Giáo án Công nghệ lớp 9

Giáo án Công nghệ lớp 9

Tiết 1: giới thiệu nghề trồng cây ăn quả

I./ Mục tiêu:

* Kiến thức:

 Biết được vai trò, vị trí, đặc điểm của nghề trồng cây ăn quả trong đời sống kinh tế và sản xuất.

* Kỹ năng:

 Nắm được đặc điểm và yêu cầu, triển vọng phát triển của nghề.

* Thái độ:

 Yêu thích nghề trồng cây ăn quả, ham tìm hiểu thực tế.

 

doc 102 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/09/2009 Giỏo Viờn : Đinh Đương
Ngày giảng: 10/09/2009
Tiết 1: giới thiệu nghề trồng cây ăn quả 
I./ Mục tiêu:
* Kiến thức:
l Biết được vai trò, vị trí, đặc điểm của nghề trồng cây ăn quả trong đời sống kinh tế và sản xuất.
* Kỹ năng:
l Nắm được đặc điểm và yêu cầu, triển vọng phát triển của nghề.
* Thái độ:
l Yêu thích nghề trồng cây ăn quả, ham tìm hiểu thực tế.
II./ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Bảng số liệu phát triển của nghề trồng cây ăn quả ở địa phương.
2. Học sinh:
Kiến thức liên quan
III./ Nội dung trọng tâm:
Vai trò và đặc điểm của nghề trồng cây ăn quả.
IV./ Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của Thầy - Trò.
Nội dung
1. Tổ chức:
9A:
9B:
9C:
9D:
2. Kiểm tra: Không
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học.
- GV nêu mục tiêu bài thực hành.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của nghề trồng cây ăn quả.
- Em hãy kể tên một số giống cây ăn quả có giá trị ở nước ta mà em biết?
- Hãy quan sát H1/SGK
- Cho lớp hoạt động nhóm để trả lời vai trò và vị trí của nghề trồng cây ăn quả trong cuộc sống và sản xuất? 
- Hãy liên hệ tại gia đình em trồng cây ăn quả có vai trò như thế nào?
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của nghề.
- Cho học sinh đọc thông tin phần II trong SGK.
- Đối tượng lao động của nghề là gì?
- Hãy kể tên các công việc lao động của nghề?
- Hãy nêu tên các dụng cụ dùng cho nghề trồng cây ăn quả?
- Nghề trồng cây ăn quả có điều kiện lao động như thế nào?
- Quan sát H2 và cho biết sản phẩm của nghề là những loại quả nào?
- Nghề trồng cây ăn quả có những yêu cầu gì?
- Tại sao phải có những yêu cầu như vậy?
- Trong những yêu cầu đó thì yêu cầu nào là quan trọng nhất?
Hoạt động 4: Tìm hiểu triển vọng phát triển của nghề:
- Hiện nay nghề trồng cây ăn quả đang có xu thế phát triển như thế nào?
4. Củng cố: 
- GV hệ thống phần trọng tâm của bài.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị nội dung cho bài học sau.
Tiết 1: giới thiệu nghề trồng cây ăn quả
 - Trồng cây ăn quả là một nghề góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày, cung cấp nguyên liệu cho chế biến, đồng thời là nguồn thu nhập đáng kể.
 - Nghề trồng cây ăn quả có từ lâu đời, nhân dân ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm.
I. Vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả:
- Cung cấp cho người tiêu dùng.
- Cung nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ hộp, nước giải khát.
- Cung cấp hàng hoá cho xuất khẩu.
II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề:
1. Đặc điểm của nghề:
- Đối tượng lao động: Là các loại cây ăn quả lâu năm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.
- Nội dung lao động: Bao gồm các công việc Nhân giống, làm đất, gieo trồng, chăm bón, thu hoạch, bảo quản, chế biến.
- Dụng cụ lao động: Dao, cuốc, kéo cắt cành, xẻng, bình tưới 
- Điều kiện lao động: 
+ Làm việc thường xuyên ngoài trời.
+ Tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.
+ Tư thế làm việc luôn thay đổi.
- Sản phẩm: Các loại quả.
2. Yêu cầu của nghề đối với người lao động.
- Phải có tri thức về khoa học sinh học, hoá học, kỹ thuật nông nghiệp, am hiểu thực tiễn sản xuất. Có kỹ năng cơ bản về nghề trồng cây ăn quả.
- Phải yêu nghề, yêu thiên nhiên, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động, sáng tạo. Có khả năng quan sát, theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây.
- Có sức khoẻ tốt, dẻo dai, thích nghi với công việc hoạt động ngoài trời 
III. Triển vọng của nghề:
 Hiện nay nghề trồng cây ăn quả đang được khuyến khích phát triển nhằm tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, sản xuất nhiều hàng hoá cho người tiêu dùng, nguyên liệu, hàng xuất khẩu.
Ngày soạn: 14/09/2009	Giỏo Viờn : Đinh Đương
Ngày giảng: 17/09/2009
Tiết 2: một số vấn đề chung về cây ăn quả (T1)
I./ Mục tiêu:
* Kiến thức:
l Biết được được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
* Kỹ năng:
l Vận dụng vào tìm hiểu thực tế ở gia đình, địa phương.
* Thái độ:
l Yêu thích nghề trồng cây ăn quả, ham tìm hiểu thực tế.
II./ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Cây ăn quả cho HS quan sát.
2. Học sinh:
Kiến thức liên quan
III./ Nội dung trọng tâm:
Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
IV./ Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của Thầy - Trò.
Nội dung
1. Tổ chức:
9A:
9B:
9C:
9D:
2. Kiểm tra: Không
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu giá trị của việc trồng cây ăn quả.
- Cho HS đọc nội dung trong SGK.
- Hãy cho biết giá trị nào là quan trọng nhất? Vì sao?
(Nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, là hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Vì nghề trồng cây ăn quả ngoài các giá trị trên thì mục đích chính là đem lại hiệu quả kinh tế).
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả
- Cho học sinh đọc thông tin phần 1 trong SGK.
- Cho HS quan sát 1 cây ăn quả thực tế.
- Hãy kể tên các bộ phận của cây?
- Hãy phân biệt điểm giống và khác nhau giữa hai loại rễ?
- Hãy kể tên một số loại cây ăn quả không phải là thân gỗ? (Chuối, thanh long, dừa )
- Hãy cho biết tác dụng của từng loại hoa? (Hoa đực thụ phấn, Hoa cái và hoa lưỡng tính kết quả)
- Hãy cho biết cây ăn quả phải chịu những tác động ngoại cảnh nào?
- Nếu nhiệt độ cao hoặc thấp quá thì cây có hiện tượng gì?
- Lượng mưa phân bố như thế nào là hợp lý?
- Có loại cây ăn quả nào ưa bóng râm hay không?
- Loại đất nào thích hợp nhất cho cây ăn quả? (Đất dỏ Bazan, đất phù sa).
4. Củng cố: 
- GV hệ thống phần trọng tâm của bài.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị nội dung cho bài học sau.
Tiết 2: một số vấn đề chung về cây ăn quả (T1)
 Trồng cây ăn quả có ý nghĩa to lớn đối với con người, xã hội, thiên nhiên, con người. Trong quá trình trồng các yếu tố ngoại cảnh tác động rất lớn đến chất lượng, năng xuất cây trồng.
I. giá trị của việc trồng cây ăn quả:
- Giá trị dinh dưỡng.
- Một số bộ phận của một số cây có khả năng chữa bệnh thông thường.
- Nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, là hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
- Có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đất.
II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả:
1. Đặc điểm thực vật:
a. Rễ: Có hai loại
- Rễ mọc thẳng xuống đất (Rễ cọc) giúp cho cây đứng vững, hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây.
- Rễ mọc ngang, nhỏ và nhiều có tác dụng hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây.
b. Thân: Đa phần cây ăn quả là thân gỗ, nhưng cũng có một số là thân thảo, mềm
c. Hoa: Nhìn chung có 3 loại hoa.
- Hoa đực
- Hoa cái.
- Hoa lưỡng tính.
d. Quả và hạt:
- Nhìn chung có nhiều loại quả.
- Số lượng, màu sắc, hình dạng của hạt tuỳ thuộc vào loại quả.
2. Yêu cầu ngoại cảnh.
a. Nhiệt độ: Với nhiều loại cây khác nhau nên nhiệt độ thích hợp cho từng loại cây khác nhau (250C – 300C).
b. Độ ẩm và lượng mưa:
- Độ ẩm không khí 80 – 90%
- Lượng mưa 1000 – 2000mm phân bố đều trong năm.
c. ánh sáng: Đa số cây ăn quả là cây ưa ánh sáng.
d. Chất dinh dưỡng: Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng theo các thời kỳ để có năng suất, chất lượng cao.
e. Đất: Thích hợp với các loại đất có tầng dày, kết cấu tốt, nhiều chất dinh dưỡng, ít chua, dễ thoát nước.
Ngày soạn: 20/09/2009	Giỏo Viờn : Đinh Đương
Ngày giảng: 24/09/2009
Tiết 3: một số vấn đề chung về cây ăn quả (T2)
I./ Mục tiêu:
* Kiến thức:
l Biết được được ký thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả.
* Kỹ năng:
l Vận dụng vào tìm hiểu thực tế ở gia đình, địa phương.
* Thái độ:
l Yêu thích nghề trồng cây ăn quả, ham tìm hiểu thực tế.
II./ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Bảng 2/ SGK.
2. Học sinh:
Kiến thức liên quan
III./ Nội dung trọng tâm:
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả.
IV./ Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của Thầy - Trò.
Nội dung
1. Tổ chức:
9A:
9B:
2. Kiểm tra: 10’
Hãy trình bày đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả..
- Cho lớp hoạt động nhóm để điền tên các loại cây ăn quả vào bảng 2 trong SGK?
- Có những phương pháp nhân giống cây ăn quả nào?
- Hãy kể tên một số phương pháp nhân giống vô tính mà em biết?
- Tại sao khi trồng cây ăn quả phải cần biết đến thời vụ?
- Tại sao lại phải trồng vào các tháng trên?
- Trồng cây theo khoảng cách nhất định có tác dụng gì?
- Tại sao khi đào hố cần để riêng lớp đất mặt ra 1 bên?
- Cho học sinh đọc quy trình trồng cây
4. Củng cố: 
- GV hệ thống phần trọng tâm của bài.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị nội dung cho bài học sau.
* Đặc điểm thực vật: 5đ
- Rễ
- Thân
- Hoa
- Quả và hạt
* Yêu cầu ngoại cảnh: 5đ
- Nhiệt độ
- Độ ẩm, lượng mưa
- ánh sáng
- Chất dinh dưỡng.
- Đất.
Tiết 3: một số vấn đề chung về cây ăn quả (T2)
III. kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả:
1. Giống cây.
Giống cây ăn quả ở nước ta rất đa dạng và phong phú, bao gồm ba nhóm:
Cây ăn quả nhiệt đới.
Cây ăn quả ôn đới.
Cây ăn quả á nhiệt đới
2. Nhân giống:
Các phương pháp nhân giống gồm có:
- Nhân giống bằng phương pháp hữu tính như gieo bằng hạt.
- Nhân giống bằng phương pháp vô tính như giâm, chiết, ghép, tách chồi, nuôi cấy mô 
Tuỳ theo mỗi loại cây mà có phương pháp nhân giống phù hợp.
3. Trồng cây ăn quả:
a. Thời vụ:
- Miền bắc: 
 + Vụ xuân: Từ tháng 2 đến tháng 4.
 + Vụ thu: Từ tháng 8 đến tháng 10.
- Miền nam: Đầu mùa mưa (tháng 4-5).
b. Khoảng cách trồng:
Trồng dày hợp lý để tiết kiệm diện tích đất, dễ chăm sóc, dễ thu hoạch, cây phát triển tốt, năng xuất cao.
c. Đào hố, bón phân lót:
- Đào hố trước khi trồng 15 đến 30 ngày, kích thước hố tuỳ theo từng loại cây.
- Trộn lớp đất mặt với phân bón rồi cho xuống hố lấp đất.
d. Trồng cây:
Cây ăn quả được trồng theo quy trình:
Đào hố trồng Bóc vỏ bầu Đặt cây vào hố Lấp đất Tưới nước.
Ngày soạn: 28/09/2009	Giỏo Viờn : Đinh Đương
Ngày giảng: 01/10/2009
Tiết 4: một số vấn đề chung về cây ăn quả (T3)
I./ Mục tiêu:
* Kiến thức:
l Biết được được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả.
* Kỹ năng:
l Vận dụng vào tìm hiểu thực tế ở gia đình, địa phương.
* Thái độ:
l Yêu thích nghề trồng cây ăn quả, ham tìm hiểu thực tế.
II./ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Hình 3 phóng to
2. Học sinh:
Kiến thức liên quan
III./ Nội dung trọng tâm:
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả.
IV./ Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của Thầy - Trò.
Nội dung
1. Tổ chức:
9A:
9B:
2. Kiểm tra: 
Hãy cho biết các phương pháp nhân giống cây ăn quả? Các loại cây sử dụng các phương pháp nhân giống vô tính?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả (Tiếp)
- Cho HS đọc nội dung phần chăm sóc.
- Làm cỏ dại có tác dụng gì?
- Tại sao phải bón phân thúc? Bón vào những thời kì nào?
- ... Nội dung
1. Tổ chức:
9A:
9B:
2. Kiểm tra:
Kiểm tra trong giờ thực hành.
Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành.
- GV nêu mục tiêu bài thực hành.
Hoạt động 2: Giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần có cho bài.
- GV giới thiệu các dụng cụ và vật liệu cần thiết cho bài thực hành
Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình thực hành.
- Giáo viên cho HS đọc lại nội dung quy trình trong SGK.
- Lưu ý các bước cần chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Cần đảm bảo các tỉ lệ và thời gian làm xirô quả.
Hoạt động 4: Tiến hành làm.
- Giáo viên làm mẫu cho cả lớp quan sát.
- Lớp chia thành 4 nhóm.
- Phân công vị trí làm việc của các nhóm
- Cho các nhóm tiến hành làm theo hướng dẫn.
4. Củng cố: 
- Cho các nhóm tiến hành đánh giá chéo nhau theo các tiêu chí của giáo viên đưa ra.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài. Tiến hành làm ở tại gia đình.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật liệu cần thiết cho bài kiểm tra thực hành giờ sau.
Tiết 30: Thực hành 
Làm xirô quả (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
 - Biết cách làm xirô quả.
 - Đảm bảo an toàn, vệ sinh cho sản phẩm.
II. Dụng cụ và vật liệu:
- Quả, đường trắng.
- Lọ thuỷ tinh sạch (Lọ nhựa)
III. quy trình thực hành:
B1. Lựa chọn quả đều, không dập nát rồi rửa sạch, để ráo nước.
B2. Xếp quả vào lọ, cứ một lớp quả , một lớp đường sao cho lớp đường phủ kín quả. Tỉ lệ đường và quả là 1,5kg đường với 1kg quả. Sau đó đậy kín và để ở nơi quy định.
B3. Sau 20 – 30 ngày chắt lấy nước, sau đó thêm đường để chiết cho hết dịch quả. Tỉ lệ đường và quả theo tỉ lệ là 1 : 1. Sau 1 – 2 tuần chắt lấy nước lần thứ hai.
