Giáo án Công nghệ 7 tiết 23 đến 37

Giáo án Công nghệ 7 tiết 23 đến 37

 tiết :23

PHẦN 2: LÂM NGHIỆP

CHƯƠNG I: KỸ THUẬT GIEO TRỒNG

VÀ CHĂM SÓC CÂY TRỒNG

BÀI 22: VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM

VỤ CỦA TRỒNG RỪNG

1. MỤC TIÊU:

 a. Kiến thức:

 _ Biết được vai trò quan trọng của rừng.

 _ Hiểu được nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.

 b. kỹ năng:

 Rèn luyện kỹ năng quan sát hình vẽ, đồ thị.

 c. Thái độ:

Có ý thức trong việc bảo vệ, phát triển rừng và bảo vệ môi trường hiện nay.

 

doc 140 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1718Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 tiết 23 đến 37", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 14/11/2010 Ngày dạy :
 Lớp7A thứTiếtNgày
 Lớp7B thứTiếtNgày
 Lớp7C thứTiếtNgày
 tiết :23 
PHẦN 2: LÂM NGHIỆP
CHƯƠNG I: KỸ THUẬT GIEO TRỒNG
VÀ CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
BÀI 22: VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM
VỤ CỦA TRỒNG RỪNG
1. MỤC TIÊU:
	a. Kiến thức:
	_ Biết được vai trò quan trọng của rừng.
	_ Hiểu được nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.
	b. kỹ năng:
	Rèn luyện kỹ năng quan sát hình vẽ, đồ thị.
	c. Thái độ:
Có ý thức trong việc bảo vệ, phát triển rừng và bảo vệ môi trường hiện nay.
2. CHUẨN BỊ:
	a. Giáo viên:
	_ Hình 33,34,35 SGK phóng to.
	_ Phiếu học tập.
	b. Học sinh:
	Xem trước bài 22.
3. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	*. Oån định tổ chức lớp: ( 1 phút)
	a. Kiểm tra bài cũ: ( không có)
	b. Bài mới: 
	. Giới thiệu bài mới: ( 2 phút)
	Ta đã học xong phần Trồng trọt. Hôm nay ta học thêm một phần nữa không kém phần quan trọng. Đó là phần Lâm nghiệp. Để hiểu rõ lâm nghiệp có vai trò quan trọng như thế nào ta vào bài mới.
	* Hoạt động 1: Vai trò của rừng và trồng rừng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
_ Treo tranh, yêu cầu Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Cho biết vai trò của rừng và trồng rừng?
_ Giáo viên sửa, bổ sung.
+ Nếu phá hại rừng bừa bãi sẽ dẫn đến hậu quả gì?
+ Có người nói rằng rừng được phát triển hay bị tàn phá cũng không ảnh hưởng gì đến đời sống của những người sống ở thành phố hay vùng đồng bằng xa rừng. Điều đó đúng hay sai? Vì sao?
+ Vậy vai trò của rừng là gì?
_ Tiểu kết, ghi bảng.
_ Học sinh quan sát và trả lời:
à Vai trò của rừng và trồng rừng là:
+ Hình a: làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí cacbonic, bụi trong không khí thải ra khí oxi.
+ Hình b: chống xói mò, chắn gió, hạn chế tốc độ dòng chảy.
+ Hình c: Xuất khẩu.
+ Hình d: Cung cấp nguyên liệu lâmsản cho gia đình.
+ Hình e: Phục vụ nghiên cứu.
+ Hình g: Phục vụ du lịch, giải trí.
_ Học sinh lắng nghe.
à Nếu phá rừng bừa bãi gây ra lũ lụt, ô nhiễm môi trường, xói mòn, ảnh hưởng đến kinh tế..
à Sai. Vì ảnh hưởng của rừng đến khu vực toàn cầu, không phải chỉ ở phạm vi hẹp.
à Có vai trò to lớn trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường, phục vụ tích cực cho đời sống và sản xuất.
_ Học sinh ghi bài.
I. Vai trò của rừng và trồng rừng (16’)
_ Làm sạch môi trường không khí.
_ Phòng hộ: chắn gió, chống xói mòn, hạn chế tốc độ dòng chảy.
_ Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu và phục vụ cho đời sống.
_ phục vụ nghiên cứu khoa học và du lịch, giải trí.
	Yêu cầu: Biết được vai trò quan trọng của rừng.
