THỰC HÀNH:
XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM. XÁC ĐỊNH SỨC NẢY MẦM VÀ TỈ LỆ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
HS biết:
Hoạt động 4: +Cách xử lý hạt bằng nước ấm, làm được các thao tác xử lý đúng quy trình.
+ Cách xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống, Làm được các bước đúng quy định.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được:
+ Xác định được sức nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm và xử lí hạt giống bằng nước ấm
+ Chuẩn bị được dụng cụ và sử lí được hạt giống lúa, ngô bằng nước ấm đúng kĩ thuật
- HS thực hiện thành thạo:
+ Tính được tỉ lệ nảy mầm, sức nảy mầm của hạt lúa, ngô, mẫu cần kiểm tra phản ánh sát thực chất lượng của hạt
Tuần 20 - Tiết 19 Ngày dạy: 27/12/2014 THỰC HÀNH: XỬ LÍ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM. XÁC ĐỊNH SỨC NẢY MẦM VÀ TỈ LỆ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: HS biết: Hoạt động 4: +Cách xử lý hạt bằng nước ấm, làm được các thao tác xử lý đúng quy trình. + Cách xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống, Làm được các bước đúng quy định. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: + Xác định được sức nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm và xử lí hạt giống bằng nước ấm + Chuẩn bị được dụng cụ và sử lí được hạt giống lúa, ngô bằng nước ấm đúng kĩ thuật - HS thực hiện thành thạo: + Tính được tỉ lệ nảy mầm, sức nảy mầm của hạt lúa, ngô, mẫu cần kiểm tra phản ánh sát thực chất lượng của hạt 1.3 Thái độ: -Thói quen: + Vận dụng hiểu biết về kiểm tra hạt giống trước khi gieo trồng để xđ được tỉ lệ nảy mầm, sức nảy mầm của hạt giống, giúp gia đình quyết định sử dụng hoặc thay bằng hạt giống khác + Tích cực cùng gia đình xử lí hạt giống như hạt lúa, ngô trước khi ngâm ủ, để kích thích tốc độ nảy mầm và góp phần phòng trừ sâu, bệnh hại - Tính cách: tự tin, ham học hỏi, hợp tác trong hoạt động nhóm, 2. NỘI DUNG HỌC TẬP Xử lý được hạt bằng nước ấm, xác định sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của hạt giống 3. CHUẨN BỊ : 3.1. Giáo viên:: + Mẫu hạt lúa, ngô. + Nhiệt kế. + Phích nước nóng. + Chậu, thùng đựng nước lã. + Rổ. + Đĩa Petri, khay men hãy gỗ, giấy thấm nước hay nước lọc, vải thô hoặc bông. 3.2. Học sinh: đồ dùng , dụng cụ học tập Vật liệu và dụng cụ như trên 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1') 7A1........................................................7A4........................................................... 7A2............................................................7A6........................................................... 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Thời vụ gieo trồng là gì? để xác định thời vụ cần phải dựa vào những yếu tố nào? (5đ) Trả lời: - Mỗi loại cây đều được gieo trồng vào một khoảng thời gian nhất định. Thời gian đó được gọi là thời vụ. - Muốn xác định thời vụ gieo trồng cần dựa vào các yếu tố: khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh tại địa phương. Câu 2: em hãy nêu yêu cầu kĩ thuật và phương pháp gieo trồng? (5đ) Trả lời: - Yêu cầu kỹ thuật: Gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu về thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông sâu. - Phương pháp gieo trồng: +Gieo bằng hạt: áp dụng đối với cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đỗ, rau....) +Trồng bằng cây con: áp dụng đối với cây trồng ngắn ngày, dài ngày 4. 3. Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1 : giới thiệu bài thực hành Gv : Nêu yêu cầu cần đạt trong giờ dạy là gì ? Do không có phòng thí nghiệm nên Hs và Gv thực hành tại lớp Hoạt động 2 : giới thiệu dụng cụ cần thiết cho bài Hoạt động 3 : Giới thiệu quy trình thực hành thực hành Gv : yêu cầu học sinh ngồi đúng vị trí Gv : giới thiệu và làm mẫu pha nước muối cho đủ 10 – 20 lít ( tuỳ số nhóm) ? Vì sao nước muối lại làm cho trứng gà nổi được ? Gv : giới thiệu Hs : Nghe giảng và chép bài. Gv : giới thiệu Hs : Nghe giảng và chép bài. ? Vì sao phải dùng nhiệt độ 540C mà không dùng nhiệt độ cao hơn hay thấp hơn ? Gv : yêu cầu học sinh ngồi đúng vị trí Gv : giới thiệu và hướng dẫn mẫu các thao tác thực hiện quy trình xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nãy mầm Gv : làm mẫu cho hs quan sát. ? Vì