Giáo án Đại số 7 - Năm học 2009 - 2010 - Tiết 60: Cộng, trừ đa thức một biến

Giáo án Đại số 7 - Năm học 2009 - 2010 - Tiết 60: Cộng, trừ đa thức một biến

 A/ Mục tiêu :

- HS biết cộng và trừ đa thức một biến theo 2 cách : theo hàng ngang và theo cột dọc sau khi đã sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm dần của biến hay luỹ thừa tăng dần của biến.

- Rèn các kĩ năng: cộng, trừ đa thức.

- Giáo dục tư duy linh hoạt khi phát hiện các hạng tử đồng dạng để thực hiện cộng, trừ cho nhanh.

B/ Chuẩn bị :

 Giáo viên : Phấn màu, bảng phụ

Học sinh : Phiếu học tập, bảng nhóm

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1045Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Năm học 2009 - 2010 - Tiết 60: Cộng, trừ đa thức một biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 21/03/ 2010 	Ngày dạy: 	23/ 03/ 2010 - 7A
	30/ 03/ 2010 – 7B
Tiết 60
§8. CỘNG, TRỪ ĐA THỨC MỘT BIẾN
a&b
	A/ Mục tiêu :
- HS biết cộng và trừ đa thức một biến theo 2 cách : theo hàng ngang và theo cột dọc sau khi đã sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm dần của biến hay luỹ thừa tăng dần của biến.
- Rèn các kĩ năng: cộng, trừ đa thức.
- Giáo dục tư duy linh hoạt khi phát hiện các hạng tử đồng dạng để thực hiện cộng, trừ cho nhanh.
B/ Chuẩn bị :
	Giáo viên : Phấn màu, bảng phụ
Học sinh : Phiếu học tập, bảng nhóm
	C/ Tiến trình
 1ph	1/ Ổn định : 
 6ph	2/ Kiểm tra bài cũ : Gọi đồng thời 2 HS lên bảng chữa bài tập 40 và 42 SGK.
 30ph	3/ Giảng bài mới :
	 Đặt vấn đề : Đã biết cộng, trừ hai đa thức . Một vấn đề đặt ra là: Cộng , trừ hai đa thức một biến được thực hiện như thế nào? Nội dung tiết học hôm nay ta sẽ hiểu rõ được điều đó.
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
10ph
10ph
10ph
HĐ 1: Cộng hai đa thức một biến
GV: Nêu ví dụ trang 44 SGK. Yêu cầu HS tính tổng?
GV: Ta đã biết cộng hai đa thức , do đó cộng hai đa thức một biến ta tiến hành tương tự.
GV: Ngoài cách làm trên, ta có thể cộng hai đa thức theo cột dọc( chú ý đặt các hạng tử đồng dạng ở cùng một cột)
GV: Trình bày cách 2 như SGK.
GV: Cho HS làm bài tập 44 SGK để củng cố ( một nửa lớp làm theo cách 1; một nửa lớp làm theo cách 2) GV: Chú ý: 
 Cách 1: Khi nhóm các hạng tử đồng dạng thành từng nhóm cần sắp xếp đa thức luôn Cách 2: Sắp xếp đa thức theo cùng một thứ tự và đặt các đơn thức đồng dạng ở cùng một cột.
GV: Tuỳ theo trường hợp cụ thể, ta áp dụng cách nào cho phù hợp. 
HĐ 2: Trừ hai đa thức một biến.
GV: Tính P(x) – Q(x)? Ta tiến hành tương tự như phép cộng.
GV: Theo dõi việc hoạt động của HS..
GV: Có thể trình bày cách khác của cách 2 theo quy tắc: P(x) – Q(x) = P(x)
+ -Q(x) 
GV: Để cộng hoặc trừ hai đa thức một biến, ta có thể thực hiện theo những cách nào?
GV: Gọi 1 HS đọc lại phần chú ý ở SGK?
HS: Cả lớp làm vào vở. Một HS lên bảng làm theo cách 1 (cách đã biết)
HS: Nghe giảng và ghi bài.
HS: Nửa lớp làm cách 1; nửa lớp làm cách 2.
HS: Nửa lớp làm cách 1 và một nửa lớp làm cách 2.
HS: Nghe giảng.
HS: Trả lời như SGK.
HS: Đọc phần chú ý.
1. Cộng hai đa thức một biến
Ví dụ:Cho hai đa thức:
P(x) = 2x5 +5x4 –x3+x2-x-1
Q(x) = -x4 +x3 +5x + 2
Hãy tính tổng của chúng?
Giải:
Cách 1:(SGK)
Cách 2:( cộng theo cột dọc như SGK)
2. Trừ hai đa thức một biến
Ví dụ: Tính P(x) – Q(x) với P(x) và Q(x) đã cho ở phần 
1 ?
Giải ( SGK)
 6ph	4/ Củng cố : GV: Cho HS làm SGK. Cho HS làm bài tập 45
 2ph	5/ Dặn dò : Làm các bài tập: 44; 46;47;48;49; 50 SGK.
GVHD:
Khi thu gọn đồng thời sắp xếp đa thức theo cùng một thứ tự
Khi cộng, trừ các đơn thức đồng dạng chỉ cộng, trừ các hệ số, phần biến giữ nguyên.
Khi lấy đa thức đối của một đa thức phải lấy đối tất cả các hạng tử của đa thức.
Ë Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 60.doc