A. MỤC TIÊU
Học xong bài này HS cần phải biết cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ.
B. CHUẨN BỊ
Bảng phụ
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tuần 12 §2. MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN NS:08.11.09 Tiết 24 ND:10.11.09 A. MỤC TIÊU Học xong bài này HS cần phải biết cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ. B. CHUẨN BỊ Bảng phụ C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: KIỂM TRA HS 1:Định nghĩa hai đai lượng tỉ lệ thuận? Hs1 lên bảng định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận như SGK trang 52 HS 2: Phát biểu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận HS2 lên bảng. Phát biểu tính chất Hoạt động 2: 1) BÀI TOÁN (GV đưa đề bài lên bảng) HS đọc đề bài. GV hỏi: - Đề bài này cho chúng ta biết những gì? hỏi ta điều gì? HS: đề bài cho ta biết hai thanh chì có thể tích 12cm3 và 17cm3, thanh thứ hai nặng hơn thanh thứ nhất 56,5g. Hỏi mỗi thanh nặng bao nhiêu gam? Khối lượng và thể tích của chì là hai đại lượng như thế nào? Khối lượng và thể tích của chì là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Nếu gọi khối lượng của hai thanh chì lần lượt là m1(g) và m2(g) thì ta có tỉ lệ thức nào? m1 và m2 còn có quan hệ gì? Vậy làm thế nào để tìm được m1, m2? HS: và m2 –m1 = 56,5(g) HS: = GV gợi ý để HS tìm ra kết quả Gọi HS đọc lời giải của SGK GV có thể giới thiệu cách giải khác: Dựa vào bài toán 1, ta có bảng sau, hãy điền số thích hợp vào các ô trống trong bảng. V(cm3) 12 17 1 m(g) 56,5 - GV có thể gợi ý: 56,5g là hiệu hai khối lượng tương ứng với hiệu hai thể tích là 17 – 12 = 5(cm3). Vậy ta điền được cột 3 là: 17 – 12 = 5. - GV: Do 56,5 ứng với 5 nên số nào ứng với 1? Em hãy điền nốt các số thích hợp vào ô trống. Sau đó trả lời bài toán. Þ m1 = 11,3.12 = 135,6; m2 = 11,3.17 = 192,1 Trả lời bài toán:(SGK) V(cm3) 12 17 5 1 m(g) 135,6 192,1 56,5 11,3 - GV: cho HS làm ?1 trên giấy trong rồi kiểm tra trên máy chiếu. ?1 HS làm: Giả sử khối lượng của mỗi thanh kim loại tương ứng là m1g và m2g. Trước khi làm bài cá nhân, GV cùng HS phân tích đề để có: và m1 + m2 = 222,5 (g) Cách 2: Cách làm bằng bảng. V(cm3) 10 15 10+15 1 m(g) 89 133,5 222,5 8,9 Do khối lượng và thể tích của vật thể là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có: Þ m1 = 8,9.10 = 89(g); m2 = 8,9.15 = 133,5(g) Trả lời: Hai thanh kim loại nặng 89g và 133,5g. - GV + Để giải hai bài toán trên em phải nắm được m và V là hai đại lượng tỉ lệ thuận và sử dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải. - GV đưa ra chú ý trong SGK trang 55 lên bảng phụ. Bài toán ?1 còn được phát biểu dưới dạng chia số 222,5 thành 2 phần tỉ lệ với 10 và 15. Hoạt động 3: 2) BÀI TOÁN - GV đưa nội dung bài toán 2 lên màn hình. HS đọc kĩ đề bài HS hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm ?2 300, 600, 900 . GV nhận xét kết quả hoạt động của nhóm và cho điểm. Hoạt động 4: LUYỆN TẬP CỦNG CỐ Bài tập 5 (trang 55 SGK) HS làm bài tập 5 (SGK trang 55) GV đưa hai bảng phụ: x và y tỉ lệ thuận vì: b) x và y không tỉ lệ thuận vì: Hai đại lượng x và y có tỉ lệ thuận với nhau hay không nếu: x 1 2 3 4 5 y 9 18 27 36 45 x 1 2 5 6 9 y 12 24 60 72 90 Bài tập (6 trang 55 SGK) Bài tập (6 trang 55 SGK) Thay cho việc đo chiều dài các cuộn dây thép người ta thường cân chúng. Cho biết mỗi mét dây nặng 25gam. Vì khối lượng của cuộn dây thép tỉ lệ thuận với chiều dài nên: a) Giả sử x mét dây nặng y gam. Hãy biểu diễn y theo x. a) y = kx Þ y = 25.x (vì mỗi mét nặng 25 gam) b) Cuộc dây dài bao nhiêu mét biết rằng nó nặng 4,5kg? b) Vì y = 25x Nên khi y = 4,5kg = 4500 g thì x = 4500: 25 = 180. Vậy cuộn dây dài 180 mét. GV có thể hướng dẫn HS cách giải khác. a) 1m dây thép nặng 25g x m dây thép nặng y g Vì khối lượng của cuộn dây tỉ lệ thuận với chiều dài nên ta có: Þ y = 25x HS ghi bài giải vào vở. b) 1m dây thép nặng 25g xm dây thép nặng 4500g Có: Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Ôn lại bài. Làm bài tập trong SGK: bài 7, 8, 11 (trang 56)
Tài liệu đính kèm: