Giáo án Đại số 7 kì 2 - Trường PTDTBT THCS Ta Ma

Giáo án Đại số 7 kì 2 - Trường PTDTBT THCS Ta Ma

CHƯƠNG III: THỐNG KÊ

TIẾT 41: THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Làm quen với các bảng đơn giản về thu thập số liệu thống kê khi đều tra (cấu tạo, nội dung) biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra hiểu ý nghĩa của cụm từ “Số các giá trị của dấu hiệu” “Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”.

2. Kĩ năng: Biết ký hiệu đối với 1 dấu hiệu giá trị của nó. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại số liệu thu thập được khi điều tra

3. Tư duy: Tư duy logic, tập sáng tạo.

4. Thái độ: Học tập nghiêm túc, say mê môn học.

II. Chuẩn bị:

 1. Thầy: Bảng phụ: Bảng 1;2 (SGK.4-5)

 2. Trò: Đồ dùng học tập

 

doc 68 trang Người đăng vultt Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 7 kì 2 - Trường PTDTBT THCS Ta Ma", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Duyệt CM:
Ngày soạn: . 
Ngày giảng: .. 
CHƯƠNG III: THỐNG KÊ
TIẾT 41: THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Làm quen với các bảng đơn giản về thu thập số liệu thống kê khi đều tra (cấu tạo, nội dung) biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra hiểu ý nghĩa của cụm từ “Số các giá trị của dấu hiệu” “Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”.
2. Kĩ năng: Biết ký hiệu đối với 1 dấu hiệu giá trị của nó. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại số liệu thu thập được khi điều tra
3. Tư duy: Tư duy logic, tập sáng tạo.
4. Thái độ: Học tập nghiêm túc, say mê môn học.
II. Chuẩn bị:
 1. Thầy: Bảng phụ: Bảng 1;2 (SGK.4-5)
 2. Trò: Đồ dùng học tập
III. Phương pháp giảng dạy:
 Vấn đáp gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra: (Không kiểm tra)
2. Bài mới. Giáo viên đặt vấn đề vào chương thống kê và đặt vấn đề vào bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Thu thập số liệu thống kê, bảng số liệu thống kê (10 phút)
1.1.- Học sinh đọc phần ví dụ
1.2.- ? GV: Nhận xét cấu tạo của bảng 1
Từ đó làm ?1
1.3.- Bảng 2
1.4.- Cách tiến hành điều tra?
 -Cấu tạo của bảng?
Học sinh đọc phần 1
Học sinh làm ?1
Học sinh đọc phần tiếp theo
1. Thu thập số liệu thống kê bảng số liệu thống kê.
VD: SGK/4
Bảng 1 gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu
 ?1
Hoạt động 2: Dấu hiệu (20 phút)
2.1.- ?2
GV: Vấn đề hay HTG mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu điều tra.
Vậy dấu hiệu điều tra ở bảng 1 là gì?
Mỗi lớp là 1 đơn vị điều tra
?3
2.2.- GV Mỗi lớp trồng được 1 số cây
? Lớp 7B trồng được ? cây
? Lớp 9C trồng được? Cây
Ta nói: 28; 30 là những giá trị của dấu hiệu. Vậy giá trị của dấu hiệu là gì?
+Số các giá trị của dấu hiệu là gì? Kí hiệu
+Dãy gía trị của dấu hiệu
? Trả lời ? 4
?2 học sinh làm
Học sinh trả lời
Học sinh làm ?3
Học sinh trả lời
HS: Trả lời ?4
2. Dấu hiệu
a.- Dấu hiệu đơn vị điều tra:
Bài ?2: số cây trồng được của mỗi lớp
+Dấu hiệu: kí hiệu X
+Mỗi lớp là một đơn vị điều tra.
Bài: ?3 
Bảng 1 có 20 giá trị điều tra
b.- Gía trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu
+Giá trị của dấu hiệu: Là 1 số liệu ứng với 1 đơn vị điều tra
+Số các giá trị của dấu hiệu bằng số đơn vị điều tra (N)
+Dãy giá trị của dấu hiệu là dãy số liệu điều tra 
Bài ?4 : Có 20 giá trị.
Hoạt động 3: Củng cố - Luyện tập (10 phút)
? Nêu cách lập bảng số liệu thống kê ban đầu? Dấu hiệu điều tra?
? Đọc bài 2?
? Trả lời câu a,
? Lên bảng làm câu b,c,
? Lớp nhận xét?
HS: Đọc bài 2 (SGK)
HS: Trả lời
HS: Lớp nhận xét
Bài 2 (SGK. 7)
a. Dấu hiệu: thời gian cần thiết đi từ nhà đén trường.Có 10 giá trị : N = 10
b. Có 5 giá trị khác nhau của dấu hiệu
c. x =17; x = 19; x=18; x = 20; x = 21.
	3. Hướng dẫn về nhà: (5 phút)
	+ Ôn bài kết hợp với SGK
	+ Bài tập về nhà: 1; 2c; 3a,b (SGK.7-8). 
Duyệt CM:
Ngày soạn: 01/01/2012 
Ngày giảng: 07/01/2012 
TIẾT 42: THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ (Tiếp)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố khắc sâu về lập bảng số liệu thống kê ban đầu, khái niệm về dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu. Hiểu được khái niệm tần số; từ bảng số liệu tìm được giá trị, tần số của dấu hiệu.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng xác định dấu hiệu, tần số, giá trị của dấu hiệu, phát triển tư duy liên hệ bài học với thực tế
3. Tư duy: Tư duy logic, tập sáng tạo.
4. Thái độ: Học tập nghiêm túc, đam mê môn học.
II. Chuẩn bị:
 1. Thầy : Bảng phụ: Bảng 1;2 (SGK.4-5)
 2. Trò: Đồ dùng học tập
III. Phương pháp giảng dạy:
 Vấn đáp gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình dạy học:	
1.- Kiểm tra: Kết hợp với bài mới.
2.- Bài mới. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tần số (20 phút)
GV: Cho HS làm bài ? 5; ? 6
-Học sinh đọc phần 3
GV: Giới thiệu tần số, các ký hiệu.
Làm bài ?7
GV: Khi xác định tần số của 1 giá trị ta cần:
+Quan sát dãy và tìm các giá trị khác nhau, nhỏ đến lớn
+Đánh dấu vào số rồi đếm và ghi lại, kiểm tra dãy thừa số như thế nào?
Chú ý: Kết luận
Học sinh làm bài ?5 và ?6
Học sinh đọc
HS: Lớp nhận xét
Học sinh làm ?7
Học sinh đọc kết luận và chú ý
3. Tần số của mỗi giá trị
?5 có 4 số khác nhau là 28; 30; 35; 50
?6 giá trị 30 xuất hiện 8 lần
 giá trị 28 xuất hiện 2 lần
 giá trị 50 xuất hiện 3lần
ta gọi tần số của giá trị 30 là 8
+Tần số: (SGK.6)
+Kí hiệu: Gía trị của dấu hiệu là x tần số của giá trị là n
?7 Bảng 1 có 4 giá trị khác nhau
 x = 28 n = 2
 x = 30 n = 8
 x = 35 n = 7
 x = 50 n = 3
+Kết luận: (SGK. 6)
+Chú ý: (SGK. 7)
Hoạt động 2: Củng cố - Luyện tập (15 phút)
? Dấu hiệu là gì?
+Số các giá trị của dấu hiệu là gì?
+Tần số của giá trị là gì?
GV: Cho HS làm bài 3 (SGK)
? Đọc bài 3?
? Dấu hiệu chung cần tìm hiểu là gì?
? Số các giá trị của dấu hiệu và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu ?
? Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng?
