĩ thuật sau:
Đất hoang hay đã qua sử dụng. => Dọn cây hoang dại( dọn vệ sinh). => Cày sâu bừa kĩ; khử chua; diệt ổ sâu, bệnh hại => Đập và san phẳng đất. => Đất tơi xốp.
Lúc cày, bừa đất nếu đất chua phải khử chua đất bằng vôi bột và diệt ổ sâu, bệnh bằng thuốc phòng trừ sâu, bệnh hại.
2. Tạo nền đất gieo ươm cây rừng:
Sau khi làm đất tơi xốp, tiến hành lên luống( liếp) hay đóng bầu đất.
a. Luống đất:
- Kích thước luống ( như hình vẽ 36/59sgk).
- Hướng luống: theo hướng Bắc – Nam để cây con nhận đủ ánh sáng.
- Bón phân lót: bón tổng hợp phân vô cơ và phân hữu cơ theo công thức: phân chuồng ủ hoai từ 4 đến 5kg/m2 với supe lân từ 40 đến 100g/m2.
b. Bầu đất:
- Vỏ bầu đất có hình ống, hở hai đầu, làm bằng ni lông sẫm màu....
- Ruột bầu thường chứa từ 80 đến 89% đất mặt tơi xốp với 10% phân hữu cơ ủ hoai và từ 1 đến 2% supe lân.
Câu 4. 
1. Thời vụ gieo hạt.
- Gieo hạt đúng thời vụ để giảm công chăm sóc và hạt có tỉ lệ nảy mầm cao.
Mùa gieo hạt cây rừng:
+ Ở các tỉnh miền Bắc, thường từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
+ Ở miền Trung từ tháng 1 đến tháng 2.
+ Ở các tỉnh miền Nam từ tháng 2 đến tháng 3.
2. Quy trình gieo hạt.
Có thể gieo hạt trên bầu đất hay trên luống( liếp) đất, nhưng đều phải theo trình tự các bước trong quy trình gieo hạt sau đây:
Gieo hạt; lấp đất; che phủ; tưới nước; phun thuốc trừ sâu, bệnh; bảo vệ luống gieo.
II. Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.
Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng nhằm tạo môi trường sống thích hợp để hạt nảy mầm nhanh và cây sinh trưởng tốt. Công việc chăm sóc tiến hành từ khi gieo hạt đến khi mang cây đi trồng. 
- Màn che phủ thích hợp, chống được mưa, gió, nắng.
- Tưới nước cung cấp cho cây. 
- Phun thuốc trừ sâu, bệnh hại cho cây.
- Bảo vệ luống gieo: Nhổ cỏ, tỉa cây, giắm cây và xới đất vun gốc,... nhằm cho cây sinh trưởng tốt.
Câu 5 
Thời vụ trồng rừng:
Thời vụ trồng thay đổi theo vùng khí hậu. Do đó mùa trồng trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu, miền trung và các tỉnh miền Nam thường trồng vào mùa mưa.
Trồng rừng bằng cây con
Trồng cây con có bầu:
là cách trồng được áp dụng phổ biến trong trồng rừng.
* Quy trình trồng cây con có bầu:
- Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất.
- Rạch bỏ vỏ bầu.
- Đặt bầu vào lỗ trong hố.
- Lấp và nén đất lần 1.
- Lấp và nén đất lần 2.
- Vun gốc.
Trồng cây con rễ trần:
Trồng cây con rễ trần được áp dụng đối với các loại cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe, nơi đất tốt và ẩm. 
* Quy trình trồng cây con rễ trần:
- Tạo lỗ trong hố đất.
- Đặt cây vào lỗ trong hố.
- Lấp đất kín gốc cây.
- Nén đất.
- Vun gốc.
Câu1
1. Vai trò của trồng rừng:
- Lá phổi xanh làm sạch môi trường: cung cấp oxi và hút khí cacbonnic, hút bụi, .
- Chống xói mòn và giảm tác hại của lũ lụt.
- Cung cấp nguồn lâm đặc sản cho xuất khẩu.
