Giáo án Đại số 7 - Tiết 32: Mặt phẳng tọa độ

Giáo án Đại số 7 - Tiết 32: Mặt phẳng tọa độ

A.MỤC TIÊU:

+Thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng.

+Biết vẽ hệ trục tọa độ.

+Biết xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng.

+Biết xác định một điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó.

+Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn để ham thích học toán.

B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

-GV: +Bảng phụ , thước thẳng.Một vé xem phim; phấn màu.

 -HS : +Thước thẳng, compa, giấy kẻ ô vuông.

C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 I.Hoạt động 1: KIỂM TRA (6 ph).

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 32: Mặt phẳng tọa độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Tiết 32
Đ6. Mặt phẳng tọa độ 
Ns 6.12.09
Nd 8.12.09
A.Mục tiêu: 
+Thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng.
+Biết vẽ hệ trục tọa độ.
+Biết xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng.
+Biết xác định một điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó.
+Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn để ham thích học toán.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
-GV: +Bảng phụ , thước thẳng.Một vé xem phim; phấn màu.
 -HS : +Thước thẳng, compa, giấy kẻ ô vuông.
C.Tổ chức các hoạt động dạy học:
 I.Hoạt động 1: Kiểm tra (6 ph).
x
-5
-3
-1
1
3
5
15
y
Hoạt động của giáo viên
-Yêu cầu chữa bài tập 36/48 SBT:
Hàm số y = f(x) được cho bởi công thức 
f(x) = 
a)Hãy điền các giá trị tương ứng của f(x) vào bảng sau:
b)f(-3) = ? ; f(6) = ?
c)y và x là hai đại lượng quan hệ như thế nào ?
Hoạt động của học sinh
-1 HS chữa bài tập 36/48 SBT.
a)Điền giá trị tương ứng vào bảng:
x
-5
-3
-1
1
3
5
15
y
-3
-5
-15
15
5
3
1
b)f(-3) = -5 ; f(6) = = 
c)y và x là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
 II.Hoạt động 2: Đặt vấn đề (7 ph)
Hoạt động của giáo viên
-Yêu cầu đọc ví dụ 1 SGK
-Đưa bản đồ Việt nam lên bảng và giới thiệu như SGK:
-Gọi HS lên bảng quan sát bản đồ đọc toạ độ địa lý mũi cà mau, Hà Nội.
-Cho HS quan sát vé xem phim hình 15 SGK.
-Hỏi: Số ghế H1 cho biết gì?
Hoạt động của học sinh
-Đọc ví dụ 1 SGK và nghe GV giới thiệu về ví dụ đó.
-HS lên bảng quan sát bản đồ đọc toạ độ địa lý mũi cà mau.
-HS đọc toạ độ địa điểm Hà Nội.
-Quan sát hai chiếc vé xem phim hình 15.
-Trả lời: Chữ H chỉ số thứ tự của dãy ghế. Số 1 chỉ số thứ tự của ghế trong dãy.
Ghi bảng
1.Đặt vấn đề:
Ví dụ 1: SGK
Tọa độ địa lý mũi Cà Mau:
 104o 40’ Đ (kinh độ)
 8o 30’ B (vĩ độ)
Ví dụ 2: Số ghế : H1
 Dãy H
 Ghế số 1
 -Cặp gồm một số và một chữ như vậy xác định vị trí chỗ ngồi trong rạp.
-Trong toán học: Để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng người ta dùng hai số. Làm thế nào để có cặp số đó?
-HS có thể lấy thêm ví dụ tương tự như vẽ xem bóng đá, vé xem xiếc .
 III.Hoạt động 3: Mặt phẳng toạ độ (10 ph)
-Giới thiệu về mặt phẳng tọa độ như SGK.
-Hướng dẫn HS vẽ hệ trục tọa độ Oxy.
-Giới thiệu các khái niệm
-Yêu cầu đọc chú ý SGK
-Vẽ hệ trục tọa độ theo hướng dẫn của giáo viên
-Lắng nghe và ghi chép ý cần nhớ.
-Đọc chú ý trang 66 SGK.
2.Mặt phẳng toạ độ:
 3
 II 2 I
 1
-3 -2 -1 O 1 2 3
 -1
 III -2 IV
 -3
-Hệ trục tọa độ: hai trục số Ox, Oy vuông góc
 Ox: Trục hoành
 Oy: Trục tung
 O: Gốc tọa độ
-Mặt phẳng tọa độ Oxy:
 IV.Hoạt động 4: Tọa độ của một đIểm (12 ph).
-Yêu cầu HS vẽ hệ trục toạ độ Oxy
-Lấy một điểm P tương tự hình 17 SGK P(1,5 ; 3) và giới thiệu như SGK
-Lưu ý: hoành độ viết trước, tung độ viết sau.
-Yêu cầu làm BT 32.
-Yêu cầu làm ?1.
-Yêu cầu trả lời ?2.
-GV nhấn mạnh: trên mặt phẳng tọa độ, mỗi điểm xác định một cặp số và ngược lại mỗi cặp số xác định một điểm.
-Vẽ hệ trục tọa độ Oxy
-1 HS lên bảng vẽ.
-Theo dõi GV giới thiệu cách xác định toạ độ của điểm P.
-Làm BT 32/67 SGK.
-1 HS lên bảng xác định điểm P(2 ; 3) ; Q( 3 ; 2)
-1 HS lên bảng làm ?1.
-1 HS trả lời ?2.
3.Tọa độ của một điểm:
-Ví dụ: P(1,5 ; 3)
Cặp số (1,5 ; 3) : tọa độ của điểm P.
Số 1,5: hoành độ điểm P.
Số 3 : tung độ điểm P.
-BT 32/67 SGK:
a)M(-3 ; 2) ; N(2 ; -3) ; 
 P(0 ; -2) ; Q(-2 ; 0).
b)Nhận xét: hoành độ điểm này bằng tung độ điểm kia.
?1:
?2: Tọa độ của gốc O 
là (0 ; 0)
-Yêu cầu xem hình 18 và nhận xét kèm theo trang 67.
-Hình 18 cho biết điều gì?
-Hình 18 cho biết điểm M trên mặt phẳng tọa độ Oxy
có hoành độ là xo; có tung độ là yo.
V.Hoạt động 5: Luyện tập củng cố (8 ph).
 	-Yêu cầu HS làm BT 33/67 SGK.
 VI.Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà (2 ph).
 -học bài nắm vững các khái niệm và qui định của mặt phẳng toạ độ, toạ độ của một điểm..

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 32.doc