Giáo án Đại số 7 - GV: Hoàng Thị Huệ - Tiết 57: Cộng, trừ đa thức

Giáo án Đại số 7 - GV: Hoàng Thị Huệ - Tiết 57: Cộng, trừ đa thức

Tiết 57 CỘNG, TRỪ ĐA THỨC

Ngày soạn:

A. Mục tiêu:

- HS biết cộng, trừ đa thức.

- Rèn kỹ năng nhận biết đơn thức đồng dạng, cộng, trừ các đơn thức đồng dạng, kỹ năng bỏ dấu ngoặc.

- Rèn tính cẩn thận chính xác cho HS.

B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề

C. Chuẩn bị:

Gv: Bảng phụ.

Hs: Ôn quy tắc bỏ dấu ngoặc, quy tắc cộng trừ các đơn thức đồng dạng.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - GV: Hoàng Thị Huệ - Tiết 57: Cộng, trừ đa thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 57 	CỘNG, TRỪ ĐA THỨC 
Ngày soạn: 
A. Mục tiêu: 
- HS biết cộng, trừ đa thức.
- Rèn kỹ năng nhận biết đơn thức đồng dạng, cộng, trừ các đơn thức đồng dạng, kỹ năng bỏ dấu ngoặc.
- Rèn tính cẩn thận chính xác cho HS.
B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị: 
Gv: Bảng phụ.
Hs: Ôn quy tắc bỏ dấu ngoặc, quy tắc cộng trừ các đơn thức đồng dạng.
D. Tiến trình: 
I. Ổn định: (1’)
II. Bài củ: (6’)
HS1: Thế nào là đa thức ? Cho ví dụ ? BT27 SBT	
HS2: Thế nào là dạng thu gọn của đa thức ? Bậc của đa thức là gì ?
III. Bài mới: 
1. ĐVĐ: (2') Đa thức x5+2x4-3x2-x4+1-x đã được viết thành tổng hai đa thức (x5+2x4-3x2-x4)+(1-x) và hiệu hai đa thức (x5+2x4-3x2-x4)-(-1+x ).
Vậy muốn cộng trừ hai đa thức ta làm như thế nào ?
2. Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV lấy ví dụ ghi bảng.
HS theo dõi.
GV: Có nhận xét gì về tổng A + B ?
HS: có các đơn thức đồng dạng.
GV: Tính A + B ta làm như thế nào ?
HS: Ta nhóm các hạng tử đồng dạng sau đó ta thu gọn đa thức tổng.
GV giới thiệu 2x2+xy2-xy-3 là tổng của hai đa thức A và B.
GV cho HS làm ?1 SGK 
HS thực hiện.
GV cho HS làm BT 31a SGK 
HS lên bảng thực hiện.
GV: Vậy để cộng hai đa thức ta làm như thế nào ?
HS: ....
GV: Muốn thu gọn đa thức ta chú ý điều gì ?éH: Chú ý các đơn thức đồng dạng.
GV cho ví dụ A-B 
GV: tương tự phép cộng đa thức, để tính A-B ta làm như thế nào ?
HS: Bỏ dấu ngoặc rồi thu gọn đa thức.
GV cho HS làm ?2 SGK 
GV gọi 1 HS lên bảng tính M-N , 1 HS tính N-M .
GV: Khi trừ hai đa thức ta cần chú ý điều gì ?
HS: Quy tắc bỏ dấu ngoặc.
GV: ta đổi dấu hạng tử của đa thức nào ?Đa thức bị trừ hay đa thức trừ ?
GV: Qua các bài tập trên, vậy muốn trừ hai đa thức ta làm như thế nào ?
Cần chú ý điều gì ?
HS: ...
1. Cộng 2 đa thức: (12')
VD: Cho 2 đa thức
A = x2y + x3 -xy2 +3
B = x3 +xy2 -xy- 6 
Tính A+B ?
A+B=(x2y +x3 -xy2 +3) + (x3 +xy2 -xy- 6)
= x2y +x3 -xy2 +3 + x3 +xy2 -xy- 6
= (x3+x3)+(xy2-xy2)+x2y-xy+(-6+3)
= 2x3 + x2y - xy - 3 
đó là tổng của A+B.
Bài 31a:
M = 3xyz -3x2 +5xy -1 
N = 5x2 +xyz -5xy +3 -y 
M+N =
= (3xyz-3x2+5xy-1)+(5x2+xyz-5xy+3 -y) = 3xyz-3x2+5xy-1+ 5x2+xyz-5xy+3 -y
=(3xyz +xyz)+(-3x2+5x2)+(5xy-5xy)+(-1+3)
= 4xyz + 2x2 + 2 - y
*Quy tắc cộng hai đa thức:
Để cộng hai đa thức ta làm các bước:
b1: Bỏ dấu ngoặc (dấu hạng tử không đổi)
b2: Thu gọn đa thức.
2. Trừ hai đa thức: (11')
A-B = (x2y+x3-xy2+3)-(x3+xy2-xy-6)
 = x2y+x3-xy2+3-x3-xy2+xy+6
= (x3-x3) + x2y + (-xy2-xy2)+xy +(3+6)
= x2y-2xy2+xy+9
Bài 31b:
M-N = (3xyz-3x2+5xy-1)-(5x2+xyz-5xy+3 -y)
= 3xyz-3x2+5xy-1-5x2-xyz+5xy-3 +y
= (3xyz-xyz)+(-3x2-5x2)+(5xy+5xy)+(-1-3)+y
= 2xyz - 8x2 + 10xy - 4 + y
là hiệu của hai đa thức M &N 
N-M = (5x2+xyz-5xy+3 -y)-(3xyz-3x2+5xy-1)
= 5x2+xyz-5xy+3 -y-3xyz+3x2-5xy+1
= (xyz-3xyz)+(5x2+3x2)+(-5xy-5xy)+(3+1)-y
= -2xyz + 8x2 - 10xy + 4 - y
*Quy tắc trừ hai đa thức: 
Như quy tắc cộng hai đa thức và chú ý dấu ngoặc.
IV. Cũng cố: (8')
Muốn cộng, trừ hai đa thức ta làm như thế nào ?
BT 29 + 32a + 33a SGK
GV chốt lại: để trừ hai đa thức ta chú ý quy tắc bỏ dấu ngoặc.
V. Dặn dò: (5')
- Học thuộc quy tắc cộng, trừ đa thức, xem các ví dụ.
- BTVN: 32b, 33b, 34, 35, 36, 37, 38 SGK.
- Tiết au luyện tập.
HD BT36: 
a. Muốn tính giá trị đa thức ta phải thu gọn đa thức sau đó thay giá trị của biến.
b. Áp dụng công thức luỹ thừa của một tích:
xnyn = (xy)n sau đó thay x và y vào.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 57.doc