Đổ lẫn nước của 2 lần chắt với nhau sẽ được loại nước xirô đặc có thể bảo quản được trong 6 tháng.
IV. Tiến hành:
Làm theo hướng dẫn của giáo viên và nội dung quy trình thực hành.
Nhắc nhở các em cần chú ý về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tiêu chuẩn đánh giá
Sự chuẩn bị thực hành.
Thực hiện theo quy trình.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đảm bảo tính mỹ thuật.
Ngày soạn: 	Giỏo Viờn : Đinh Đương
Ngày giảng: 
Tiết 31: Kiểm tra thực hành 
I./ Mục tiêu:
* Kiến thức:
l Nắm rõ quy trình thực hành, quy trình bón phân thúc cho cây ăn quả.
* Kỹ năng:
l Làm thành tốt công việc được giao theo quy trình.
* Thái độ:
l Có ý thức kỷ luật, trật tự, vệ sinh, an toàn lao động trong và sau khi thực hành.
II./ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Đề bài (Yêu cầu) và thang điểm chấm cho bài
2. Học sinh:
- Kiến thức liên quan.
- Cuốc, xẻng, thuổng.
- Phân bón (Hữu cơ và hoá học)
- Bình tưới.
III./ Nội dung trọng tâm:
 Quy trình bón phân thúc cho cây ăn quả.
IV./ Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của Thầy - Trò.
Nội dung
1. Tổ chức:
9A:
9B:
2. Kiểm tra:
Kiểm tra trong giờ thực hành.
Sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Nêu yêu cầu của bài kiểm tra.
Hoạt động 2 : Cho học sinh tiến hành làm bài kiểm tra.
- Phân công vị trí cho các nhóm làm bài kiểm tra.
- Quan sát quá trình làm việc của học sinh.
- Lưu ý nhắc nhở các em vấn đề an toàn lao động.
Hoạt động 3: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả.
4. Củng cố: 
- Đưa ra nhận xét chung cho buổi kiểm tra, những mặt tiến bộ và những hạn chế của học sinh.
- Đánh giá và ghi điểm cho các nhóm và cá nhân.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài. Tiến hành làm ở tại gia đình.
- Chuẩn bị kiến thức cho giờ sau ôn tập học kỳ II.
Tiết 31: 
Kiểm tra thực hành
I. Yêu cầu:
- Mối học sinh nêu được quy trình bón phân thúc cho cây ăn quả.
- Đào hố, bón phân thúc cho cây ăn quả
II. Tiến hành làm bài :
III. tiêu chuẩn Đánh giá kết quả :
Các tiêu chuẩn đánh giá :
* Nêu được quy trình 3đ.
* Đào hố 2đ
 - Đúng các kích thước : 1đ.
 - Theo quy trình : 1đ
* Bón phân thúc 2đ
 - Đúng các kích thước : 1đ.
 - Theo quy trình : 1đ
* Nghiêm túc thực hiện, thực hiện đúng thời gian : 1đ.
* Đảm bảo an toàn lao động : 1đ.
* Vệ sinh khu vực thực hành : 1đ.
Ngày soạn: 	Giỏo Viờn : Đinh Đương
Ngày giảng: 
Tiết 32: Ôn tập (T1)
I./ Mục tiêu:
* Kiến thức:
l Hệ thống nội dung kiến thức của mô đun Trồng cây ăn quả
* Kỹ năng:
l Biết cách tổng hợp nội dung kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
* Thái độ:
l Có ý thức kỷ luật, tự giác trong học tập.
II./ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sơ đồ tóm tắt nội dung Trồng cây ăn quả
2. Học sinh:
 Kiến thức liên quan.
III./ Nội dung trọng tâm:
 Tóm tắt nội dung Trồng cây ăn quả
IV./ Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của Thầy - Trò.
Nội dung
1. Tổ chức:
9A:
9B:
2. Kiểm tra:
 Lồng ghép trong giờ
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Nội dung Trồng cây ăn quả tóm tắt theo sơ đồ.
- Khi tìm hiểu về một loại cây ăn quả bất kỳ thì ta cần chú ý đến những vấn đề gì?
- Có những phương pháp nhân giống nào được áp dụng cho cây ăn quả?
- Phương pháp nhân giống vô tính gồm có những phương pháp nào?
- Ngoài hai phương pháp trên còn có phương pháp nào khác không? (Nhân giống bằng nuôi cấy mô)
- Hãy kể tên các loại cây ăn quả mà em đã được học trong chương trình?
- Hãy kể tên các giống cây ăn quả phổ biến ở địa phương?
- Cho lớp hoạt động nhóm; chia lớp thành 5 nhóm tìm hiểu kỹ thuật trồng một số cây ăn quả:
 + Nhóm 1: Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi(Bưởi, cam quýt )
 + Nhóm 2: Kỹ thuật trồng cây nhãn.
 + Nhóm 3: Kỹ thuật trồng cây vải.
 + Nhóm 4: Kỹ thuật trồng cây xoài.
 + Nhóm 5: Kỹ thuật trồng cây chôm chôm.
- Các nhóm trưởng lần lượt trình bày kết quả của nhóm mình tìm hiểu.
- Các nhóm khác nhận xét
4. Củng cố: 
- Hệ thống một số vấn đề chung về cây ăn quả.
- Một số phương pháp nhân giống cây ăn quả.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, đọc và làm đề cương nội dung câu hỏi trong SGK/70.
- Chuẩn bị kiến thức cho giờ sau ôn tập tiếp.
Tiết 32: 
ôn tập (t1)
I. Nội dung trồng cây ăn quả được tóm tắt theo sơ đồ:
1. Một số vấn đề chung về cây ăn quả.
- Giá trị của việc trồng cây ăn quả.
- Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh.
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả.
- Thu hoạch, bảo quản, chế biến.
2. Phương pháp nhân giống cây ăn quả.
- Nhân giống hữu tính (Gieo hạt).
- Nhân giống vô tính
 + Giâm cành (Giâm cây).
 + Chiết cành.
 + Ghép (Ghép cành và ghép mắt).
3. Kỹ thuật trồng một số cây ăn quả.
- Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi(Bưởi, cam quýt )
+ Giá trị dinh dưỡng của quả cây có múi.
+ Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh.
+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc.
+ Thu hoạch, bảo quản.
- Kỹ thuật trồng cây nhãn.
+ Giá trị dinh dưỡng của quả nhãn
+ Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh.
+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc.
+ Thu hoạch, bảo quản.
- Kỹ thuật trồng cây vải.
+ Giá trị dinh dưỡng của quả cây vải.
+ Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh.
+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc.
+ Thu hoạch, bảo quản.
- Kỹ thuật trồng cây xoài.
+ Giá trị dinh dưỡng của quả xoài
+ Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh.
+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc.
+ Thu hoạch, bảo quản.
- Kỹ thuật trồng cây chôm chôm.
+ Giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm
+ Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh.
+ Kỹ thuật trồng, chăm sóc.
+ Thu hoạch, bảo quản.
Ngày soạn: 	Giỏo Viờn : Đinh Đương
Ngày giảng: 
Tiết 33: Ôn tập (T2)
I./ Mục tiêu:
* Kiến thức:
l Hệ thống nội dung kiến thức của mô đun Trồng cây ăn quả
* Kỹ năng:
l Biết cách tổng hợp nội dung kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
* Thái độ:
l Có ý thức kỷ luật, tự giác trong học tập.
II./ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Hệ thống câu hỏi và đáp án
2. Học sinh:
 Kiến thức liên quan.
III./ Nội dung trọng tâm:
 Nội dung Trồng cây ăn quả
IV./ Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của Thầy - Trò.
Nội dung
1. Tổ chức:
9A:
9B:
2. Kiểm tra:
 Lồng ghép trong giờ
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Câu hỏi phần tự luận:
- Cho lớp chia thành 5 nhóm thảo luận để làm đề cương câu hỏi tự luận cho bài ôn tập (Trong đó mỗi nhóm làm đề cương trọng tâm 1 câu)
