Giáo án Công nghệ 9 - Chương trình cả năm

Giáo án Công nghệ 9 - Chương trình cả năm

VẬT LIỆU DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

I. Mục tiêu:

- Học sinh biết được một số vật liệu thường dùngtrong lắp đặt mạng điện trong nhà

- Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng.

II. Chuẩn bị

- Một só loại dâu dẫn điện, cáp điện

- Một số loại cách điện

- Một số thiết bị điện được sản xuất bằng các vật liệu dẫn điện, cách điện.

III. Các Hoạt động dạy học

DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN

I. Mục tiêu:

- Hs biết phân loaiị , công dụng của một số đồng hồ đo điện

- Biết công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện

II. Chuẩn bị:

- Đồng hồ đo : vônkế, ampekế, oátkế, công tơ điện

- Dụng cụ điện: Kimd điện, tuốc nơ vit, kìm tuốt dây, khoan tay,

- Dụng cụ cơ khí: thước kẹp, vạch dấu, thước dây

III. Tiến trình bài dạy:

 

doc 34 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 9 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	tiết 1
Ngày soạn: 27/08/2008
Ngày dạy: 29/08/2008
GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
I. Mục tiêu:
	Gv phải làm cho học sinh :
Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
Biết một sốbiện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng, có ý thức tìm hiểu nghề và định hướng nghề nghiệp.
II. Chuẩn bị :
	- Tranh ảnh về nghề nghiệp điện dân dụng.
	- Lập bảng giới thiệu về nghề điện, đối tượng, mục đích lao động của nghề điện.
III. Tiến trình dạy học:
	ĐVĐ: Hiện nay, mọi lĩnh vực sinh hoạt của đời sống xã hội, sản xuất để phát triển nền kinh tế quốc dân đều sử dụng đến điện năng. Người thợ điện đã có mặt khắp mọi nơi, nghề điện đang phát triển về số lượng và ngày cáng có yêu cầu cao về chất lượng. Nguồn nhân lực cung cấp cho nghề điện đang cần nhiều để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống
GV: Em hãy cho biết nghề điện dân dụng có tầm quan trọng thế nào trong sản xuất và đời sống?
Trong sản xuất: vận hành các thiết bị, máy móc để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, để phát triển kinh tế
Lắp đặt, sửa chữa các thiết bị, đồ dùng điện và sử dụng hiệu quả năng lượng điện.
Để làm được các công việc trên, người thợ điện có mặt ở hầu hết các nơi sử dụng điện năng
Hoạt động 2: Tìm hiẻu đối tượng, nội dung và điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng.
GV chia lớp thành nhiều nhóm , cho các em tìm hiểu về:
Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng
GV: Em hãy cho biết đối tượng của nghề điện dân dụng?
Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng gồm các lĩnh vực:
Thiết bị bảo vệ, đóng cắt và lấy điện; nguồn điện một chiều, xoay chiều điện áp thấp <380V; thiết bị đo lường điện; vật liệu và dụng cụ đo điện; các laọi đồ dùng điện.
Nội dung lao động của nghề điện:
GV phát phiếu học tập cho các nhóm
Gọi đại diện các nhóm phát biểu
Tím hiểu điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng
GV: Em hãy cho biét môi trường làm việc của nghề điện
Nhấn mạnh: MT làm việc của nghề điện có thể ở trong nhà, trong các phân xưởng ở ngoài trời và ở trên cao.
GV: Nghề điện dân dụng làm việc ở đâu?
Học sinh đánh dấu vào phiếu học tập trang6 SGK
- Nghề điện dân dụng gồm các công việc lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, đồ dùng điện thường được tiến hành trong nhà.
Hoạt động 3: Tìm hiểu yêu cầu, triển vọng nơi đào tạo và hạot động của nghề điện dân dụng
Yêu cầu: Để làm được nghề điện dân dụng cần có yêu cầu gi?
Triển vọng: Em hãy cho biết hiện nay nghề điện có tầm quan trọng như thế nào? Có vị trí như thế nào trong phát triển nền kinh tế quốc dân?
GV: Em hãy cho biết tương lai của nghề điện nói chung và nghề điện dân dụng nói riêng.
GV so sánh giữa nông thôn và thành thị, đồng bằng với miền núi để thấy được triển vọng của nghề điện. Với việc xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện, điện sẽ được cung cấp đến khắp mọi vùng, miền trên đất nước, đòi hỏi có nhiều người làm nghề điện dân dụng.
 3. Những nơi hoạt động nghề điện dân dụng
 Hỏi : Em hãy cho biết nhưng nơi hoạt động của nghề điện ?
 GV gợi ý: nội dung công việc của nghề điện dân dụng là gì ? Làm việc ở đâu ?
 GVkết luận sau khi học sinh trả lời.
-Về kiến thức: văn hoá tối thiểu
- Về kĩ năng: Các kĩ năng liên quan đến công việc của nghề điện. 
- Về thái độ: Yêu thích nghề, tuân thủ an toàn điện, làm việc khoa học, kiên trì, cẩn thận, chính xác.
- Về sức khoẻ : không mắc các bênh tim mạch
 - Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân gắn liền với sự phát triển của nghề điện.
 - ở các hộ tiêu thụ điện, xí nghiệp, cơ quan, nông trường, trang trại 
 - Những cơ sở sửa chữa và lăp đặt điện
Hoạt động 4. Củng cố bài
GV cho học sinh trả lời câu hỏi trong SGK trang 8 ( nếu hết thời gian, dặn dò hs về nhà học theo các câu hỏi này). 
Tiết 2+ 3
Ngày soạn: 10/09/2008
Ngày dạy: 12+19/09/2008
VẬT LIỆU DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Mục tiêu:
- Học sinh biết được một số vật liệu thường dùngtrong lắp đặt mạng điện trong nhà
- Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng.
Chuẩn bị
- Một só loại dâu dẫn điện, cáp điện
- Một số loại cách điện
- Một số thiết bị điện được sản xuất bằng các vật liệu dẫn điện, cách điện.
Các Hoạt động dạy học
Tiết 2
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ , đặt vấn đề
Kiẻm tra:
Em hãy cho biết nội dung của nghề điện?
Triển vọng của nghề điện dân dụng?
Đặt vấn đề: Để lắp đặt mạng điện, sử dụng đồ dùng điện trong gia đình, ta sử dụng các loại vật liệu nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về dây dẫn điện
 Vật kiệu điện được dùng trong lắp đặt mạng điện gồm các loại:
Dây cáp điện
Dây dẫn điện
Phân loại
Gv cho học sinh làm bài tập điền nhận xét vào bảng
Để phân loại dây dẫn điện, căn cứ vào đâu?
Mạng điện trong nhà thường dùng loại dây bọc cách điện
Cấu tạo của dây dẫn điện:
Quan sát dây dẫn điện, em hãy cho biết cấu tạo của dây dẫn điện
 GV phải cho hs biết được :
 -Lõi: Vật liệu chế tạo, một sợi hoặc nhiều sợi bện vào nhau.
 -Vỏ cách điện: Vât liệu chế tạo, tác dụng, kích thước, màu sắc
Tại sao dây dẫn điện thường phải bọc cách điện ? Có trường hợp nào không bọc không ? Lấy ví dụ.
Tại sao lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện có màu sắc khác nhau ?
Sử dụng dây dẫn điện
 GV hỏi : Khi lắp đặt mạng điện trong nhà có thể sử dụng bất cứ loại dây dẫn điện nào không ? Tại sao ?
 Cho hs tìm hiểu kí hiệu, và đơn vị của dây dẫn.
 GV giải thích ý nghĩa các kí hiệu.
 Cho hs luyện tập đọc một số kí hiệu dây dẫn điện sử dụng trong thực tế.
 GV hỏi : Em hãy cho biết cách sử dụng các loại dây điện ?
 GV kết luận theo chú ý trong SGK.
Căn cứ vào lớp vỏ cách điện
Căn cứ vào số lõi dây và số sợi dây
Lõi: Vật liệu chế tạo, một sợi hoặc nhiều sợi bện vào nhau
Vỏ cách điện: Vật liệu chế tạo, tác dụng, kích thước, màu sắc
 Tuỳ thuộc vào yêu cầu sử dụng cần có thiết kế mạng điện, phải căn cứ vào thiết kế để chọn dây thích hơp tránh lãng phí.
 Tiết 3
Hoạt động 3. Tìm hiểu dây cáp điện .
Định nghĩa
 GV hỏi : Điện năng được truyền tải và phân phối từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhờ gì ? ( dây dẫn và dây cáp điện )
 Đn dây cáp điện?
GV giải thích theo SGK
Cấu tạo: Tìm hiểu cấu tạo của dây cáp điện thông qua phiếu giao việc và mẫu vật
Em hãy điền cấu tạo của dây cáp điện vào bảng:
TT
Tên gọi
Vị trí
Vật liệu 
Công dụng
1
2
3
4
Sử dụng dây cáp điện:
Quan sát tranh 2-4 tìm hiểu mạch cung cấp điện vào nhà và trả lời câu hỏi
Dây cáp được dùng làm gì? trong trường hợp nào?
Khi thiết kế sử dụng, dây cáp điện cần chú ý điều gì?
GV kết luận: Cấu tạo, phạm vi sử dụng của dây cáp điện đối với mạng điện trong nhà
Dây cáp diện là loại dây truyền tải điện năng đi xa gồm 1 sợi hoặc nhiều sợi dây dẫn được cách điện với nhau bởi nhiều lớp cách điện, tất cả được đặt trong cùng 1 vỏ bảo vệ chung
Dây cáp được dùng để lắp đặt đường dây hạ áp, dẫn điện từ trạm phân phối điện đến mạng điện gia đình hoặc nơi sản xuất
Chất cách điện : để phù hợp với môi trường; cấp điện áp: để phù hợp với số lõi và tiết diện , tránh lãng phí; Chất liệu làm lõi phù hợp độ dẫn điện và cách đi dây phù hợp( ngầm hoặc nổi)
Hoạt động 4: Tìm hiểu về vật liệu cách điện
Thế nào là vật liệu cách điện?
Vật liệu cách điện được dùng làm gì trong kĩ thuật?
Kể tên một số loại vật liệu cách điện mà em biết?
Kể tên một số loại dụng cụ có sử dụng vật liệu cách điện?
Để đảm bảo cách điện tốt, bền an toàn, cho người sử dụng, vật liệu cách điện cần có yêu cầu gì?
Học sinh làm bài tập đánh dấu trong SGK
Độ cách điện cao, chịu nhiệt, chống ẩm tốt, có độ bền cơ học cao
Hoạt động 5: Tổng kết bài học
Em hãy nêu cấu tạo của dây điện và dây cáp điện?
Khi sử dụng dây dẫn điện, dây cáp địên,cần chú ý điều gì?
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa dây dẫn điện và dây cáp điện
Tiết 4 + 5
Ngày soạn: 24/09/2008
Ngày dạy: 26/09 + 03/10/2008
DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN 
Mục tiêu:
Hs biết phân loaiị , công dụng của một số đồng hồ đo điện
Biết công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện
Chuẩn bị: 
Đồng hồ đo : vônkế, ampekế, oátkế, công tơ điện
Dụng cụ điện: Kimd điện, tuốc nơ vit, kìm tuốt dây, khoan tay,
Dụng cụ cơ khí: thước kẹp, vạch dấu, thước dây
Tiến trình bài dạy:
Tiết 4
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ+ Đặt vấn đề
Để xác định trị số của các đại lượng điện, người ta sử dụng các thiết bị nào?
2.Để xác định tình trạng làm việc của thiết bị và độ an toàn khi sử dụng ta dùng thiết bị nào?
3. Muốn biết điện năng tiêu thụ của hộ gia đình trong 1 tuần , 1 tháng người ta dùng thiết bị nào?
Để trả lời câu hỏi này chùng ta sang bài mới
Hoạt động 2: Tìm hiểu về công dụng đồng hồ đo điện
Kể tên các đông hồ đo điện mà em đã được biết?
Tuỳ theo yêu cầu cần đo đại lượng điện nào người ta sử dụng đồng hồ đo điện tương ứng
KHi thực hành kiểm tra an toàn của đồ dùng điện , các em đã sử dụng đồng hồ đo vạn năng kiểm tra rò điện( chạm mát). Như vậy dùng hồ đo điện người ta có thể xác định được cái gì? 
- Kết luận : SGK
- hs làm bài tập đánh dấu trong SGK để hiểu rõ về đồng hồ đo và đại lượng điện cần đo
Tiết 5
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách phân loại đồng hồ
Có nhiều cách để phân loạiđồng hồ đo điện như: đại lượng đo, cấp chính xác, Song ở đây ta chỉ chú ý vào đại lượng điện cần đo để phân loại
Dựa vào đại lượng điện cần đo, em hãy cho biết có các laọi đồng hồ đo điện nào?
Nhận xét và kết luận bài làm của học sinh
Hs làm bài tập điền ô trống
Hoạt động 4: Tìm hiểu 1 số kí hiệu của đồng hồ đo điện
Đưa đồng hồ cho hs quan sát và cho hs tìm hiểu qua thảo luận trao đổi kiến thức và điền vào phiếu học tập
Trên mặt đồng hồ đo thường có kí hiệu gì? Kí hiệu đó chỉ cái gì? 
GV phát cho mỗi nhóm 1 đồng hồ đo điện
Gọi từng nhóm báo cáo kết quả
Hs đọc SGK mục 3
Nhóm học sinh thoả luận và điền vào bảng.
Hoat động 5: Tìm hiểu về dụng cụ cơ khí trong lắp đặt mạng điện gia đình
Trong lắp đặt và sửa chữa mạng điện, người ta dùng các loại dụng cụ nào?
Việc sử dụng đúngdụng cụ có tác dụng gì?
GV phát dụng cụ và yêu cầu các em tự tìm hiểu nhận biết và đọc tên, điền vào phiếu học tập.
BTVN: làm BT trong SGK
- Đảm bảo kĩ thuật , hiệu quả công việc cao, an toàn cho người thợ
Tiết 6 + 7 + 8
Ngày soạn: 08/10/2008
Ngày dạy: 10 + 17 + 24/10/2008
THỰC HÀNH: SỰ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐIỆN
Mục tiêu:
Biết công dụng của một số đồng hồ đo điện
Biết sử dụng một số đông hồ đo điện
Biết cách nối công tơ điện để đo điện năng tiêu thụ của mạch điện
Làm việc cẩn thận, khoa học an toàn.
Chuẩn bị:
Dụng cụ: Kìm điện, bút thử điện
Ampekế, vônkế, thang đo 300V
Bảng thực hành lắp sẵn mạch điện, dây dẫn điện
Hoạt động dạy học:
Tiết 6
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ +  ... ành.
GV cho điểm sản phẩm của từng nhóm.
Khi lắp mạch điện huỳnh quang HS cần lưu ý sau:
+ Cầu chì và công tắc mắc ở dây pha
+ Các mối nối phải được bọc cách điện
+ Khi tiến hành sửa chữa những sợ cố thông thường của đèn huỳnh quang. HS cần chú ý những nguyên nhân và tìm cách sửa chữa
Hoạt động 6: Tổng kết bài học (5’)
GV nhận xét, tổng kết giờ thực hành.
+ Kết quả thực hành
+ Quy trình tiến hành
+ Thời gian hoàn thành
+ Thái độ tham gia thực hành của các nhóm
Tuần: 23-24-25
Tiết: 23-24-25
NS:
ND:
BÀI 9: THỰC HÀNH
 LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC 3 CỰC ĐIỀU KHIỂN 1 ĐÈN
Mục tiêu:
Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện dùng 2 công tắc 3 cực điều khiển một đèn
Vẽ được sơ đồ lắp đặt của mạch điện
Có ý thức học tập nghiêm túc, yêu thích công việc, làm việc chính xác, khoa học, an toàn.
Chuẩn bị: 
Các nhóm chuẩn bị : kìm cắt dây, tua vít, bút thử điện, thước kẻ, bút chì
Bảng điện, 2 công tắc 3 cực, 1 cầu chì, 1 bóng đèn sợi đốt, 1 đui đèn, dây dẫn.
Tiến trình bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Nêu mục tiêu và những yêu cầu khi học bài thực hành (10’)
Chia nhóm: chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 hs
GV phân vật liệu dụng cụ thực hành cho các nhóm
