Giáo án Đại số 7 - GV: Hoàng Thị Huệ - Tiết 39: Ôn tập học kỳ I

Giáo án Đại số 7 - GV: Hoàng Thị Huệ - Tiết 39: Ôn tập học kỳ I

Tiết 39 ÔN TẬP HỌC KỲ I

Ngày soạn:

A. Mục tiêu: Giúp HS

- Ôn tập các kiến thức về hàm số, mặt phẳng toạ độ, đồ thị hàm số.

- Rèn kỹ năng xác định toạ dôdj của một điểm trong mặt phẳng toạ độ, xác định điểm thuộc hay không thuộc đồ thị hàm số, vẽ đồ thị hàm số y = ax (a ).

- Thấy được mối liên hệ giữa hình học và đại số thông qua mặt phẳng toạ độ, thấy được ý nghĩa của toán học đối với thực tiễn.

B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - GV: Hoàng Thị Huệ - Tiết 39: Ôn tập học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39 	ÔN TẬP HỌC KỲ I
Ngày soạn: 
A. Mục tiêu: Giúp HS 
- Ôn tập các kiến thức về hàm số, mặt phẳng toạ độ, đồ thị hàm số.
- Rèn kỹ năng xác định toạ dôdj của một điểm trong mặt phẳng toạ độ, xác định điểm thuộc hay không thuộc đồ thị hàm số, vẽ đồ thị hàm số y = ax (a).
- Thấy được mối liên hệ giữa hình học và đại số thông qua mặt phẳng toạ độ, thấy được ý nghĩa của toán học đối với thực tiễn.
B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị: 
Gv: Thước thẳng, bảng phụ.
Hs: Ôn các kiến thức chương II, thước thẳng.
D. Tiến trình: 
I. Ổn định: (1’)
II. Bài củ: (8’) 2 HS lên bảng.
Chữa BT 1 phần bài ra.
Chữa BT 2 phần bài ra.	
III. Bài mới: 
1. ĐVĐ: (1') Để ôn tập các kiến thức về hàm số, đồ thị hàm số àôn tập.
2. Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Hàm sô là gì ? cho ví dụ ?
HS: ...
GV: Khi x thay đổi mà y không thay đổi thì y có tên gọi là gì ?
HS: Hàm hằng.
GV: Mặt phẳng như thế nào được gọi là mặt phẳng toạ độ ?
HS: Có chứa hệ trục toạ độ Oxy.
GV: Góc phần tư ? Toạ độ điểm O ? Điểm trên trục hoành có tung độ bằng ? Điểm trên trục tung có hoành độ bằng ?
HS trả lời.
GV: Đồ thị hàm số y = f (x) là gì ?
HS: à
GV: đồ thị hàm số y = ax ( a ) có dạng ntn ?
HS: ...
GV: Cho biết dạng của đồ thị hàm số y = ax (a ) khi a >0, khi a <0 ?
HS: à
GV đưa ra bài toán à
a/ Hãy xác định A
b/ Đánh dấu điểm trên đồ thị có hoành độ bằng -1.
c/ Đánh dấu điểm trên đồ thị có tung độ bằng -3.
HS suy nghĩ trong 2 '
GV: Làm như thế nào để tìm hệ số a ?
HS: Thay toạ độ A(-2;4) vào công thức y = ax rồi tìm a.
GV goi 1 HS lên bảng.
HS thực hiện.
GV: Làm như thế nào để tìm điểm có hoành độ bằng -1, tung độ bằng -3 ?
HS: Thay y = -1; x = -3 vào công thức y = -2x rồi đánh dấu 2 điểm B, C.
GV goi 1 HS lên bảng.
HS thực hiện.
GV treo bảng phụ ghi BT2.
HS theo dõi.
GV: làm như thế nào để biết các diểm A, B, C, O thuộc hay không thuộc ĐTHS y = 3x ?
HS: Thay lần lượt 4 điểm A, B, C, O vào công thức y = ax. Nếu toạ độ nào thoả mãn thì thuộc đồ thị hàm số.
GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện.
GV nhận xét, bổ sung.
GV goi 1 HS vẽ đồ thị hàm số y = 3x.
HS thực hiện.
I. Ôn tập lí thuyết: (18')
1. Khái niệm hàm số:
Đại lượng y phụ thuộc đại lượng thay đổi x sao cho mỗi giá trị của x cho ta 1 giá trị tương ứng y thì y là hàm số của x, x là biến số.
2. Mặt phẳng toạ độ:
SGK
3. Đồ thị hàm số y = ax (a )
* Đồ thị hàm số y = f(x) là tập hợp các điểm biểu diễn các giá trị tương ứng (x,y) trên mặt phẳng toạ độ.
* Đồ thị hàm số y = ax (a ) là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
*Chú ý:
Khi a >0 thì đồ thị hàm số y = ax đi qua góc phần tư thứ nhất và thứ ba.
Khi a <0 đồ thị hàm số y = ax đi qua góc phần tư thứ hai và thứ tư.
II. Bài tập áp dụng: (15')
Bài 1: Đường thẳng OA ở hình bên là đồ thị hàm số y = ax.
Giải:
a/ Đồ thị hàm số y = ax (a ) đi qua A(-2;4) nên ta có: 4 = a. (-2) a = -2
b/ x = -1 y = -2 B(-1;2)
c/ y =-3 -3 = -2 x x = 
C(; -3) 
( B, C biểu diễn ở trên)
Bài 2: 
a. Điểm nào sau đây thuộc ĐTHS y = 3x
A(-1;3) , B (-1; -3) , C (;1), O(0;0)
b. Vẽ ĐTHS y = 3x ở trên.
Giải:
a. Thay toạ độ điểm A(-1;3) vào công thức 
y = 3x ta có: yA=3 , xA=-1
3 3. (-1)
Vậy A(-1;3) không thuộc ĐTHS y = 3x
Thay B(-1;-3) vào công thức y = 3x 
y = yB=-3
x = xB=-1
-3 = 3. (-1) Vậy B thuộc ĐTHS y = 3x
Thay C(;1) vào công thức y = 3x 
y = yc=1
x = xc= y thuộc ĐTHS y = 3x 
Đồ thị hàm số y = 3x đi qua gốc toạ độ 
 O(0;0) thuộc đồ thị hàm số.
Đồ thị hàm số là đường thẳng OA
b. Vẽ đồ thị 
IV. Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (2')
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Xem lại lý thuyết.
- Tiết sau mang theo dụng cụ học tập và MTBT (nếu có) để thi học kì I.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 39.doc