Giáo án Đại số 7 - GV: Hoàng Thị Huệ - Tiết 42: Luyện tập

Giáo án Đại số 7 - GV: Hoàng Thị Huệ - Tiết 42: Luyện tập

 Tiết 42: LUYỆN TẬP

Ngày soạn:

 A. Mục tiêu:

 - Củng cố lại các khái niệm về thu thập số liệu thống kê, tần số.

 - Rèn kỹ năng giải một số bài tập ở sgk và trong cuộc sống.

 - Giáo dục tính cẩn thận cho HS và áp dụng vào thực tiển.

 B. Phương pháp: Vấn đáp và tự luận.

 C. Chuẩn bị: GV: Chuẩn bị một vài bảng như bảng 7 và các câu hỏi.

 HS: Chuẩn bị bài tập 1.

 D. Tiến trình lên lớp:

(1') I. Ổn định tổ chức:

 II. Bài cũ: Kết hợp vào bài mới.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - GV: Hoàng Thị Huệ - Tiết 42: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 42: LUYỆN TẬP
Ngày soạn:
 A. Mục tiêu:
 - Củng cố lại các khái niệm về thu thập số liệu thống kê, tần số.
 - Rèn kỹ năng giải một số bài tập ở sgk và trong cuộc sống.
 - Giáo dục tính cẩn thận cho HS và áp dụng vào thực tiển.
 B. Phương pháp: Vấn đáp và tự luận.
 C. Chuẩn bị: GV: Chuẩn bị một vài bảng như bảng 7 và các câu hỏi.
 HS: Chuẩn bị bài tập 1.
 D. Tiến trình lên lớp:
(1') I. Ổn định tổ chức:
 II. Bài cũ: Kết hợp vào bài mới.
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề:
 2. Triển khai bài:
 Hoạt động của thầy và trò. 
 Nội dung bài dạy.
10'
29'
a. Hoạt động 1:
GV: Những bảng có dạng ntn được gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu?
GV: Dấu hiệu là gì? Kí hiệu?
GV: Đơn vị điều tra là gì?
GV: Giá trị của dấu hiệu là gì? Lấy một vài ví dụ về dãy giá trị của dấu hiệu?
GV: Thế nào là tần số của mỗi giá trị?
HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
b. Hoạt động 2:
Từ các bài tập đã chuẩn bị ở nhà của HS, GV và HS cùng chữa bài tập 1.
GV thu những bài tập đã chuẩn bị của HS.
GV cho HS làm bài tập 2.
HS đọc to đề bài tập 2.
GV: Dấu hiệu mà bạn An quan tâm là gì? và dấu hiệu đó có tất cả bao nhiêu giá trị?
HS trình bày câu a.
GV: Có bao nhiêu giá trị khác nhau trong dãy giá trị của dấu hiệu đó?
GV: Hãy viết các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của chúng?
HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
GV cho HS làm bài tập 4.
GV: Dấu hiệu cần tìm hiểu và số các giá trị của dấu hiệu đó.
GV: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu.
GV: Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng.
1. Kiến thức cần nhớ:
a. Bảng số liệu thống kê ban đầu:
b. Dấu hiệu: X, Y...
c. Đơn vị điều tra:
d. Giá trị của dấu hiệu: (x), dãy giá trị của dấu hiệu.
e. Tần số của mỗi giá trị: (n).
2. Bài tập:
a. Bài tập 1(sgk):
b. Bài tập 2(sgk):
- Dấu hiệu: Thời gian cần thiết hàng ngày mà bạn An đi từ nhà đến trường.
- Dấu hiệu đó có 10 giá trị.
- Có 5 giá trị khác nhau là: 17, 18, 19, 20, 21.
- Tần số của các giá trị trên lần lượt là: 1; 3; 3; 2; 1.
c. Bài tập 4(sgk): 
- Dấu hiệu: khối lượng chè trong từng hộp.
- Số các giá trị: 30.
- Số các giá trị khác nhau là 5.
- Các giá trị khác nhau là; 98; 99; 100; 101; 102.
- Tần số của các giá trị theo thứ tự trên là: 3; 4; 16; 4; 3.
( 3') IV. Củng cố: - GV yêu cầu hS nêu lại các kiến thức cần nhớ.
 - GV chốt lại các ý chính trọng tâm trong bài.
( 2') V. Dặn dò: - Xem lại lí thuyết và các bài tập đã giải.
 - BTVN: 3 (sgk) và bài tập ở sbt.
 - Nghiên cứu trước bài: Bảng "tần số" các giá trị của dấu hiệu.
 * Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................
.............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 42.doc