- Nguyên liệu công nghiệp đóng tàu và đồ dùng sinh hoạt.
- Cảnh quan cho ngành du lịch sinh thái.
- Bảo tồn gen các động, thực vật quý hiếm và nghiên cứu khoa học...
2. Nhiệm vụ: Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó có:
- Trồng rừng sản xuất: lấy nguyên liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu.
- Trồng rừng phòng hộ: Phòng hộ đầu nguồn; trồng rừng ven biển( chắn gió bão, chống cát bay, cải tạo bãi cát, chắn sóng biển...). 
Câu 2 
Để cây giống có tỉ lệ sống cao và chất lượng tốt, nơi đặt vườn ươm cần phải có các điều kiện sau:
- Đất cát pha hay đất thịt nhẹ; không có ổ sâu, bệnh hại.
- Độ pH từ 6 đến 7( trung tính hay ít chua).
- Mặt đất bằng hay hơi dốc ( từ 2 đến 4 độ).
- Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
Câu 3: Làm đất gieo ươm cây rừng:
1. Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp theo quy trình kĩ thuật sau:
Đất hoang hay đã qua sử dụng. => Dọn cây hoang dại( dọn vệ sinh). => Cày sâu bừa kĩ; khử chua; diệt ổ sâu, bệnh hại => Đập và san phẳng đất. => Đất tơi xốp.
Lúc cày, bừa đất nếu đất chua phải khử chua đất bằng vôi bột và diệt ổ sâu, bệnh bằng thuốc phòng trừ sâu, bệnh hại.
2. Tạo nền đất gieo ươm cây rừng:
Sau khi làm đất tơi xốp, tiến hành lên luống( liếp) hay đóng bầu đất.
a. Luống đất:
- Kích thước luống ( như hình vẽ 36/59sgk).
- Hướng luống: theo hướng Bắc – Nam để cây con nhận đủ ánh sáng.
- Bón phân lót: bón tổng hợp phân vô cơ và phân hữu cơ theo công thức: phân chuồng ủ hoai từ 4 đến 5kg/m2 với supe lân từ 40 đến 100g/m2.
b. Bầu đất:
- Vỏ bầu đất có hình ống, hở hai đầu, làm bằng ni lông sẫm màu....
- Ruột bầu thường chứa từ 80 đến 89% đất mặt tơi xốp với 10% phân hữu cơ ủ hoai và từ 1 đến 2% supe lân.
Câu 4. 
1. Thời vụ gieo hạt.
- Gieo hạt đúng thời vụ để giảm công chăm sóc và hạt có tỉ lệ nảy mầm cao.
Mùa gieo hạt cây rừng:
+ Ở các tỉnh miền Bắc, thường từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.
+ Ở miền Trung từ tháng 1 đến tháng 2.
+ Ở các tỉnh miền Nam từ tháng 2 đến tháng 3.
2. Quy trình gieo hạt.
Có thể gieo hạt trên bầu đất hay trên luống( liếp) đất, nhưng đều phải theo trình tự các bước trong quy trình gieo hạt sau đây:
Gieo hạt; lấp đất; che phủ; tưới nước; phun thuốc trừ sâu, bệnh; bảo vệ luống gieo.
II. Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.
Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng nhằm tạo môi trường sống thích hợp để hạt nảy mầm nhanh và cây sinh trưởng tốt. Công việc chăm sóc tiến hành từ khi gieo hạt đến khi mang cây đi trồng. 
- Màn che phủ thích hợp, chống được mưa, gió, nắng.
- Tưới nước cung cấp cho cây. 
- Phun thuốc trừ sâu, bệnh hại cho cây.
- Bảo vệ luống gieo: Nhổ cỏ, tỉa cây, giắm cây và xới đất vun gốc,... nhằm cho cây sinh trưởng tốt.
Câu 5 
Thời vụ trồng rừng:
Thời vụ trồng thay đổi theo vùng khí hậu. Do đó mùa trồng trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu, miền trung và các tỉnh miền Nam thường trồng vào mùa mưa.
Trồng rừng bằng cây con
Trồng cây con có bầu:
là cách trồng được áp dụng phổ biến trong trồng rừng.
* Quy trình trồng cây con có bầu:
- Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất.
- Rạch bỏ vỏ bầu.
- Đặt bầu vào lỗ trong hố.
- Lấp và nén đất lần 1.
- Lấp và nén đất lần 2.
- Vun gốc.
Trồng cây con rễ trần:
Trồng cây con rễ trần được áp dụng đối với các loại cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe, nơi đất tốt và ẩm. 
* Quy trình trồng cây con rễ trần:
- Tạo lỗ trong hố đất.
- Đặt cây vào lỗ trong hố.
- Lấp đất kín gốc cây.
- Nén đất.
- Vun gốc.
C. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng : 5’
1. Mục tiêu: Củng cố, vận dụng, tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức thực tế về kĩ thuật trồng trọt. 
2. Phương thức: Cá nhân hệ thống kiến thức, tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, trao đổi với người thân, vận dụng kiến thức.
3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập cá nhân.
4. Kiểm tra đánh giá: - HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau.
 - GV đánh giá vào tiết học sau.
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ: Gv nêu câu hỏi
Câu 1: Ở địa phương em thường trồng rừng bằng cây con có bầu hay cây con rễ trần.
- HS tiếp nhận nhiệ ... ao nhiệm vụ học tập, các nhóm hoạt động , thảo luận và trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi:
- Gv: Nêu câu hỏi.
- Gv nêu nội dung cần ôn tập. 
 ? Em hãy tóm tắt nội dung kiến thức phần chăn nuôi đã được học.
- Gv: yêu cầu hs nhớ lại kiến thức để trả lời câu hỏi:
Hoạt động của GV - HS
Dự kiến sản phẩm
Nhóm 1
I. Giống vật nuôi.
Câu 1: Em hiểu thế nào là giống vật nuôi? Hãy nêu ví dụ.
Câu 2: Giống vật nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
Câu 3: Em cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
Nhóm 2
II. Phương pháp chọn lọc và nhân giống vật nuôi.
Câu 4: Em cho biết phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta?
Câu 5: Em cho biết mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng?
III. Thức ăn vật nuôi.
 Nhóm 3
Câu 6: Em hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi?
Câu 7: Thức ăn của vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?
Câu 8: Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hóa như thế nào?
Nhóm 4
Câu 9: Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi?
Câu10: Em hãy phân biệt thức ăn giàu protein, thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh?
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Hs: Làm việc cá nhân hệ thống lại kiến thức sau đó thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Gv quan sát, giúp đỡ các nhóm còn chậm.
- Đại diện nhóm: Trên cơ sở đã chuẩn bị trước ở nhà, trả lời.
- Nhóm khác: Nhận xét - bổ sung.
- Gv: Chốt lại.
Giống vật nuôi:
Câu1: - Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra, mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng xuất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.
- Ví dụ: Giống lợn Lan đơ rat có thân dài, tai to rủ xuống trước mặt, có tỉ lệ thịt nạc cao.
Câu 2: Giống vật nuôi có vai trò trong chăn nuôi:
- Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.
- Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
Câu 3: Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:
- Đặc điểm di truyền. 
- Điều kiện ngoại cảnh( như nuôi dưỡng, chăm sóc). 
Áp dụng các biện pháp chọn giống, chọn ghép con đực với con cái cho sinh sản, con người có thể điều khiển một số đặc diểm di truyền của vật nuôi. Con người cũng có thể dùng các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi để đạt hiệu quả chăn nuôi cao hơn.
II. Phương pháp chọn lọc và nhân giống vật nuôi.
Câu 4: Các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta:
* Ở nước ta dùng nhiều phương pháp chọn giống vật nuôi song có 2 phương pháp được dùng phổ biến là:
1. Chọn lọc hàng loạt: là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước, rồi căn cứ vào sức sản xuất( như cân nặng, sản lượng trứng, sữa) của từng vật nuôi để chọn lựa từ trong đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất làm giống.