Học sinh trả lời các câu hỏi
Học sinh đọc bài 3
Học sinh làm bài 3
HS: Lần lượt trả lời và lên bảng trình bày
HS: Lớp nhận xét
Bài 3 (SGK. 8)
a.- Dấu hiệu: Thời gian chạy 50 của học sinh lớp 7
b.- Số các giá trị và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu:
Bảng 5: 
+Số các giá trị là 20
+Số các giá trị khác nhau là 5
Bảng 6: 
+Số các giá trị là 20
+Số các giá trị khác nhau là 4
c.- Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số:
Bảng 5: Các giá trị khác nhau là:
8,3; 8,4; 8,5; 8,7; 8,8
Tần số lần lượt là: 2; 3; 8; 5; 2
Bảng 6 : 8,7; 9,0; 9,2; 9,3
Tần số tương ứng là 3; 5; 7, 5
	3. Hướng dẫn về nhà: (5 phút)
	+ Ôn cách lập bảng số liệu ban đầu và tính tần số các giá trị.
	+ Bài tập về nhà: 4 (SGK. 9). 
Duyệt CM:
 Ngày soạn: 06/01/2012 
 Ngày giảng: 09/01/2012 
TIẾT 43: BẢNG "TẦN SỐ" CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được bảng tần số là hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu. Nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về số liệu được dễ dàng hơn
2. Kĩ năng: Biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống ban đầu và biết cách rút ra nhận xét từ bảng tần số.
3. Tư duy: Tư duy logic, tập sáng tạo.
4. Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
 1. Thầy: Bảng phụ: Bảng 8;9 (SGK. 10)
 2. Trò: Đồ dùng học tập; làm bài tập.
III. Phương pháp dạy học:
Vấn đáp gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình bài dạy:	
1. Kiểm tra: (5 phút)
Bảng phụ: Thống kế số tem thư tặng bộ đội ghi ở bảng sau:
Cho biết:
- Số các giá trị của dấu hiệu
- Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng.
5
6
8
5
10
5
7
5
7
5
7
5
7
5
5
7
5
5
7
7
Đặt vấn đề có thể thu gọn bảng số liệu thống kê ban đầu hay không?
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Lập bảng tần số (10 phút)
1.1.- ?1
Đưa bảng 7 lên bảng phụ
GV: Ta gọi là bảng PPTN của dấu hiệu hay là bảng tần số
+Cho biết tổng tần số bằng bao nhiêu?
Tổng tần số bằng N
1.2.- Từ bảng 1
Hãy lập bảng tần số?
1HS lên bảng
Học sinh nhận xét bài của bạn
1 học sinh lên bảng làm
1.- Lập bảng “tần số”
 ?1 
Giá trị (x)
98
99
100
101
102
Tần số (n)
3
4
16
4
3
Gọi là bảng tần số.
Hoạt động 2: Chú ý. (15 phút)
2.1.- a.-Học sinh đọc
-Chuyển bằng tần số của ?1 thành bảng dọc.
-GV: Bảng dọc thuận lợi hơn cho việc tính toán.
2.2.- (b) Từ bảng 8 hãy nhận xét 
? Số các giá trị là 20 có mấy giá trị khác nhau?
- Có bao nhiêu lớp trồng được 28 cây? 30 cây?
-Bảng tần số có lợi ích gì?
2.3.- Từ bảng số liệu thống ban đầu ta có thể thu gọn, thành bảng nào?
-Bảng tần số có tác dụng gì?
+ Thu gọn bảng số liệu về tem thư bằng tần số?
Học sinh đọc chú ý phần a
HS: 1 học sinh lên bảng
HS: Bảng tần số
HS: Đọc kết luận trong SGK.
2.- Chú ý:
a.- Bảng tần số dọc
Giá trị (x)
Tần số (n)
98
3
99
4
100
16
101
4
102
3
N = 30
Kết luận: SGK/10
Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
Bài tập:
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
to trung bình hàng năm
21
21
23
22
21
22
24
21
23
22
GV: Cho Hs làm bài 1nhiệt độ hàng năm của 1 thành phố được cho bởi bảng: 
Cho biết dấu hiệu?
? Số các giá trị? Lập bảng tần số?
GV: Cho HS làm bài 6 (SGK)
? Quan sát bảng 11 và trả lời
? Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì? lập bảng tần số?
? Nêu một số nhận xét từ bảng trên về số con của 30 gia đình trong thôn?
- Số con của các gia đình trong thôn chủ yếu thuộc khoảng nào?
HS: 1 em lên bảng lập bảng tần số 
HS: Lớp nhận xét, bổ xung
Quan sát bảng 11
Dấu hiệu: Số con của các gia đình nông thôn từ 0 đến 4
HS: Lên bảng lập bảng tần số
HS: Nêu nhận xét: 
Số gia đình có 2 con chiếm tỷ lệ cao nhất
Giá trị (x)
Tần số (n)
21
4
22
3
23
2
24
1
N = 10
Bài tập 6 (SGK 11):
a, Dấu hiệu: Số con của các gia đình nông thôn 
- Bảng tần số:
Giá trị (x)
Tần số (n)
0
2
1
4
2
17
3
5
4
2
N = 30
b, Số gia đình có 2 con chiếm tỷ lệ cao nhất.
- Số gia đình có từ 3 con trở lên chiếm 23,3%
 3. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
	+ Ôn bài kết hợp với SGK về cách lập bảng tần số.
	+ Bài về nhà: 5; 7; 8 (SGK.11;12). 
Duyệt CM:
Ngày soạn: 08/01/2012 
 Ngày giảng: 12/01/2012 
TIẾT 44: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố, khái niệm giá trị của dấu hiệu và tần số của giá trị .
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng lập bảng tần số, biết xác định dấu hiệu điều tra và nhận xét chung về các giá trị của dấu hiệu .
3. Tư duy: Tư duy logic, tập sáng tạo.
4. Thái độ: Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
 1. Thầy: Bảng phụ
 2. Trò: Ôn cách lập bảng tần số
III. Phương pháp giảng dạy:
 Vấn đáp gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề
IV. Tiến trình bài dạy:	
1. Kiểm tra: (Kết hợp trong bài mới)
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Chữa bài tập (15 phút)
GV: Cho HS lên bảng chữa bài 7 (SGK)
GV: -Tần số là gì?
? Bảng tần số có thuận lợi như thế nào?
? Tổng tần số được tính như thế nào?
HS: 1 em lên bảng chữa bài 7
HS trả lời.
HS: Lớp nhận xét
HS trả lời
HS: Là tổng tần số của các giái trị.
1. Bài 7: (SGK. 11)
a.- Dấu hiệu: Tuổi nghề
Số các giá trị: 25.
b.-Lập bảng tần số
Giá trị (x)
Tần số (n)
1
1
2
3
3
1
4
6
5
3
6
1
7
5
8
2
9
1
10
2
N = 25
Số các giá trị của dấu hiệu: 25
Số các giá trị khác nhau: 10
Giá trị lớn nhất: 10
Giá trị nhỏ nhất: 01
Giá trị có tần số lớn nhất: 4
Hoạt động 2: Luyện tập (25 phút)
GV: Cho HS làm bài 8 (SGK)
Bài tập cho gì? Yêu cầu gì?
GV: Cho HS làm bài 9 (SGK.12)
? Đọc bài?
? Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì?
? Lập bảng tần số?
? Lên bảng trình bày?
? Rút ra một số nhận xét từ bảng tần số?
Học sinh đọc đề bài
HS: 2 em lên bảng làm
HS: Lớp nhận xét
HS: Đọc bài toán
HS: Thời gian giải toán của 35 HS
HS: lên bảng lập bảng tần số
 ...  thức, nghiệm của đa thức
2. Kỹ năng: Cộng trừ sắp xếp đa thức, xác định nghiệm của đa thức. Rèn luyện kỹ năng viết đơn thức, đa thức có bậc xác định và hệ số theo yêu cầu đề bài.
 3. Tư duy: Khả năng quan sát,dự đoán, các thao tác tư duy cơ bản( phân tích, tổng hợp), độc lập, sáng tạo.
4. Thái độ: Có ý thức tự học, cẩn thận, chính xác, có ý thức hợp tác.
II. Chuẩn bị:
 1. Thầy: Bảng phụ
 2. Trò: Học sinh làm đề cương ôn tập
III. Phương pháp giảng dạy:
 Mô tả đàm thoại, hợp tác nhóm nhỏ. 
