Giáo án Đại số 7 - Năm học 2009 - 2010 - Tiết 59: Đa thức một biến

Giáo án Đại số 7 - Năm học 2009 - 2010 - Tiết 59: Đa thức một biến

 A/ Mục tiêu :

Qua bài này , HS cần :

 - Nắm được khái niệm đa thức một biến , bậc của đa thức một biến.

 - Sắp xếp một đa thức; tìm bậc; hệ số , hệ số cao nhất , hệ số tự do.

 Biết kí hiệu giá trị của đa thức tại một giá trị cụ thể của biến.

-Giáo dục tư duy linh hoạt , nhạy bén khi thu gọn và sắp xếp đa thức .

B/ Chuẩn bị :

 Giáo viên : Phấn màu, bảng phụ

Học sinh : Phiếu học tập, bảng nhóm

 C/ Tiến trình

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Năm học 2009 - 2010 - Tiết 59: Đa thức một biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/03/ 2010 	Ngày dạy: 	22/ 03/ 2010 - 7A
	23/ 03/ 2010 – 7B
Tiết 59
§7. ĐA THỨC MỘT BIẾN
a&b
	A/ Mục tiêu :
Qua bài này , HS cần :
 - Nắm được khái niệm đa thức một biến , bậc của đa thức một biến.
 - Sắp xếp một đa thức; tìm bậc; hệ số , hệ số cao nhất , hệ số tự do.
 Biết kí hiệu giá trị của đa thức tại một giá trị cụ thể của biến. 
-Giáo dục tư duy linh hoạt , nhạy bén khi thu gọn và sắp xếp đa thức .
B/ Chuẩn bị :
	Giáo viên : Phấn màu, bảng phụ
Học sinh : Phiếu học tập, bảng nhóm
	C/ Tiến trình
 1ph	1/ Ổn định : 
 6ph	2/ Kiểm tra bài cũ : GV cho HS chữa bài tập 31 trang 14 SBT: Tính tổng của hai đa thức sau:
5x2y – 5xy2 +xy và xy –x2y2 + 5xy2 . Hỏi thêm : Tìm bậc của đa thức tổng?
X2 + y2 + z2 và x2 – y2 + z2 . Tìm bậc của đa thức tổng?
( GV gọi đồng thời 2 HS lên bảng thực hiện )
 30ph	3/ Giảng bài mới :
	 Đặt vấn đề : Em hãy cho biết mỗi đa thức trên có mấy biến? Hôm nay ta sẽ nghiên cứu đa thức một biến và những vấn đề liên quan đến nó?
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
10ph
10ph
10ph
HĐ 1: Đa thức một biến.
GV: Các em hãy viết các đa thức một biến?
GV: Thế naò là đa thức một biến?
GV: Giới thiệu kí hiệu đa thức và kí hiệu giá trị của đa thức tại một giá trị nào đó của biến.
GV: Cho HS làm và SGK
GV: Nhận xét việc hoạt động nhóm của HS.
GV: Yêu cầu HS tìm bậc của các đa thức A(y) và B(x) nêu trên ?
GV: Từ 2 ví dụ hỏi: Bậc của đa thức một biến là gì?
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài tập 43 trang 43 SGK cho HS thực hiện ( giải miệng)
HĐ 2: Sắp xếp một đa thức 
GV: Yêu cầu các nhóm HS tự đọc SGK, rồi trả lời các câu hỏi sau:
+) Để sắp xếp các hạng tử của một đa thức , trước hết ta thường phải làm gì?
+) Có mấy cách sắp xếp các hạng tử của đa thức ? Nêu cụ thể?
GV: Cho HS làm và SGK.
GV: Cho HS đọc nhận xét và chú ý SGK?
GV: Gọi một HS đọc to phần 3) ở SGK?
GV: Giới thiệu hệ số tự do; hệ số cao nhất.
GV: Nêu chú ý như SGK
HS: Viết đa thức một biến theo nhóm trên bảng phụ
HS: Nêu được khái niệm.
HS: Lĩnh hội.
HS: Hoạt động nhóm.
HS: Cử đại diện nhóm trình bày.( 2 nhóm)
HS: A(y) là đa thức bậc 2; B(x) là đa thức bậc 5.
HS: Nêu được khái niệm bậc của đa thức .
HS: 
Đa thức bậc 5
Đa thức bậc 1
Đa thức bậc 3 
đa thức bậc 0
HS: Thực hiện HS: Thu gọn đa thức.
HS: Có 2 cách : theo luỹ thừa tăng hoặc giảm.
HS: Thực hiện cá nhân.
HS: Đọc HS: Đọc 
HS: Nghe giảng và ghi bài.
1. Đa thức một biến:
Đa thức một biến là tổng của những đơn thức của cùng một biến.
Ví dụ: ( SGK)
Bậc của đa thức một biến ( khác đa thức không, đã được thu gọn) là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó. 
2. Sắp xếp một đa thức:
3. Hệ số 
Ví dụ: 
P(x) = 6x5 + 7x3 – 3x + 
* 6 là hệ số của luỹ thừa bậc 5
* 7 là hệ số của luỹ thừa bậc 3
* –3 là hệ số của luỹ thừa bậc 1
* là hệ số của luỹ thừa bậc 0.
6 là hệ số cao nhất 
 là hệ số tự do.
( SGK)
 6ph	4/ Củng cố : Nhắc lại các khái niệm đã học trong tiết. Cho HS tham gia trò chơi “Về đích nhanh nhất”
 2ph	5/ Dặn dò : Bài tập về nhà 40;41;42 trang 43 SGK + 34;35;36;37 trang 14 SBT.
Ë Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 59.doc