Phương pháp này đơn giản, phù hợp với trình độ kĩ thuật còn thấp về công tác giống.
2. Kiểm tra năng suất( còn gọi là kiểm tra cá thể): các vật nuôi tham gia chọn lọc( thường là con của những vật nuôi giống tốt) được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện “ chuẩn”, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước để lựa chọn những con tốt nhất giữ lại làm giống.
Ở nước ta đang áp dụng phương pháp kiểm tra cá thể với lợn( heo)đực và lợn cái ở giai đoạn 90 – 300 ngày tuổi, rồi căn cứ vào cân nặng, mức tiêu tốn thức ăn, độ dày mỡ lưng để quyết định chọn lọc lợn giống. Phương pháp này cũng được áp dụng để chọn lọc tất cả các loại vật nuôi tại các cơ sở giống.
Câu 5: Mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng:
- Phương pháp nhân giống thuần chủng: Là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ.
- Mục đích của nhân giống thuần chủng là tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, với những yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó.
Ví dụ; Để nhân giống lơn Móng Cái: Người ta chọn ghép đôi giao phối giữa con đực và con cái cùng giống lợn Móng Cái. Cuối cùng, giống lợn Móng Cái được tăng lên về số lượng và chất lượng theo ý muốn.
III. Thức ăn vật nuôi.
Câu 6: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ:
- Thực vật: Cám gạo, ngô, khô dầu đầu tương, premic vitamin,... 
- Động vật: Bột cá, premic vitamin,...
- Chất khoáng: Premic khoáng, can xi, sắt,...
Câu 7: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi:
- Thức ăn vật nuôi có nước và chất khô. Trong chất khô của thức ăn có: protein, lipit, gluxit, vitamin và chất khoáng.
- Loại thức ăn khác nhau thì có: Thành phần và tỉ lệ các dinh dưỡng khác nhau.
Câu 8: Thức ăn vật nuôi được cơ thể tiêu hóa:
- Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
- Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng axit amin.
- Lipit được cơ thể hấp thụ dưới dạng các glyxerin và axit béo.
- Gluxit được cơ thể hấp thụ dưới dạng đường đơn.
- Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các ion khoáng.
- Vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột và vào máu.
Câu 9: Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi:
- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
- Thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa, nuôi con. Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.
Câu10: Phân biệt thức ăn giàu protein, thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh:
Người ta dựa vào thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn là một trong những phương pháp dùng để phân loại thức ăn:
- Thức ăn có hàm lượng protein > 14% thuộc loại thức ăn giàu gluxit.
- Thức ăn có hàm lượng gluxit > 50% thuộc loại thức ăn giàu gluxit.
- Thức ăn có hàm lượng xơ > 30% thuộc loại thức ăn thô.
C. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng : 5’
1. Mục tiêu: Củng cố, vận dụng, tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức thực tế về kĩ thuật chăn nuôi. 
2. Phương thức: Cá nhân hệ thống kiến thức, tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, trao đổi với người thân, vận dụng kiến thức.
3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập cá nhân.
4. Kiểm tra đánh giá: - Hs tự đánh giá, Hs đánh giá lẫn nhau.
 - Gv đánh giá vào tiết học sau.
5. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv nêu câu hỏi:
Câu 4: Ở địa phương em thường có phương pháp chọn giống nào ? 
- Hs tiếp nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Hs về nhà làm việc cá nhân tìm hiểu thực tế để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
* Báo cáo kết quả: Tiết học sau HS trình bày kết quả làm việc.
*Đánh giá kết quả (Thực hiện ở tiết học sau): Hs nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có) =>GV nhận xét, đánh giá.
*Dặn dò - Về nhà ôn tập kĩ, chuẩn bị tốt cho tiết sau kiểm tra giữa kì II.
Ngày soạn: 7/4/22
Tiết 38: KIỂM TRA GIỮA KÌ II 
I. Mục tiêu.
Năng lực: 
 Kiểm tra, đánh giá mức độ nhận biết, hiểu của học sinh về chủ đề:
Chủ đề 1: Giống vật nuôi.
Chủ đề 2: Phương pháp chọn lọc và nhân giống vật nuôi.
Chủ đề 3: Thức ăn vật nuôi.
 - Rèn luyện cho Hs kĩ năng nhận biết thông hiểu và vận dụng kiến thức.
 Phẩm chất: 
 - Giáo dục cho Hs tính trung thực trong thi cử.
- Ý thức nghiêm túc trong thi cử
II. Các kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra.
Chủ đề 1: Giống vật nuôi.
Chủ đề 2: Phương pháp chọn lọc và nhân giống vật nuôi.
Chủ đề 3: Thức ăn vật nuôi.
III. Hình thức kiểm tra: - Tự luận:100%
IV. Ma trận đề kiểm tra: 
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Giống vật nuôi.
Khái niệm về giống vật nuôi.
Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
Ví dụ về giống vật nuôi.
Số câu:1 ý.
Số điểm:1
Số câu:1 
Số điểm:2
Số câu :1ý
Số điểm :1
Số câu :
Số điểm :
Số câu: 2
Số điểm: 4
Phương pháp chọn lọc và nhân giống vật nuôi.
Mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng.
Số câu :
Số điểm :
Số câu :1
Số điểm :2
Số câu :
Số điểm :
Số câu 
Số điểm 
Số câu:1
Số điểm:2
Thức ăn vật nuôi.
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
Thức ăn vật nuôi được cơ thể tiêu hóa như thế nào.
Số câu :1
Số điểm :2
Số câu:
Số điểm:
Số câu :1
Số điểm :2
Số câu :
Số điểm :
Số câu: 2
Số điểm :4
Tổng
Số câu :1,5
Số điểm :3
Số câu :2
Số điểm :4
Số câu :1,5
Số điểm :3
Số câu :
Số điểm :
Số câu :5
Số điểm :10
Công nghệ 7: ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II.
Câu 1: Em hiểu thế nào là giống vật nuôi? Hãy nêu ví dụ.
Câu 2: Em cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
Câu 3: Em cho biết mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng?
Câu 4: Thức ăn của vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?
Câu 5: Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hóa như thế nào?
IV. Đáp án:
Câu 1: - Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra, mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng xuất và chất lượng sản phẩm như nhau, có tính di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định.
- Ví dụ: Giống lợn Lan đơ rat có thân dài, tai to rủ xuống trước mặt, có tỉ lệ thịt nạc cao.
Câu 2: Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:
- Đặc điểm di truyền. 
- Điều kiện ngoại cảnh( như nuôi dưỡng, chăm sóc). 
Áp dụng các biện pháp chọn giống, chọn ghép con đực với con cái cho sinh sản, con người có thể điều khiển một số đặc diểm di truyền của vật nuôi. Con người cũng có thể dùng các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi để đạt hiệu quả chăn nuôi cao hơn.
Câu 3: Mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng:
- Phương pháp nhân giống thuần chủng: Là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ.
- Mục đích của nhân giống thuần chủng là tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, với những yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó.
Ví dụ; Để nhân giống lơn Móng Cái: Người ta chọn ghép đôi giao phối giữa con đực và con cái cùng giống lợn Móng Cái. Cuối cùng, giống lợn Móng Cái được tăng lên về số lượng và chất lượng theo ý muốn.
Câu 4: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi:
- Thức ăn vật nuôi có nước và chất khô. Trong chất khô của thức ăn có: protein, lipit, gluxit, vitamin và chất khoáng.
- Loại thức ăn khác nhau thì có: Thành phần và tỉ lệ các dinh dưỡng khác nhau.
Câu 5: Thức ăn vật nuôi được cơ thể tiêu hóa:
- Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
- Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng axit amin.
- Lipit được cơ thể hấp thụ dưới dạng các glyxerin và axit béo.
- Gluxit được cơ thể hấp thụ dưới dạng đường đơn.
- Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các ion khoáng.
- Vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột và vào máu.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_26_den_38_nam_hoc_2021_2022_tru.docx