IV. Tiến trình bài dạy	
1. Kiểm tra: Kết hợp với ôn tập
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Biểu thức đại số-đơn thức-đa thức. Cộng, trừ đơn thức, đa thức
(15 phút)
? Biểu thức đại số là gì? Cho ví dụ.
? Đơn thức là gì?
? Bậc của đơn thức là gì?
? Viết đơn thức 2 biến x, y có bậc khác nhau?
? Thế nào là 2 đơn thức đồng dạng? Cho ví dụ.
? Nêu quy tắc cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng?
? Đa thức là gì?
? Viết 1 đa thức một biến x có 4 hạng tử 
? Bậc của đa thức?
? Hệ số cao nhất
? Hệ số tự do của đa thức 
một biến?
? Nêu quy tắc cộng, trừ hai đa thức?
? Để cộng hai đa thức một biến ta có những cách nào?
HS: Nhắc lại khái niệm biểu thức đại số
HS: Nêu khái niệm bậc của đơn thức,
HS: Hai đơn thức có cùng phần biến
HS: Ta công, trừ các hệ số, giữ nguyên phần biến
HS: Nêu khái niệm đa thức
HS: Lấy VD 
HS: Nêu lại quy tắc cộng trừ đa thức
HS: Cộng, trừ đa thức theo cột dọc
và theo cách đã biết.
HS: Khi P(a) = 0
I.- Ôn Biểu thức đại số-đơn thức-đa thức. Cộng, trừ đơn thức, đa thức
1.- Biểu thức đại số.
2.- Đơn thức
- Bậc của đơn thức.
- Đơn thức đồng dạng
- Ví dụ: 3xy và –5xy là hai đơn thức đồng dạng
3.- Đa thức
VD: 3x5- 4x3 + 2 - 7
-Bậc của đa thức: 5
-Hệ số cao nhất: 3
-Hệ số tự do: -7
 4. Cộng trừ đơn thức, đa thức
Hoạt động 2: Luyện tập (20 phút)
GV Cho HS làm bài 58(SGK.49)
Tính giá trị biểu thức tại x = 1; y = -1; z = -2
a, 2xy(5x2y + 3x – z)
b, xy2 + y2z3 + z3x4
? Để tính giá trị của biểu thức đại số tại giá trị cho trước của biến ta làm như thế nào?
GV: Yêu cầu HS làm bài 62 (SGK): Cho hai đa thức
P(x) = x5 - 3x2 + 7x4 - 9x3 + x2 - x.
Q(x) = 5x4 - x5 +x2 - 2x3 + 3x2 - 
?a, Sắp xếp các hạng tử của mỗi đa thức trên theo lũy thừa giảm dần của biến (vừa rút gọn vừa sắp xếp)
?b, Tính P(x) + Q(x) và P(x) - Q(x) (nên cộng, trừ theo cột dọc)
?c, Chứng tỏ rằng x = 0 là nghiệm của đa thức P(x) nhưng không phải là nghiệm của đa thức Q(x)?
HS: Đọc bài 58 (SGK) 
HS: Thay giá trị của biến và thực hiện phép tính.
HS: 2 học sinh lên bảng
Học sinh nhận xét bài của bạn
HS: HS lớp làm bài vào vở
HS: 2 em lên bảng mỗi em thu gọn và sắp xếp một đa thức
+
HS: 2 em khác tiếp tục lên tính P(x) + Q(x) và
P(x) - Q(x)
HS: Lớp nhận xét
HS: giải thích câu c,
HS: Lớp nhận xét
II. Luyện tập
Bài 58: Tính giá trị biểu thức tại x = 1; y = -1; z = -2
a, 2xy(5x2y + 3x – z)
Thay x = 1; y = -1; z = -2 vào biểu thức ta có:
 2.1(-1).(5.12.(-1) + 3.1 – (-2)
= -2[-5 + 3 + 2] = 0
b, xy2 + y2z3 + z3x4
Thay x = 1; y = -1; z = -2 vào biểu thức ta có:
 1.(-1)2 + (-1)2 (-2)3 + (-2)3.14
= 1 + (-8) + (-8) = -15
Bài 62 (SGK)
a, Sắp xếp các đa thức theo lũy thừa giảm của biến:
P(x) = x5 - 3x2 + 7x4 - 9x3 + x2 - x.
 = x5 + 7x4 - 9x3 - 2x2 - x 
Q(x) = 5x4 - x5 + x2 - 2x3 + 3x2 - 
 = - x5 + 5x4 - 2x3 + 4x2 - 
b, Tính P(x) + Q(x) và P(x) - Q(x)
P(x) = x5 + 7x4 - 9x3 - 2x2 - x
Q(x) = - x5 + 5x4 - 2x3 + 4x2 - 
 P(x) + Q(x) = 12x4 - 11x3 + 2x2 - x -
-
 P(x) = x5 + 7x4 - 9x3 - 2x2 - x
 Q(x) = - x5 + 5x4 - 2x3 + 4x2 - 
P(x) - Q(x) = 2x5 + 2x4 - 7x3 - 6x2 - x +
c, Ta có: P(0) = 05 + 7.04 - 9.03 - 2.02 - . 0 = 0
P(0) = 0 nên x = 0 là nghiệm của đa thức P(x).
Q(0) = -05 + 5.04 - 2.03 +4.02 - 
Q(0) = - nên x = 0 không là nghiệm của đa thức Q(x).
Hoạt động 3: Củng cố (3 phút)
? Định nghĩa biểu thức đại số, đơn thức, đa thức? 
? Khi nào số a gọi là nghiệm của đa thức P(x) ?
HS: Nhắc lại các khái niệm 
HS: Khi (Pa) = 0 
 3. Hướng dẫn về nhà: (5 phút)
- Ôn lại toàn bộ kiến thức trong bài, quy tắc cộng, trừ đa thức, nghiệm của đa thức.
Bài tập 63, 64, 65 (SGK/ 50, 51)
Duyệt CM:
Ngày soạn: 19/4/2012
Ngày giảng: 23/4/2012
TIẾT 67: ÔN TẬP CUỐI NĂM MÔN ĐẠI SỐ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hóa cho HS các kiến thức cơ bản về số hữu tỉ, số thực, tỉ lệ thức, hàm số và đầ thị.
2. Kỹ năng :thực hiện phép tính trong Q, giải bài toán chia tỉ lệ, bài tập về đồ thị hàm số y = ax.
3. Tư duy: Khả năng quan sát,dự đoán, các thao tác tư duy cơ bản( phân tích, tổng hợp), độc lập, sáng tạo.
4. Thái độ: Có ý thức tự học, cẩn thận, chính xác, có ý thức hợp tác
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Bảng phụ, thước, com pa, phấn màu.
2. Trò: Học sinh làm đề cương ôn tập, thước, com pa.
III. Phương pháp giảng dạy:
 Mô tả đàm thoại, hợp tác nhóm nhỏ. 
IV. Tiến trình bài dạy	
1. Kiểm tra: Kết hợp với ôn tập
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Ôn tập về số hữu tỉ, số thực (10 phút)
GV: Yêu cầu HS làm bài 1 (SGK.88): câu b,d: Thực hiện phép tính 
? Nêu lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức?
? Lên bảng thực hiện?
? Lớp nhận xét?
HS: Đọc bài 1 (SGK)
HS: Nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính
HS: 2 em lên bảng thực hiện
HS: Lớp nhận xét, bổ xung
I. Ôn tập về số hữu tỉ, số thực
1. Số hữu tỉ
2. Số vô tỉ
3. Số thực
4. Giá trị tuyệt đối:
Bài 1 (SGK.88): Thực hiện phép tính
Hoạt động 2: Ôn tập về tỉ lệ thức - Chia tỉ lệ (5 phút)
? Tỉ lệ thức là gì? Nêu tính chất cơ bản của tỉ lệ thức?
? Viết công thức thể hiện tính chất của dãy tỉ số bằng nhau?
HS: Nêu tính chất:
Nếu
HS: Lên bảng viết tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
II. Ôn tập về tỉ lệ thức - Chia tỉ lệ
1. Tỉ lệ thức:
2. Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau:
Hoạt động 3: Ôn tập về hàm số - Đồ thị của hàm số (10 phút)
? Khi nào đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x? cho ví dụ?
? Khi nào đại lượng y tỉ lệ nghịch với đại lượng x?
Cho ví dụ?
? Đồ thị của hàm số y = ax (a 0) có dạng như thế nào?
GV: Cho HS làm bài 7 (SBT.63) 
Vẽ đồ thị hàm số: y = -1,5x
? Nêu cách vẽ đồ thị của hàm số y = -1,5x
? Lên bảng trình bày
? Lớp nhận xét?
HS: y = kx (k 0) 
HS: y = 0)
HS: Đồ thị của hàm số y = ax (a0) là 1 đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
HS: Đọc bài 7 (SBT)
HS: 1 em lên bảng trình bày
HS: Lớp nhận xét
III. Ôn tập về hàm số - Đồ thị của hàm số
1, Đại lượng tỉ lệ thuận
2. Đại lượng tỉ lệ nghịch
3. Đồ thị của hàm số y = ax (a 0)
Bài 7 (SBT.63)
Hàm số: y = - 1,5 x
Cho x =2y = -1,5.2 = -3
y
Vậy M(2;-3)
 y = -1,5x
x
 2
 -1 -2 -3 1 O 1 2 3
 -1 
 -2
 -3 M
Hoạt động 4: Ôn tập về Biểu thức đại số
? Thế nào là đơn thức?
? Thế nào là đơn thức đồng dạng?
? Thế nào là đa thức? Cách xác định bậc của đa thức?
GV: Cho HS làm bài tập củng cố:
Bài tập: Cho các đa thức:
A = x2 - 2x - y2 + 3y - 1
B = -2x2 + 3y2 - 5x + y + 3
a, Tính A + B
b, A - B
? Lên bảng trình bày?
? Lớp nhận xét?
GV: Cho HS làm bài 13 (SGK)
? Khi nào số a được gọi là nghiệm của đa thức P(x)?
? Lên bảng trình bày?
HS: Nêu các khái niệm đơn thức, đơn thức đồng dạng, đa thức, bậc của đa thức.
HS: em khác bổ xung
HS; 2 em lên bảng làm bài tập
HS: Lớp làm vào vở
HS: Lớp nhận xét?
Số a là nghiệm của P(x) khi P(a) = 0
HS: 1 em lên bảng trình bày
HS: Lớp nhận xét.
II. Ôn tập về Biểu thức đại số
Bài tập: Cho các đa thức:
A = x2 - 2x - y2 + 3y - 1
B = -2x2 + 3y2 - 5x + y + 3
a, Tính A + B
A + B = (x2 - 2x - y2 + 3y - 1) +
(-2x2 + 3y2 - 5x + y + 3)
= x2 - 2x - y2 + 3y - 1 -2x2 + 3y2 - 5x + y + 3
= (x2 - 2x2) + (-2x - 5x)+(-y2 + 3y2) 
 + (3y + y) + (-1 + 3)
Vậy A +B = -x2 - 7x + 2y2 + 4 y +2
b, A - B
A - B = (x2 - 2x - y2 + 3y - 1) - (-2x2 + 3y2 - 5x + y + 3)
= x2 - 2x - y2 + 3y - 1 + 2x2 - 3y2 + 5x - y - 3
= (x2 + 2x2) + (-2x + 5x) + (-y2 -3y2) + (3y - y) + (-1 - 3)
Vậy A - B = 3x2 + 3x - 4y2 + 2y - 4
Bài 13 (SGK.91)
a, P(x) = 3 - 2x = 0
 - 2x = - 3
 x = 
Vậy nghiệm của đa thức P(x) là 
b, Đa thức Q(x) = x2 + 2 không có nghiệm vì: x2 0 với mọi x R
 Q(x) = x2 + 2 > 0 với mọi x R
Hoạt động 3: Củng cố (3 phút)
 Hệ thống lại các kiến thức đã áp dụng trong bài.
 3. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
- Xem lại toàn bộ kiến thức đã ôn và các bài tập đã chữa trong hai tiết ôn tập.
- BTVN: 9; 10; 11; 12; (SGK. 90; 91)
TIẾT 68 - 69: KIỂM TRA CUỐI NĂM CẢ ĐẠI SỐ VÀ HÌNH HỌC 
(Kiẻm tra theo đề và lịch của Phòng GD&ĐT)
Vào ngày:...../5/2010
 Ngày soạn: 05/5/2009 
 Ngày giảng: 14/5/2009 
TIẾT 70: TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM PHẦN ĐẠI SỐ 
I. Mục tiêu:
 - Đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua bài kiểm tra học kỳ II.
 - Hướng dẫn học sinh giải chính xác bài làm , rút kinh nghiệm để tránh những sai 
 sót phổ biến , những lỗi sai điển hình.
 - Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận cho học sinh.
II. Chuẩn bị :
 GV: Lời giải mẫu, đáp án, những lỗi sai cơ bản học sinh hay mắc
 HS: Xem bài, ôn các kiến thức có liên quan
III. Tiến trình bài dạy
 1- Ổn định lớp:
7A1:.;7A27A3:
2. Kiểm tra: Không
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Nhận xét bài kiểm tra
GV: Nhận xét chung bài làm của HS: Đa số các em đã vận dụng tốt kiến thức vào làm các bài tập, có kĩ năng trình bày, tuy nhiên vẫn còn một số em lười học bài nên kết quả còn yếu, và còn nhiều sai sót trong lời giải bài toán.
HS: Nghe GV nhận xét
Hoạt động 2: Chữa bài tập
GV: Đưa ra các bài tập:
Câu 1 (3điểm): 
a, Có bao nhiêu buổi học trong tháng đó?
b, Dấu hiệu ở đây là gì?
c, Lập bảng tần số? 
d, Tính số trung bình cộng?	
Câu 2 (2điểm): Cho hai đa thức:
P(x) = x3 + 2x2 + x + 1 
Q(x) = 3x3 + x – 3 
a, Tìm bậc của hai đa thức
b, Tính P(x) + Q(x)?
b, Tính Q(1)?
Câu 3 (2điểm): 
a, Tính tích hai đơn thức: và 
b, Chứng tỏ rằng đa thức: P(x) = 2x4 + x2 + 2 không có nghiệm với mọi x R.
? Lên bảng chữa bài?
? Lớp nhận xét?
HS: 3 bạn lên bảng chữa bài
HS: Lớp nhận xét
HS: Chú ý nghe những sai sót hay mắc.
HS: Hai em lên bảng chữa bài 2
HS: Đọc lại câu 3
HS: một bạn lên bảng trình bày
HS: Lớp nhận xét
Câu 1: a, Có 26 buổi học trong tháng đó. 	
b, Dấu hiệu ở đây là: Số học sinh nghỉ học trong mỗi buổi của một tháng.	
c, Bảng tần số:	
d, Số trung bình cộng:
Câu 2: 
a, Bậc của hai đa thức là 3
b, P(x) + Q(x):
+
P(x) = x3 + 2x2 + x + 1 
Q(x) = 3x3 + x – 3 
 P(x) + Q(x) = 4x3 + 2x2 + 2x - 2 	
c, Q(1) = 3.13 + 1 – 3 = 1 	
Câu 3: 
a, Ta có: 	 	
b, P(x) = 2x4 + x2 + 2
Ta có: 2x4 0 và: x2 0 với mọi x R	
do đó: P(x) = 2x4 + x2 + 1 1 > 0 với mọi x R.	 Vậy đa thức P(x) không có nghiệm với mọi x R.	
	 4. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại các bài tập đã chữa, ôn lại toàn bộ các kiến thức trong năm học qua tiết ôn tập cuối năm.

Tài liệu đính kèm:

  • docdai so 7 2011 2012.doc