Giáo án Công nghệ tiết 32: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi

Giáo án Công nghệ tiết 32: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi

Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.

1.MỤC TIÊU:

 1.1.Kiến thức:

 HS hiểu:

-Hoạt động 2, 3: mục đích và biết được phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi

1.2.Kĩ năng:

-HS thực hiện được:

+Nêu được mục đích của chế biến thức ăn, dự trữ thức ăn đ/v vật nuôi.Phân biệt được chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. Nêu được vd thực tế về phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi ở gđ hay địa phương.

+ Nêu được tên và nội dung, các loại phương pháp dự trữ thức ăn cho vật nuôi nói chung. Lấy được vd thực tế để minh họa.

-HS thực hiện thành thạo:

+Liệt kê được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.

 

doc 4 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 3779Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ tiết 32: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 - Tiết 32
Ngày dạy:28/2/2014
 Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
1.MỤC TIấU:
 1.1.Kiến thức:
 HS hiểu:
-Hoạt động 2, 3: mục đớch và biết được phương phỏp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuụi
1.2.Kĩ năng:
-HS thực hiện được: 
+Nêu được mục đích của chế biến thức ăn, dự trữ thức ăn đ/v vật nuôi.Phân biệt được chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. Nêu được vd thực tế về phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi ở gđ hay địa phương.
+ Nêu được tên và nội dung, các loại phương pháp dự trữ thức ăn cho vật nuôi nói chung. Lấy được vd thực tế để minh họa.
-HS thực hiện thành thạo: 
+Liệt kê được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
1.3.Thỏi độ:
- Thói quen: tham gia tích cực trong việc chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi ở gia đình và địa phương.
- Tính cách: Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường chăn nuôi, môi trường sinh thái .
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
-Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn.
-Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn
3.CHUẨN BỊ :
3.1 Giỏo viờn: hình66 phóng to, một số phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn tại địa phương
3.2 Học sinh: học bài cũ, một số phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn tại địa phương
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1')
7A1........................................................7A4...........................................................
7A2............................................................7A5...........................................................
7A3............................................................7A6..........................................................
4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào ? (5đ)
-Trả lời:
+Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruật vào máu
+Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các axitamin. Lipit được hấp thụ dưới dạng các glyxerin và các axit béo
+Gluxit được cơ thể hấp thụ dưới dạng đường đơn. Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các ion khoáng. Các vitamin được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruật vào máu
Câu 2: Nêu vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi? (5đ)
 -Trả lời:
+Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển
+Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt. Cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa, nuôi con. Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng , móng.
4. 3 Tiến trỡnh bài học: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : Gv giới thiệu bài học.
 ? Tại sao phải chế biến, dự trữ thức ăn vật nuôi?
 ? Có những phương pháp nào chế biến, dự trữ thức ăn vật nuôi?
Để trả lời được các câu hỏi đó chúng ta đi vào nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn.
- Gv : ở lớp 6 ta đã biết mục đích việc chế biến thực phẩm cho người, ở vật nuôi cũng phải qua chế biến thì vật nuôi mới ăn được.
? Người nuôi lợn thường nấu chín các loại thức ăn như cám, rau, thức ăn thừa ... nhằm mục đích gì? ( Giảm thể tích thức ăn, diệt các loại mầm bệnh...).
? Khi cho gà vịt ăn rau thường phải thái nhỏ mới cho ăn nhằm mục đích gì? (Phù hợp với mỏ gà vịt).
? Khi bổ sung đậu tương vào khẩu phần ăn cho vật nuôi, người chăn nuôi phải rang chín đậu, xay nghiền nhỏ rồi mới cho ăn nhằm mục đích gì? ( Có mùi thơm, phá hủy chất độc có trong đậu tương).
? Vậy chế biến thức ăn vật nuôi nhằm mục đích gì ?
- Gv nhận xét, kl.
? Mỗi năm thu hoạch rau, lương thực ... thường có mùa vụ, mùa hè thường thừa thức ăn, mùa đông lại thiếu. Để vật nuôi có đủ thức ăn quanh năm người chăn nuôi phải làm gì?
? Vào mù gặt người nông dân thường đánh đống rơm rạ nhằm mục đích gì? (dự trữ cho trâu bò ăn dần).
? Để có thóc, ngô, khoai, sắn... cho vật nuôi ăn quanh năm vào mùa thu hoạch người nông dân thường phải làm gì? ( khoai lang thái nhỏ phơi khô cất vào chum vại; sắn thái nhỏ phơi khô cất vào chum vại; ngô, thóc phơi khô cất vào chum vại).
- Hs trả lời.
- Gv nhận xét, kl.
Vậy ? Dự trữ thức ăn cho vật nuôi để làm gì ?
? Gia đình em đã dự trữ thức ăn cho vật nuôi chưa ? cho ví dụ ?
- Hs thảo luận, trả lời
- Gv nhận xét, kl
I. Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn.
1. Chế biến thức ăn :
- Chế biến thức ăn làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hoá, giảm khối lượng, giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại.
2. Dự trữ thức ăn :
- Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
Hoạt động 3 : Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn 
- Gv: Có nhiều phương pháp chế biến thức ăn nhưng khái quát lại đều sử dụng các kiến thức về vật lý, hoá học hoặc vi sinh vật để chế biến thức ăn.
Gv: Dùng sơ đồ về các phương pháp chế biến thức ăn đã chuẩn bị ở bảng phụ để học sinh quan sát, nhận biết các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi.
? Nêu các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi.
- Hs: Quan sát hình trả lời câu hỏi.
- Gọi học sinh đọc kết luận sách giáo khoa. 
- Giáo viên dùng bảng phụ + phiếu học tập cho Hs điền vào đúng nội dung: Xác định phương pháp chế biến thức ăn.
Phiếu học tập
Phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi
Hình ảnh thể hiện
Phương pháp vật lí
1,2,3
Phương pháp hóa học
6,7
Phương pháp sinh học
4
Tạo thức ăn tổng hợp
5
- Yêu cầu hs đọc nội dung phần kl trang 105 sgk.
- Gv kl.
- Hs đọc mục 2 trang 106 sgk. Quan sát hình 67 sgk và trả lời câu hỏi:
? Làm thế nào để dự trữ rơm, rạ, cỏ, thân cây ngô, đậu....?
? Làm thế nào để cất giữ khoai lang, sắn?
? Khi có nhiều lá su hào, bắp cải, củ khọa, các loại cỏ muốn giữ được lâu phải làm thế nào?
- Sau khi quan sát và thảo luận, yêu cầu học sinh làm bài tập điền khuyết ở SGK vào vở bài tập.
Phương pháp dự trữ thức ăn
Hình ảnh thể hiện
Phương pháp làm khô
a,b,c
Phương pháp ủ xanh
d
- Làm bài tập trang 106
 II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
1. Các phương pháp chế biến thức ăn.
Hình 1,2,3: Thuộc phương pháp vật lý.
Hình 6,7: Thuộc phương pháp hoá học.
Hình 4: Thuộc phương pháp sinh vật.
Hình 5: Các phương pháp tổng hợp
2. Các phương pháp dự trữ thức ăn.
+ Làm khô
+ ủ xanh
4.4 Tổng kết:
- Giáo viên: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài học.
- Gọi 2 – 3 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
- Gv dùng câu hỏi để củng cố bài:
? Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?
? Em hãy kể tên 1 số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?
? Phương pháp nào thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta?
4.5 Hướng dẫn học tập: (5')
 Đối với bài học ở tiết này:
- Trả lời các câu hỏi cuối bài học.
-Học thuộc phần ghi nhớ SGK
 Đối với bài học ở tiết tiết theo:
-Đọc trước bài: "Sản xuất thức ăn vật nuụi"
5. PHỤ LỤC:
	...	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 32- che bien và du tru thuc an cho vat nuoi.doc