GV cho các nhóm thảo luận về mục tiêu cần đạt của bài thực hành
GV chỉ định một vài nhóm phát biểu, sau đó GV bổ sung
Các nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn bị cho bài thực hành của từng thành viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu công tắc 3 cực (10’)
Gv cho hs làm việc theo nhóm những nội dung sau:
+ Quan sát mô tả cấu tạo bên ngoài của công tắc 2 cực và 3 cực.
+ Tháo, quan sát, so sánh cấu tạo bên trong của 2 loại công tắc
Giống nhau: có vỏ và bộ phận tác động
KHác: công tắc 2 cực: bộ phận tiếp điện có 2 chốt; 1 cực động, 1 cực tĩnh
Công tắc 3 cực: 1 cực động, 2 cực tĩnh
Hoạt động 3: Xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện (25’)
GV cho các nhóm tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện
(?) 2 công tắc được mắc với nhau như thế nào?
(?) 2 công tắc được mắc với nguồn như thế nào? Hãy nêu mối liên hệ của đèn với 2 công tắc
(?) Nêu phương án lắp đặt các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và phương án đi dây
GV cho HS làm việc theo nhóm các bước sau
HS làm việc theo nhóm: quan sát và so sánh sự khác nhau của 2 sơ đồ nguyên lý mạch điện cầu thang
HS: 2 cực động của 2 công tắc được nối với nhau
2 công tắc mắc song song với nguồn
2 công tắc liên hệ trực tiếp với đèn
Hoạt động 3: Lập bảng dự trữ dụng cụ, vật liệu và thiết bị (45’)
Hoạt động 4: Lắp mạch điện đèn cầu thang (24’)
GV cho các nhóm HS nghiên cứu quy trình lắp đặt mạng điện trong SGK để tiến hành công việc
Hoạt động 5: Kiểm tra và vận hành thử mạch điện (15’)
GV đi kiểm tra và hướng dẫn học sinh kiểm tra chéo trong các nhóm khi chưa nối nguồn theo tiêu chuẩn sau:
+ Lắp đặt đúng quy trình
+ Mạch điện lắp đặt đúng theo sơ đồ lắp đặt
+ Các mối nối chặt, chắc, gọn đẹp
+ Bố trí các thiết bị hợp lý, đẹp thuận tiện cho việc vận hành.
GV cho điểm sản phẩm của từng nhóm.
Khi lắp mạch điện huỳnh quang HS cần lưu ý sau:
+ Cầu chì và công tắc mắc ở dây pha
+ Các mối nối phải được bọc cách điện
Tổng kết bài học (6’)
GV nhận xét, tổng kết giờ thực hành.
+ Kết quả thực hành
+ Quy trình tiến hành
+ Thời gian hoàn thành
+ Thái độ tham gia thực hành của các nhóm
Tuần 25-26-27
Tiết 25-26-27
NS:
ND:
BÀI 10: THỰC HÀNH
 LẮP MẠCH ĐIỆN MỘT CÔNG TẮC 3 CỰC ĐIỀU KHIỂN 2 ĐÈN
Mục tiêu:
Hiểu được nguyên lý làm việc của mạch điện một công tắc 3 cực điều khiẻn 2 đèn
Xây dựng được sơ đồ lắp đặt mạng điện 
Lắp đặt mạng điện một công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn
Đảm bảo an toàn điện
Chuẩn bị: 
Các nhóm chuẩn bị : kìm cắt dây, tua vít, bút thử điện, thước kẻ, bút chì
Bảng điện, 1 công tắc 3 cực, 1 cầu chì, đèn sợi đốt, 1 đui đèn, dây dẫn.
Tiến trình bài dạy
	Hoạt động 1: Nêu mục tiêu và những yêu cầu khi học bài thực hành (10’)
Chia nhóm: chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 hs
GV phân vật liệu dụng cụ thực hành cho các nhóm
GV cho các nhóm thảo luận về mục tiêu cần đạt của bài thực hành
GV chỉ định một vài nhóm phát biểu, sau đó GV bổ sung
Các nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn bị cho bài thực hành của từng thành viên
Hoạt động 2: Xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện (35’)
Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện
(?) Công tắc 3 cực được với 2 đèn như thế nào?