- Nhóm trưởng đại diện trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ xung.
Hoạt động 2: Câu hỏi phần phần trắc nghiệm:
- Cho lớp chia thành 5 nhóm thảo luận để làm đề cương câu hỏi trắc nghiệm cho bài ôn tập.
- Nhóm trưởng đại diện trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ xung.
4. Củng cố: 
- Hướng dẫn phần câu trả lời tự luận.
- Đáp án cho phần trắc nghiệm.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, đọc và làm đề cương nội dung câu hỏi ôn tập
- Chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra học kỳ
Tiết 33: 
ôn tập (t2)
I. câu hổi ôn tập:
1. Câu hỏi Tự luận:
Câu 1: Trồng cây ăn quả mang lại những lợi ích gì ? Hãy kể tên 5 loại cây ăn quả có giá trị cao trong cả nước mà em biết ?
Câu 2: Hãy nêu tác dụng của cây ăn quả đối với cảnh quan và môi trường thiên nhiên ?
Câu 3: Hãy nêu phương pháp nhân giống chủ yếu áp dụng cho từng loại cây ăn quả mà em đã học ?
Câu 4: Tại sao phải tiến hành đốn tạo hình cây ăn quả ?
Câu 5: Hãy nêu những biện pháp phổ biến trong phòng trừ sâu, bệnh hanị cây ăn quả ? 
2. Câu hỏi trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái có câu lựa chọn đúng.
Câu 1 :
A. Cây ăn quả là cây ngắn ngày, chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh.
B. Các loại cây ăn quả chịu được úng tốt
C. Các loại đất đỏ, đất phù sa ven sông phù hợp để trồng cây ăn quả.
D. Đa số cây ăn quả là cây ưa râm.
Biện pháp chăm sóc cây ăn quả nào dưới đây là quan trọng nhất ?
A. Tưới nước, bón phân.
B. Tạo hình sửa cành.
C. Phòng trừ sâu bệnh.
D. Sử dụng chất điều hoà sinh trưởng.
Câu 2: Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây ăn quả có múi ?
A. Thích hợp với nhiệt độ lạnh, ưa ánh sáng, ưa ẩm.
B. Thích hợp với nhiệt độ 27 – 300C, ưa bóng, ưa ẩm.
C. Thích hợp với đất phù sa ven sông, phù sa cổ, đất bazan, pH = 6 – 7.
D. Thích hợp với đất phù sa ven sông, phù sa cổ, đất bazan, pH = 5,5 – 6,5 ; Ưa sáng, ưa ẩm, nhiệt độ thích hợp 25 – 270C.
Câu 3:
A. Cây ăn quả là loại cây ăn quả lâu năm, khi chăm sóc không cần tưới nước.
B. Phương pháp nhân giống hữu tính đối với cây ăn quả gồm: Chiết cành, giâm và ghép.
C. Đất vườn ươm phải có pH = 7 – 8.
D. Nên chọn đất phù sa, đất cát, đất thịt nhẹ để làm vườn ươm cây.
Ngày soạn: 	Giỏo Viờn : Đinh Đương
Ngày giảng: 
Tiết 34 - 35: kiểm tra học kỳ (2t)
I./ Mục tiêu:
* Kiến thức:
l Hệ thống nội dung kiến thức đã học
* Kỹ năng:
l Vận dụng nội dung kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
* Thái độ:
l Có ý thức kỷ luật, tự giác trong học tập.
II./ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Hệ thống câu hỏi và đáp án
2. Học sinh:
 Kiến thức liên quan.
III./ Nội dung trọng tâm:
 Nội dung Trồng cây ăn quả
IV./ Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của Thầy - Trò.
Nội dung
1. Tổ chức:
9A:
9B:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
4. Củng cố: 
- Hướng dẫn phần câu trả lời tự luận.
- Đáp án cho phần trắc nghiệm.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, đọc và làm đề cương nội dung câu hỏi ôn tập
- Chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra học kỳ II.
Tiết 34 - 35: 
Kiểm tra học kỳ

Tài liệu đính kèm:

  • doccông nghệ 9.doc