một số tính chất chính của đất trồng
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
HS biết:
- Hoạt động 2: biết được thành phần cơ giới của đất là gì
- Hoạt động 4: biết khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất
HS hiểu:
- Hoạt động 3: hiểu được thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính.
- Hoạt động 5: hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất
1.2. Kĩ năng :
- HS thực hiện được: xác định được độ pH của đất bằng phương pháp đơn giản.
- HS thực hiện thành thạo: Xác định được thành phần cơ giới của đất trồng
Tuần: 02 - tiết: 02 Ngày dạy: 28/8/2014 một số tính chất chính của đất trồng 1. MỤC TIấU: 1.1.Kiến thức: HS biết: - Hoạt động 2: biết được thành phần cơ giới của đất là gì - Hoạt động 4: biết khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất HS hiểu: - Hoạt động 3: hiểu được thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính. - Hoạt động 5: hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất 1.2. Kĩ năng : - HS thực hiện được: xác định được độ pH của đất bằng phương pháp đơn giản. - HS thực hiện thành thạo: Xác định được thành phần cơ giới của đất trồng 1.3.Thỏi độ : -Thói quen: yêu thích môn học, có ý thức tham gia cùng gia đình trong việc sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo đất vườn, đất đồi nhằm đảm bảo độ phì nhiêu và bảo vệ môi trường - Tính cách: tự tin , cẩn thận, hợp tác trong các hoạt động nhóm nhằm đảm bảo cho đất trồng luôn có độ phì nhiêu, đảm bảo cho sx. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Một số tính chất chính của đất trồng. 3.CHUẨN BỊ: 3.1 Giỏo viờn : một số tính chất chính của đất trồng tại địa phương. 3.2 Học sinh :: nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1 Ổn định tổ chức lớp và kiểm diện: (1') 7A1...........................................................7A4................................................................. 7A2...............................................................7A5................................................................. 7A3...............................................................7A6................................................................. 4.2 Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu 1: Đất trồng là gì ? Đất trồng có vai trò như thế nào đối với đời sống của cây? (4đ) Trả lời: - Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất trên đó thực vật (cây trồng) có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. - Đất trồng có vai trò: là môi trường cung cấp nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây và giữ cho cây đứng vững Câu 2: Đất trồng gồm những thành phần nào ? Vai trò của từng thành phần đối với đời sống của cây trồng ? (4đ) Trả lời: - Đất trồng gồm 3 phần: Phần khí, Phần rắn, Phần lỏng - Các chất khí : bao gồm Oxi, Nitơ, CO2. Cung cấp Oxi cho cây hô hấp và quang hợp. - Phần rắn bao gồm các chất vô cơ và chất hữu cơ, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây - Chất lỏng chính là nước trong đất, có vai trò hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất. ( kiểm tra hs ghi chép bài đầy đủ 2đ) 4.3 Tiến trỡnh bài học: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài Gv : Đa số cây trồng nông nghiệp sống và phát triển trên đất. Thành phần và tính chất của đất ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng nông sản. Muốn sử dụng đất hợp lý cần phải biết được các đặc điểm và tính chất của đất. Đó là bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hoạt động 2 : Thành phần cơ giới của đất là gì ? ? Phần rắn của đất bao gồm những thành phần nào ? Gv: Thành phần khoáng(thành phần vô cơ) của đất bao gồm các hạt cát, limon, sét. Tỉ lệ các hạt này trong đất gọi là thành phần cơ giới của đất. ? Vậy thành phần cơ giới của đất là gì . Gv: Hướng dẫn Hs đọc thông tin trong sách giáo khoa và yêu cầu Hs trả lời câu hỏi. ? Việc xác định thành phần cơ giới của đất là gì . Hoạt động 3 : Phân biệt thế nào là độ chua, độ kiềm của đất ? Gv : yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK. Trả lời câu hỏi sau : ? Độ PH dùng để đo cái gì . ? Trị số PH được dao động trong phạm vi nào ? ? Với giá trị nào của PH thì đất đợc gọi là đất chua, kiềm, trung tính. Hs : Trả lời các câu hỏi Gv : Nhận xét và chốt lại. Gv : Người ta chia đất thành đất chua, kiềm, trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo. ? Đối với loại đất thế nào thì cần cải tạo và cải tạo bằng cách nào. Hoạt động 4 : Tìm hiểu khả năng dữ nước và chất dinh dưỡng. GV nêu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất Hoạt động 5 : Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất ? Đất thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng cây trồng phát triển như thế nào. ? Đất đủ nước, đủ chất dinh dữơng cây phát triển như thế nào. Hs : Trả lời câu hỏi. Gv :- Vậy nước và chất dinh dưỡng là 2 yếu tố của độ phì nhiêu. - Có thể phân tích đất đủ nước, đủ chất dinh dưỡng chưa hẳn là đất phì nhiêu vì đất đó chưa cho năng suất cao. ? Vậy đất phì nhiêu là đất như thế nào. ? Muốn đạt năng suất cao ngoài độ phì nhiêu của đất cần có yếu tố nào nữa. I. Thành phần cơ giới của đất là gì ? - Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét trong thành phần vô cơ của đất gọi là thành phần cơ giới của đất. - Dựa vào thành phần cơ giới ngời ta chia đất thành 3 loại chính : Đất cát, đất thịt, đất sét. II. Độ chua, độ kiềm của đất. - Độ PH đợc dùng để đo độ chua, độ kiềm của đất. - Trị số PH đợc dao động từ 0->14. - Trị số : + PH đất chua. + PH = 6.6 - 7.5 đất trung tính. + PH > 7.5 đất kiềm. - Đối với đất chua cần phải bón vôi nhiều để cải tạo . III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất. - Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất càng chứa nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt Iv. độ phì nhiêu của đất là gì? - Đất phì nhiêu là đất có đủ nước, đủ chất dinh dưỡng đảm bảo cho năng suất cao và không chứa nhiều chất độc hại cho sinh trưởng và phát triển của cây. - Ngoài độ phì nhiêu của đất cần có giống tốt, thời tiết tốt, chăm sóc tốt => Năng suất cao. 4.4 Tổng kết: Gv : Gọi 2 Hs đọc phần ghi nhớ. Gv : nêu các câu hỏi để hs trả lời. ? Đất sét và đất thịt loại nào giữ nước tốt hơn? Vì sao ? Tính chất chính của đất là gì - Gv gợi ý, Hs trả lời 4.5 Hướng dẫn học tập: (5') - HS học bài cũ - Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. - HS chuẩn bị bài : “thực hành: xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giản, xác định độ PH của đất bằng phương pháp so màu” - Mỗi học sinh chuẩn bị 3 mẫu đất khác nhau, 1 lọ đựng nước, 1 ống hút lấy nước, 1 mảnh nilon có kích thước 35x35 cm, tiến hành thực hành ở nhà theo SGK. 5. PHỤ LỤC:
Tài liệu đính kèm: