Giáo án Đại 7 tiết 31 đến 33

Giáo án Đại 7 tiết 31 đến 33

Tiết 31: MẶT PHẲNG TOẠ ĐỘ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hs biết một hệ trục toạ độ gồm hai trục số vuông góc với nhau và chung gốc O, Ox là trục hoành, Oy là trục tung.

2. Kỹ năng:

Biết xác định một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó, và biết xá định toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ.

3. Thái độ: GD cho hs tính tự giác, tích cực,

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại 7 tiết 31 đến 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:/11/10
Ngày giảng:/11/10
Tiết 31: Mặt phẳng toạ độ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hs biết một hệ trục toạ độ gồm hai trục số vuông góc với nhau và chung gốc O, Ox là trục hoành, Oy là trục tung.
2. Kỹ năng:
Biết xác định một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó, và biết xá định toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ.
3. Thái độ: GD cho hs tính tự giác, tích cực, 
II. Đồ dùng:
GV: Một chiếc vé xem phim
Thước thẳng có chia độ dài, bảng phụ
HS: Thước thẳng có chia độ dài, Giấy kẻ ô vuông
III. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm
IV. Tổ chức dạy học:
Kiểm tra (6phút)
* Mục tiêu: Kiểm tra việc học bài ở nha của HS
* Cách tiến hành:
Cho hàm số: y=2x+1. Tính f(2) và f(-2)=?
Hoạt động 2: Đặt vấn đề(10phút)
* Mục tiêu: Hs biết toạ độ trong thực tế. 
* Đồ dùng: Vé xem phim
* Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
B1. Ví dụ 1.
GV giới thiệu.
Mỗi địa điểm trên bản đố địa lý được xác định bởi hai số (toạ độ địa lý) là kinh độ và vĩ độ. Chẳng hạn:
Toạ độ địa lý của mũi Cà Mau là 104040’ Đ (kinh độ)
8030’ B (vĩ độ)
B2. Ví dụ 2.
-GV cho HS quan sát chiếc vé xem phim hình 15 (SGK)
 *Cặp gồm một chữ và một số như vậy xác định vị trí chỗ ngồi trong rạp của người có tấm vé này.
-GV: Tương tự hãy giải thích dòng chữ “số ghế”: B12” của một tấm vé xem đá bóng tại SEAGAMES 22 ở Việt Nam.
GV có thể sử dụng hình vẽ ở đầu chơng II (trang 51 SGK) để chỉ vị trí của các chiếc ghế trong rạp.
Ví dụ 1 (SGK)
Ví dụ 2(SGK)
Hoạt động 2: Mặt phẳng toạ độ
* Mục tiêu: Hs biết một hệ trục toạ độ gồm hai trục số vuông góc với nhau và chung gốc O, Ox là trục hoành, Oy là trục tung
* Đồ dùng: Bảng phụ
* Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-GV giới thiệu trên mặt phẳng toạ độ.
+Trên mặt phẳng vẽ hai trục số Ox và Oy vuông góc và cắt nhau tại gốc của mỗi trục số. Khi đó ta có hệ trục toạ độ Oxy.
(GV hướng dẫn HS vẽ hệ trục toạ độ).
-Các trục Ox, Oy gọi là các trục toạ độ. 
Ox gọi là trục hoành (thường vẽ thẳng đứng).
-Giao điểm O biểu diễn số 0 của cả hai trục gọi là gốc toạ độ.
-Mặt phẳng có hệ trục toạ độ Oxy gọi là mặt phẳng toạ độ Oxy. (Chú ý viết góc toạ độ trước)
-Hai trục toạ độ chia mặt phẳng thành bốn góc: góc phần t thứ I, II, III, IV theo thứ tự ngợc chiều quy của kim đồng hồ
GV lưu ý HS: Các đơn vị dài trên hai trục toạ độ được chọn bằng nhau (nếu không nói gì thêm)
GV đưa lên bảng phụ hình vẽ sau và yêu cầu học sinh nhận xét hệ trục toạ đô Oxy của một bạn vẽ đúng hay sai?
 Gọi HS lên sửa lại hệ trục đó cho đúng.
y
x
IV
III
II
I
Mặt phẳng toạ độ gồm 2 trục Ox, và Oy vuông góc với nhau tại O.
Ox: gọi là trục hoành
Oy: Gọi là trục tung.
O: Gọi là gốc toạ độ.
* Chú ý(SGK)
* Kết luận: Hs ghi nhớ cách vẽ hệ trục toạ độ 
Hoạt động 3: Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ
* Mục tiêu: Biết xác định một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó, và biết xá định toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ.
* Đồ dùng: Bảng phụ
* Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-GV yêu cầu HS vẽ một trục toạ độ Oxy.
-GV lấy điểm P ở vị trí tương tự nh hình 17 SGK.
-GV thực hiện các thao tác nh SGK rồi giới thiệu cặp só (1,5; 3) gọi là toạ độ của điểm P.
Kí hiệu P (1,5;3)
Số 1,5 gọi là hoành độ của P
Số 3 gọi là tung độ của P.
GV nhấn mạnh: khi kí hiệu toạ độ của một điểm bao giờ hoành độ cũng viết trước, tung độ viết sau 
-GV cho HS làm 
(Đưa đề bài và hình 19 SGK).
-Cho HS làm ?1
Vẽ một hệ trục toạ đô Oxy (trên giấy kẻ ô vuông) và đánh dấu các điểm P (2; 3) Q (3;2)
-GV: Hãy cho biết hoành độ và tung độ của điểm P. 
GV hướng dẫn: Từ điểm 2 trên trục hoành vẽ
 đường thẳng ^ với trục tung (vẽ nét đứt). Hai đường thẳng này cắt nhau tại P.
-Tương tự hãy xác định điểm Q. 
-Hãy cho biết cặp số (2;3) xác định được mấy điểm?
-Cho HS làm?2
Viết toạ độ của gốc O
-GV nhấn mạnh: Trên mặt phẳng toạ độ, mỗi điểm xác định một cặp số và ngược lại mỗi cặp số xác định một điểm.
-GV cho HS xem hình 18 và nhận xét kèm theo (trang 67 SGK) và hỏi: Hình 18 cho ta biết điều gì, muốn nhắc ta điều gì?
y
M
x
- Toạ độ của gốc O là (0;0)
- Điểm M trên mặt phẳng toạ độ Oxy có hoành độ là x0; có tung độ y0.
Hoạt động 5: Luyện tập củng cố
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Cho HS làm bài tập 32
a) Toạ độ của các điểm trên mặt phẳng toạ độ là: M(-3;2) ; N(2;-3) ; P(0;-2) ; Q(-2;0).
b) Hoành độ điểm này là tung độ điểm kia và tung độ điểm này là hoành độ điểm kia.
Tổng kết và hướng dẫn về nhà(2phút)
- Học bài nắm vững các khái niệm và quy định của mặt phẳng toạ độ, toạ độ của một điểm.
- Bài tập số 34,35 Tr 68 SGK
Ngày soạn:/11/10
Ngày giảng:/12/10
Tiết 32: Luyện tập
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: HS củng cố cách vẽ hệ trục toạ độ.
2. Kỹ năng: Học sinh có kĩ năng vẽ hệ trục toạ độ, xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó, biết tìm toạ độ của một điểm cho trước. 
3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác.
II. Đồ dùng: 
GV: Bảng phụ vẽ sẵn bài 35 (SGK trang 68)
HS: Thước thẳng.
III. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập và thực hành.
IV. Tổ cức dạy học:
Kiểm tra(5phút)
- GV nêu câu hỏi kiểm tra HS:
a, Cho P(-3;5). Hãy chỉ rõ hoành độ và tung độ của P?
b, Hãy dùng ký hiệu để biểu thị điểm Q có hoành độ là 8, tung độ là -
GV nhận xét, cho điểm. 
Hoạt động 1. Dạng bài xác định toạ độ điểm(10phút)
* Mục tiêu: HS biết tìm toạ độ diểm trên mặt phẳng toạ độ.
* Đồ dùng: Bảng phụ.
* Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Baì 35 (68)
- GV đưa ra bảng phụ hình vẽ bài tập 35 (58)
- Y/c học sinh làm việc cá nhân. Xác định toạ độ các điểm A,B,C,D của hình chữ nhật ABCD và các điểm P,Q,R của tam giác PQR?
- Y/c hai em lên bảng trình bày bài.
Baì 35 (68)
HS quan sát hình vẽ kết hợp SGK.
Toạ độ của các điểm là:
A(0,5;2) ; B(2;2) ; C(2;0) ; D(0,5;0)
P(-3;3) ; Q(-1;1) ; R(-3;1)
Hoạt động 2. Dạng bài vẽ đồ thị hàm số(25 phút)
* Mục tiêu: HS củng cố cách vẽ hệ trục toạ độ Oxy
* Đồ dùng: Bảng phụ
* Cách tiến hành: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Cho HS kàn bài tập 33 Tr 67 SGK.
Vẽ một hệ trục Oxy và đánh dấu các điểm:
AC) (0; 2,5)
GV yêu cầu HS nhắc lại một số khái niệm về hệ trục toạ độ, toạ độ của một điểm. 
GV hỏi: Vậy để xác định được vị trí của một điểm trên mặt phẳng ta cần biết điều gì?
- Cho HS hoạt động nhóm trong 5 phút.
- Vẽ hệ trục toạ độ Oxy 
- Đánh dấu các điểm A(-4;-1)
B(-2;-1); C(-2;-3) ; D(-4;-3)
- Tứ giác ABCD là hình gì?
- Y/c đại diện các nhóm lên rình bày.
Bài 33(67)
- HS hoạt động cá nhân vẽ hệ trục toạ độ Oxy
- Đánh dấu các điểm trên hệ trục toạ độ.
Bài 36(68)
- Hs hoạt động theo nhóm và hs đại diện trìn bày bảng.
- Tứ giác ABCD là hình vuông.
Hoạt động 3. Củng cố(5phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS tự đọc mục “Có thể em chưa biết” trang 69 SGK.
Sau khi HS đọc xong, GV hỏi: Như vậy để chỉ một quân cờ đang ở vị trí nào ta phải dùng những kí hiệu nào? 
Hỏi cả bàn cờ có bao nhiêu ô?
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV
Tổng kết và hướng dẫn học bài ở nhà(2phút)
- Xem lại các bài đã chữa
- Bài tập về nhà số 34, 38 (trang68)
- Đọc trước bài Đồ thị hàm số y = ax (x ạ 0)

Tài liệu đính kèm:

  • doc31-33D.doc