	* Hoạt động 2: Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.
	Yêu cầu: Nắm được tình hình rừng ở nước tầ đề ra những nhiệm vụ của trồng rừng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 _ Giáo viên treo hình 35 và giải thích sơ đồ và trả lời các câu hỏi:
+ Em thấy diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ của rừng và diện tích đồi trọc thay đổi như thế nào từ năm 1943 đến năm 1995?
+ Điều đó đã chứng minh điều gì?
+ Em có biết rừng bị phá hại, diện tích rừng bị suy giảm là do nguyên nhân nào không?
+ Em hãy nêu một số ví dụ về tác hại của sự phá rừng.
_ Giáo viên giảng thêm về diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ của rừng, diện tích đồi trọc.
_ Tiểu kết, ghi bảng.
_ Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin mục II.2 và trả lời các câu hỏi:
+Trồng rừng để đáp ứng nhiệm vụ gì?
+ Trồng rừng sản xuất là như thế nào?
+ Trồng rừng phòng hộ để làm gì?
+ Trồng rừng đặc dụng là như thế nào?
_ Giáo viên giải thích thêm:
Rừng là lá phổi của trái đất nhưng từ 1943 - 1995 nước ta đã mất khoảng 6 triệu ha rừng. Do đó Nhà nước có chủ trương trồng rừng thường xuyên, phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp.
+ Em cho một số ví dụ về trồng rừng đặc dụng?
+ Ở địa phương em,nhiệm vụ trồng rừng nào là chủ yếu, vì sao?
_ Giáo viên hoàn thiện kiến thức cho học sinh.
_ Học sinh ghi bảng.
_ Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
à Diện tích rừng tự nhiên và độ che phủ của rừng giảm nhanh còn diện tích đồi trọc càng tăng.
à Tình hình rừng ở nước ta trong thời gian qua bị tàn phá nghiêm trọng.
à Rừng bị suy giảm là do khai thác bừa bãi, khai thác cạn kiệt, đốt rừng làm nương rẩy và lấy củi, phá rừng khai hoang,mà không trồng rừng thay thế.
à Học sinh cho ví dụ:
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh ghi bài.
_ Giáo viên đọc và trả lời:
à Đáp ứng các nhiệm vụ:
+ Trồng rừng sản xuất.
+ Trồng rừng phòng hộ.
+ Trồng rừng đặc dụng.
à Lấy nguyên vật liệu phục vụ đời sống và xuất khẩu.
à Phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng ven biển (chắn gió bão, chống cát bay, cải tạo bãi cát, chắn sóng biển..)
à Là rừng để nghiên cứu khoa học, văn hóa, lịch sử và du lịch.
_ Học sinh lắng nghe.
à Ví dụ: vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Bà, Cát Tiên,.
à Tuỳ theo địa phương mà các em trả lời:
_ Học sinh ghi bài.
II. Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.(16’)
1. Tình hình rừng ở nước ta.
 Rừng nước ta trong thời gian qua bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích và độ che phủ của rừng giảm nhanh, diện tích đồi trọc, đất hoang ngày càng tăng.
2. Nhiệm vụ của trồng rừng:
 Trồng rừng để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó có:
_ Trồng rừng sản xuất.
_ Trồng rừng phòng hộ.
_ Trồng rừng đặc dụng.
Học sinh đọc phần ghi nhớ.
 c.Củng cố - luyện tập : (8 phút)
	_ Rừng và trồng rừng có vai trò như thế nào?
	_ Nêu những nhiệm vụ của trồng rừng.
	Lựa chọn những từ có sẵn điền vào những chổ trống thích hợp:
a. Rừng sản xuất:	
b. Rừng phòng hộ:	
c. Rừng đặc trưng:	
 	Tên các vai trò: cung cấp lâm sản, phục vụ du lịch, nghiên cứu khoa học, thải oxi lấy khí cacbonic, điều hòa dòng nước, chắn gió, chắn cát di chuyển.
Đáp án:
 a. Rừng sản xuất: cung cấp lâm sản.
b. Rừng phòng hộ: chắn gió, chắn cát di chuyển, thải oxi, lấy khí cacbonic, điều hòa dòng nước.
c. Rừng đặc trưng: phục vụ du lịch, nghiên cứu khoa học.
d Hướng dẫn hs học và làm bài ở nhà (2 phút)
	_ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
	_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, xem trước bài 23.
Ngày soạn : 14/11/2010 Ngày dạy :
 Lớp7A thứTiếtNgày
 Lớp7B thứTiếtNgày
 Lớp7C thứTiếtNgày
 tiết :24 
BÀI 23: LÀM ĐẤT GIEO ƯƠM CÂY TRỒNG
1. MỤC TIÊU:
	a. Kiến thức:
	_ Hiểu được điều kiện lập vườn ươm cây rừng.
	_ Biết được kỹ thuật làm đất hoang.
	_ Biết được kỹ thuật tạo nền đất gieo ươm cây rừng.
b. Kỹ năng:
	Hình thành những kỹ năng làm đất hoang và tạo nền đất gieo ươm cây rừng.
c. Thái độ:
	Có ý thức cẩn thận trong việc lập vườn ươm cây rừng.
2. CHUẨN BỊ:
	a. Giáo viên:
	_ Phóng to sơ đồ 5 SGK.
	_ Phóng to hình 36 SGK.
	b. Học sinh:
	Xem trước bài 23.
3. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	*. Oån định tổ chức lớp: ( 1 phút)
	a. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
	_ Em cho biết rừng có vai trò gì trong đời sống và sản xuất.
	_ Em cho biết nhiệm vụ trồng rừng ở nước ta.
	b. Bài mới:
	bài mới : (2 phút)
 	Ta đã biết giống có vai trò rất quan trọng trong trồng trọt. Vậy còn trong lâm nghiệp thì làm như thế nào để có được những cây trồng tốt? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề đó.
	* Hoạt động 1: Lập vườn gieo ươm cây rừng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
+ Theo em thế nào là vườn gieo ươm cây trồng?
_Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I.1 Và trả lời các câu hỏi:
+ Vườn ươm có ảnh hưởng như thế nào đến cây giống?
+ Khi lập vườn ươm cần phải đảm bảo các yêu cầu nào?
+ Vườn ươm đặt ở nơi đất sét có được không, tại sao?
+ Tại sao phải gần nguồn nước và nơi trồng rừng?
+ Mặt đất bằng hay hơi dốc nhằm mục đích gì?
_ Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.
_ Giáo viên treo sơ đồ 5 và giới thiệu các khu vực trong vườn gieo ươm.
+ Khi phân chia đất trong vườn ươm cần đảm bảo những điều kiện gì?
+ Theo em, xung quanh vườn gieo ươm có thể dùng biện pháp nào để ngăn chặn trâu, bò phá hại?
_ Giáo viên tiểu kết, ghi bảng.
à Vườn gieo ươm là nơi sản xuất cây giống phục vụ cho việc trồng cây gây rừng.
_ Học sinh đọc thông tin và trả lời :
à Ảnh hưởng trực tiếp tới tỉ lệ sống và chất lượng của cây trồng.
à Đảm bảo các yêu cầu:
+ Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh hại.
+ pH từ 6 - 7.
+ Mặt đất bằng hơi dốc (từ 2 đến 4 độ)
+ Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
à Không, vì đất sét chặt bí, dễ bị đóng váng và ngập úng sau khi mưa, rể cây con khó phát triển.
à Để giảm công và chi phí.
à Để cây con phát triển tốt.
_ Học sinh ghi bài.
_ Học sinh lắng nghe.
à Cần phải thuận tiện cho việc đi lại và sản xuất.
à Có thể trồng xen dày kín nhiều cây phân xanh, cây dứa dại, cũng có thể đào hào rộng hoặc có thể làm hàng rào hay rào kẽm gai
_ Học sinh ghi bài.
I. Lập vườn gieo ươm cây rừng.(12’)
1.Điều kiện lập vườn gieo ươm.
_ Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh hại.
_ Ph từ 6 - 7.
_ Mặt đất bằng hay dốc.
_ Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
2. Phân chia đất trong vườn gieo ươm:
 Tùy theo địa hình và yêu cầu sản xuất, việc phân chia đất vườn ươm phải thuận tiện cho việc đi lại và sản xuất.
 Dùng các biện pháp để ngăn chặn sự phá hại của trâu, bò.
	Yêu cầu: Nắm vững các điều kiện lập vườn ươm và cách phân chia đất trong vườn gieo ươm.
	* Hoạt động 2: Làm đất gieo ươm cây trồng.
	Yêu cầu:
 	+ Biết được kỹ thuật làm đất hoang.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
+ Sau khi chọn địa điểm, rào xung quanh xong, cần thực hiện những công việc gì để từ khu đất ho ...  đủ các trang thiết bị dạy học cho giáo viên.
	2) Về phía giáo viên:
	Luơn cĩ nhiệt tình cao trong việc soạn bài lên lớp, kết hợp tự bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên mơn để đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong dạy học hiện nay. Mặt khác, cần chủ động trong việc chuẩn bị các đồ dùng lên lớp. Nếu khơng cĩ sẵn thì nên tự làm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
	1) Đặng Vũ Bình (2004), Giáo trình giống vật nuôi, NXB Giáo dục.
	2) Nguyễn Minh Đường, Vũ Hài, Vũ Văn Hiển, Đỗ Nguyên Ban, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Thị Biếc (2003), Công nghệ nông nghiệp 7 (sách giáo khoa), NXB Giáo dục. 
	3) Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Văn Vinh (2004), Công nghệ nông nghiệp 7 ( sách thiết kế bài giảng), NXB Hà Nội.
	4) Nguyễn Minh Đồng, Vũ Hài, Vũ Văn Hiển, Đỗ nguyên Ban, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Thị Biếc (2003), Công nghệ nông nghiệp 7 (sách giáo viên), NXB Giáo dục.
	5) TS. Văn Lệ Hằng, TS. Phùng Đức Tiến (2005), Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, Hà Nội
	6) Võ Trọng Hốt, Nguyễn Văn Vinh (1998), Giáo trình chăn nuôi lợn, NXB Giáo dục.
	7) Phùng Ngọc Lan, Thạc sỹ Nguyễn Trường (2004), Giáo trình lâm nghiệp, NXB Giáo dục.
	8) Lê Ngọc Lập, Trần Minh Tâm, Nguyễn Thùy Linh, Trịnh Thanh Bình, Nguyễn Kim Thanh (2004), Sách thực hành Công nghệ nông nghiệp 7, NXB Giáo dục.
	9) Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Đình Tuấn (2005), Lý luận dạy học Công nghệ ở trường Trung học cơ sở, phần Kỹ thuật nông nghiệp, NXB Đại học sư phạm.
	10) Nguyễn Đức Thành và Hoàng Thị Kim Huyền (2005), Phương pháp dạy học Công nghệ, trường Trung học cơ sở (phần Kỹ thuật nông nghiệp), NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
 	11) Trần Văn Vỹ (2004), Giáo trình thuỷ sản, NXB giáo dục.
	12) Vũ Hữu Yêm, Phùng Quốc Tuấn, Ngô Thị Đào (1998), Giáo trình trồng trọt, NXB Giáo dục.
Tuần: XXVIII 	 Ngày soạn:29/03/2008
Tiết: 37	 Ngày dạy:31/04/2008
BÀI 41: Thực hành
CHẾ BIẾN THỨC ĂN HỌ ĐẬU BẰNG NHIỆT
	I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	Biết được phương pháp chế biến bằng nhiệt đối với những loại thức ăn hạt cây họ Đậu cho vật nuôi sử dụng.
	2. Kỹ năng:
	Thực hiện được các thao tác của 1 trong 3 quy trình là: rang, hấp hoặc luộc các loại hạt đậu.
	3. Thái độ:
	Có ý thức lao động cẩn thận, chính xác và an toàn.
	II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	_ Hạt đậu tương, hạt đậu mèo sống.
	_ Chảo, nồi, khay men, rổ, bếp,..
	_ Các hình ảnh có liên quan.
	2. Học sinh:
	Xem trước bài 41, đem theo hạt đậu nành hay đậu mèo (nếu có).
	IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định tổ chức lớp: ( 1phút)
Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
	_ Hãy phân biệt thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit và thức ăn thô xanh.
	_ Kể tên một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit ở địa phương em.
Bài mới:
Giới thiệu bài mới: (2 phút)
	Có nhiều phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi như phương pháp vật lí, hóa học, vi sinh vật. Hôm nay chúng ta dùng phương pháp xử lí nhiệt để làm chín hạt đậu tương và hạt đậu mèo nhằøm khử bỏ chất độc hại có trong đậu và tăng khẩu vị thơm, ngon, dễ tiêu khi vật nuôi sử dụng. Để biết phương pháp xử lí nhiệt như thế nào ta vào bài 41.
Vào bài mới:
	* Hoạt động 1: Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
	Yêu cầu: Nắm được các vật liệu và dụng cụ cần thiết để thực hành.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5 phút
_ Gọi học sinh đọc thông tin mục I và hỏi:
+ Để thực hiện được bài thực hành này ta cần những vật liệu và dụng cụ cần thiết nào?
_ Giáo viên giải thích thêm.
_ Chia nhóm học sinh và yêu cầu học sinh ghi vào tập.
_ Học sinh đọc thông tin và trả lời:
_ Học sinh dựa vào mục I trả lời.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh tiến hành chia nhóm.
_ Học sinh ghi bài.
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
_ Nguyên liệu: hạt đậu tương hay hạt đậu mèo.
_ Dụng cụ: nồi, bếp, thiết bị nghiền nhỏ, rổ, nước, dụng cụ đảo khuấy, khay men
	* Hoạt động 2: Một số quy trình thực hành:
	Yêu cầu: Nắm vững từng bước thực hiện quy trình.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10 phút
_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 1 SGK.
+ Mô tả qui trình rang hạt đậu tương?
+ Điều kiện khi tiến hành rang hạt đậu tương 
Như thế nào?
_ Giáo viên giải thích và hướng dẫn học sinh làm từng bước trong quy trình.
_ Giáo viên yêu cầu từng nhóm thực hiện theo quy trình.
_ Giáo viên treo tranh về việc hấp hạt đậu tương.
Yêu cầu học sinh quan sát hình và cho biết:
+ Có mấy bước tiến hành hấp hạt đậu tương? Đó là những bước nào?
+ Tại sao phải ngâm hạt đậu no nước trước khi hấp?
_ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại từng bước và hướng dẫn cho học sinh về cách thực hiện quy trình hấp hạt đậu tương.
+ Khi hấp đậu phải đảm bảo yêu cầu gì?
_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 3 SGK, kết hợp quan sát hình và cho biết:
+ Khi tiến hành nấu, luộc hạt đậu mèo phải chú ý đến bước nào? Tại sao?
+ Nước sau khi đã nấu hay luộc ta có nên sử dụng không? Tại sao?
+ Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa 3 phương pháp rang, hấp và luộc đậu.
_ Giáo viên nhận xét, bổ sung và ghi bảng.
_ Học sinh nghiên cứu quy trình trong SGK và trả lời:
à Học sinh dựa vào 3 bước trong SGK để trả lời.
à Học sinh trả lời.
_ Học sinh lắng nghe và làm theo.
 _ Lần lượt các nhóm tiến hành.
_ Học sinh quan sát và trả lời:
à Học sinh quan sát hình và trả lời:
à Nếu ngâm hạt trước khi hấp sẽ làm cho hạt mau chín.
à Học sinh chú ý lắng nghe.
à Học sinh trả lời.
_ Học sinh đọc thông tin, kết hợp quan sát và trả lời:
à Cần chú ý đến khâu khi sôi thì phải mở vung. Làm nước không tràn ra ngoàivà các khí đôïc bay ra trong khi nấu luộc.
à Không nên sử dụng nước sau khi luộc vì trong nước đó có chất độc. Phải đổ bỏ.
à Học sinh phân biệt, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
_ Học sinh ghi bài.
II. Một số quy trình thực hành:
 1. Rang hạt đậu tương:
_ Bước 1:Làm sạch đậu (loại bỏ vỏ rác,sạn,sỏi)
_ Bước 2: Rang, khuấy đảo liên tục trên bếp.
_ Bước 3: Khi hạt đậu chín vàng, có mùi thơm, tách vỏ hạt dễ dàng thì nghiền nhỏ.
 2. Hấp hạt đậu tương:
_ Bước 1: Làm sạch vỏ quả. Ngâm cho hạt đậu no nước.
_ Bước 2: Vớt ra rổ, để ráo nước.
_ Bước 3: Hấp chín hạt đậu trong hơi nước. Hạt đậu chín tới, nguyên hạt, không bị nát là được.
 3. Nấu, luộc hạt đậu mèo:
_ Bước 1: Làm sạch vỏ quả.
_ Bước 2: Cho hạt đậu vào nồi và đổ ngập nước, luộc kĩ. Khi sôi, mở vung.
_ Bước 3: Khi hạt đậu chín, đổ bỏ nước luộc. Hạt đậu chín kĩ, bở là dùng được, cho vật nuôi ăn cùng với thức ăn khác.
	* Hoạt động 3: Thực hành.
	Yêu cầu: Chế biến các loại thức ăn họ Đậu bằng nhiệt.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
17 phút
_ Yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành theo quy trình.
_ Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả của nhóm mình trước lớp.
_ Yêu cầu học sinh nộp bảng thu hoạch theo bảng mẫu.
_ Yêu cầu học sinh ghi vào tập.
_ Các nhóm thực hành.
_ Các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
_ Học sinh nộp bài thu hoạch.
_ Học sinh ghi vào vở.
III. Thực hành: 
	Bảng mẫu bài thu hoạch:
Tên nhómNguyên liệuCách chế biến
Chỉ tiêu đánh giá
Chưa 
chế biến
Kết quả 
chế biến
Yêu cầu 
đạt được
Đánh giá 
sản phẩm
_ Trạng thái hạt
_ Màu sắc
_ Mùi
	4. Củng cố và đánh giá thực hành: (3 phút)
	Cho biết các quy trình chế biến thức ăn cây họ Đậu bằng nhiệt.	
	5. Nhận xét- dặn dò: ( 2 phút)
	_ Nhận xét về thái độ thực hành của học sinh.
	_ Dặn dò: Về nhà xem lại các bước thực hành này và chuẩn bị bài thực hành tiếp theo.	
A. Phần trắc nghiệm: (5 điểm)
	I. Chọn câu trả lời đúng : ( 4đ)
	Câu 1: Thức ăn vật nuôi gồm có:
	a. Nước và chất khô. 	c. Vitamin, lipit và chất khoáng.
	b. Prôtêin, lipit, gluxit. 	d. Gluxit, vitamin, lipit, prôtêin.
	Câu 2: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ:
	a. Thực vật 	b. Động vật 	c. Chất khoáng 	d. Cả a,b và c đều đúng
	Câu 3: Đây là loại thức ăn nào? Biết có tỉ lệ nước và chất khô: nước 89,40% và chất khô 10,60%.
	a. Rơm lúa 	b. Khoai lang củ 	c. Rau muống 	d. Bột cá
	Câu 4: Phương pháp cắt ngắn dùng cho loại thức ăn nào?
	a.Thức ăn giàu tinh bột 	c. Thức ăn hạt
	b. Thức ăn thô xanh 	d. Thức ăn nhiều xơ
	II. Hãy điền các từ: (1đ)
 	Glyxêrin và axit béo, gluxit, axit amin, ion khoáng, vitamin vào khoảng trống thích hợp.
_ Prôtêin được cơ thể hấp thu dưới dạng các (1)
_ Lipit được hấp thụ dưới dạng các(2).
_ ....................(3)............................. được hấp thụ dưới dạng đường đơn.
_ Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các (4)
B. Phần tự luận: (5 điểm)
	Câu 1: Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? (2,5đ)
	Câu 2: Hãy kể một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit. (2,5đ)
ĐÁP ÁN:
	A. Phần trắc nghiệm:
	I. 1.a	2.d	3.c	4.b
	II. (1). axit amin, 	(2). Glyxêrin và axit béo, 	(3). Gluxit, 	(4). Ion khoáng
	B. Phần tự luận:
	Câu 1: 
	_ Chế biến thức ăn làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hóa, làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại.
	_ Dự trữ thức ăn nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
	Câu 2: 
	_ Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin
	+ Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thủy sản nước ngọt và nước mặn.
	+ Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn động vật như: giun đất, nhộng tằm.
	+ Trồng xen, tăng vụ để có nhiều cây và hạt họ Đậu.
	_ Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit: Luân canh, gối vụ để sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cn 7 theo 961 ki 2.doc