(?) Từ những hiểu biết về sơ đồ nguyên lí mạch điện, nêu sơ đồ nguyên lí của mạch 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn
HS: 2cực tĩnh được nối với 2 đèn
HS: Khi khoá K ở cực tĩnh 1 thì đèn 1 sáng, ở cực tĩnh 2 thì đèn 2 sáng
Hoạt động 3: Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị (45’)
Gv hướng dẫn HS cách lập bảng dự trù vật liệu, thiết bị và vật liệu cần cho thực hành. Việc hình thành và rèn luyện kĩ năng mới này sẽ giúp cho các em có thói quen làm việc có kế hoạch.
Mỗi nhóm học sinh thảo luận lập dự trù vật liệu,.
Hoạt động 4: Lắp đặt mạch điện một công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn (24’)
GV cho các nhóm HS nghiên cứu xác định nội dung công việc của từng bước vào báo cáo thực hành
GV phân tích nội dung, yêu cầu kĩ thuật của từng công đoạn để chỉ ra những công đoạn và kĩ năng mới: 
GV đi kiểm tra và hướng dẫn chi tiết cho từng nhóm
HS xác định các quy trình:
Học sinh làm việc theo nhóm, tiến hành thực hiện từng công đoạn
Hoạt động 5: Kiểm tra và vận hành thử mạch điện (15’)
GV đi kiểm tra và hướng dẫn học sinh kiểm tra chéo trong các nhóm khi chưa nối nguồn theo tiêu chuẩn sau:
+ Lắp đặt đúng quy trình
+ Mạch điện lắp đặt đúng theo sơ đồ lắp đặt
+ Các mối nối chặt, chắc, gọn đẹp
+ Bố trí các thiết bị hợp lý, đẹp thuận tiện cho việc vận hành.
GV cho điểm sản phẩm của từng nhóm.
Khi lắp mạch điện huỳnh quang HS cần lưu ý sau:
+ Cầu chì và công tắc mắc ở dây pha
+ Các mối nối phải được bọc cách điện
Hoạt động 6: Tổng kết bài học (6 phút)
GV nhận xét, tổng kết giờ thực hành.
+ Kết quả thực hành
+ Quy trình tiến hành
+ Thời gian hoàn thành
+ Thái độ tham gia thực hành của các nhóm
Tuần 28
Tiết 28
NS:
ND:
KIỂM TRA THỰC HÀNH
I. Mục tiêu: - Củng cố các kiến thức về lắp đặt một công tắc ba cực điều khiển hai đèn
 - Kỷ năng lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển 2 đèn
	 - Đảm bảo an toàn điện
II. Phương tiện dạy học: 
GV: SGK, SGV, mô hình mẫu mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn
HS: Các dụng cụ và vật liệu cần thiết để lắp mạch điện một công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn
III. Tiến trình: 
Tiết 29
Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà
Mục tiêu:
Hiểu được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà
Tìm hiểu được các phương pháp lắp đặt dây dẫn điện trong nhà
Đảm bảo an toàn điện
Chuẩn bị: 
Tranh mẫu các kiểu lắp đặt dây dẫn trong nhà
Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1: Tìm hiểu mạng điện lắp đặt kiểu nổi
+dây dẫn được bọc cách điện, đặt trong ống PVC và trên sứ cách điện. Hiện nay, kiểu lắp đặt này đang được áp dụng phổ biến với những mạng điện trong nhà đơn giản
(?) Nêu một số yêu cầu để người ta chọn lựa phương pháp lắp đặt dây dẫn kiểu nổi?
(?) Vật liệu và phụ kiện cần thiết cho công việc lắp đặt dây dẫn điện trong ống cách điện PVC
HS: điều kiện, môi trường sống và lắp đặt, yêu cầu kĩ thuật của đường dây dẫn điện, yêu cầu của người sử dụng
HS:
+ ống nối T: phân nhánh dây dẫn mà không sử dụng mối nối rẽ
+ ống nối L: khi nối 2 ống vuông góc với nhau
+ ống nối thẳng: nối thẳng 2 ống luồn với nhau.
+ Kẹp đỡ ống: được dùng để cố định ống luồn dây dẫn trên tường
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp lắp đặt dây dẫn ngầm
Việc chọn phương án lắp đặt dây dẫn ngầm phải phù hợp với môi trường xung quanh, với yêu cầu sử dụng và đặc điểm của kiến trúc công trình và kĩ thuật an toàn điện
(?) Em hiểu mạng điện sinh hoạt được lắp đặt ngầm là thế nào?
GV nhấn mạnh việc lắp đặt mạng điện ngầm phải đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Tiến hành trong điều kiện môi trường khô ráo
+ Số dây hoặc tiết diện dây phải dự tính việc tăng thêm nhu cầu tiêu thụ sau này
+ Bên trong ống phải sạch, miệng ống phải nhẵn
+ Không luồn chung dây dẫn điện xoay chiều, một chiều và các đường dây không cùng điện áp
+ Để đảm bảo an toàn điện, tất cả các ống đều phải nối đất
HS: dây dẫn được đặt trong ống, ống đặt trong các rãnh ngầm trong tường, trần, sàn bê tông
Tổng kết bài học
GV yêu cầu một vài học sinh đọc phần ghi nhớ
GV nhận xét và dặn dò
Tiết 30
Bài 12: kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà
Mục tiêu:
Hiểu được sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà
Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà
Kiểm tra được một số yêu cầu về an toàn điện
Chuẩn bị: 
Một số mẫu vật về dây dẫn điện còn mới và cũ, đồ dùng điện không đảm bảo an toàn điện, bút thử điện,..
Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1: Kiểm tra dây dẫn điện( trước khi kiểm tra phải ngắt điện)
(?) Đường dây điện vào nhà em là loại dây gi? Có bị chùng, bị võng xuống không?
 (?) Cỡ dây như vậy có đảm bảo cho dòng điện sử dụng không?
 (?) Nếu dây điện vào nhà em gần các cành cây thì có an toàn không? Nếu không an toàn thì phải xử lý thế nào?
(?) Trong nhà có nên dùng dây dẫn trần không?
Dây dẫn không được buộc nối với nhau để tránh làm tăng nhiệt độ, và hỏng lớp cách điện
HS: dây dẫn điện vào các hộ có vỏ cách điện cao su tiết diện cỡ 4 ly nếu là lõi đồng, 6 ly nếu là lõi nhôm và cho phép dòng điện 35A đi qua
HS: Mưa bão, ành gẫy gây đứt dây điện => nguy hiểm cho người khác và các phương tiện đi lại
HS: Trong nhà không nên dùng dây trần vì rất nguy hiểm đến tính mạng cho con người ở trong nhà
Hoạt động 2: Kiểm tra cách điện mạng điện: ống sứ, puli sứ, dây luồn
 Đối với ống sứ, pu li sứ phải đảm bảo không bị sứt, nứt
Đối với ống dây luồn phải không bị dập vỡ, và chắc chắn
Kiểm tra thiết bị điện
Cầu chì lắp đặt ở dây pha, có nắp đậy, vỏ không bị sứt vỡ, dây chì đúng theo yêu cầu kĩ thuật
Công tắc: vỏ không bị sứt vỡ, vị trí đóng cắt đúng chiều
ổ lấy điện: không nên đặt ở những nơi ẩm ướt, quá nóng hoặc nhièu bụi tránh chập, đánh lửa,
 Các đầu dây nối của phích điện pahỉ đảm bảo yêu cầu kĩ thuật
Kiểm tra đồ dùng điện
Tiết 31
KIểm tra thực hành
Tiết 32-33
Tổng kết và ôn tập
Mục tiêu:
Biết đặc điểm, yờu cầu của nghề điện dõn dụng, cú liờn hệ với bản thõn để chọn nghề
Biết sử dụng cỏc dụng cụ trong lắp đặt điện
Hiểu một cỏch tổng quỏt quy trỡnh lắp đặt mạng điện trong nhà
Chuẩn bị: 
Cõu hỏi ụn tập
Dõy dẫn và dõy cỏp điện cú cấu tạo khỏc nhau như thế nào? dõy cỏp được lắp đặt ở vị trớ nào của mạng điện trong nhà”
Đồng hồ để đo điện ỏp mạch điện là:
A. Ampekế	B. ễm kế	C. oát kế	D. Vôn kế
3. Tại sao trên các vỏ máy biến áp cần phải có vôn kế?
4. Dây dẫn điện trong nhà thường được nối với nhau bằng cách nào?
Tiến trình bài dạy:
Tiết 34-35: 
Thi học kì II

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_chuong_trinh_hoc_ky_i.doc