sao không đếm ngay 100 hạt trong kho hạt giống mà phải rải đều mẫu hạt lấy 1/4 nhiều lần như trên ? Hs : Đảm bảo mẫu đại diện cho cả kho hạt giống. ? Nếu cả kho hạt, em lấy mẫu thế nào để có 100 hạt giống đại diện? Hs: Lấy 5 điểm đại diện và làm như bước 1. Gv : vừa giới thiệu vừa làm mẫu Hs : Nghe giảng, quan sát và chép bài. ? Vì sao không gieo vào đất mà lại dùng bông hay vải thấm nước ? Hs : hạn chế nấm gây hại mầm hạt giống. Gv: Cho học sinh quan sát đĩa đã có giấy hay bông thấm nước xếp đều trong đĩa. Gv : giới thiệu Hs : Nghe giảng và chép bài. Gv : giới thiệu Hs : Nghe giảng và chép bài. Hoạt động 4: Hs tiến hành thực hành, GV phân chia nhóm, giao dụng cụ để các nhóm thực hành. Gv : quan sát học sinh nhận biết. Hs : Thực hiện Hoạt động 5: Đánh giá kết quả thực hành Gv : Hướng dẫn học sinh đánh giá kết quả thực hành Hs : Thực hiện GV: nhận xét kết quả thực hành I.Vật liệu và dụng cụ cần thiết. - Mẫu hạt lúa, ngô. - Nhiệt kế. - Phích nước nóng. - Chậu, thùng đựng nước lã. - Rổ - Đĩa Petri, khay men hãy gỗ, giấy thấm nước hay nước lọc, vải thô hoặc bông. II. Quy trình thực hành. 1. Xử lý hạt giống bằng nước ấm. + Bước 1 : Cho hạt vào trong nước muối để loại bỏ hạt lép, hạt lửng. - Hoà nước muối, khi nào cho trứng vào nước hoà muối, nếu trứng nổi là đạt yêu cầu. - Do tỉ trọng nước lớn, đẩy trứng nổi lên. - Cho thóc vào rá, nhúng cả rá và thóc vào chậu nước muối. Tay khoắng đều hạt lúa, khi hạt ngấm nước, vớt hết hạt nổi, giữ lại hạt chìm, đó là hạt chắc. + Bước 2 : Rửa sạch hạt chắc. Đặt rá thóc có hạt chắc vào chậu, lấy nước sạch xối cho hết muối, để hạt thóc róc hết nước. +Bước 3: Pha nước 540 C. - Dùng nước sôi pha vào chậu nước lã sạch. - Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ, nhiệt kế chỉ 540 C + Bước 4 : Ngâm thóc đã ráo nước vào chậu nước 540C từ 5 đến 10 phút, sau đó ngâm tiếp vào nước sạch 24 giờ cho hạt hút nước no. Chú ý : Người ta chỉ thay việc ngâm nước 540C bằng cách cho vào lò sấy 540C từ 5 đến 10 phút. - 540C thì mầm bệnh đã chết, kích thích được hạt nảy mầm, thấp hơn 540C thì mầm bệnh không chết, cao hơn 540C thì mầm hạt có thể lại chết. 2. Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống. - Bước 1: Chọn từ lô hạt giống lấy mẫu từ 50 đến 100 hạt (hạt nhỏ), từ 30 đến 50 hạt to. Ngâm vào nước lã trong 24 giờ. - Bước 2: Xếp 2 hoặc 3 tờ giấy lọc hoặc giấy thấm nước, vải đã thấm nước bão hòa vào đĩa hoặc khay. - Bước 3: Xếp hạt vào đĩa hoặc khay đảm bảo khoảng cách để mầm mọc không dính vào nhau. Luôn giữ ẩm cho giấy. Nếu sử dụng khay gỗ hay men thì cho cát sạch vào dưới đáy với chiều dài từ 1 đến 2 cm. Cho nước đủ ấm rồi xếp hạt cho đều, ấn nhẹ hạt cho dính cát. - Bước 4 : Tính sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt. - Để đĩa khay đã xếp hạt hay khay đã xếp hạt vào nơi cố định để theo dõi hạt nãy mầm. - Hạt được coi là nảy mầm khi có mầm nảy ra và độ dài mầm bằng 1/2 chiều dài hạt. - Sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống được tính như sau : + Sức nảy mầm (SNM). Đếm số hạt nảy mầm sau thời gian nhất định ( từ 4 đến 5 ngày) tuỳ theo loại hạt giống : Số hạt nảy mầm SNM = x 100% 100 hạt + Tỉ lệ nảy mầm (TLNM) là tỉ lệ % số hạt nảy mầm trên tổng số hạt đem gieo sau khi gieo được 7 ngày tuỳ theo loại hạt giống Số hạt nảy mầm TLNM = x 100% Tổng số hạt nảy mầm III. Thực hành : Học sinh quan sát quy trình tự thực hiện các thao tác. Gv theo dõi, hướng dẫn những HS còn lúng túng, quan sát và đánh giá quá trình thực hiện, đặc biệt kĩ năng thực hiện IV. Đánh giá kết quả thực hành. 4.4 Tổng kết: - Gọi 1 học sinh của nhóm 1 báo cáo kết quả. - Gọi các nhóm khác bổ xung. 4.5 Hướng dẫn học tập: (5') - Đối với bài học ở tiết này: Trả lời các câu hỏi sau : ? Vì sao phải ngâm hạt thóc ở nhiệt độ 540 C trong vòng 5 đến 10 phút ? ? Vì sao phải lọc hạt lép, lửng bằng nước muối, sau đó mới xử lý bằng nhiệt ? Có thể lọc hạt lép, lửng bằng cách nào khác nữa ? ? Nếu xử lý bằng nước ấm xong mới ngâm vào nước muối có được không ? Vì sao ? - Đối với bài học ở tiết sau: Về nhà đọc trước bài: "các biện pháp chăm sóc cây trồng" 5. PHỤ LỤC ..................................................................................................................................... Tân Đông, ngày tháng năm 2014 Duyệt:
Tài liệu đính kèm: